Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

Sang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã hết sức chú ý tới lĩnh vực này, luôn coi nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi nông thôn là lĩnh vực cần ưu tiên phát triển.

doc109 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu S ang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã hết sức chú ý tới lĩnh vực này, luôn coi nông dân là đội quân chủ lực của cách mạng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi nông thôn là lĩnh vực cần ưu tiên phát triển. Trong thế kỷ mới, xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cả những thách thức mới, cần nhanh chóng có những biện pháp thích hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2003-2010, khi nước ta hội nhập sâu hơn vào AFTA, APEC và gia nhập WTO thì nếu không có những biện pháp hiệu quả sẽ là trở lực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Trong thời gian thực tập tại Viện kinh tế nông nghiệp, qua nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản. Với các lợi thế về đất đai, lao động, các điều kiện sinh thái... nhưng khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế. Từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam”, để nghiên cứu từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới. Nội dung của chuyên đê sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt hàng nông sản Thực trạng về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Đình Đào chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế thương mại và GV. Nguyễn Thanh Phong, TS.Nguyễn Đình Long Viện phó Viện Kinh tế nông nghiệp cùng thầy cô giáo và các bạn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này. Chương I Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt hàng nông sản I. Hàng nông sản và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam 1. Ngành hàng nông sản 1.1. Vị trí vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế Trong những năm vừa qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do biến động của thời tiết, đặc biệt là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn làm cho thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động giá nhiều mặt hàng nông sản bị sụt giảm gây khó khăn cho người nông dân. Nhưng vượt lên trên tất cả sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được phát triển và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là một trong những tiền đề để ổn định tình hình kinh tế xã hội nước ta. Thực tiễn đã chứng minh rằng nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nơi sản sinh ra và cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc qua nhiều triều đại, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng là một nông nghiệp kém phát triển, lao động thủ công, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản xuất phân tán, manh mún, lệ thuộc lớn và thiên nhiên, năng xuất cây trồng vật nuôi quá thấp, lương thực thực phẩm không đủ ăn phải nhập khẩu hàng vạn tấn mỗi năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước rõ nét nhất là chỉ thị 100 của ban Bí thư TW Đảng khoá V, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị TW Đảng khoá VI đã mở đường cho nông nghiệp, nông thôn tiến lên một bước mới. Mở ra ra con đường phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Thực tiễn đã chứng minh sau hơn 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta có một bước tiến dài chưa từng thấy trong lịch sử. Với những thành tựu hết sức nổi bật; tổng sản lượnglương thực năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 sản lượng lượng thực là 21,5 triệu tấn năm 2002 đã đạt tới 35,4 triệu tấn, lương thực bình quan đầu người năm 2002 là 456, 4 kg. Nông nghiệp dã dạt được mức tăng trưởng khá và toàn diện trên mọi lĩnh vực bình quân 4,5% năm. Từ chỗ thiếu đói trầm trọng tiến tới tự túc hoàn toàn và có xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản dã vươn lên chiếm vị tí cao trên Thế giới như; gạo đứng thứ 2, cà phê đứng thứ 3, điều đứng thứ 2 và trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Nói một cách khác thì nông nghiệp là ngành khởi đầu, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình CNH – HĐH đất nước, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giản nhất đến những kỹ thuật tiên tiến. Ngành nông nghiệp có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác góp phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị xã hội cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, bởi vì nông nghiệp là ngành hàng đầu của nền kinh tế nó sẽ cần một khối lượng nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư phát triển các ngành kinh tế này và ngược lại, ngành công nghiệp lớn mạnh sẽ là động lực để ngành nông nghiệp tạo đà đi lên. 1.2. Ngành hàng nông sản trong cơ cấu kinh tế Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước, nhưng dù ở giai đoạn nào thì nhiều loại sản phẩm của nông nghiệp không thể thay thế được sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác. Với tư cách là một bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân, sự phát triển nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Đó là nguyên tắc để xác định vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và của các mặt hàng nông sản trong các mặt hàng khác nói riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp được phản ánh trước hết ở tỷ phần tương quan đóng góp của các ngành trong GDP và sự thay đổi của chúng. Năm 1986 là năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới qua Biểu 1 ta thấy cơ cấu GDP trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực nhưng còn chậm theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm – thuỷ sản truyền thống. Tỷ trọng công nghiệp từ 28,88% năm 1986, tới 28,76% năm 1995 và 38,55 năm 2002; ngành dịch vụ tương ứng là 33,06%, 44,06% và 38,46 giảm dần tỷ trọng nông – nghiệp – thuỷ sản từ 38,06% năm 1986 xuống 27,18% năm 1995 và 22,99% năm 2002. Biểu 1: Tốc độ tăng và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%) Năm Tốc độ tăng (tính theo giá so sánh) Cơ cấu (tính theo giá thực tế) Tổng số Nông-lâm nghiệp - Thuỷ sản Công nghiệp & Xây dựng Dịch vụ Tổng số Nông- lâm nghiệp - Thuỷ sản Công nghiệp & Xây dựng Dịch vụ 1986 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2,84 9,54 9,34 9,15 5,76 4,77 6,97 6,89 7,04 2,99 4,80 4,40 4,33 3,53 5,23 4,63 2,98 4,06 10,84 13,6 14,46 12,62 8,33 7,68 10,07 10,39 9,44 -2,27 9,83 8,80 7,14 5,08 2,25 5,32 6,10 6,54 100 100 100 100 100 100 100 100 100 38,06 27,18 27,76 25,77 25,78 25,43 24,53 23,25 22,99 28,88 28,76 29,73 32,08 32,49 34,49 36,73 38,12 38,55 33,06 44,06 42,51 42,15 41,73 40,08 38,74 38,63 38,46 Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và Thế giới – Thời báo kinh tế Việt Nam ( tr.54) Xu thế chung của các nước trong quá trình công nghiệp hoá là giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, đó là xu thế tiến bộ. Nhưng tỷ trọng giữa 3 ngành chủ chốt trong GDP của chúng ta từ năm 1995 đến năm 2002 thay đổi rất ít, tỷ trọng này chỉ thay đổi nhiều trong những năm đầu đổi mới. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống nhưng vị trí của nông nghiệp vẫn được củng cố. Nông nghiệp vẫn có tác động tích cực đến các mặt kinh tế chính trị xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua mặc dù đi đúng hướng nhưng còn quá chậm và chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Cơ cấu đó chưa đủ sức giúp tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu quố tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Chính vì vậy trong những nămvừa qua Chính phủ đã có những quyết sách lớn trong phát triển nông nghiệp đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản như; Nghị quyết 09/2000/NQ – CP và 05/2001/ NQ – CP về chuyể đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Và đặc biệt mới đây là Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân mở ra một hình thức hợp tác mơí giữa doanh nghiệp và nông dân. Bằng chứng là trong những năm vừa qua tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu đang có những thay đổi tích cực giảm dần về tỷ trọng nhưng tăng lên về giá trị. Biểu 2: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2002(%) Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 CN nặng và khoáng chất CN nhẹ -Thủ công nghiệp Nông – Lâm – Thuỷ sản 26,05 28,96 44,99 26,90 36,71 36,39 27,87 36,62 35,51 33,04 34,08 32,52 35,60 34,72 29,68 37,60 36,50 25,90 35,87 35,50 28,63 Nguồn: Vụ thống kê - Bộ Thương mại Xét về tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta thấy rằng từ năm 1996 đến nay tỷ trọng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm sút, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ có chiều hướng gia tăng mặc dù có sự giảm nhẹ năm 1998. Nhóm hàng nông – lâm – thuỷ sản là nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong đó quan trọng nhất thuộc nhóm hàng nông – thuỷ sả xuất khẩu. Trong những năm qua hàng nông sản xuất khẩu đang từng bước chiếm được vị trí quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay đang dao động trong khoảng 23 – 25 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 2. Hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đang đến gần không một nước nào muốn phát triển mà không phải gắn nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động tham gia các tổ chức và khu vực củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế...”. Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trong này, Nghị quyết số 07/NQ – TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác vấn đề này cũng được xác định cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng với chủ trương “Phát huy cao nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và có hiệu quả bền vững...”. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, kỹ thuật cũng như kiến thức quản lý để đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đó là một trong những giải pháp để nước ta thoát khỏi tụt hậu về kinh tế và cũng là giải pháp giúp Việt Nam sánh vai ngang hàng với bạn bè Thế giới, hoà mình với công cuộc hội nhập kinh tế Thế giới. Bước vào đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta đang lĩnh hội nhiều cơ may phát triển nhưng đồng thời cũng phải đôí mặt với nhiều thách thức lớn; Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã chính thức có hiệu lực, lộ trình thực hiện AFTA và chương trình thực hiện ưu đãi thuế quan CEPT ngày một đến gần. Để hội nhập và phát triển không còn con đường nào khác hơn là nền kinh tế, mà cụ thể là tự thân mỗi doanh nghiệp phải vận động, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của mình. Quá trình hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những kết quả khả quan. Trong thời gian qua Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ song phương và đa phương, nối lại quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) những tổ chức này đã cam kết và thực hiện giải ngân cho quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam với con số hàng tỷ đô la. Song song với việc đó là Việt Nam ra nhập hiệp hội các nước ASEAN và khu vực mậu dịch tự do AFTA, tham gia sáng lập diễn đàn á Châu (ASEM), ra nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), trở thành quan sát viên cảu tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và đang đàm phán với các nước và khu vực thành viên để ra nhập tổ chức này. Ngoài ra nước ta cũng ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế với liên minh Châu Âu (EU), hiệp định thương mại Việt – Mỹ và nhiều hiệp định song phương khác. Cũng như để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế mang lại là không thể phủ nhận. Trước hết là khi tham gia vào thị trường Thế giới là một thị trường khổng lồ với nhu cầu về các mặt hàng phong phú và khối lượng lớn. Ví như khi tham gia AFTA thì thị trường là 10 nước ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP lên tới 700 tỷ USD, hay khi ký kết được hiệp định Việt – Mỹ thì ngay trong năm đầu tiên hàng Việt Nam vào Mỹ kim ngạch lên tới 2 tỷ USD trong đó các mặt hàng thuỷ sản và dệt may có mức tăng trưởng vượt bậc. Hay khi ý tưởng ASEAN + Trung Quốc thành hiện thực thì thị trường là khổng lồ và sắp tới là tham gia WTO sẽ là bước tiến dài của Việt Nam trên đường hội nhập. Hai là thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng như kỹ năng quản lý. Ba là từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và cuối cùng là đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hội nhập sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường bị bảo hộ cao của các nước phát triển khi ta có hiệp định song phương đặc biệt là khi tham gia WTO. Bên cạnh những cơ hội thì hội nhập kinh tế cũng mang lại cho Việt Nam không ít những khó khăn. Thách thức của tự do hóa thương mại là không nhỏ, khi hội nhập Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chung ta còn kém sẽ có một số ngành sẽ không có khả năng tồn tại được dưới sức ép của cạnh tranh. Ví như năm 2003 này đáng lẽ ta phải cắt giảm một số dòng thuế xuống dưới 20% vào đầu tháng 1 khi thực hiện hiệu lực thuế quan CEPT nhưng nay đã xin lùi lại cho tới ngày 1 tháng 7 tới thời gian không còn nhiều sức ép cạnh tranh đang tới gần và theo yêu cầu của các thành viên ASEAN thì quá trình tự do hoá AFTA sẽ kết thúc sớm vào năm 2005 chứ không phải 2006. điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các nước ASEAn khi thuế suất chỉ còn 0 – 5%. Mặt khác khi hội nhập AFTA thì theo các chuyên gia thì đa số mặt hàng ở các nước ASEAN tương đối giống nhau vì vậy sẽ phải cạnh tranh với nhau. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu càng phải cạnh tranh gay gắt đó chính là nguy cơ lớn nhất hiện nay. Hay ý tưởng về một ASEAN + Trung Quốc thành hiện thực thì Việt Nam lại càng phải đối mặt với khả năng cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Chính những điều đó đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong quá trình thực hiện cam kết của Chính phủ. Ngoài ra với các mặt hàng nông sản xuất khẩu mặc dù khi tham gia hội nhập ngay cả khi tham gia WTO thì vẫn bị các dào cản phi thuế quan và chính sách bảo hộ của các nước khiến cho hàng nông sản của ta khó mà xâm nhập được. Và cuối cùng là những khó khăn từ chính phía các doanh nghiệp như đa số các doanh nghiệp ít hiểu biết về thị trường Thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước còn lớn. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, tuy quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho Việt Nam những thuận lợi nhưng bên cạnh đó không ít những khó khăn do vậy Việt Nam cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc vận dụng xử lý khéo léo tính hai mặt của tiến trình hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề trường hợp, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn nôn nóng. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng và tuân thủ đúng các quy định của các tổ chức quốc tế mà nước ta tham gia. 3. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam từ năm 1991 – 2001 là 18,2%, nhanh hơn tốc độ GDP 2,6 lần xuất khẩu nói chung đạt nhịp độ tăng trưởng cao, do cơ cấu xuất khẩu được đổi mới, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến cũng tăng lên đáng kể (từ 8% năm 1991 lên 31,1% năm 2001), khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng tăng khá. Đóng góp chung vào sự tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu thời gian qua là do sự tăng trưởng của hàng nông sản (bình quân đạt 21% trong suốt hơn 10 năm). Nừu như năm 2002 xuất khẩu của cả nước đạt 16,530 tỷ USD trong đó các mặt hàng nông sản chiếm 2,7 tỷ USD. Đặc biệt là do năm qua chính nhờ sự tăng giá của nông sản mà mục tieeu xuất khẩu của cả nước mới được thực hiện. Chính vì vậy sự cần thiết xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực là vì những lý do sau: 3.1.Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là tiền đề cần thiết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp có vai trò cung cấp những sản phẩm thiết yếu như:lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Theo cách tiếp cận của khoa học kinh tế phát triển nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thành thị, kích thích công nghiệp và đô thị phát triển. Nếu như ngày trước sản xuất nông nghiệp từ chỗ thiếu ăn cho tới khi đôi mới sản xuất có sản phẩm để xuất khẩu thì lại vấp phải vấn đề tiêu thụ. Người nông dân làm ra hạt thóc đã khó nay lại phải xoay sở làm sao để bán được sản phẩm của mình.Vì vậy tạo đầu ra cho nông sản là một bài toán lớn cho các quản lý. Trong những năm qua chính phủ đã có những lỗ lực nhằm tìm kiếm đầu ra cho nông sản trong đó hướng xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề không chỉ là yêu cầu đoói với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế, mà còn là vấn đề mang tính chiến lược, nhằm giải quyết tông thể về các quan hệ kinh tế xã hội, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. 3.2.Nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh Việt Nam có diện tích 33 triệu ha trong đó có 8 triệu ha đất nông nghiệp vad 10 triệu ha đất lâm nghiệp. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt và nguồn nước tạm đủ để dẫn thuỷ quanh năm nên 1 ha ruộng có khả năng cho trên 3 vụ lúa năm với năng suất lý thuyết trên dưới 30 tấn / ha/ năm. Nhìn chung so với một lượng kim nghạch hàng công nghiệp tiêu dùng như dệt, may, giầy da...như nhau,tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp do đó thu nhập ngoại tệ ròng củ hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 15% giá trị kim nghạch xuất khẩu gạo. điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước. Nông lâm thuỷ sản là nghành sử dụng lao động cao, trong điều kiện hàng năm Việt Nam cần giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Khi đó trong nông nghiệp lại sử dụng nhiều lao động cũng như giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước trong khu vực, phổ biến ở mức 1 – 1,2 USD/ ngày/ lao động. Nhìn chung giá nhân công ở Thái lan cao hơn Việt Nam khoảng 2- 3 lần, tuy nhiên lợi thế này cũng khó tồn tại lâu do sự phát triển của đất nước. Mặt khác diều kiện sinh thái trong sản xuất một số loại rau quả vụ đông như: cà chua, cải bắp rất thuận lợ
Tài liệu liên quan