Đề tài Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk

Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu nhập quốc gia và giải quy ết công ăn việc làm cho một bộphận lớn lao động. Ngày nay nhiều nước trên thếgiới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy trước tiên để có thểkhai thác hiệu quảngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó. Theo liên hiệp Quốc các tổchức lữhành chính thức(International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạđiểm cư trú thường xuyên cuảmình nhằm mục đích không phải đểlàm ăn, tức không phải đểlàm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.tại hội nghịLHQ vềdu lịch họp tại Roma _ Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa vềdu lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tếbắt nguồn từcác cuộc hành trình và lưu trú cuảcá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ởthường xuyên cuảhọhay ngoài nước họvới mục đích hoà bình. N ơi họđến lưu trú không phải là nơi làm việc cuảhọ. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệvà hiện tượng lấy sựtồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủthểdu lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện Theo nhà kinh tếhọc người Áo Josep Stander nhìn từgóc độdu khách thì: khách du lịch là loại khách đi theoý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên đểthoảmãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Theo quan niệm đầy đủvềgóc độkinh tếvà kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và khách sạn (Trường ĐH Kinh tếquốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sởtổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thếgiới và Việt Nam trong những năm gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổchức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụcủanhững doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu vềđi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanhnghiệp”. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ“du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định"

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch mạo hiểm tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH MẠO HIỂM 1.1 Lý luận về du lịch 1.1.1 Định nghĩa về Du lịch Du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” góp phần tăng thu nhập quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn lao động. Ngày nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ưu tiên phát triển ngành du lịch như một ngành mũi nhọn quốc gia mình. Vì vậy trước tiên để có thể khai thác hiệu quả ngành này chúng ta cần phải hiểu được bản chất của nó. Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống...tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định". Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di 2 chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc, theo góc độ này ta thấy đây là khái niệm nhằm tránh được sự di cư tự tự do do từ vùng này sang vùng khác. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.2 Phân loại du lịch: Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà du lịch mạo hiểm được phân thành các nhóm khác nhau. Và thông thường người ta chia thành các nhóm tiêu chí như sau: Phần loại theo tài nguyên. Phân loại theo nhu cầu làm nảy sinh du lịch. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động. Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch. Phân loại theo phương tiện giao thông. Phân loại theo loại hình lưu trú. Phân loại theo lứa tuổi du khách. Phân loại theo hình thức tổ chức. Xin xem chi tiết ở phần Phụ Lục 1.1.3 Khái niệm về sản phẩm dịch vụ du lịch 1.1.3.1 Khái niệm: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho du khách nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của khách du lịch nó được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Do vậy cần nắm vững được thị hiếu, tâm lý, thói quen, tập quán của khách để đáp ứng một cách thích ứng nhất bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm du lịch bởi sản phẩm du lịch là một yếu tố cạnh tranh giữa các vùng miền. 3 1.1.3.2 Các yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch bao gồm yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:  Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống.  Dịch vụ tham quan, giải trí.  Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm.  Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. 1.1.4 Đặc điểm của sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là một dịch vụ đặc biệt, là những sản phẩm dịch vụ mà bản thân chúng không hề bị tiêu hủy. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ. Sản phẩm du lịch khác với sản phẩm vật chất cụ thể ở chỗ dịch vụ không thể được cầm, nắm, nghe hay nhìn thấy trước khi mua. Khách hàng chỉ nhận được sản phẩm du lịch ngay khi nó được cung cấp và vì thế , cần có những dấu hiệu hay bằng vật chứng vật chất về chất lượng dịch vụ như con người , thông tin, địa điểm, thiết bị, biểu tượng giá cả.... Chính vì vô hình mà sản phẩm du lịch nói riêng và sản phẩm dịch vụ nói chung được cho là rất mong manh, người cung cấp cũng như người tiếp nhận không thể lưu giữ lại, không thể đem tiêu thụ hay bán ra ngoài trong một thời gian sau đó. Tính mong manh góp phần làm cho chất lượng dịch vụ khó kiểm soát . Doanh nghiệp không thể dựa vào lần kiểm tra cuối cùng nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ mình cung cấp. Do vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn. Mặt khác, quá trình cung cấp dịch vụ xảy ra liên tục, tức là quá trình cung cấp và tiếp nhận dịch vụ tiến hành đồng thời, cùng một lúc với sự hiện diện của khách hàng trong suốt thời gian sản xuất . Do đó, chất lượng dịch vụ sẽ rất khó đoán trước mà dựa theo phán đoán chủ quan cao, phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kì vọng và mức độ cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch cũng mang tính dị chủng và không ổn định. Nguyên nhân là chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người thực hiện, thời gian, địa 4 điểm cung cấp. Đây là một đặc điểm quan trọng mà nhà cung ứng cần lưu ý nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và không gian, và dĩ nhiên, chúng ta không thể tích lũy , dự trữ dịch vụ cũng như không thể kiểm nghiệm trước. Ví dụ: một phòng của khách sạn, một chỗ ngồi trên máy bay không bán được thì không thể cất giữ vào kho. Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất về tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du lịch. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi…) Vì vậy, trên thực tế, hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề trăn trở cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận. 1.2 Lý luận về Du lịch mạo hiểm 1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch mạo hiểm. Định nghĩa từ mạo hiểm: Theo từ điển điện tử baamboo mạo hiểm là sự sự liều lĩnh làm một việc biết là nguy hiểm, có thể mang lại hậu quả rất tai hại có thể ảnh hưởng đến tài sản thậm chí là tính mạng nhưng vẫn làm. Theo nhóm nghiên cứu, “Mạo hiểm” có nghĩa là sự thử thách, sự tiềm ẩn khả năng rủi ro trong một hành động. Xét về bản chất, du lịch mạo hiểm là sự kết hợp giữa các hoạt động khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá và lịch sử kết hợp với các hoạt động thể thao như leo núi, chèo thuyền băng rừng…Cho nên muốn phát triển loại hình du lịch mạo hiểm trước hết phải dựa trên cơ sở của loại hình du lịch sinh thái-văn hoá . Vì vậy việc vận động từ các loại hình du lịch sinh thái-văn hoá lên loại hình du lịch mạo hiểm là một vận động tất yếu của quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Qua quá trình nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu nhóm thuyết trình đưa ra khái niệm của mình về loại hình du lịch như sau: Loại hình du lịch mạo hiểm: là loại hình phát triển ở những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp (có nhiều thác ghềnh, vách núi, biển…) và có cơ sở vật chất tương đối phát triển. Nó dựa trên nhu cầu tự thể hiện mình, tự rèn luyện mình, tự khám phá bản thân của du khách thông qua các chương trình do nhà khai thác đặt ra hay tự du khách yêu cầu. Loại hình này cần sự hỗ trợ rất nhiều của các 5 trang thiết bị hỗ trợ và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn về tình mạng cho du khách, do vậy loại hình này cần nhiều vốn về cơ sở vật chất cũng như đào tạo về nguồn lực trong công tác hướng dẫn. Bên cạnh đó du lịch mạo hiểm là loại hình kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời nâng cao đời sống kinh tế của dân cư trong vùng. Phân tích quan điểm của nhóm Loại hình du lịch mạo hiểm mang lại cảm giác mạnh và sảng khoái, giải tỏa được tính hiếu kỳ, mang lại niềm vui và sức sống mới cho du khách theo, bên cạnh đó du lịch mạo hiểm còn là một hình thức để giúp con người suy nghĩ logic, học hỏi nhiều kinh nghiệm và ứng phó trước các tình trạng khó khăn nhưng nó phải đồng thời đảm bảo tính mạng và tài sản của khách du lịch. Không phải nhất thiết tất cả các chuyến mạo hiểm đều dựa vào thiên nhiên, trong một vài trường hợp du lịch mạo hiểm có thể tổ chức được ở trong các thành phố lớn theo ý đồ của nhà tổ chức đó là sự kết hợp giữa các yếu tố giải trí và mạo hiểm ở công viên, cầu vượt.. trong thành phố hoặc là những trò chơi mang tính xếp hạng giữa các đội chơi kết hợp với các yếu tố mạo hiểm Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch sinh thái kết hợp với các hoạt đông thể thao nó góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch địa phương và từ đó tạo nên được sức hấp dẫn để thu hút du khách nước ngoài lẫn du khách trong nước. Du lịch mạo hiểm cũng góp phần khai thác tốt các tài nguyên du lịch của địa phương và góp phần tăng mức sống của người dân địa phương cũng như quảng bá du lịch ở thành phố đó. Du lịch mạo hiểm là loại hình tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái là hết sức cần thiết để vừa đảm bảo khai thác du lịch có hiệu quả vừa không làm ô nhiểm môi trường sinh thái gây tác động xâu đến hệ động thực vật, nguồn nước, không khí trong vùng. 1.2.2 Cơ sở để xem là du lịch mạo hiểm. Để đánh giá cơ sở để xem là du lịch mạo hiểm nhóm xin đánh gia trên ba yếu tố đó là sân chơi, luật chơi và người tổ chức. Sân chơi: Phải có địa điểm tổ chức thuận lợi và thích hợp cho việc xây dựng các hoạt động du lịch mạo hiểm như phải có các cánh rừng, thác nước, sông hổ…nhưng các địa điểm này đã được khảo sát và đảm bảo về thời tiết cũng như địa hình. Luật chơi:các nghị định của nhà nước ban hành về luật du lịch. Có các tiêu chí tối thiểu để đánh giá tiêu chuẩn an toàn của nhà tổ chức. Người tổ chức: các nhà cung ứng dịch vụ với các cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn. Có các thiết bị bảo hộ an toàn cho du khách đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách tham gia. cần có những thông tin để du khách tham gia có thể lựa chọn được những tour 6 phù hợp cho du khách 1.2.3 Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm. Loại hình du lịch mạo hiển là một trò chơi cảm giác mạnh có thể hoặc không kết hợp di chuyển từ vùng này sang vùng khác theo lịch trình đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ lưỡng lịch trình các chyến đi và khu chọn làm địa điểm đễ thực hiện chuyến đi cho tour, bởi trên nguyên tắc địa điểm được chọn phải mang đầy đủ tính chất của một địa điểm phục vụ cho du lịch mạo hiểm như tạo được sự thử thách cho du khách, phải gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn hoá và phong tục của địa phương. Du lịch mạo hiểm rất an toàn khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại. Và tùy theo mức độ của trò chơi mà việc trang bị các thiết bị là khác nhau. Đội ngũ nhân viên trong các tour phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, không những giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về những vùng đoàn sẽ đi qua. Thông thường các hướng dẫn viên trong tour mạo hiểm là các huấn luyện viên. Tóm lại đặc điểm của du lịch mạo hiểm là một loại hình sử dụng nhiều không chỉ về tài chính mà còn về nguồn nhân lực 1.2.4 Phân loại du lịch mạo hiểm Hiện nay có rất nhiều sản phẩm du lich mạo hiểm nên có một số cách nhiều cách phân loại như: Dựa vào tính chất và đặc điểm của du lịch mạo hiểm có thể phân du lịch mạo hiểm thành ba loại + Du lịch mạo hiểm trên cạn: bao gồm các môn leo vách núi, leo núi, đi bộ băng rừng.. + Du lịch mạo hiểm dưới nước: Chèo thuyền vượt thác, lướt ván, khám phá đại dương, đua cano…. + Du lịch mạo hiểm trên không: Các môn Bungy Jump, nhảy dù, bay tàu lượn… Dựa vào mục đích chuyến đi có ba loại: + Du lịch “phượt”, du lịch “bụi với mục đích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm bản thân và chinh phục những thử thách trong thiên nhiên + Team building xây dựng tinh thần tập thể trong các công ty, tổchức… hình thành cách làm việc có phân tích logic… theo đúng mục đích của nhà tổ chức team building. + Khám phá nghiên cứu của các nhà khoa học: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích tìm hiểu các loại động, thực vật, các hiện tượng tự nhiên. Dựa vào mức độ mạo hiểm có thể chia làm ba loại: + Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp: như đạp xe đạp , chèo thuyền, đi bộ băng rừng + Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình: leo vách núi, chèo thuyền vươt thác.. 7 + Loại hình có mức độ mạo hiểm cao: đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro cao, hay địa điểm tổ chức là những nơi điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (xem phục lục 10 địa điểm du lịch mạo hiểm nhất trên thế giới). 1.2.5 Các sản phẩm-dịch vụ dành cho loại hình du lịch mạo hiểm: Cũng như các loại hình khác, du lịch mạo hiểm cần có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt dành riêng cho nó, qua nghiên cứu nhóm xin đưa ra các sản phẩm-dịch vụ như sau Các sản phẩm dành cho du lịch mạo hiểm là các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho du lịch mạo hiểm: như mũ bảo hiểm, áo phao cứu sinh, túi ngủ, túi khô mái chèo, quần áo chuyên dụng cho các loại hình du lịch dưới nước. Các hoạt động trên cạn như leo núi, băng rừng, leo vách… Thuyền Kayak cho 1 người núi cần có dây leo, móc khoá, lều bạt, mũ bảo hiểm các dụng cụ bảo vệ đầu gối, khuỷ tay, máy bộ đàm… các hoạt động trên không như nhảy dù, tàu lượn cần mũ bảo hiểm, các dụng cụ bảo vệ đầu gối và khuỷ tay, dù nhảy…tuỳ theo các hoạt động mà các thiết bị giống nhau được thiết kế khác nhau ví dụ như nón bảo hiểm của leo núi khác với nón bảo hiểm các hoạt động dưới nước. Bất kỳ loại hình nào của du lịch mạo hiểm cũng đều trang bị hộp y tế và thiết bị thông tin liên lạc đơn giản nhất là bộ đàm. Bên cạnh đó là các trang thiết bị dùng để di chuyển: như xe đạp địa hình, xe môtô phân khối lớn như minskhơ, xe cào cào Ở bộ môn dưới nước có thuyền kayak, bè cao su cho hai người, sáu người, tàu lượn… Dịch vụ cơ sở lưu trú cho loại hình du lịch mạo hiểm cũng rất phong phú khi tham gia này ngoài thiên nhiên ngoài các cơ sở lưu trú là các Thuyền Kayak cho 2 người khách sạn đạt tiêu chuẩn thì tuỳ theo nội dung, và địa điểm có các dịch vụ lưu trú như nhà dân, nhà tổ chim, cắm trại ngoài trời để phù hợp với các hình thức lưu trú của du khách. Các dịch vụ bổ trợ đi kèm trong các tour mạo hiễm như khuâng vác, dẫn đường dành cho các loại hình như đi bộ trong rừng, chèo thuyền dọc các con sông, leo núi bên cạnh đó dịch vụ nấu ăn luôn đi kèm với các môn thể thao này ngoài ra dịch vụ cứu hộ phải luôn luôn đi kèm trong bất kỳ loại hình nào của du lịch mạo hiểm. Ngoài ra còn có các dịch vụ bán và cho thuê trang thiết bị hỗ trợ cho du lịch mạo hiểm. Ngoài ra còn các dịch vụ giúp du khách di chuyển đến các địa điểm tổ chức các tour du lịch mạo hiểm như dịch vụ cáp treo để chơi trò leo núi, cần trục để chơi trò bungy jump, xe khách đưa đón du khách, trong những trường hợp các phương tiện xe khách không thể tiếp cận được điểm tổ chức thì 8 các dịch vụ như thuê xe gắn máy, đi xe bò, xe ngựa…Các dịch vụ này giúp tạo công ăn việc làm cho các nguồn lao động tại chỗ và cải thiện cuộc sống của các dân cư sống ven các địa điểm tổ chức. 1.2.6 Đặc điểm của đối tượng khách tham gia du lịch mạo hiểm Loại hình du lịch mạo hiểm thông thường không dành cho tất cả mọi người như các loại hình khác, khách tham gia du lịch mạo hiểm đa phần là giới trẻ tuổi từ 18-35, có sức khoẻ tốt, ham mê thể thao muốn trải nghiệm bản thân và thử thách thông qua các chuyến đi, bên cạnh đó còn tìm hiểu văn hoá, con người, địa lý các vùng miền đi qua và hoà mình vào thiên nhiên qua các tour mạo hiểm. Khách du lịch tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là những người tham gia dài ngày và có khả năng chi trả cao. Vậy những người tham gia du lịch mạo hiểm là những người có quỹ thời gian nhàn rổi lớn và ngân sách đi du lịch lớn. Các đối tượng tham gia du lịch mạo hiểm phần lớn là các khách người Châu Âu (đặc biệt là người Pháp), Mỹ, và một số nước phát triển ở Châu Á. Bởi vì về phong tục và văn hoá người Châu Âu muốn khám phá và mạo hiểm. Nhưng với xu hướng hội nhập hoá toàn cầu hiện nay thì khoảng cách ấy đang bị xích lại. Nhìn chung giới trẻ hiện nay đều có cái nhìn rất lạc quan về loại hình du lịch mới này Đặc biệt hiện nay các công ty đang áp dụng team building một hình thức của du lịch mạo hiểm cho các nhân viên trong công ty nhằm mục đích xây dựng tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các nhân viên thông qua các tour mạo hiểm với loại hình này sẽ giúp xoá bỏ những khoảng cách trong xã hội và giúp các thành viên trong một tổ chức có cơ hội hoàn thiện bản thân và tinh thần làm việc nhóm. Đây là loại hình du lịch được tổ chức theo đội hoặc nhóm để tham gia các trò chơi và để hoàn thành được các trò chơi này thì tinh thần đồng đội và khả năng chỉ huy của trưởng nhóm hết sức quan trọng. Trong xã hội hiện nay khi áp lực công việc cũng như nhịp sống ngày càng tăng cao thì hiện tượng strees càng trở nên phổ biến và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm căng thẳng là thư giãn và cùng đồng nghiệp tham gia những trò chơi tập thể. Chính vì vậy, Teambuilding phát triển mạnh ở các nước phát triển và đang bắ
Tài liệu liên quan