Đề tài Một số hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [36, tr.107]

doc46 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ( ( ( BÀI TẬP TIỂU LUẬN ĐỀ BÀI: Một số hiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang Môn : Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục Giảng viên : Đào Phú Quảng Lớp : QH – 2005S – Toán học Sinh viên : Bùi Thị Huệ HÀ NỘI, 10/200 Mục lục I. Phần mở đầu Lí do chọn đề tài…………………………………………………….3 Mục đích nghiên cứu………………………………………………..4 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………4 Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………...4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..4 II. Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy học của trường THPT……………………………………………………………… 5 Dạy học và chất lượng dạy học………………………………………….5 Quản lý và quản lý quá trình dạy học……………………………........6 Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học………………………10 Cơ sở pháp lý trong quản lý quá trình dạy học ở trường THPT……13 Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT……………… 13 Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT………………………….14 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT……………………………………………………………………….16 III. Thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm năng cao chất lượng dạy học ở trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang……………………………………………………………………...16 Khái quát tình hình kinh tế- xã hội và GD& ĐT THPT ở huyện YênThế tỉnh Bắc Giang………………………………………………...16 Thực trạng công tác quản lí chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang……………………………………17 IV. Các biện pháp quản lý nhằm năng cao chất lượng dạy học ở trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang…………………………………. 19 Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp………………..19 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang…………………20 Nâng cao nhận thức cho GV, học sinh và các lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay……………………………… …..20 Tăng cường quản lý chương trình, quản lý hoạt động sư phạm của giáo viên……………………………………………………….22 Xây dựng đội ngũ GV các trường THPT theo hướng chuẩn hoá và trên chuẩn……………………………………………… ……27 Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các thiết bị hiện đại………………………………29 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh…..31 Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và các phương tiện giảng dạy hiện đại cho các trường THPT……………. …………………………………………33 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của GV và HS..34 Mối quan hệ giữa các biện pháp……………………………………..36 V. Kết luận……………………………………………………………. 36 I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [36, tr.107] Khi khẳng định nhiệm vụ của giáo dục, Nghị quyết Trung Ương II khóa VIII đã chỉ rõ: “ Giáo dục và đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học trong các nhà trường, nhằm nhanh chóng đưa giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cấu mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân tri, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước” [2]. Nghị quyết ban chấp hành trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh” Chất lượng dạy học ở các trường trung học phổ thông hiện nay và chất lượng đào tạo nói chung đã có nhiều tiến bộ trên một số mặt. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn nhiều yếu kém, bất cập. Đáng quan tâm là chất lượng, hiệu quả Dạy học còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hôi chủ nghĩa. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của đa số học sinh còn yếu. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý nhà trường là phải tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm, nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài tìm hiểu “ Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học” và tiến hành khảo sát tại các trường THPT ở Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang nhằm chỉ ra thực trạng của vấn đề trên và đề xuất một só biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu Những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng và chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. .- Thực trạng của việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết - Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết b. Nhóm các phương pháp thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý. c. Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu từ các kết quả khảo II. Tổng quan về quản lý quá trình dạy học và chất lượng dạy học 1. Dạy học và chất lượng dạy học Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm khác nhau về chất lượng: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “chất lượng, phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là sự liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó các sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thoát khỏi sự vật. Sựu vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi về chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định đó. Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của số lượng và chất lượng”. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lượng học vấn của cả một lớp người mà bộ phận lớn vào đời nhay sau khi ra trường, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hóa từ lượng sang chất của đội ngũ nhân lực có hàm lượng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của họ, của quá trình giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục phổ thông là chất lượng của từng mặt đạo đức, trí dục, mĩ dục. thể thao, giáo dục lao động và hướng nghiệp. Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông Quản lý quá trình dạy học chính là diều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hanh một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đã đặt ra. Để tiến hành quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông, người quản lý cần hiểu rõ về khái niệm quản lý, quản lý dạy học và quản lý quá trình dạy học. Quản lý và quản lý quá trình dạy học Khái niệm quản lý và chức năng của quản lý Quản lý Là một yêu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người, xã hội loài người luôn tồn tại nhu cầu quản lý. Đã có nhiều quan niệm khác nhau khi đề cập đến khái niệm quản lý song theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, nguyễn thị Mĩ Lộc quan niệm “ khi bàn đến hoạt động quản lý và người quản lý, cần bắt đầu từ khái niệm “tổ chức”- như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoaatj động vì một mục đích chung nào đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt đến”. Với ý nghĩa như vậy, đã có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý. Cụ thể: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng(có chủ đích), có tổ chức , lựa chọn trong số tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trang của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định. Quản lý là sự tác động có ý thức,có kế hoạch của chủ thể đến tập thể những người lao động(nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được nhũng mục tiêu dự kiến. Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điêu hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi cá nhân đến mục đích hoạt động chung và phù hợp quy luật khách quan Như vậy quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kì trình độ phát triển nào của nó. Quản lý có thể hiểu đó là sự tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Bản chất hoạt động quản lý là làm cho hệ thống vận hành theo mục tiêu đặt ra tiến dần trạng thái đến chất lượng mới. Tóm lại, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới mục tiêu chung. Và do đó quản lý là một khoa học, một nghệ thuật bởi các hoạt động quản lý là có tổ chức, có định hướng dựa trên những quy luật, những nguyên tắc, những phương pháp cụ thể, được vận dụng một cách mềm deỏ , linh hoạt và sáng tạo tùy vào từng điều kiện cụ thể, khác nhau của đời sống xã hội. suy nghĩ và hành động của nhà quản lý không phải là “trái tim nóng, cái đầu nóng”,cũng không phải “trái tim lạnh, cái đầu lạnh” , càng không phải “trái tim lạnh, cái đầu nóng”, mà phả là “trái tim hồng, cái đầu lạnh”. Chức năng quản lý Là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu xác định. Ngày nay có thể có những tác giả trình bày chức năng quản lý theo những quan điểm phân loại khác nhau nhưng nền tảng thì quản lý có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. - Chức năng kế hoạch hóa: Là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đó. Đây là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân. Như vậy kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Chức năng tổ chức: là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý. Nó có vai trò thực hiện hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt nó có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị ,người ta còn nhấn mạnh vai trò này bằng tên gọi “ hiệu ứng tổ chức” Chức năng chỉ đạo : Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới mục tiêu với chất lượng cao. Nó là chức năng thứ ba trong một quá trình quản lý có vai trò cùng với chức năng tổ chức thực hiện hóa mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạ được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả của các hoạt động. Chức năng kiểm tra: Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới mục tiêu của tổ chức. Chức năng kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, có vai trò giúp cho chủ thể quản lý biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ nào, đồng thời cũng biết được những quyết định quản lý ban hành có phù hợp hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt tới các mục đích xác định. Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý Quá trình quản lý được diễn ra tuần tự từ chức năng kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Song trên thực tế các chức năng này đan xen nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Mô hình chức năng của quản lý Bốn chức năng : Ba hoạt động: Kế hoạch Ra quyết định đúng đắn Tổ chức Giữa 4 chức năng và 3 hoạt động chúng có mối quan hệ tác động gắn bó với nhau, các chức năng của quản lý chỉ được thực hiện có hiệu quả khi người quản lý phải biết: ra quyết định và quyết định đưa ra phải đảm bảo tính chính xác và kịp thời; phải biết điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế và cuối cùng người quản lý cần có thông tin chính xác, thông tin chính là năng lực của quản lý. Tất nhiên để hoàn thành tốt công tác quản lý, người quản lý cần xác định mục tiêu, động lực và các giá trị của quản lý với các ý nghĩa: + Xác định đúng mục tiêu quản lý; + Bao quát được nội dung quản lý: + Nhận diện sâu sác động lực quản lý; + Kiên trì thực hiện đồng bộ của hệ giá trị quản lý. Quản lý quá trình dạy học Từ khái niệm quá trình dạy học, khái niệm quản lý ta có thể hiểu quản lý quá trình dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý( người quản lý) đến khách thể quản lý là quá trình dạy học. Như vậy quản lý quá trình dạy học thực chất là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học bởi hai nhiệm vụ dạy và học thống nhất nhau trong quá trình dạy học, được cùng lúc diễn ra trong những điều kiện vật chất và kỹ thuật nhất định. Trong quá trình dạy và học, các nhân tố mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, đây là hai hoạt động trung tâm của một quá trình dạy học. Quản lý quá trình dạy học là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản của quá trình dạy học: mục đích, nhiệm vụ, nội dung,thấy- hoạt động dạy, trò- hoạt động học, các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.Tất cả các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại và thống nhất trong môi trường chính trị - xã hội và môi trường khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nhằm tiến dần đến mục tiêu giáo dục. Mặt khác quản lý giáo dục vận hành và phát triển là do các thành tố cấu thành của nó vận động tương tác với nhau nhằm thực hiện tốt mục tiêu của quá trình dạy học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.Vì vậy quản lý quá trình dạy học vừa phải làm sao cho mỗi cá nhân có được lực tác động đủ mạnh, lại vừa đảm bảo sự vận động nhịp nhàng, hài hòa thống nhất của toàn bộ quá trình, không được để nhân tố nào yếu làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quá trình.Điều này đòi hỏi người quản lý phải có nghệ thuật quản lý của mình. Trong quản lý quá trình dạy học, hệ thống chương trình giáo dục tổng thể có tính ổn định lâu dài và được qui tụ ở các yếu tố : Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; Tổ chức, quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học như nhân lực (đội ngữ giáo viên), vật lực ( trường , trang thiết bị dạy học); tài chính… Xây dựng và tổ chức thực hiện nền nếp, kỹ cương dạy học trong nhà trường. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Tổ chức đánh giá kết quả của học tập và giảng dạy học. Tất cả các yếu tố không thể tách rời nhau tạo thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh và có hiệu lực hiện tại cũng như lâu dài trong quản lý quá trình dạy học, chúng đặt cơ sở cho việc tìm ra các biện pháp quản lý quá trình dạy học trong nhà trường. Những đặc điểm của quản lý quá trình dạy học a. Đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục Đặc điểm về quản lý hành chính (hành chính sư phạm) có nghĩa là quản lý theo pháp luật, nội quy, qui chế và những quy định có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học. Đặc điểm quản lý chuyên môn sư phạm có nghĩa là tuân thủ những quy định của các quy luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ dạy – học của thầy và trò làm đối tượng quản lý. Như vậy, đặc điểm kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý giáo dục vừa tuân theo quy tắc quản lý hành chính nhà nước với các hoật động quản lý giáo dục, vừa tuân theo nguyên tắc hành chính giáo dục đối với một cơ sở giáo dục. Ở các trường phổ thông,quản lý hành chính thực chất là việc xây dựng các văn bản pháp quy và chấp hành các văn bản. Kết hợp với quản lý giáo dục là đưa việc xây dượng các văn bản cho các hoật động chuyên môn của giáo dục và làm cho mọi người hiểu, biết được các quy định của văn bản để thực hiện cho đúng. Đặc điểm hành chính – giáo dục là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nhằm đảm bảo môi trường sư phạm thuận lợi cho việc thực hiẹn mục tiêu giáo dục mà Nhà nước quy định. Cần chú ý rằng quan tâm thích đáng đến đặc điểm này sẽ giúp cho người quản lý giải quyết tốt mối quan hệ ngành – lãnh thổ trong hoật động quản lý - giáo dục. b. Đặc điểm kết hợp Nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lý các hoật động giáo dục . Giáo dục có nguồn gốc từ xã hội nên giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Đảng và Nhà nước ta chũng đã nhấn mạnh tư tưởng giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước và của toàn dân. Rõ ràng , dân chủ hóa và xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trò rất to lớn trong sự phát triển gióa dục nói chng và quản lý giáo dục nói riêng ; quản lý quá trình dạy học ở các trường phổ thông sẽ rất khó giải quyết nếu không có sự tham gia đông đảo lực lượng xã hội. Đây cũng là một đạc điểm quan trọng cần nhận thức trong quản lý giáo dục nói chung và trong quản lý dạy học nói riêng. c. Hiệu quả của quản lý quá trình dạy học dưới tích hợp trong các hoạt động Hiệu quả của quản lý quá trình dạy học dưới tích hợp trong kết quả đào tạo, kết quả dạy học và kết quả học tập của học sinh ở từng lớp học và toàn cấp học. kết qủa đó được thể hiện qua các chỉ só chủ yếu như : số lượng học sinh đạt được mục đích học tập, chất lượng dạy học, hiệu quả dạy học. d. Đặc điểm của quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT Vì dạy học xuất phát từ người học và tập trung vào người học hay nói cách khác, quá trình dạy học là quá trình tổ chức vì người học, của người học và do người học. Vì vậy, quản lý chất lượng dạy học để tạo ra sản phẩm con người mang những đặc điểm khác hẳn với đặc diểm quản lý quá trình sản xuất, đặc điểm đó thể hiện: Chất lượng dạy học luôn gắn chặt với mục tiêu giáo dục và thay đổi cùng sự phát triển của kinh tế- xã hội. Kinh tế - xã hội cành phát triển càng đòi hỏi chất lượng dạy học càng phải được năng cao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển ấy. Vì vậy quản lý chất lượng dạy học phải chú ý đến sự biến đổi này để đặt ra yêu cầu ngày cành cao cho chất lượng giáo dục. Sản phẩm của quá trình dạy học là con người mà nhận thức của con người không hoàn toàn giống nhau, nó bị chi phối bởi các yếu tố ( hoàn cảnh, gia đình, sức khỏe, nguyện vọng), vì thế không thể có một chất lượng giống nhau một cách tuyệt đối như sản phẩm của sản xuất hàng h