Đề tài Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến

Đã từlâu, ngành giao thông vận tải là một trong những ngành kinh tếkỹthuật quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, được ví như hệthống tuần hoàn của cảhệ thống kinh tế- xã hội của quốc gia. Ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽvà nhanh chóng trên phạm vi toàn thếgiới, ngoại thương đạt được những bước phát triển vượt bậc thì vai trò của vận tải quốc tế càng được nâng cao và chú trọng. Vận tải quốc tếkhông chỉ đảm bảo khối lượng hàng hóa chuyên chở giữa các quốc gia mà còn góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trường trong thương mại quốc tế, thúc đẩy hoạt động buôn bán quốc tếngày càng mởrộng và phát triển. Trong nhiều năm trởlại đây, tất cả các phương thức hiện đại đều được sửdụng trong phục vụchuyên chởhàng hóa của vận tải quốc tế, mỗi phương thức có một vị trí, vai trò khác nhau, trong đó vận tải đường biển có tầm quan trọng chủ đạo. Trong hình thức vận tải biển, tàu chuyến là phương tiện được sửdụng khá phổ biến. Thuê tàu chuyến, vì thế, cũnglà một vấn đề được các bên mua và bán rất quan tâm. Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm rất nhiều điều khoản liên quan đến nhiều yếu tốkhác nhau, mang tính pháp lý khá phức tạp, nhất là trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy, tranh chấp thường phát sinh trong quá trình này, đòi hỏi các bên trong hợp đồng cùng tham gia giải quyết. Đểtrảlời cho câu hỏi làm thế nào hạn chếvà giải quyết vấn đềnày, nhóm 3 quyết định chọn đềtài “ Một sốvấn đềtranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến”cho bài tiểu luận của nhóm. Bài tiểu luận tập trung vào 5 nội dung tranh chấp chính: tàu chởhàng, hàng hóa, trách nhiệm xếp dỡ, thanh toán và nguồn luật điều chỉnh. Đây là những nội dung có vai trò hết sức quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến đồng thời cũng là những nội dung thường xảy ra tranh chấp. Cùng với những thông tin khái quát về phương thức thuê tàu chuyến và những tranh chấp thường phát sinh là những phân tích một sốán lệ tương ứng với từng nội dung và các đềxuất biện pháp hạn chế, giải quyết.

pdf45 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------------------------------------------------------------- ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN” Nhóm GV hướng dẫn Lớp 1. Tô Thị Hương 2. Nguyễn Thị Hà Linh 3. Nguyễn Minh Hoàng Linh 4. Hoàng Hải Ly 5. Nguyễn Hùng Mạnh 6. Vũ Nguyệt Minh 7. Phạm Thanh Ngọc 8. Cao Hồng Nhung :Ts. Trịnh Thu Hương :VTGN303.1 Hà Nội, tháng 04 năm 2011 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------------------------------------------------------------- ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TRONG PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN” Nhóm GV hướng dẫn Lớp 1. Tô Thị Hương 2. Nguyễn Thị Hà Linh 3. Nguyễn Minh Hoàng Linh 4. Hoàng Hải Ly 5. Nguyễn Hùng Mạnh 6. Vũ Nguyệt Minh 7. Phạm Thanh Ngọc 8. Cao Hồng Nhung :Ts. Trịnh Thu Hương :VTGN303.1 Hà Nội, tháng 04 năm 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀU CHUYẾN VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN ....................................................................................................................3 1.1 Tàu chuyến và phương thức thuê tàu chuyến:...............................................3 1.2 Hợp đồng thuê tàu chuyến:............................................................................3 CHƯƠNG II: MỘT SỐ TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN ...............................................................................................5 2.1 Khái quát về tranh chấp: .......................................................................................5 2.2 Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu:...............................................................6 2.3 Tranh chấp về Hàng hóa chuyên chở ............................................................9 2.3.1 Tranh chấp về tên hàng (loại hàng hóa) .............................................................9 2.3.2 Tranh chấp về tổn thất đối với hàng hóa chuyên chở .....................................10 2.4 Tranh chấp về cước phí và thanh toán cước phí..........................................15 2.4.1 Tranh chấp về cước phí ...................................................................................16 2.4.2 Tranh chấp về thanh toán cước phí .................................................................17 2.5 Tranh chấp về cách tính thời gian xếp dỡ va thường phạt xếp dỡ ..............19 2.5.1. Tranh chấp về mốc tính thời gian xếp dỡ........................................................19 2.5.2. Tranh chấp về cách tính thời gian xếp dỡ .......................................................22 2.5.3. Tranh chấp về thời gian tàu chờ đợi................................................................24 2.5.4. Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ..................................................................26 2.6 Tranh chấp liên quan đến thỏa thuận trọng tài và luật quy định........................31 2.6.1 Vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài .............31 2.6.2 Vấn đề về quy định điều khoản trọng tài ..............................................32 2.6.3 Vai trò của Toà án đối với các hoạt động của các TTTT thương mại ..34 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ...................................................36 3.1 Biện pháp nhằm hạn chế các tranh chấp .............................................................36 3.2 Biện pháp nhằm giải quyết các tranh chấp .........................................................36 KẾT LUẬN...............................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38 PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM 1MỞ ĐẦU Đã từ lâu, ngành giao thông vận tải là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được ví như hệ thống tuần hoàn của cả hệ thống kinh tế - xã hội của quốc gia. Ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, ngoại thương đạt được những bước phát triển vượt bậc thì vai trò của vận tải quốc tế càng được nâng cao và chú trọng. Vận tải quốc tế không chỉ đảm bảo khối lượng hàng hóa chuyên chở giữa các quốc gia mà còn góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trường trong thương mại quốc tế, thúc đẩy hoạt động buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Trong nhiều năm trở lại đây, tất cả các phương thức hiện đại đều được sử dụng trong phục vụ chuyên chở hàng hóa của vận tải quốc tế, mỗi phương thức có một vị trí, vai trò khác nhau, trong đó vận tải đường biển có tầm quan trọng chủ đạo. Trong hình thức vận tải biển, tàu chuyến là phương tiện được sử dụng khá phổ biến. Thuê tàu chuyến, vì thế, cũng là một vấn đề được các bên mua và bán rất quan tâm. Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm rất nhiều điều khoản liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, mang tính pháp lý khá phức tạp, nhất là trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy, tranh chấp thường phát sinh trong quá trình này, đòi hỏi các bên trong hợp đồng cùng tham gia giải quyết. Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào hạn chế và giải quyết vấn đề này, nhóm 3 quyết định chọn đề tài “ Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến” cho bài tiểu luận của nhóm. Bài tiểu luận tập trung vào 5 nội dung tranh chấp chính: tàu chở hàng, hàng hóa, trách nhiệm xếp dỡ, thanh toán và nguồn luật điều chỉnh. Đây là những nội dung có vai trò hết sức quan trọng trong hợp đồng thuê tàu chuyến đồng thời cũng là những nội dung thường xảy ra tranh chấp. Cùng với những thông tin khái quát về phương thức thuê tàu chuyến và những tranh chấp thường phát sinh là những phân tích một số án lệ tương ứng với từng nội dung và các đề xuất biện pháp hạn chế, giải quyết. 2Bải tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về tàu chuyến và hợp đồng tàu chuyến - Chương II:Một số nội dung tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến - Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp. Chúng em xin chân thành cảm ơn Ts Trịnh Thu Hương, đã hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này. Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nguồn tài liệu và thời gian nên tiểu luận này còn rất nhiều thiết sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để tiểu luận được tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2011 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀU CHUYẾN VÀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN 1.1Tàu chuyến và phương thức thuê tàu chuyến: Khái niệm: Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu yêu cầu thuê tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng. Đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến: - Tàu chạy theo yêu cầu của chủ hàng - Hợp đồng thuê tàu chuyến (VCP; CP) là văn bản điều chỉnh quan hệ giữa các bên - Tự do thoả thuận cước phí, các điều khoản - Cước phí thấp hơn trong thuê tàu chợ, có thể không bao gồm I, O, S(t) - Thời gian chuyên chở nhanh hơn - Chủ tàu có thể đóng vai là người chuyên chở hoặc không. - Thường được dùng khi chuyên chở hàng hóa khối lượng lớn: dầu mỏ, than, quặng, ngũ cốc, phân bón, xi-măng, sắt, thép 1.2Hợp đồng thuê tàu chuyến: 1.2.1 Khái niệm: Hợp đồng thuê tàu chuyến (CP) là văn bản hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một cảng này đến một khác giao cho người nhận còn người thuê tầu cam kết sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng. 4Người chuyên chở (carrier) trong hợp đồng thuê tầu chuyến có thể là chủ tầu (ship-owner) nhưng cũng có thể không phải là chủ tầu mà chỉ là người thuê tầu của người khác để kinh doanh lấy cước. Còn người thuê tầu để chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Trên thực tế, trong thuê tầu nói chung và thuê tầu chuyến nói riêng, người ta hay thông qua đại lý hoặc người môi giới để tiến hành việc thuê tầu. Đó thường là những người có chuyên môn, am hiểu về thị trường thuê tầu, luật hàng hải, tập tục của các cảng... 1.2.2 Nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến: - Các bên của hợp đồng - Quy định về hàng hóa - Quy định về con tàu và thời gian tàu đến cảng xếp hàng. - Quy định về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng - Quy định về chi phí xếp, dỡ. - Quy định về cước phí và thanh toán cước phí. - Quy định về thời gian làm hàng, thưởng phạt xếp/dỡ - Quy định về luật lệ và trọng tài. 1.2.3 Hợp đồng thuê tàu mẫu: Nội dung và các điều khoản qui định của hợp đồng thuê tàu chuyến là khá phức tạp, chính vì vậy để đi đến việc ký kết hợp đồng chủ tàu cũng như người thuê tàu phải tổn phí nhiều thời gian để giao dịch đàm phán. Ðể đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian giao dịch đàm phán, đồng thời hạn chế các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện, các tổ chức hàng hải quốc tế và quốc gia, các luật sư đã quan tâm đặc biệt đến việc tiêu chuẩn hoá hợp đồng thuê tàu, phát hành những hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu để sử dụng trong thuê tàu. Mẫu được sử dụng phổ biến nhất là mẫu “GENCON” do BIMCO đề nghị áp dụng, đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1922, 1976, 1994. 5CHƯƠNG II: MỘT SỐ TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP TRONG HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN 2.1 Khái quát về tranh chấp: Hợp đồng thuê tàu chuyến là một dạng của hợp đồng vận chuyển có nội dung khá phức tạp, bao gồm nhiều điều khoản khác nhau có liên quan tới nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì sự phức tạp của nội dung hợp đồng được quy định trong các điều khoản cho nên trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những tranh chấp xảy ra, điều này thể hiện qua kết quả thống kê tại SIAC sau đây: Các tranh chấp thường xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến rất đa dạng, bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu một số nội dung sau đây: - Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu - Tranh chấp về hàng hóa chuyên chở - Tranh chấp về thời gian và thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa. - Tranh chấp về mức cước phí và thanh toán cước phí - Tranh chấp về điều khoản trọng tài và luật quy định Hình 1 Nội dung các vụ tranh chấp SIACHình 2 Số vụ tranh chấp tại SIAC 62.2 Tranh chấp về khả năng đi biển của tàu: Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, điều khoản về tàu là một trong những điều khoản quan trọng đầu tiên. Con tàu phải đảm bảo thích hợp cho việc chuyên chở hết khối lượng hàng và đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Thực tế thương mại hàng hải đã phát sinh nhiều vụ tranh chấp từ hợp đồng thuê tàu chuyến về điều khoản này. Các tranh chấp tập trung chủ yếu vào khả năng đi biển của tàu (seaworthiness). Về mặt pháp lý, người ta coi khả năng đi biển là một điều kiện của hợp đồng, đây là điều đã được quy định như một trong ba trách nhiệm bắt buộc đối với người chuyên chở theo công ước Brusselles 1924. Do vậy, khi xảy ra tổn thất về hàng hóa trong quá trình chuyên chở, đây là điều khoản thường được các chủ hàng sử dụng. Người đi kiện phải chứng minh hai vấn đề: - Tàu không đủ khả năng đi biển; - Không đủ khả năng đi biển là nguyên nhân gây ra tổn thất. Nếu không chứng minh được như vậy thì bên nguyên đơn sẽ không buộc được chủ tàu chịu trách nhiệm. Thực tế cho thấy, khi chủ hàng nẵm rõ được các thông tin về tàu sử dụng, việc khởi kiện thường mang lại thuận lợi. Xem xét cụ thể qua án lệ năm 1995 giữa Công ty SX-KD Sài gòn Dak Lak (SADACO) và công ty bảo hiểm Bảo Minh. Nhờ nằm rõ thông tin về đối tác cho thuê tàu ROMASKA, SADACO đã thành công trong việc yêu cầu Bảo Minh bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với lô hàng tổn thất (22,5 tỷ VND). Một lưu ý khác là chủ tàu phải đảm bảo khả năng đi biển của con tàu không chỉ ở thời điểm bắt đầu của hành trình mà còn ở điểm bắt đầu của tất cả các chặng. Đây là điều khá phổ biến trong thực tiễn, do tính chất của công việc mà chủ tàu và người thuê tàu có thể chia hành trình làm nhiều chặng, tức là có thể ghé vào 7các cảng trên đường đi để xếp; dỡ hàng, lấy thêm nhiên liệu, thiết bị cho tàu và các nhu yếu phẩm cho các thủy thủ trên tàu. Ở mỗi chặng, người chuyên chở đều phải đảm bảo khả năng đi biển của tàu, trong đó có việc quan trọng là cung cấp nhiên liệu đầy đủ cho tàu. Án lệ về tàu Vortigen đã thể hiện khá rõ yêu cầu này. Chủ tàu đã không tính toán và dự trữ nhiên liệu để đáp ứng cho nhu cầu của chặng tiếp theo và đã không bổ sung khi hết. Rõ ràng chủ tàu đã không cần mẫn hợp lý đảm bảo khả năng đi biển cho con tàu vào lúc bắt đầu chặng hành trình tiếp theo, và phải chịu bồi thường. Một nội dung liên quan khác mang yêu tố phức tạp hơn, đó là tranh chấp vể tổn hại gây ra do ẩn tỳ hay nội tỳ của tàu. Bài viết sẽ nghiên cứu cụ thể qua án lệ sau - Công ty thuê chở hàng Australia và Công ty vận tải đường biển Trung Quốc (1982) Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn, chủ hàng đồng thời là người nhận hàng, ký với Bị đơn, chủ sở hữu tàu, hợp đồng vận chuyển 5.100 MT cát ziricon từ Bunbary, Australia đến Burnside, Louisiana. Vận đơn phát hành ngày 9 tháng 2 năm 1982 xác nhận hàng hoá đã được chuyển vào hầm số 1 tầng trên (Hầm 1A), hầm trên số 2 (Hầm 2A) và hầm số 4. Khi tàu đến Burnside ngày 31 tháng 3 năm 1982, hàng hóa trong Hầm 1A đã bị hư hại. Một công ty giám định kết luận rằng nước đã vào hầm này từ nắp hầm tàu và từ khoang dằn tàu trên. Báo cáo giám định cho thấy lượng cát ziricon trong hầm này đã bị ướt nghiêm trọng . Khoang dằn tàu tiếp giáp với Hầm 1A chứa một lượng nước ngọt lấy từ sông Mississipi trước khi tàu đến Burnside. Đại diện của Nguyên đơn cho biết đã thấy nước tràn vào từ một khe nứt trên vách ngăn phía trước và tiếp giáp với khoang dằn bên sườn tàu Số 1. 8Nguyên đơn yêu cầu bồi thường 45.996 USD tiền thiệt hại theo giá thị trường cho số cát bị ướt do Bị đơn đã không thực hiện sự mẫn cán hợp lý để làm cho tàu có khả năng đi biển. Bị đơn thì cho rằng Nguyên đơn đã không chứng minh được các tổn thất mà Bị đơn phải chịu trách nhiệm vì vết nứt ở mối hàn trên ngăn tiếp giáp là một ẩn tì của tàu. Phán quyết của trọng tài: Đa số trọng tài viên cho rằng Bị đơn phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại phát sinh từ số cát bị ướt. Theo Luật vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và Qui tắc Hagues, Nguyên đơn đã cung cấp bằng chứng hợp thức về việc Bị đơn đã nhận hàng trong tình trạng tốt và sau đó đã giao hàng trong tình trạng bị tổn thất. Cần lưu ý rằng Bị đơn đã phát hành một vận đơn sạch tại Burnside và các chứng từ tài liệu liên quan đều cho thấy hàng hoá ở điều kiện hoàn toàn tốt khi bốc lên tàu. Như vậy, Nguyên đơn đã chứng minh một tình trạng thực tế (prima facie) và Bị đơn có nghĩa vụ chứng minh rằng các tổn thất đối với hàng hoá không phải vì sự bất cẩn của Bị đơn. Bị đơn cho rằng tổn thất là do một ẩn tì không thể phát hiện được dù đã có sự mẫn cán hợp lý và do đó Bị đơn phải được miễn trách theo Điều 4 khoản 2 Qui tắc Hagues. Điều tra chi tiết đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng tàu, Uỷ ban trọng tài thấy rằng chứng cứ của Bị đơn không đủ để chứng minh Bị đơn được miễn trách do ẩn tì. Do đó, Ủy ban trọng tài đã yêu cầu Bị đơn phải bồi thường theo yêu cầu của Nguyên đơn Bình luận: Giống với một án lệ cũ, hàng bị hư hại do nước rò rỉ trên tàu và cả 2 trường hợp, bên nguyên đơn (tức người thuê tàu) kiện người chuyên chở về việc không đảm bảo khả năng đi biển của con tàu . Nhưng phán quyết của cơ quan xét xủ ở 2 trường hợp lại khác nhau. Vì sao lại vậy? Ở đây, bên nguyên đơn đã đưa được ra 9“tình trạng thực tế (prima facie)” những thiệt hại do việc bị đơn không cần mẫn hợp lý để chuẩn bị một con tàu có khả năng đi biển gây ra cho nguyên đơn bằng việc đưa ra các giấy tờ chứng minh hàng hóa ở điều kiện hoàn toàn tốt khi giao cho Bị đơn (bao gồm vận đơn sạch mà bên Bị đơn cấp cho nguyên đơn) và các giấy tờ chứng minh thiệt hại của nguyên đơn khi nhận hàng. Nhưng bị đơn trong tình huống này không chứng minh được những thiệt hại ấy không phải do lỗi không cần mẫn của mình. Vì thế phán quyết đã chỉ ra rằng lỗi đó thuộc về người vận chuyển. Bởi vậy khi kiện chủ tàu về khả năng đi biển của tàu, chủ hàng cần chú ý chứng minh những hư hỏng trên con tàu là nội tỳ chứ không phải ẩn tỳ, gây tổn thất. 2.3 Tranh chấp về Hàng hóa chuyên chở 2.3.1 Tranh chấp về tên hàng (loại hàng hóa) Trong hợp đồng thuê tàu chuyến quy định về tên hàng không chỉ thể hiện đối tượng chuyên chở của hợp đồng mà còn là cơ sở giúp người chuyên chở có thể nhận biết được tính chất, tính nguy hiểm của hàng hoá. Từ đó, người chuyên chở mới có biện pháp xếp đặt và bảo quản cho phù hợp với hàng hoá. Yếu tố xếp đặt và bảo quản đặc biệt cần được coi trọng đối với những hàng hóa “nhạy cảm”, cụ thể như hàng hóa dễ cháy nổ, hàng hóa dễ hỏng hóc do va đập, hàng cẩn được bảo quản đặc biệt. Nội dung tranh chấp được tóm tắt qua án lệ sau đây, giữa Công ty Việt Nam Vantaiship và Younglee (1991). Hợp đồng vận tải giữa 2 hãng trên có hàng hóa chuyên chở là "than gáo dừa" (Coconut Shell Carbide). Thiệt hại xảy ra khi trong quá trình xếp hàng lên tàu, chủ tàu đã nhận chở thêm lượng hàng mủ cao su, xếp chồng lên than lên tới 200 triệu đồng, và 8000USD cước không thu được. Phía Younglee đã phải bồi thường số tiền như trên, vì đã không thông báo cho người vận chuyển biết tính chất nguy hiểm của hàng hoá không cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để bảo quản hàng cũng như không có mã hiệu đầy đủ để hướng dẫn người chuyên chở. Thực tế chủ hàng đã dịch sai tên hàng, do đó, xét theo khía cạnh 10 quy định tên hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến thì chủ hàng (người thuê tàu) là người chịu toàn bộ trách nhiệm về sai lầm này. Bài học rút ra: Từ án lệ này cần rút ra một điều là các bên ký hợp đồng thuê tàu chuyến cần phải hết sức lưu ý đến điều khoản tên hàng. Khi dịch tên hàng sang một ngoại ngữ nào đó cần dịch chính xác để tránh những nhầm lẫn hoặc tranh cãi đáng tiếc sau này. 2.3.2 Tranh chấp về tổn thất đối với hàng hóa chuyên chở a. Hàng hóa bị tổn thất do chất xếp không đúng quy cách (improper stowage). Theo các luật lệ hàng hải phổ biến trên thế giới, chủ tàu/người chuyên chở có trách nhiệm xếp hàng hóa thích hợp. Điều 73, khoản 2, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, quy định: “người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển » Theo điều 2, khoản 2, quy tắc Hague Visby 1968, “người chuyên chở phải tiến hành một cách hợp lý và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hoá được chuyên chở”. Do đó, nếu hàng hóa bị hư hỏng do việc xếp hàng không thích hợp thì chủ tàu/người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi chèn lót sắp xếp hàng theo chỉ thị của người thuê thì theo các luật lệ hàng hải người chuyên chở cũng không được miễn trách nhiệm về việc xếp hàng không hợp lý và phải chịu bồi thường đối với hậu quả. Tuy nhiên, trong thực tế đã xảy ra những trường hợp người chuyên chở thoái thác trách nhiệm về sắp xếp hàng không hợp lý mặc dù đó là nguyên nhân gây ra tổn thất hư hại đối với hàng hóa. Đó là khi người chuyển chở sử dụng vận đơn đích danh. Sau đây là một án lệ điển hình cho trường hợp này: 11 Tóm tắt vụ việc1: Cuối năm 2001, Công ty Global Santa ở Singapore bán cho Công ty Japan – Việt Nam Petroleum một lô hàng khớp nối ống khoan giếng dầu trị giá khoảng 415.000 USD theo điều kiện C&F Incoterms 2000. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, Công ty Global Santa đã thuê tàu "Duyên Phát" của Công ty Vận tải biển Cửu Long chở lô hàng trên từ Singa
Tài liệu liên quan