Đề tài Một số vấn đề về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập của quá trình tố tụng dân sự, giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó các bản án, quyết định của Toà án được đưa ra thi hành Để góp phần duy trì ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, mọi hành vi vi phạm pháp luật và tranh chấp xảy ra khi có yêu cầu đều được Toà án xem xét giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời nhà nước xây dựng một cơ chế đảm bảo cho việc thi hành các phán quyết mà Toà án đã tuyên. Nếu bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật mà không đựơc đưa ra thi hành thì quyền lợi của đương sự chưa được đảm bảo, nguyên tắc pháp chế bị vi phạm. Mặt khác tranh chấp, mâu thuẫn dân sự không được giải quyết kịp thời và triệt để, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và nhà nước bị suy giảm. Vì vậy công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng mang nội dung và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Đảng ta đã đề ra chủ trương ".Đẩy mạnh cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ Tư pháp.". Trong đó, có công tác thi hành án dân sự. Những năm qua công tác thi hành án dân sự đã từng bước được đẩy mạnh và đã thu được những kết quả to lớn. Pháp luật về thi hành án dân sự đã và đang được củng cố và hoàn thiện ngày càng phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra của sự phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, hệ thống cơ quan thi hành án đã được hình thành trong cả nước, hoạt động thi hành án đã đạt hiệu quả nhất định, kỷ cương trật tự xã hội được ổn định, đồng thời pháp chế xã hội chủ nghĩa được đảm bảo. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các giao lưu dân sự ngày một mở rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng dẫn đến số lượng bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều. Nếu như trước đây nhiệm vụ của cơ quan thi hành án chỉ là thi hành các bản án, quyết định dân sự thì từ khi có Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh công nhận thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Pháp lệnh Trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự ngày càng được mở rộng. Trước tình hình đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật thi hành án dân sự góp phần đẩy nhanh hoạt động thi hành án đạt hiệu quả hơn về số lượng cũng như chất lượng, từng bước giảm dần số lượng bản án, quyết định tồn đọng chưa được thi hành, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc nghiên cứu pháp luật về thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết không chỉ đối với các nhà lập pháp, tư pháp, các luật gia mà còn cần thiết đối với những sinh viên khi nghiên cứu về pháp luật Việt Nam. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có trình độ nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu nhất định. Do vậy, trong bài khoá luận tốt nghiệp này tôi chỉ xin trình bày một số khía cạnh quan trọng của pháp luật thi hành án dân sự đó là "Một số vấn đề về thi hành án dân sự ".

doc51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thi hành án dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan