Đề tài Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta là: Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.". Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, từ trước đến nay kể cả trong những giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục & đào tạo, mức đầu tư cho giáo dục hàng năm đều tăng lên. Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo vừa thực hiện yêu cầu đầu tư toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, nhưng vừa có sự đầu tư nhằm mục tiêu giải quyết những vẫn đề có tính chất bức xúc, trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn nhất định; việc đầu tư theo những mục tiêu có tính chất trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn đó chính là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua CTMTQG GD&ĐT đã thực hiện ở từng giai đoạn và từ năm 2001 đến nay đã thực hiện giai đoạn 2001- 2005, hiện nay đang tiếp tục thực hiện giai đoạn II đến năm 2010. Việc thực hiện đầu tư này rất quan trọng nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước trong khu vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên yêu cầu của công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách các CTMTQG GD&ĐT sao cho có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra, luôn là vấn đề đặt ra đối với các cấp các ngành và các cơ quan quản lý, người làm công tác giáo dục cũng như người làm công tác quản lý tài chính, nhằm mục tiêu làm thế nào để việc đầu tư của Nhà nước và các nguồn tài chính khác trong xã hội nói chung cho CTMTQG GD&ĐT được sử dụng kịp thời, đúng mục đích, tạo ra được hiệu quả mong muốn như mục tiêu đã đề ra. Với suy nghĩ đó, trong thời gian đi thực tập, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo” Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về Giáo dục & Đào tạo và chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương II: Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo

doc87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta là: ²Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá². ²Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt...". Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, từ trước đến nay kể cả trong những giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục & đào tạo, mức đầu tư cho giáo dục hàng năm đều tăng lên. Đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo vừa thực hiện yêu cầu đầu tư toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nói chung, nhưng vừa có sự đầu tư nhằm mục tiêu giải quyết những vẫn đề có tính chất bức xúc, trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn nhất định; việc đầu tư theo những mục tiêu có tính chất trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn đó chính là việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua CTMTQG GD&ĐT đã thực hiện ở từng giai đoạn và từ năm 2001 đến nay đã thực hiện giai đoạn 2001- 2005, hiện nay đang tiếp tục thực hiện giai đoạn II đến năm 2010. Việc thực hiện đầu tư này rất quan trọng nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước trong khu vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên yêu cầu của công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách các CTMTQG GD&ĐT sao cho có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra, luôn là vấn đề đặt ra đối với các cấp các ngành và các cơ quan quản lý, người làm công tác giáo dục cũng như người làm công tác quản lý tài chính, nhằm mục tiêu làm thế nào để việc đầu tư của Nhà nước và các nguồn tài chính khác trong xã hội nói chung cho CTMTQG GD&ĐT được sử dụng kịp thời, đúng mục đích, tạo ra được hiệu quả mong muốn như mục tiêu đã đề ra. Với suy nghĩ đó, trong thời gian đi thực tập, em đã tìm hiểu và chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo” Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về Giáo dục & Đào tạo và chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương II: Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo NỘI DUNG Chương I. Những vấn đề chung về chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo 1.1. Sự cần thiết phải phát triển Giáo dục và Đào tạo Con người với vai trò vị trí vừa là động lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội, vừa là mục tiêu, là sản phẩm của xã hội và cũng đồng thời là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất; mà sản phẩm trực tiếp đó chính là kết quả của nền giáo dục đào tạo. Mỗi thời đại và từng quốc gia có chính sách quản lý, phát triển giáo dục riêng của mình, nhưng nét xuyên suốt lịch sử giáo dục thế giới thì Nhà nước luôn giữ vai trò chủ thể hàng đầu và trực tiếp của nền giáo dục quốc gia. Sở dĩ Nhà nước phải đảm bảo vai trò chủ thể phát triển giáo dục như vậy là do giáo dục có chức năng quan trọng: Một là chức năng giải phóng con người. Thông qua giáo dục, mỗi người đều có cơ hội thăng tiến xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội. Hai là chức năng xây dựng con người mới, được hiểu theo nghĩa rộng gồm công dân mới, những người cộng hòa mới, thế hệ mới, nhân dân mới. Ba là chức năng góp phần tạo lập liên kết chính trị, thông qua việc giáo dục ý thức chính trị mới cho các thế hệ công dân và đào tạo đội ngũ viên chức nhà nước thống nhất. Bốn là chức năng góp phần củng cố mối liên kết quốc gia nhờ vào việc giáo dục một hệ thống chuẩn giá trị cho mọi thành viên xã hội. Năm là chức năng tham gia kiểm soát xã hội. Giáo dục là một loại quyền lực mềm, rất hữu hiệu đối với quá trình quản lý xã hội trong đó có kiểm soát xã hội hiểu theo nghĩa rộng nhất của hoạt động này. Các chức năng rất công cộng nêu trên càng khẳng định vị trí của giáo dục như một dịch vụ công mà mọi Nhà nước hiện đại, không phân biệt thể chế chính trị, nhất thiết phải coi việc quản lý, phát triển giáo dục là trách nhiệm tự nhiên và quyền hạn tự thân của mình. Lịch sử đất nước ta trải qua hàng ngàn năm dưới ách đô hộ của ngoại bang xâm lược, bất kỳ một thế lực nào khi đặt ách đô hộ lên đất nước ta đều tìm mọi cách hủy hoại nền văn hóa của ta, dìm nhân dân ta trong vòng dốt nát, tăm tối hòng dễ bề cai trị, diệt tận gốc tinh thần yêu nước, khiến dân ta sống trong lầm than, không được học hành, làm nô lệ suốt đời cho chúng. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đối mặt với muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra ba nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Người nói:” Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp Đảng và Chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này. Phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh phát triển giáo dục của ta lên một bước phát triển mới…”, “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Tư tưởng ấy của Người đã được Đảng và Nhà nước ta phát triển thành đường lối, chủ tương, chiến lược, chính sách cụ thể qua từng thời kỳ. GD&ĐT tạo ra những con người phát triển toàn diện, có năng lực nghề nghiệp, có tinh thần ham hiểu biết, có tư duy sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt… đúng với mục tiêu của nước ta trên chặng đường xây dựng xã hội mới - Xã hội chủ nghĩa: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm; Đó là kết quả của một nền giáo dục toàn diện. Nhận thức được vai trò quan trọng của GD&ĐT là nền tảng đưa nước ta thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai, Nghị quyết Trung ương IV khóa VII của BCH Trung ương Đảng đã đề ra: “Cùng với khoa học công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực GD&ĐT trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tạo điều kiện cho nhân dân đặc biệt là thanh niên có việc làm, khắc phục những tiêu cực và yếu kém trong GD&ĐT”; Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải coi đầu tư giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội”. Đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT là đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội 1.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo 1.2.1. Sự cần thiết của chương trình Sau gần 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng còn những yếu kém, bất cập. Ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010”. Chiến lược xác định rõ mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Xuất phát từ nhận thức và thức tiễn nêu trên mà việc đề ra CTMTQGGD&ĐT là hết sức cần thiết. Nó sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập về cơ sơ vật chất trong trường học, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao chất lượng trong việc học cả lý thuyết cũng như thực hành, hỗ trợ giáo dục ở các vùng khó khăn nhằm giảm sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền; đầu tư tập trung xây dựng một số trường Đại học, Cao đẳng, THCN trở thành trọng điểm... đó là những mục tiêu chủ yếu của CTMTQG GD&ĐT trong giai đoạn từ 2001 đến 2010. Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định. Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đối tượng quản lý và kế hoạch hóa được xác định theo chương trình, việc đầu tư được thực hiện theo dự án. Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạt động để tiến hành một công việc nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương trình với nguồn lực và thời hạn thực hiện được xác định. 1.2.2. Nội dung của chương trình Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT thực hiện CTMTQG GD&ĐT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, thông qua 7 Dự án sau đây: Dự án 1 : “Củng cố và phát huy kết quả Phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục Trung học cơ sở” Dự án 2: “Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa” Dự án 3: “Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” Dự án 4: “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm” Dự án 5: “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng còn nhiều khó khăn” Dự án 6: “Tăng cường CSVC các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; xây dựng một số trường Đại học, THCN trọng điểm” Dự án 7: “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” Về Cơ chế quản lý dự án : - Bộ GD&ĐT quản lý, điều hành, tổng hợp chung tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các dự án số : 1, 2, 3, 4, 5, 6; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện dự án số 7. 1.3. Nguồn tài chính thực hiện CTMTQG GD&ĐT Từ sau Đại hội VI (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu sự chuyển đổi toàn diện từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước (hiện nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ) . Sự nghiệp GD&ĐT cũng được phát triển từ một hệ thống giáo dục hầu như được Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ, đi học không phải đóng học phí sang quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân, phát triển giáo dục là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khai thác tiềm năng của nhân dân và các tổ chức kinh tế để hỗ trợ cùng NSNN tăng cường đầu tư cho giáo dục. Từ đó ngành giáo dục có điều kiện phát triển nhanh hơn. Những năm qua chúng ta đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm: 1.3.1. Nguồn Ngân sách Nhà nước: - Ngân sách Nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư phát sinh trong quá trình nhà nước động viên, phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quĩ tiền tệ tập trung của nhà nước, trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu chi gắn với chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế, xã hội của Nhà nước. NSNN nhà nước ta là một hệ thống thống nhất, bao gồm: Ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Chi NSNN là quá trình sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước. Chi NSNN thực chất là việc thực hiện quan hệ tiền tệ, được hình thành trong quá trình phân phối, đồng thời sử dụng NSNN vào việc cấp phát kinh phí cho bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội mà Nhà nước giao cho, theo những nguyên tắc nhất định. Bên cạnh đó, chi NSNN còn là sự phối hợp giữa quá trình phân phối và quá trình sử dụng NSNN vào các mục tiêu: * Quá trình phân phối NSNN là quá trình thực hiện cấp phát kinh phí từ NSNN, nhằm tạo ra sự hoạt động của các quỹ, trong sự vận hành và phát triển của nền kinh tế. * Quá trình sử dụng NSNN là quá trình trực tiếp sử dụng khoản kinh phí, được cấp phát từ nguồn NSNN, phục vụ cho các mục tiêu phát triển của đất nước... Đầu tư cho GD&ĐT luôn được ưu tiên hàng đầu. Dù ở cơ chế kế hoạch hóa tập trung hay ở cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì trong tất cả các nguồn tài chính đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT nói chung, CTMTQG GD&ĐT nói riêng, NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng, phát triển hệ thống GD&ĐT và chiếm một tỷ trọng lớn, vì: Đây là nguồn tài chính cơ bản, to lớn để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo theo định hướng, mục tiêu của Nhà nước. Giải quyết những vấn đề thuộc chính sách xã hội, công bằng trong giáo dục đào tạo như vấn đề về quyền lợi được hưởng giáo dục ở khu vực vùng sâu, xa và người bị thiệt thòi, con em của những gia đình chính sách hoặc gia đình gặp khó khăn về đời sống kinh tế. Giải quyết những vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục ở tầm quốc gia và ở những khu vực mà các thành phần kinh tế xã hội khác chưa quan tâm hoặc chưa đủ năng lực để thực hiện. Để đạt được mục tiêu của CTMTQG GD&ĐT thì nguồn vốn từ NSNN phải tăng theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế và được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương. 1.3.2. Các nguồn tài chính ngoài NSNN Chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT là khoản chi mang tính chất thường xuyên. Trong những năm qua, khoản chi này có xu hướng tăng, song vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi ngày càng đa dạng và yêu cầu nguồn kinh phí lớn của các dự án của CTMTQG GD&ĐT. Do đó đòi hỏi ngoài nguồn đầu tư từ NSNN cần phải huy động thêm các nguồn tài chính khác, bao gồm: + Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: khoản đóng góp của nhân dân bằng tiền, hiện vật, ngày công lao động để xây dựng cơ sở vật chất trường học + Nguồn tài trợ: Gồm tài trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, ủng hộ các các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. + Nguồn bổ sung từ ngân sách địa phương và của các Bộ, ngành. + Nguồn vốn vay tín dụng từ các tổ chức tín dụng, vay nước ngoài + Nguồn vốn khác: Các khoản được biếu tặng cho các trường bằng hiện vật như: sách giáo khoa, máy vi tính, đồ dung thí nghiệm… Những nguồn này tuy chưa nhiều nhưng cũng góp phần đáng kể vào phát triển sự nghiệp GD&ĐT Chương II Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo 2.1. Khái quát về GD&ĐT của nước ta trong thời gian qua Trong những năm qua GD&ĐT đã đạt được một số kết quả: Về thực hiện phổ cập giáo dục:Dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ đã thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ( Chính vì vậy mà mặc dù Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhưng tỷ lệ người lớn biết chữ đã đạt tới 90% - Nguồn báo cáo phát triển thế giới 2007 của World Bank- Tạp chí nhà quản lý trang 17, số 44 tháng 2/2007) Theo số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đến tháng 7 năm 2007 có 39/64 tỉnh, thành phố (đạt tỷ lệ 61%) đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 35/64 tỉnh, thành phố (đạt tỷ lệ 55%) được công nhận đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục THCS, 2 tỉnh đang hoàn thiện thủ tục để chuẩn bị được kiểm tra là Tiền Giang và Tây Ninh. Nhiệm vụ đổi mới chương trình, nội dung giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 đã được hoàn thành cơ bản: Hoàn chỉnh nội dung, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 ở bậc trung học cơ sở và đưa vào thực hiện từ năm học 2001-2002. Năm học 2006 - 2007 đã tiếp tục tập trung thực hiện tốt đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, phân ban kết hợp với tự chọn ở lớp 10 THPT. Bên cạnh đó 8 chương trình, SGK dạy tiếng dân tộc (KhMer, HMông, Jrai, Chăm) đã được ban hành theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Năm học 2006 - 2007, hầu hết các địa phương, các Bộ Ngành liên quan đều chủ động hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, xoá "xã trắng" về giáo dục mầm non, đẩy mạnh việc tách trường liên cấp mầm non- Tiểu học, Tiểu học - THCS, đồng thời xây dựng thêm trường học mầm non, phổ thông ở các địa bàn tập trung dân cư. Về cơ sở vật chất: Năm học 2006-2007, cả nước có 557.027 phòng học mầm non và phổ thông, trong đó có gần 28.801 phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm; 22.844 thư viện trường học (chiếm tỷ lệ 74% tổng số trường phổ thông), trong đó có 24% thư viện đạt tiêu chuẩn 01; hơn 1.806 phòng tập thể dục thể thao. Số phòng học cấp 4 và phòng học kiên cố là 467.727, chiếm tỷ lệ 89,6%. Riêng khối phổ thông xây mới được tổng số 32.580 phòng học, trong đó có 15.831 phòng học tiểu học, 11.513 phòng học cho THCS và 5.236 phòng học cho THPT. Tuy nhiên theo báo cáo từ các địa phương đến 30/6/2007, số phòng học của Tiểu học có 242.939 phòng (mới đáp ứng 90,7% so với nhu cầu), THCS có 147.290 phòng (mới đáp ứng 88,6% so với nhu cầu) và THPT có 57.528 phòng ( mới đáp ứng 79,5% so với nhu cầu). Chưa đến 50% trường có kho, phòng chứa thiết bị đáp ứng so với nhu cầu, cụ thể: Tiểu học có 7.828 kho, phòng (đáp ứng 42,6% so với nhu cầu), THCS có 6.882 kho, phòng (đáp ứng 48,7% so với nhu cầu), THPT có có 1.634 kho, phòng (đáp ứng 50,4% so với nhu cầu). Phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn còn thiếu nhiều , toàn quốc trường THCS chỉ có 113.910 phòng trên tổng số 163.800 lớp, trường THPT chỉ có 5.104 phòng trên tổng số 24.298 lớp. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của nội dung chương trình sách giáo khoa mới 2.2. Thực trạng kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT Kinh phí đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT gồm nguồn kinh phí từ NSNN và nguồn kinh phí huy động từ các nguồn khác như: Vốn NSTW hỗ trợ, vốn địa phương bổ sung, vốn vay tín dụng, vốn nước ngoài, vốn lồng ghép, vốn huy động cộng đồng. Trong giai đoạn 2001-2005 các nguồn kinh phí huy động như sau: 2.2.1. Tổng mức kinh phí từ Ngân sách Trung ương đã chi cho các dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT Giai đoạn 2001 – 2005 Nguồn kinh phí này được trích trực tiếp từ NSTW để thực hiện chương trình. Đây là khoản chi rất lớn, mang tính chất thường xuyên nên khoản chi này được chi theo dự toán, các khoản chi này nằm trong dự toán đã được xây dựng trước. Hàng năm ngành GD&ĐT xây dựng dự toán cho khoản chi này, dự toán này sẽ là căn cứ chính thức để phân bổ khoản chi và giao nhiệm vụ cho từng cấp từ Trung ương xuống địa phương. Đồng thời Bộ GD&ĐT đã dự toán kinh phí chi CTMTQG GD&ĐT để thực hiện ở cấp Trung ương và cấp địa
Tài liệu liên quan