Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng là trung gian về tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động được đó đem cho vay đối với những doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển. Huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào huy động vốn được càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Khi mà sự cạnh tranh giành giật thị phần ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, mặc dù thành lập chưa được lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh đã trở thành một trong các ngân hàng có khả năng huy động vốn cao trên địa bàn hoạt động. Có được điều này là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV trong toàn Chi nhánh. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em có cơ hội được tìm hiểu quá trình hoạt động của công tác Huy động vốn, chính vì vậy em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động Huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn. Do đó em lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội”. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS Nguyễn Đình Trung đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình, và các cô chú anh chị tại Phòng Tín dụng và phòng nguồn vốn của Chi nhánh, đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bài viết. Bài viết là sự nỗ lực tìm tòi của bản thân cá nhân, song do năng lực còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏ những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của mọi người để bài viết được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn!

docx54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân hàng là trung gian về tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và của dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động được đó đem cho vay đối với những doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển. Huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào huy động vốn được càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả càng cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy động vốn của mình. Khi mà sự cạnh tranh giành giật thị phần ngày càng diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, mặc dù thành lập chưa được lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh đã trở thành một trong các ngân hàng có khả năng huy động vốn cao trên địa bàn hoạt động. Có được điều này là sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV trong toàn Chi nhánh. Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em có cơ hội được tìm hiểu quá trình hoạt động của công tác Huy động vốn, chính vì vậy em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động Huy động vốn của Chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn. Do đó em lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội”. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS Nguyễn Đình Trung đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình, và các cô chú anh chị tại Phòng Tín dụng và phòng nguồn vốn của Chi nhánh, đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bài viết. Bài viết là sự nỗ lực tìm tòi của bản thân cá nhân, song do năng lực còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏ những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của mọi người để bài viết được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế khu vực vẫn đang trong tình trạng khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoà chung với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng.Cơ chế chính sách đã và đang được chỉnh sửa theo hướng giành nhiều quyền tự do dân chủ cho các ngân hàng thương mại, quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng được triển khai nhanh chóng. Đó chính là cơ hội thuận lợi cho sự ra đời của các chi nhánh của các trong hệ thống các ngân hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một DNNN được thành lập theo quyết định Số 48/QĐ-HĐQT ngày 13/03/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh là chi nhánh cấp 1 trong hệ thống các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại Toà nhà C3- phường Phương Liệt- quận Thanh Xuân- Hà Nội. Tên giao dịch là: ”Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội”; tên giao dịch quốc tế là: “VietNam Bank for Agriculture and Rural Development Nam Ha Noi Brand”. Số điện thoại: (84-4) 8687100; Fax: (84-4) 8687062. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh trong giai đoạn thành lập này là khẩn trương tổ chức bộ máy, tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai trương chi nhánh. Ngày 08/05/2001, Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là nhanh chóng ổn định hoạt động của Chi nhánh về con người cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất; triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm hoạt động là: “Vì sự thành đạt của Khách hàng và Ngân hàng”; tăng cường công tác Marketing thu hút khách hàng thông qua việc tổ chức các nhóm công tác tìm hiểu, tiếp cận khách hàng; tổ chức các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng nhất là các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ; xây dựng nội quy, quy chế điều hành, cơ chế khoán, tổ chức thảo luận trong toàn thể cán bộ công nhân viên… Đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trở thành một chi nhánh trong hệ thống NHNo trên địa bàn thủ đô Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Trong giai đoạn này, Chi nhánh tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh; nhận khoán tài chính trước hạn một năm; triển khai thành công chương trình hệ thống ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa; triển khai mở rộng màng lưới các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch… Trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã có những hoạt động tích cực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban. Với một mô hình tổ chức hợp lý, Chi nhánh đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũng như của từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Chi nhánh luôn lấy hoạt động tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua những khó khăn thách thức, đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT trong thời gian qua rất đáng trân trọng. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có một Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Hiện nay bộ máy tổ chức của Chi nhánh gồm 8 phòng ban khác nhau, bao gồm: Phòng Tín dụng; Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp; Phòng Kế toán – Ngân quỹ; Phòng Hành chính – Nhân sự; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Phòng Marketing; và Phòng Điện toán. BAN GIÁM ĐỐC Phòng điện toán Phòng MKT Phòng Kiểm tra kiểm toán Phòng Hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng NV và KH tổng hợp Hình 1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) Phòng Tín dụng có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín; Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản vay do giám đốc Chi nhánh cấp I quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đóc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp đưới; xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp là phòng được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của Chi nhánh. Qua đó phòng có những nhiệm vụ chủ yếu như sau: Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh trên địa bàn, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo từng quý, năm, dự thảo các bản báo cáo sơ kết, tổng kết; Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh cấp II trên địa bàn; Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan báo chí; Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các Chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam; bình xét khoán lương hàng tháng của Chi nhánh và trực tiếp làm thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng; trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc. Phòng Kế toán Ngân quỹ: Có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các NHNo&PTNT trên địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật. Phòng Hành chính Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt; Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; Có trách nhiệm làm đầu mối giao tiếp với khách hàng làm việc công tác tại Chi nhánh; Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính , văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh; Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam; Trục tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế dộ đối với cácn bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng. Phòng Thanh toán quốc tế: Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế theo quy định; Thực hiện công tác thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam; Thự hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định. Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của NHNo&PTNT về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ và tín dụng Ngân hàng; Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị; Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo kế hoạch quý, 6 tháng, năm.; tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp II; Tổng hợp báo cáo kịp thời các chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ; Tổ chức xác minh, kiểm tra và tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng. Phòng Điện toán: Là phòng mới thành lập trong năm 2007. Phòng có nhiệm vụ Quản lý giám sát sử dụng cá thiết bị thông tin, điện toán, các thiết bị của hệ thống máy ATM theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu hồ sơ, báo cáo và các thông tin hoạt động vào hệ thống máy vi tính theo quy định; Trực tiếp tổ chức triển khai nghiêp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ; Giải đáp những thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ. Phòng Marketing: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam; Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp thị, thông tin và tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan báo chí, tiếp thị, truyền thông; Xây dựng kế hoạch tiếp thị các chương trình phối hợp với các cơ quan truyền thông báo chí. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh. Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhiệm các chức năng sau: - Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. - Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. - Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN. - Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam. - NHNo&PTNT Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, và dịch vụ ngân hàng. Với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Các sản phẩm dịch vụ Chi nhánh cung cấp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời tích cực phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng và phục vụ khách hàng một các tốt nhất. Về sản phẩm: bao gồm huy động vốn và cho vay. - Huy động vốn: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu củat khách hàng; Phát hành các loại giấy tờ có giá như Chứng chỉ, tría phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu… - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế, cá nhân,hộ gia đình; Cho vay đời sống CBCNV, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, du học sinh…; Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ, cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ…; Nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước. Về dịch vụ: Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng các dịch vụ như sau Các dịch vụ thanh toán: Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT; Chuyển tiền điện tử trong nước; Thanh toán biên giới. Đại lý chi trả kiều hối. Chiết khấu, tái chiết khấu. Kinh doanh ngoại tệ. Dịch vụ thu hộ chi hộ. Các dịch vụ bảo lãnh. Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ. Hợp tác đào tạo quảng cáo. Các dịch vụ đặc biệt: Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài. Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có màng lưới giao dịch trên toàn quốc. Giao dịch online với các khách hàng lớn trên thế giới. Thu xếp vốn đồng tài trợ. Internet - Banking. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng số CBCNV trong Chi nhánh là 150 cán bộ, trong đó cán bộ làm công tác Tín dụng là 53 cán bộ; Thanh toán quốc tế là 08 cán bộ; Kiểm tra kiểm toán nộ bộ là 05 cán bộ; Kế toán là 43 cán bộ; Kiểm ngân là 21 cán bộ; còn lại là 25 cán bộ làm việc tại các phòng ban khác. Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau: + Ban lãnh đạo: 04 cán bộ. + Phòng Tín dụng: 17 cán bộ. + Phòng NV- KH tổng hợp: 06 cán bộ. + Phòng Kế toán Ngân quỹ: 26 cán bộ. + Phòng Kinh doanh ngoại tệ và TTQT: 07 cán bộ. + Hành chính Nhân sự: 07 cán bộ. + Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ: 05 cán bộ. + Phòng Điện toán: 04 cán bộ. + Chi nhánh cấp II Giảng Võ: 16 cán bộ. + Chi nhánh cấp II Nam Đô: 21 cán bộ. + Chi nhánh cấp II Tây Đô: 18 cán bộ. + Phòng Giao dịch số 4: 04 cán bộ. + Phòng giao dịch số 5: 05 cán bộ. + Phòng giao dịch số 6: 05 cán bộ. + Phòng giao dịch số 9: 05 cán bộ (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2007) Về trình độ cán bộ: Chi nhánh có 02 tiến sỹ; 09 thạc sỹ; 114 Đại học; 02 Cao đẳng; 03 cao cấp ngân hàng và 09 trung cấp, 11 cán bộ trung sơ cấp học nghiệp vụ khác. Là một chi nhánh mới được thành lập, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, ngay từ đầu năm Cấp uỷ Đảng, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn đã xác định được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Chi nhánh, qua đó đã phát động phong trào kết hợp giao nhiệm vụ đến từng phòng, từng bộ phận, từng cán bộ; đồng thời bố trí công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người trong Chi nhánh phát huy sở trường của mình. Khách hàng. Năm 2007, chi nhánh dã phát triển them được 1289 khách hàng, nâng tổng số khách hàng của chi nhánh lên 16213 khách hàng. Trong đó có khoảng 100 khách hàng có số dư tiền gửi và dư nợ lớn. Khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại Chi nhánh là: Bảo hiểm Xã hội 490 tỷ đồng; Công ty Vàng bạc đá quý 400 tỷ đồng; … Khách hàng vay vốn lớn là Cong ty vận tải Biển Đông 304 tỷ đồng; Công ty thực phẩm Miền Bắc 250 tỷ đồng; Dự án xây dựng Nhiệt điện Hải Phòng 250 tỷ đồng; Dự án Nhà máy dệt ENZO Việt 3,8 triệu EURO ... Năm 2007, nguồn vốn của Chi nhánh phát triển nhanh nhưng chủ yếu là nguồn tiền gửi từ dân cư và tiền gửi dài hạn, việc phát triển thi phần khách hàng của chi nhsnh theo hướng mở rộng khách hàng, không tập trung quá nhiều vào một vài khách hàng để tăng them tính ổn định. Nguồn tiền của các Tổ chức tài chính tuy ngắn hạn nhưng nếu điều phối tốt thì vẫn có thể chủ động được và quan trọng là nó có khả năng đáp ứng ngay một khối lượng lớn phục vụ nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Nguồn vốn của các Tổ chức tín dụng thường có lãi suất cao và nhu cầu vồn trùng thời gian với nhau nên tìm cách hạn chế đưa qua thị trường lien ngân hàng. Nguồn vốn của các dự án đầu tư nước ngoài là rất hiệu quả, cần tìm các biện pháp để thu hút. Màng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch. Năm 2007, Chi nhánh thành lập thêm 2 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở mới cho 2 chi nhánh cấp II. Đến nay, NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có 1 Hội sở, 8 phòng nghiệp vụ, 3 Chi nhánh cấp II, 4 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp I và 8 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp II. CN cấp II Giảng Võ CN Nam HN Hội sở CN cấp II Nam Đô CN Cấp II Tây Đô Phòng Giao Dịch số 4 Phòng Giao Dịch số 5 Phòng Giao Dịch số 6 Phòng Giao Dịch số 9 - Hội sở: Toà nhà C3 – 198 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại: 04 8687092; Fax: 04 8687062. - Chi nhánh Cấp II Giảng Võ: Số 17 - Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội. Điện thoại: 04 7162303; Fax: 04 7261242. - PGD số 1 – CN Giảng Võ: Số 84 – Quán Thánh – Ba Đình. Điện thoại: 04 7150847; Fax: 04 7150846. - Chi nhánh cấp II Tây Đô: Đường Phạm Hùng - Mỹ Đình - Từ Liêm. Điện thoại: 04 7686436; Fax; 04 7684983. - PGD số 1 CN Tây Đô: Khu Mỹ Đình II - Từ Liêm – Hà Nội. Điện thoại: 04 7870721; Fax: 04 7870721. - Chi nhánh Cấp II Nam Đô: Số 201 Khâm Thiên - Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại: 04 5117679; Fax: 04 5117679. - PGD số 2 CN Nam Đô: Học viện Ngân hàng - Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại: 04 573 5152; Fax: 04 5735152. - PGD số 3 CN Nam Đô: Số 113 Chùa Bộc - Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại: 04 5639602; Fax: 04 5639602. - PGD số 4 Nam Hà Nội: Số 4 Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Điện thoại: 04 9361017; Fax: 04 9361017. - PGD số 5 Nam Hà Nội: Số 270 Nguyễn
Tài liệu liên quan