Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á

Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường . Ở đâu tồn tại nền kinh tế thị trường ở đó có sự cạnh tranh .Quy luật cạnh tranh sẽ sàng lọc đào thải những doanh nghiệp yếu kém và giúp các doanh nghiệp có tiềm lực vươn lên khẳng định mình , đạt tới thành công .Qua đó, cạnh tranh cũng giúp nền kinh tế phát triển mạnh, đem lại lợi ích cho khách hàng .

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á . 5 Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 9 Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 -2008 11 Bảng 1.2 : Thu nhập bình quân của Nhựa Đông Á 11 Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm trong tổng doanh thu 2008 15 Sơ đồ 1.3 : Quy trình đùn thanh Profile 18 Sơ đồ 1.4 : Quy trình sản xuất cửa SmartWindows (Nguồn : Phòng kỹ thuật S.M.W) 21 Bảng 1.3 : Cơ cấu lao động sản xuất SmartWindows hết 2008 24 Bảng 1.4: Bảng Cân Đối Kế Toán Tóm Tắt 2008 25 Bảng 1.5 : Các Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản 25 Bảng 1.6 : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 26 Bảng 1.7 : VLĐ thường xuyên 26 Bảng 1.8 : Vốn bằng tiền 26 Bảng 1.9 : Bảng giá cửa uPVC có lõi thép gia cường – SmartWindows 29 Bảng 1.10 : Báo giá cửa các hệ sản phẩm của eurowindow 30 Sơ đồ 1.5 - Mạng lưới phân phối của Công ty CPTĐ Nhựa Đông Á 34 Sơ đồ 1.6 : Quy trình tiếp nhận thông tin và bán hàng với SmartWindows 36 Biểu đồ 1.3 : Tăng trưởng doanh thu SmartWindows giai đoạn 2005-2008 39 Biểu đồ 1.4 : Thị phần của SmartWindows trên thị trường năm 2008 (Ước tính) 39 Sơ đồ 2.1 : Quy trình cải thiện chính sách giá bán sản phẩm 46 Bảng 2.1 : Đánh giá tiềm năng thị trường bằng phương pháp cho điểm 56 LỜI MỞ ĐẦU Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường . Ở đâu tồn tại nền kinh tế thị trường ở đó có sự cạnh tranh .Quy luật cạnh tranh sẽ sàng lọc đào thải những doanh nghiệp yếu kém và giúp các doanh nghiệp có tiềm lực vươn lên khẳng định mình , đạt tới thành công .Qua đó, cạnh tranh cũng giúp nền kinh tế phát triển mạnh, đem lại lợi ích cho khách hàng . Ở Việt Nam kể từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt . Doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hay nói cụ thể hơn là phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra . Khả năng cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là tổng hợp các yếu tố thuộc về sản phẩm như chí phí sản xuất, giá cả , mẫu mã , chất lượng , mức độ khác biệt hóa sản phẩm, uy tín thương hiệu … giúp sản phẩm tạo ra duy trì và phát triển thị phần trên thị trường so với sản phẩm của các chủ thể khác . Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á , Tôi rất ấn tượng với sản phẩm cửa nhựa có lõi thép gia cường uPVC mang nhãn hiệu SmartWindows của Công ty. Cửa nhựa uPVC có thể nói là sản phẩm mới xuất hiện một số năm gần đây, tiềm năng phát triển của sản phẩm này tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm này là rất cao. Chính vì vậy tôi quyết định chọn chuyên đề thực tập : “ Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á ” Chuyên đề chia làm 2 phần : Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows . Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm SmartWindows . Với chuyên đề này tôi hy vọng sẽ đánh giá được thực trạng khả năng cạnh tranh từ đó đưa ra được một số giải pháp hữu dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm SmartWindows trên thị trường . I. Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows 1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên Công ty : Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á. Tên tiếng Anh: DONG A PLASTIC GROUP JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : Tập đoàn Đông Á. Biểu tượng : Giấy chứng nhận ĐKKD số : 0103014564 ngày 14/11/2006 Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp Người đại diện: Trần Thị Lê Hải Chức vụ : Tổng Giám đốc Trụ sở Lô 1-CN5-Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi –Thanh Trì-Hà Nội Văn phòng Tầng 6-toà nhà DMC-535 Kim Mã-Hà Nội. Điện thoại (84-4) 7352888 Fax (84-4) 7710789 Email info@nhuadonga.com.vn Website http:// WWW.nhuadonga.com.vn Vốn điều lệ 100.000.000.000 đồng Ngành nghề kinh doanh của Công ty : Hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á được phép hoạt động trong lĩnh vực : Sản xuất các sản phẩm, vật liệu phục vụ trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Xây dựng các công trình dân dụng , công nghiệp ,giao thông, thuỷ lợi. Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng , công nghiệp, giao thông. Đại lý mua, bán , ký gửi hàng hoá. Kinh doanh vật liệu xây dựng , trang thiết bị nội ngoại thất. Kinh doanh bất động sản, nhà ở. Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Kinh doanh phương tiện vận tải, thiết bị máy móc. Gia công cơ khí. Đầu tư xây dựng nhà ở. Kinh doanh nhà hàng , nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ du lịch sinh thái ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ). Các sản phẩm chính của Công ty : Hạt nhựa , cửa nhựa , cửa pano , cửa nhựa xếp , tấm ốp trần .... Thanh Profile , bạt Hi-flex , tấm PP Công nghiệp .... Cửa uPVC có lõi thép gia cường hiệu SmartWindows Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á tiền thân là công ty liên doanh với đối tác Đài Loan chuyên sản xuất sản phẩm nhựa mang thương hiệu Đông Á…. Sau khi mua toàn bộ phần vốn góp của đối tác nước ngoài, đã được chuyển thành Công Ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nhựa Đông Á. Năm 2001: Công ty TNHH Thương mại và Sản Xuất Nhựa Đông Á chính thức được thành lập: Vốn điều lệ : 5 tỷ đồng Lao động : hơn 50 lao động Trụ sở : Hàng Nón –Hoàn Kiếm –Hà Nội Nhà máy: Nhà máy sản xuất chính đặt tại Lĩnh Nam –Thanh Trì –Hà Nội Nhà máy lắp ráp cửa nhựa đặt tại Chương Dương –Hà Nội. Năm 2002: Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nhựa Đông Á lập dự án trình UBND TP Hà Nội xin phê duyệt và đã được cấp đất tại KCN Ngọc Hồi Đăng ký tham gia và trở thành viên Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ thành phố Hà Nội. Đăng ký và được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá độc quyền tại Việt Nam, Lào, Campuchia cho nhẵn hiệu Đông Á. Năm 2003 : Công ty thành lập Tổ chức Công đoàn Công ty trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trên toàn Công ty. Năm 2005 : Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nhựa Đông Á tập trung đầu tư xây dựng 2 nhà máy tại hai KCN Châu Sơn và KCN Ngọc Hồi. Năm 2006 : Là năm Công ty có những bước tiến đột phá , bao gồm : Hoàn thiện về cơ bản xây dựng xong 2 nhà máy tại hai KCN Châu Sơn – Hà Nam và KCN Ngọc Hồi. Đầu tư phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp Oracle (FPT triển khai). Tiến hành chuyển đổi hình thức từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Đông Á sang Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á và thành lập các công ty thành viên theo mô hình công ty mẹ - con, công ty liên kết. Năm 2007 : Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á thành lập 3 Công ty con là : Công ty TNHH một thành viên Nhựa Đông Á ,có trụ sở tại Khu công nghiệp Châu Sơn –Hà Nam (tiền thân là Nhà máy nhựa Đông Á đặt tại Thanh Trì –Hà Nội) Công ty TNHH SmartWindows địa chỉ tại Khu Công nghiệp Ngọc Hồi-Thanh Trì – Hà Nội (tiền thân là Nhà máy lắp ráp cửa nhựa SmartWindows) Công ty TNHH Một thành viên Nhựa Đông Á Sài Gòn có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Tân Tạo – TP Hồ Chí Minh Tiến hành hoàn thiện và định giá công ty, chuẩn bị các điều kiện để niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức. Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy lắp ráp cửa SmartWindows tại khu công nghiệp Tân Tạo TP HCM và Nhà máy sản xuất bạt tại khu công nghiệp Hà Nam. Ngày 14/5/2007 , Công ty Cổ Phần Tập đoàn Nhựa Đông Á chính thức làm lễ khánh thành đi vào hoạt động 2 nhà máy tại KCN Ngọc Hồi và Khu Công Nghiệp Hà Nam. Ngày 14/5/2007, ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung. Năm 2008 tới nay : Tiến hành đa dạng hoá ngành nghề thông qua việc mua lại 50% cổ phần Công Ty CP tư vấn đầu tư Tây Đô, triển khai dự án Khu cao ốc văn phòng cho thuê tại xã Mễ Trì -Từ Liêm – Hà Nội, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009. Hoàn thiện bộ máy quản lý, chuẩn bị các điều kiện để phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á . CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á CÔNG TY THÀNH VIÊN CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SMW CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHỰA ĐÔNG Á (ĐAS) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN TÂY ĐÔ CÔNG TY TNHH V&H VIỆT NAM CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á Công ty Nhựa Đông Á được tổ chức theo mô hình tập đoàn Mẹ - Con , công ty liên kết , trong đó Công ty nắm giữ quyền chi phối các công ty con , thực hiện các quyền và hưởng lợi ích từ các công ty liên kết thông qua tỷ lệ phần vốn góp hoặc hợp đồng , thoả thuận hợp tác . Nhiệm vụ và chức năng của các đơn vị như sau : Khối Văn phòng Tập đoàn: Thư ký HĐQT: Hỗ trợ các hoạt động của Hội đồng quản trị, đầu mối quản lý sổ cổ đông, tổ chức các cuộc họp HĐQT, BKS, ĐH cổ đông; Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện công tác Tài chính kế toán của tập đoàn; Phòng Hành chính – Nhân sự: là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám Đốc về các vấn đề tổ chức, lao động, tiền lương; công tác nhân sự; công tác văn thư lưu trữ; công tác hành chính và các công tác khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc; Phòng Marketing: Nghiên cứu, phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu cho toàn tập đoàn; Phòng Kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm sản xuất của Tập đoàn; thực hiện công tác phát triển thị trường, bán hàng, quan hệ khách hàng, thu hồi công nợ. Nhập khẩu và phân phối các sản phẩm vật liệu trang trí nội thất; Phòng Kế hoạch – Vật tư: Thực hiện công tác kế hoạch vật tư, NVL; Xuất nhập khẩu chung cho cả tập đoàn; Phòng CNTT: Thực hiện công tác Công nghệ thông tin cho cả tập đoàn, bao gồm cả các đơn vị thành viên; Ban kiểm soát nội bộ: Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các chức danh quản lý, CBNV; các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tuân thủ đúng nội quy, quy chế, các quyết định và chính sách của Tập đoàn; đảm bảo phù hợp với pháp luật. Công ty TNHH Một thành viên Nhựa Đông Á (Hà Nam): Phòng Kế hoạch - Vật tư: Thực hiện lập kế hoạch, điều độ sản xuất; Cung cấp và quản lý vật tư cho hoạt động sản xuất của nhà máy; Phòng Kho - Vận: Quản lý kho hàng và thực hiện công tác vận chuyển hàng hoá; Xưởng sản xuất: Bao gồm các tổ Bốc xếp, Cơ điện, Tổ ép, Tổ in, Tổ phế liệu, tổ tạo hạt, tổ đùn Profile với chức năng chính là thực hiện sản xuất, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng các sản phẩm sản xuất; Phòng Kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm; quản lý, xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kỹ thuật; Phòng Thí nghiệm: Thử nghiệm, thí nghiệm các sản phẩm và đưa ra phương án tạo sản phẩm chất lượng cao; Phòng KCS: Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra ; Công ty TNHH 1 thành viên S.M.W: Phòng Kế hoạch - Vật tư: Thực hiện lập kế hoạch, điều độ sản xuất; Cung cấp và quản lý vật tư cho hoạt động sản xuất của nhà máy ; Phòng Kho - Vận: Quản lý kho hàng và thực hiện công tác vận chuyển hàng hoá; Xưởng sản xuất: Bao gồm các tổ Lắp ráp, Tổ lắp đặt, Tổ kính, Tổ bốc xếp, Cơ điện, với chức năng chính là trực tiếp sản xuất, thi công, lắp đặt sản phẩm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng; Phòng Kỹ thuật: Tư vấn và thiết kế; Nghiên cứu sản phẩm; quản lý, xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kỹ thuật; Phòng KCS: Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra; Phòng Bảo hành: Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm SmartWindows; Công ty TNHH Nhựa Đông Á Sài Gòn: Phòng Tài chính - Kế toán: thực hiện công tác tài chính, kế toán; Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách các công tác hành chính và nhân sự Công ty; Phòng Kế hoạch - Vật tư: Thực hiện lập kế hoạch, điều độ sản xuất; Cung cấp và quản lý vật tư cho hoạt động sản xuất của nhà máy; Phòng Kho - Vận: Quản lý kho hàng và thực hiện công tác vận chuyển hàng hoá; Xưởng sản xuất: bao gồm các tổ Lắp ráp, Tổ lắp đặt, Tổ kính, Tổ bốc xếp, Cơ điện, với chức năng chính là trực tiếp sản xuất, thi công, lắp đặt sản phẩm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng; Phòng Kỹ thuật: Tư vấn và thiết kế; Nghiên cứu sản phẩm; quản lý, xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kỹ thuật; Phòng KCS: Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Phòng Bảo hành: Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm SmartWindows; Phòng Kinh doanh: Kinh doanh sản phẩm của SmartWindows; thực hiện công tác phát triển thị trường, bán hàng, quan hệ khách hàng, thu hồi công nợ. Nhập khẩu và phân phối các sản phẩm vật liệu trang trí nội thất. 1.2.2. Bộ máy quản lý của Công ty Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy quản lý công ty BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIẢM ĐỐC TÀI CHÍNH BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG Nhóm công ty do TĐ nắm giữ 100% vốn điều lệ NHÓM CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Hiện tại HĐQT của công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 3 năm và 1/3 số thành viên được bầu lại mỗi năm. Ban Kiểm soát nội bộ: Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại BKS công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm và 1/3 số thành viên được bầu lại mỗi năm. Ban Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được HĐQT và Đại HĐCĐ thông qua. Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ 3 năm, có Phó Tổng GĐ có nhiệm kỳ 2 năm. Hiện tại Công ty có 2 Phó TGĐ phụ trách 2 lĩnh vực: Kinh doanh, Kế hoạch, Marketing; Sản xuất. Giám đốc Tài chính: Là người giúp việc cho Ban Tổng giám đốc trong công tác tài chính - kế toán của Tập đoàn, kiêm Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á, trực tiếp phụ trách Phòng Tài chính - Kế toán. Ngoài những công việc trên Giám đốc Tài chính phải thực hiện được các công việc chính sau: Là người chịu trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn đưa ra quyết định: quyết định về chính sách đầu tư, quyết định về chính sách tài trợ và quyết định về chính sách phân phối, làm sao để tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông. Công việc cụ thể: Phân tích và đưa ra các công cụ quản trị rủi ro tài chính, theo dõi và đánh giá các dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo đặc biệt và đưa ra các dự báo cần thiết, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, lập mô hình tài chính, phân tích và quản lý danh mục đầu tư, thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan… 1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( 2004 – 2008 ) Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 -2008 (Nguồn : Phòng tài chính kế toán ) TT Chỉ tiêu Đ/V tính 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng doanh thu Triệu đồng 63.126 59.547 65.593 141.300 161.984 2 Doanh thu thuần Triệu đồng 63.113 59.531 65.574 141.079 160.159 3 Tổng chi phí Triệu đồng 62.957 59.372 64.626 129.388 157.126 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 198 175 967 12.281 4.871 5 Nộp ngân sách Triệu đồng - 24 271 - - 6 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 198 151 696 12.281 4.871 7 Tổng tài sản Triệu đồng 51.837 49.071 71.955 193.359 214.625 8 Vốn điều lệ Triệu đồng 30.000 100.000 120.000 9 Vốn kinh doanh Triệu đồng 30.000 100.000 120.000 Bảng 1.2 : Thu nhập bình quân của Nhựa Đông Á (Nguồn : Phòng tài chính kế toán ) Năm Đơn vị tính Thu nhập bình quân 2006 Triệu đồng/người/tháng 1.28 2007 Triệu đồng/người/tháng 2.1 2008 Triệu đồng/người/tháng 2.5 Nhận xét : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 – 2008 cho thấy Công ty luôn làm ăn có lãi. Những năm gần đây công ty có bước tăng trưởng vượt bậc. Đặc biệt năm 2007 doanh thu , lợi nhuận của công ty tăng trưởng đột biến. Nguyên nhân là do trong năm 2007 Công ty đưa 2 nhà máy ở hai khu công nghiệp Hà Nam và Ngọc Hồi đi vào hoạt động . Sản phẩm sản xuất ra với chất luợng tốt và giá thành cạnh tranh được khách hàng chấp nhận , doanh thu tăng mạnh , kéo theo lợi nhuận tăng cao. Trong năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế làm thị trường biến động mạnh, sức tiêu thụ sản phẩm giảm, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng giảm thất thường. Tuy nhiên để thu hút khách Công ty vẫn ổn định giá bán sản phẩm. Doanh thu năm 2008 là 161,9 tỷ đồng bằng 114,6 % so với năm 2007 , tuy nhiên lợi nhuận trong năm 2008 chỉ đạt 4,87 tỷ đồng giảm 60% so với năm 2007. Thu nhập bình quân người lao động tăng mạnh qua các năm 2006 và 2007 , tính đến hết năm 2008 đạt 2,5 triệu đồng / Tháng trung bình tăng 41.5 %/Năm. Với kết quả kinh doanh 5 năm trở lại đây ta có thể tin tưởng vào sự phát triển của Nhựa Đông Á trong những năm tiếp theo. 1.4. Giới thiệu về cửa uPVC có lõi thép gia cường SmartWindows Được nghiên cứu từ năm 2003 , đến năm 2004 bắt đầu được đầu tư máy móc thiết bị , đến nay sản phẩm SmartWindows đã chính thức có mặt trên thị trường với khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác . Cấu tạo của Cửa nhựa SmartWindows gồm các cấu kiện chính sau : Khuôn và khung cánh : Được cấu tạo từ thanh Profile với đặc tính quý báu của vật liệu uPVC có tuổi thọ rất cao , không bị ôxy hoá , không bị lão hoá hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axít , đồng thời không đòi hỏi tu bổ định kỳ , duy trì chất lượng sử dụng cao trong thời gian dài . Hệ gioăng cao su : Hệ thống gioăng cao su chuyên dụng không lão hoá đẳm bảo độ kín khít làm tăng khả năng cách âm , cách nhiệt . Thép gia cường : Nhờ kết hợp với lõi thép gia cường có độ dày từ 1.5 đến 2mm được lắp trong khoang rỗng của thanh Profile , các sản phẩm cửa từ thanh Profile có khả năng chịu lực tốt , không cong vênh , co ngót , thích hợp với các công trình đòi hỏi có diện tích và vách ngăn rộng . Mối hàn ghép công nghiệp : Sử dụng công nghệ gia nhiệt và ép thuỷ lực hiện đại có tác dụng kín và không bị rạn nứt ở các khớp nối . Thanh nhôm và hạt hút ẩm : là thanh nhôm dạng hộp trên bề mặt có các lỗ nhỏ , bên trong chứa các hạt chống ẩm có tác dụng hút hơi ẩm bên trong hộp kính làm cho hộp kính luôn luôn trong suốt . Hộp kính : Được bơm khí trơ nhằm giảm khả năng truyền âm , truyền nhiệt cũng như tiết kiệm điện năng , xung quanh hộp kính được phủ một lớp keo đặc chủng với độ dày từ 10 đến 15 mm không cho khí trơ lọt ra ngoài . Phụ kiện kim khí : Được sản xuất từ hợp kim không gỉ, được nhập khẩu từ các hãng hàng đầu của Đức như Roto , GU , Siegenie … Phụ kiện này ngoài vai trò quan trọng là đảm bảo an toàn cho các loại cửa và tính chính xác cao còn có vai trò mang giá trị thẩm mỹ và những công dụng tiện ích đáp ứng nhu cầu đặc biệt riêng, đồng thời khắc phục được nhược điểm của các loại kim khí thông thường . Các tính năng ưu việt của sản phẩm : Tính cách nhiệt và bảo ôn tốt : Thanh Profile được chế tạo định hình có cấu trúc dạng hộp, chia thành nhiều khoang trống thực hiện chức năng cách âm, cách nhiệt. Tính cách âm tốt : Kết cấu cửa uPVC có độ liên kết cao bởi mối ghép hàn công nghiệp của các thanh Profile kết hợp với hệ gioăng kín làm tăng khả năng cách âm cách nhiệt . Độ cách âm của sản phẩm uPVC khi kết hợp với kính hộp đạt trên 30dB. Tính kín khít, chống bám bụi, chống thấm nước : Mối liên kết góc hình thành thông qua công nghệ hàn : Kín khít hơn cửa nhôm hoặc gỗ. Có sự tham gia của hệ gioăng cao su giúp cửa vận hành êm, kín và chống thấm. Chống lão hoá – cong vênh – co ngót , Chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt : Do có sự tham gia của các chất phụ gia đặc biệt trong thành phần Profile nên sản phẩm uPVC có tính ổn định dưới tác động của nhiệt độ, có tính chống lão hoá trong một thời gian dài. Bên trong thanh Profile có lõi thép gia cường n
Tài liệu liên quan