Đề tài Nếu ngân hàng trung ương trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào Thị trường chứng khoán như thế nào?

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 được khẳng định tại Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII là “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách tiền tệ phù hợp. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng ra tăng thì chính phủ phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ (hay chính sách đóng băng tiền tệ), ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng thì phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (hay chính sách mở rộng tiền tệ), tuy nhiên thực tế và mặt lý thuyết đôi khi lại có những điểm khác nhau. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp (lạm phát tăng nhanh, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, khủng hoảng chính trị khu vực Trung Đông ) cộng với những tác động thiếu thuận lợi của hoàn cảnh trong nước (thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, sự suy thoái tăng trưởng, kinh tế giảm, tổng cầu giảm, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ, giá cả tăng cao, các chính sách cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa vững chắc ), việc xác định và nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội do Chính phủ đưa ra thực sự là cần thiết và có vai trò quan trọng.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nếu ngân hàng trung ương trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào Thị trường chứng khoán như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP – DỆT MAY TT HÀ NỘI BÀI THẢO LUẬN NHÓM Chủ Đề : ‘‘Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào TTCK như thế nào?’’ Sinh viên: Nhóm 2 Lớp : CĐTC2 – K5 Môn học : Thị Trường Tài Chính GVHD : Trịnh Thị Thùy Giang Hà Nội, 3 – 2011 TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP – DỆT MAY TT HÀ NỘI BÀI THẢO LUẬN NHÓM Chủ Đề : ‘‘Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào TTCK như thế nào?’’ Sinh viên Nhóm 2: Lê Thị Thu Hồng Lê Thị Thu Hồng Nguyễn Thị Hồng Đinh Thị Hường Vũ Thị Hiệp Đoàn Thị Huê Hà Thị Hựu Cao Thị Huyền Đinh Trọng Kỳ Nguyễn Thị Khánh Hà Nội, 3 – 2011 LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2020 được khẳng định tại Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII là “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế”. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định được được môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách tiền tệ phù hợp. Điều này đòi hỏi một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng ra tăng thì chính phủ phải đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ (hay chính sách đóng băng tiền tệ), ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng thì phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ (hay chính sách mở rộng tiền tệ), tuy nhiên thực tế và mặt lý thuyết đôi khi lại có những điểm khác nhau. Thực tế cho thấy, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp (lạm phát tăng nhanh, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, khủng hoảng chính trị khu vực Trung Đông…) cộng với những tác động thiếu thuận lợi của hoàn cảnh trong nước (thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, sự suy thoái tăng trưởng, kinh tế giảm, tổng cầu giảm, vốn đầu tư giảm, sản xuất kinh doanh trì trệ, giá cả tăng cao, các chính sách cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa vững chắc…), việc xác định và nhấn mạnh mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội do Chính phủ đưa ra thực sự là cần thiết và có vai trò quan trọng. Do vậy, Chính phủ tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa trên cơ sở điều hành linh hoạt các công cụ lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn và lương cung tiền để tạo được mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý; giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 xuống dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất – kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, giảm cho vay đối với khu vực phi sản xuất; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, giảm tình trạng đô la hóa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng, ngoại hối ở một mức nhất định nhưng bên cạnh đó Chính phủ vẫn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ ở mức độ vi mô và không kéo dài quá lâu nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Để hiểu rõ hơn về các chính sách tiền tệ trên và trả lời cho câu hỏi “Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lược đầu tư vào Thị trường chứng khoán như thế nào ?”. Nhóm 2 xin đưa ra một số nội dung cơ bản dưới đây. NỘI DUNG I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 1. Tình hình kinh tế thế giới. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thế giới luôn trải qua nhiều biến động. Bắt đầu từ sự phá sản của WorldCom năm 2003, Mardoff với vụ lừa đảo lịch sử 65 tỷ USD năm 2005, và lớn nhất là khủng hoảng tín dụng Mỹ năm 2007, kéo theo sự sụp đổ của đế chế Lehman Brothers, cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. 2. Tình hình kinh tế trong nước. Trong các thể chế tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi phản ánh một cách rõ ràng nhất những biến động của nền kinh tế, chính vì vậy việc am hiểu tình hình kinh tế là rất quan trong, giúp nhà đầu tư có chiến lược đúng đắn. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. TTCK Việt Nam cũng luôn song hành cùng với những thay đổi của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Năm 2011 có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, bởi đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011- 2015 và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011- 2020. Đồng thời cũng là năm tiền đề để Việt Nam chuyển sang thực hiện chương trình tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Vì thế, cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2011 mà còn cả trong những năm tiếp theo. II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 1. Khái niệm chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách vĩ mô, mà Ngân hàng trung ương thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Khối lượng tiền cung ứng (hay mức cung tiền) là tổng số tiền có khả năng thanh khoản, nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các Ngân hành thương mại. 2. Phân loại chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ có thể điều hành theo một trong hai hướng sau: Chính sách tiền tệ thắt chặt (chính sách đóng băng tiền tệ) là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ theo hướng này nhằm đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát. Được thực hiện khi nền kinh tế xảy ra hiện tượng lạm phát. Chính sách tiền tệ nới lỏng (hay chính sách tiền tệ mở rộng) là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng khi nền kinh tế xảy ra thiểu phát. Ở mỗi quốc gia chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương vạch ra và chính sách ngân hàng trung ương sẽ đưa nó vào vận hành trong thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, tình hình của mỗi quốc gia mà xác định đâu là mục tiêu chính. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ xây dựng được một "tứ giác thần kỳ" ứng với một tốc độ lạm phát 1 - 3%, thất nghiệp vào khoảng 4%, tăng trưởng kinh tế phải đạt từ 3 - 5% và làm sao cho số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm từ 2 - 3% trên GNP. Một quốc gia sẽ cực kỳ ổn định nếu nó đạt được tứ giác thần kỳ này. III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ gồm 3 chính sách cơ bản: Chính sách tín dụng. Chính sách ngoại hối. Chính sách đối với ngân sách Nhà nước. 1. Chinh sách tín dụng. Nội dung của chính sách: Cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Dụa vào các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn của xã hội và với chính sách tín dụng đã xác định, vốn tín dụng vận động hợp lý tới nơi cần. Chính sách tín dụng gồm hai nội dung cụ thể: Chính sách lãi suất, căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý nền kinh tế, Ngân hàng trung ương sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp, để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng. Đó có thể là lãi suất sàn, lãi suất trần, lãi suất cơ bản, lãi suất thỏa thuận… Chính sách và quy chế tín dụng, tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu vốn của nền kinh tế, Ngân hàng trung ương xây dựng chính sách và quy chế tín dụng để huy động nguồn vốn trong xã hội và mở rộng cho vay ở mức cao nhất. 2. Chính sách ngoại hối. Mục đích: Nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các loại ngoại hối (vàng, ngoại tệ và các phương tiện có giá trị thanh toán đối ngoại) phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách ngoại hối gồm 3 nội dung sau: Chính sách tỷ giá hối đoái: Ngân hàng trung ương lựa chọn một chế độ tỷ giá và quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi cần thiết. Bởi lẽ, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuát nhập khẩu, đến việc làm cho người lao dộng. Chính sách quản lý ngoại hối: Hướng vào việc ngăn chặn dự trữ ngoại hối không hợp lý trong các pháp nhân, thể nhân; quản lý việc mua bán ngoại tệ, thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Chính sách dự trữ ngoại hối: Dự trữ một lượng ngoại hối để phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước là cần thiết cho mỗi quốc gia. Bởi vậy, Ngân hàng trung ương cần có chính sách mua bán ngoại tệ và vàng để tăng quỹ ngoại hối theo kế hoạch Nhà nước đề ra hoặc điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi cần thiết. 3. Chính sách đối với ngân sách. Mục đích: Đảm bảo cung cấp phương tiện thanh toán cho Chính phủ trong trường hợp ngân sách nhà nước bị thiếu hụt. Bằng chính sách cho vay, khi ngân sách Nhà nước bội chi, Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện cho vay để Chính phủ giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, khi cho vay sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ, gây áp lực lạm phát tiền tàng. Nhưng trong trường hợp cần thiết Ngân hàng trung ương phải đảm bảo phương tiện thanh toán cho Chính phủ. IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI TTCK. Chính sách tiền tệ của Chính phủ được áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, để tăng trưởng kinh tế và tận dụng được tối đa lao động xã hội. Công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ thì Chính phủ sử dụng 3 cách chính: Làm thay đổi lãi suất chiết khấu. Quy định mức dự trữ bắt buộc. Nghiệp vụ thị trường mở. Khi lượng cung tiền cho nền kinh tế gia tăng, về mặt kinh tế học sẽ khiến lạm phát tăng, một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ làm giảm lượng tiền ngoài lưu thông và góp phần hạn chế lạm phát. Tại Việt Nam hai năm qua NHNN đã hai lần tăng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, liên tục đưa ra các chỉ thị về kiểm soát chất lượng cho vay, và mới đây nhất là ra liên tiếp hai quyết định: khống chế mức cho vay chứng khoán của các ngân hàng thương mại dưới 3% tổng dư nợ và tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc VNĐ (nhằm mục đích kiểm sóat lạm phát đang có xu hướng gia tăng khi CPI tăng). 1. Tác động của các chính sách tiền tệ tới các công cụ. Thay đổi lãi suất chiết khấu: Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay (tăng hoặc giảm), sẽ tương ứng lượng tiền cơ sở (giảm và tăng) . Khi lượng tiền cơ sở thay đổi thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Quy định mức dự trữ bắt buộc: Khi các cơ quan hữu trách về tiền tệ thay đổi quy định về mức dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng (chính sách tiền tệ thắt chặt) thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi do đó, tiền cơ sở giảm và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Nghiệp vụ thị trường mở (trao đổi trên thị trường ngọai hối): Đây là thị trường giao dịch mua bán các giấy tờ có giá còn thời hạn ngắn (Trái phiếu, tín phiếu các lọai của CP) giữa Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Thông qua đó, Ngân hàng nhà nước can thiệp gián tiếp vào thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại với khách hàng, hoặc tạm thời thu hút bớt tiền từ lưu thông về khi quá nhiều sẽ điều chỉnh lượng cung tiền tăng và giảm. Khi mua vào sẽ tăng lượng tiền. Khi bán ra sẽ giảm lượng tiền (cụ thể là khi Chính phủ mua vào các giáy tờ ghi nợ có giá trên thị trường là cách cho thêm lượng tiền ra lưu thông, khi bán ra các giấy tờ ghi nợ là muốn thu vào bớt lượng tiền dư thừa có khả năng dẫn đến lạm phát… ngòai ra còn phụ thuộc vào mục tiêu của Chính phủ đối với các lọai thời hạn khác nhau của Trái phiếu như 5 năm hay 10 năm…). 2. Những ảnh hưởng đối với TTCK. 2.1. Thay đổi lãi suất chiết khấu. Cái này ảnh hưởng nhiều và rõ nét nhất trong 3 công cụ. Trường hợp: Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: Giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế. Ngân hàng trung ương tăng lãi suất, lượng tiền cơ sở giảm à Mức cho vay của ngân hàng hạn chế và lãi suất cho vay cao à Người chơi chứng khoán sẽ chủ yếu dùng tiền của mình, hạn chế không đi vay để chơi chứng khoản à Giảm số lượng người và lượng tiền đầu tư trên TTCK. Ngân hàng trung ương tăng lãi suất, lượng tiền cơ sở giảm à Lãi suất tiền gửi của ngân hàng cao, hấp dẫn khách hàng gửi tiền (vì muốn thu hút thêm tiền gửi từ khách hàng khi lượng tiền cơ sở giảm), làm giảm chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng khi tham gia TTCK và lãi suất ngân hàng à Một số người không ưa rủi ro có thể sẽ gửi vốn vào Ngân hàng mà không đầu tư chứng khoán. Trường hợp: Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: Cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất, lượng tiền cơ sở nhiều à Mức cho vay của ngân hàng không hạn chế và lãi suất cho vay thấp à Người chơi chứng khoán sẽ đi vay để chơi chứng khoản à Tăng số lượng người và lượng tiền đầu tư trên TTCK. Ngân hàng trung ương giảm lãi suất, lượng tiền cơ sở nhiều à Lãi suất tiền gửi của ngân hàng thấp, không hấp dẫn được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ dùng khoản tiền đó đầu tư vào thị trường chứng khoán mong muốn kiếm lợi nhuận. à Tăng, giảm lãi suất chiết khấu làm cho thị trường chứng khoán cũng có xu hướng biến động theo. LÃI XUẤT TT Lãi xuất %/năm 1 Lãi suất cơ bản 9% 2 Lãi suất tái chiết khấu 12% 3 Lãi suất tái cấp vốn 12% LÃI XUẤT BQ LIÊN NGÂN HÀNG Áp dụng ngày 14/03/2011 TT TT Thời hạn %/năm 1 Qua đêm 13,47 2 1 Tuần 13,41 3 2 Tuần 13,26 4 1 Tháng 13,50 5 3 Tháng 13,50 6 6 Tháng 13,50 7 12 Tháng 13,50 2.2. Quy định mức dự trữ bắt buộc. Quy định mới của NHNN về cho vay chứng khoán hạn chế ở mức 3%. Khi lượng dự trữ tiền cơ sở của các NHTM bị thay đổi vì chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ sẽ dẫn đến NHTM phải điều chỉnh tương ứng các mức hạn cho vay tương ứng trên tổng dư nợ của ngân hàng về lượng tiền cung từ ngân hàng ít đi, số tiền vay được để chơi chứng khoán ít hơn, nhà đầu tư tự huy động tiền nhàn rỗi của mình nhiều hơn. Ngược lại, khi Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ, lượng dự trữ tiền cơ sở của các NHTM không thay đổi, lượng cung ứng về tiền tăng, nhà đầu tư có cơ hội vay được nhiều tiền hơn để đầu tư vào TTCK. à TTCK có ảnh hưởng nhưng không đáng kể 2.3. Nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng trung ương tiến hành mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong trường hợp Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông, NHTW sẽ mua vào một lượng chứng khoán nhất định, các NHTM bán chứng khoán cho NHTW sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ NHTW. Ngược lại, nếu Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW sẽ thu hẹp khối lượng tiền tệ thì NHTW sẽ bán ra một lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải ra tăng hay giảm khối lượng tín dụng. Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM. Vì nghiệp vụ này khi tiến hành thì hầu hết chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, nay có thêm ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ rất ít các lọai Trái Phiếu dân bỏ tiền ra mua. Mà TTCK hiện nay hầu hết khỏang 90% là các cá nhân và 10% là các tổ chức, các quỹ đầu tư nên cũng ảnh hưởng không nhiều. (Tuy nhiên tính trên tổng số vốn đầu tư thì tỷ lệ các tổ chức các quỹ năm giữ cũng khá nhiều.) 2.4. Chính sách ngoại hối. Thời gian vừa qua, thị trường ngoại tệ đã có những căng thẳng nhất định. Chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND chính thức và phi chính thức đã có lúc lên tới 2,000 đồng. Do vậy, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.923 đồng/USD lên 20.963 đồng/USD. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này chỉ có tác động làm cho thị trường ngoại hối ổn định hơn. Nhìn nhận một cách khách quan, việc căng thẳng tỷ giá này không chỉ do thiếu hụt USD trong nền kinh tế, mà một phần do việc tích trữ và đầu cơ ngoại tệ. Về nguyên tắc, tỷ giá đồng nội tệ tăng, giá trị đồng nội tệ suy yếu sẽ thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp, tác động tích cực lên TTCK nhưng là trong trung hạn chứ không phải tạo nên hiệu ứng tức thời. Ngược lại, tỷ giá đồng nội tệ giảm à Đồng tiền được giá, giá trị thực tăng à Không thu hút nhà đầu tư. TỶ GIÁ BQ LIÊN NGÂN HÀNG Áp dụng cho ngày  16/03/2011   1 Đô la Mỹ bằng 20.658,00 VNĐ  Bằng chữ Hai mươi nghìn sáu trăm năm mươi tám Việt Nam Đồng Số văn bản 124/TB-NHNN Ngày ban hành 15/03/2011 TỶ GIÁ SGD NHNN Ngày 16/03/2011 (đơn vị chuyển đổi VNĐ) Ngoại tệ Mua Bán USD 20.451,00 20.865,00 EUR 28.575,00 29.152,00 JPY 252,50 257,60 GBP 32.860,00 33.524,00 CHF 22.262,00 22.712,00 TỶ GIÁ GIAO DỊCH CỦA NHTM Vietcombank Ngày 16/03/2011 Ngoại tệ Mua C.Khoản Bán AUD 20,475.3720 20,598.96 20,927.67 EUR 28,885.14 28,972.06 29,375.57 GBP 33,095.35 33,328.65 33,792.84 JPY 252.47 255.02 260.13 USD 20,860.00 20,860.00 20,865.00 V. MỘT SỐ LOẠI CHỨNG KHOÁN. 1. VN – Index. Sàn HOSE Thay đổi: -5.16 -1.1% Thay đổi từ đầu năm: -10.34% Tổng KLGD: 36,313,160(cp) Tổng GTGD: 838(tỷ) Sàn HNX 2. Cổ phiếu được khớp lệnh nhiều nhất. Sàn HOSE Mã CK Giá K.Lượng Thay đổi CTG 27.5 2,671,060 +1.3 (+4.73%) SSI 23.6 1,832,790 +0.2 (+0.85%) HAG 47.0 1,619,430 -2.3 (-4.89%) STB 13.7 1,259,030 0.0(0.00%) GMD 27.5 966,870 +1.0(+3.64%) Sàn HNX Mã CK Giá K.Lượng Thay đổi VCG 19.1 2,756,700 +1.3 (+6.81%) VND 15.4 2,600,200 +0.5 (+3.25%) PVX 16.3 2,155,600 +0.5 (+3.07%) KLS 9.9 1,924,700 0 (0.00%) SHN 16.6 1,862,800 +1.1 (+6.63%) V. MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ, THÔNG TƯ CỦA NHTW ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 1. Lãi suất tái cấp vốn. 2. Lãi suất tái chiết khấu: 379/QĐ-NHNN 8/3/2011, áp dụng ngày 08/03/2011. 3. Lãi suất cơ bản: 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010, áp dụng ngày 01/12/2010. KẾT LUẬN Chúng ta biết rằng, TTCK được xem như là phong vũ biểu của nền kinh tế. Do vậy, TTCK sẽ tốt lên hay xấu đi phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước để ứng phó với sự mất cân bằng. Để làm được việc này, ổn định vĩ mô phải được quan tâm một cách nhất quán với chính sách tiền tệ phải tiếp tục được thắt chặt, việc điều hành tỷ giá phải hết sức linh hoạt để tạo sự ổn định cho thị trường ngoại hối, đồng thời hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, qua đó giảm thâm hụt thương mại. Chính sách tài khóa cũng cần phải chặt chẽ hơn, trong đó, trọng tâm hướng đến là giảm thâm hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công; đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ cho chính sách tiền tệ. Căn cứ vào những nội dung ở phần trên, Nhóm 2 xin trả lời câu hỏi: “Nếu NHTW trong thời gian tới nới lỏng chính sách tiền tệ bạn sẽ có chiến lư
Tài liệu liên quan