Đề tài nghiên cứu Phủ xanh vùng đất tâm linh

Hiện nay tại nước ta, nghĩa trang đang gần như trở thành những vùng đất “đô thị hoá”. Điều này gây lãng phí cho xã hội, gây ô nhiễm cho môitrường, thậm chí gây ảnh hưởng xấu cho cảnh quan đô thị bởi hiện tượng “bê tông hoá”. Những mộ phần với quy mô ngày càng lớn và chi tiết trang trí cầu kỳ đua nhau mọc lên. Và cứ thế thêm nhiều “lăng mộ” tiếp tục được xây cất và thậm chí nơi yên nghỉ cho người đã khuất còn hoành tráng hơn cả nhà cho người sống. Trong khi chi phí sinh hoạt ở các thành phố không hề rẻ, thì chi phí dành cho người chết đang ngày một gia tăng gây khó khăn cho không ít gia đình. Trong những năm gần đây có không ít dự án, mô hình về các “nghĩa trang sạch” nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được cả yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững lẫn quan niệm cổ truyền. Đề tài nghiên cứu “Phủ xanh vùng đất tâm linh” với mong muốn đưa xu hướng kiến trúc thân thiện môi trường, phát triển bền vững vào thể loại công trình đặc biệt là nghĩa trang. Đây là một loại hình kiến trúc không chỉ có những đặc thù riêng về mặt khoa học kỹ thuật mà còn mang những giá trị văn hóa truyền thống -tâm linh.

pdf9 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài nghiên cứu Phủ xanh vùng đất tâm linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 PHỦ XANH VÙNG ĐẤT TÂM LINH Tác giả: Lê Ngọc Anh Tú – K06A2 Lê Thanh Trúc Trần Hà Uyên Lâm Thị Ngọc Phố GVHD: Ths.KTS. Phạm Phú Cường Đề tài đạt giải: - Nhất NCKH cấp trường 2010 - Nhì NCKH cấp Bộ 2010 - Nhì Eureka 2010 - Nhì sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC 2010 1. Mục đích của đề tài. Hiện nay tại nước ta, nghĩa trang đang gần như trở thành những vùng đất “đô thị hoá”. Điều này gây lãng phí cho xã hội, gây ô nhiễm cho môi trường, thậm chí gây ảnh hưởng xấu cho cảnh quan đô thị bởi hiện tượng “bê tông hoá”. Những mộ phần với quy mô ngày càng lớn và chi tiết trang trí cầu kỳ đua nhau mọc lên. Và cứ thế thêm nhiều “lăng mộ” tiếp tục được xây cất và thậm chí nơi yên nghỉ cho người đã khuất còn hoành tráng hơn cả nhà cho người sống. Trong khi chi phí sinh hoạt ở các thành phố không hề rẻ, thì chi phí dành cho người chết đang ngày một gia tăng gây khó khăn cho không ít gia đình. Trong những năm gần đây có không ít dự án, mô hình về các “nghĩa trang sạch” nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được cả yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững lẫn quan niệm cổ truyền. Đề tài nghiên cứu “Phủ xanh vùng đất tâm linh” với mong muốn đưa xu hướng kiến trúc thân thiện môi trường, phát triển bền vững vào thể loại công trình đặc biệt là nghĩa trang. Đây là một loại hình kiến trúc không chỉ có những đặc thù riêng về mặt khoa học kỹ thuật mà còn mang những giá trị văn hóa truyền thống - tâm linh. 2. Ý nghĩa của đề tài : Với mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả hy vọng nghĩa trang sẽ không còn là nỗi ám ảnh đối với những cư dân sống cạnh nó và sự sợ hãi đối với người đã khuất được giảm bớt đi, thay vào đó là một vùng đất tâm linh với ánh sáng của sự sống! 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và hệ thống hóa. Các bước nghiên cứu : Bước 1 : Đặt vấn đề (đặt câu hỏi tìm ý). ĐT: 0983493393 1 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Bước 2 : Cơ sở nghiên cứu là vấn đề trên các phương diện văn hóa, xã hội, khoa học. Bước 3 : Phân tích thực trạng từ đó rút ra các nhận xét đánh giá để làm cơ sở đưa ra các tiêu chí, yêu cầu cho giải pháp của vấn đề. Bước 4: Tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện trong và ngoài nước để nắm bắt xu thế, rút ra bài học tham khảo và kế thừa. Bước 5 : Dựa trên các nghiên cứu đã tổng hợp và đúc kết, đưa ra một mô hình thiết kế điển hình cho giải pháp đề xuất. Tự đánh giá mô hình đưa ra để đi đến kết luận. 4. Đối tượng nghiên cứu: ĐT: 0983493393 2 Email: rexni228@yahoo.com PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẠO LÝ TRUYỀN THỐNG Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Đặt câu hỏi nghiên cứu Mô hình nghĩa trang nào phù hợp với đạo lý truyền thống Việt Nam? Mô hình nghĩa trang nào phù hợp với xu hướng phát triển bền vững? Nghĩa trang là vùng đất chết cho người chết hay là nơi gặp gỡ của cộng đồng? (Mô hình công viên nghĩa trang) Quy mô sử dụng đất cho “vùng đất tâm linh”? Vấn đề “rác” và ô nhiễm từ các nghĩa trang và các biện pháp xử lý? 5. Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu “Phủ xanh vùng đất tâm linh” với mong muốn đưa xu hướng kiến trúc thân thiện môi trường, phát triển bền vững vào thể loại công trình đặc biệt là nghĩa trang. Đây là một loại hình kiến trúc không chỉ có những đặc thù riêng về mặt khoa học kỹ thuật mà còn mang những giá trị văn hóa truyền thống - tâm linh. “Không ai có thể sống bên ai mãi mãi...Người mà bạn yêu thương rồi cũng phải rời xa bạn! Khi người ấy qua đời, thế giới quanh bạn gần như sụp đổ. Đối với thế giới họ chỉ là một con người; nhưng với bạn họ là cả thế giới.” Đó là tâm sự của người ở lại! Tình cảm với người đã khuất cũng như đạo lý truyền thống của người Việt quan niệm "nghĩa tử là nghĩa tận", bởi chết là dứt nợ trần gian. Một quan niệm nhân văn khác là "sống ở, thác về", xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là cõi trọ tạm bợ, chết không phải là hết. Tín ngưỡng dân gian tin vào linh hồn, người chết rồi thì linh hồn sẽ sống ở cõi âm, cũng sinh hoạt như ở dương thế, do đó quan niệm cổ truyền là "người chết cần được mồ yên mả đẹp".Việc xây dựng mồ mả được coi trọng như việc xây dựng nhà ở vì nó thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đó là minh chứng cho thấy việc xây dựng nơi yên nghỉ cho người đã khuất sẽ luôn là điều mà chúng ta - những người ở lại - quan tâm, trăn trở. Nội dung nghiên cứu bắt đầu từ những cơ sở văn hóa, tập tục cổ truyền của người Á Đông trong việc chôn cất người chết, thái độ ứng xử với linh hồn để từ đó đúc kết những tiêu chí thiết kế phù hợp, không đi trái với truyền thống. Bên cạnh những hiểu biết về cơ sở văn hóa còn có những nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật xử lý, cách ly xác chết cũng như xử lý ô nhiễm từ ĐT: 0983493393 3 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 xác chết. Công nghệ tiên tiến chính là cơ sở quan trọng để hiện đại hóa nghĩa trang, xây dựng một nghĩa trang sạch an toàn đối với con người và thân thiện với môi trường. Đề tài cũng ghi nhận về thực trạng các nghĩa trang ở Việt Nam hiện nay (đa phần là nghĩa trang kiểu cũ, nghĩa trang cải tạo hoặc chuẩn bị di dời). Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn để phác họa bộ mặt chung của nghĩa trang, rút ra những đặc điểm nhằm phân tích và tìm hướng giải quyết tốt nhất có thể. Cải tạo nghĩa trang không phải là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tương tự của các cá nhân, tập thể trong - ngoài nước và kết quả đã được ghi nhận. Do vậy, tìm hiểu và kế thừa các kết quả đã có là một việc làm tất yếu. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã thống kê, chọn lọc một số mô hình nghĩa trang tiên tiến, tìm hiểu và ghi nhận những điểm chính yếu để ứng dụng và tiếp tục phát triển. Thêm vào đó, nhóm cũng sử dụng kiến thức chuyên môn của ngành kiến trúc – quy hoạch để đưa ra những đề xuất cho mô hình nghĩa trang xanh. Kết quả của quá trình nghiên cứu là những định hướng giải quyết nhằm khắc phục các vấn đề tồn tại của nghĩa trang hiện nay, đưa ra mô hình nghĩa trang có thể phát triển bền vững và ứng dụng trong tương lai gần. 6. Tính thực tiễn của đề tài: Với mô hình như trên quy mô có thể lớn nhỏ tùy từng nơi lựa chọn áp dụng, giá trị đầu tư ban đầu tập trung ở giai đoạn tạo dựng cơ sở (hầu như toàn bộ các hạng mục công trình đều được xây dựng từ ban đầu). Nếu do một chủ đầu tư xây dựng, công trình sẽ mang tính thống nhất đồng bộ. Tuy vốn đầu tư ban đầu khá cao nhưng sẽ thu được nguồn lợi lâu dài do các mộ cải táng có thể tái sử dụng (cho thuê). Do không phải mua đất “sinh phần”, giá thuê mộ cải táng sẽ rẻ hơn (giảm chi phí tang lễ), đáp ứng nhu cầu được nhiều hơn và hiệu quả hơn. Có thể dễ dàng lựa chọn vị trí đặt công trình – nằm giữa mảng xanh lớn của đô thị và không phải di dời về sau này (do mảng xanh là khu vực chức năng quan trọng của đô thị không thể dễ dàng quy hoạch để xây mới công trình, nhất là trong tình hình đô thị hóa ngày càng phát triển, mảng xanh càng cần phải giữ lại). Module nghĩa trang xây dựng dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững sẽ được xã hội ủng hộ và khuyến khích phát triển, được hỗ trợ từ các tổ chức phát triển cộng đồng. Các vấn đề khoa học công nghệ được đề cập cần trang bị trong module nghĩa trang đều đã có các nghiên cứu đi trước và có thực nghiệm kiểm chứng.ĐT: 0983493393 4 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 7. Kết quả đạt được: Nội dung của công trình nghiên cứu là nhằm tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề đã nêu ở trên: Lời giải cho những vấn đề trên có thể được đúc kết như sau: (1 ) Mô hình nghĩa trang nào phù hợp với đạo lý truyền thống Việt Nam? Do phong tục lâu đời của người Việt Nam và những ý nghĩa tâm linh nên hình thức địa táng vẫn là hình thức mai táng được ưa chuộng nhất. "Thói quen địa táng vẫn ăn sâu trong đời sống tâm linh của người Việt", Nhà sử học Dương Trung Quốc nói. Vì vậy, mô hình nghĩa trang hung táng đươc̣ xem là phù hợp với truyền thống đạo lý người Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này vấp phải những bất câp̣ rất lớn do gây tốn kém quỹ đất đô thi,̣ ô nhiễm môi trường nếu xử lý thi hài không tốt, .... Từ đo,́ đòi hỏi chuyển sang một mô hình mới, tiến bộ hơn, như mô hình nghĩa trang cát táng (chôn hài cốt và tro người đã khuất) phù hợp với không gian đô thị và vệ sinh môi trường. Do đó trong điều kiện hiện nay, mô hình được đề xuất là sự kết hợp giữa hai hình thức hung táng và cát táng. Có thể trong tương lai, với yêu cầu của xã hội và sự đón nhận khoa học kỹ thuật của giới trẻ, hình thức cát táng sẽ dần trở thành hình thức mai táng phổ biến. (2) Mô hình nghĩa trang nào phù hợp với xu hướng phát triển bền vững? Tính bền vững chính là khả năng phù hợp lâu dài của nghĩa trang với sự phát triển trong tương lai, nghĩa là không bị đập bỏ, di dời mà vẫn có thể tiếp tục sử dụng, phát triển, có khả năng cải tạo. Mô hình công viên nghĩa trang đáp ứng được những yêu cầu đo.́ Không gian nghĩa trang là một không gian có thể xanh hóa dễ dàng (không phức tạp như mái xanh, tường xanh cho các công trình dành cho người sống). Nên bắt buộc cải táng sau 3 năm, hạn chế và loại trừ dần hình thức chôn luôn (trừ những trường hợp đặc biệt) để tránh gây tốn kém quỹ đất. Cho dù là công trình cho người sống hay người chết cũng nên tuân thủ các tiêu chí của xu hướng bền vững, thân thiện với môi trường, hiện đại hóa và xanh hóa hình thức kiến trúc nghĩa trang nhưng vẫn giữ lại những giá trị tinh hoa truyền thống. Mai táng ngày nay không chỉ mang yếu tố tâm linh mà còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong tâm thức người Việt vẫn luôn mong muốn có “mồ yên mả đẹp” nhưng trong thời buổi dân số tăng nhanh, môi trường ô nhiễm như hiện nay thì hỏa táng đang là hình thức mà nhiều người nhắm đến và được dự báo là sẽ phát triển trong tương lai, với nền văn minh công nghiệp. ĐT: 0983493393 5 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Mô hình phát triển bền vững gần gũi nhất chính là mô hình ngôi mộ xanh của họa sỹ Trần Đình Phùng. Mô hình nghiên cứu này mang tính thực tiễn cao cần được phát triển và tìm cách đưa vào các cải tiến về nghĩa trang.Và với sự kết hợp giữa mô hình này với các hình thức công viên nghĩa trang khác trên thế giới; nhóm đề xuất một mô hình mới thân thiện với môi trường, tiết kiệm quỹ đất, và phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững của thời đại. (3) Nghĩa trang là vùng đất chết cho người chết hay là nơi gặp gỡ của cộng đồng? (Mô hình công viên nghĩa trang): Từ những mô hình nghĩa trang đã nghiên cứu, có thể khẳng định rằng xu hướng xây dựng nghĩa trang ngày nay không chỉ đơn thuần là vùng đất mang sắc thái u ám, lạnh lẽo, cô quạnh chỉ dành cho người chết, mà nó còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của cộng đồng, hay nói cách khác là hướng tới một mô hình mới - mô hình công viên nghĩa trang. Đây là mô hình mà một số nước đã làm theo hướng văn minh hiện đại song với Việt Nam nó vẫn còn khá mới mẻ. Nghĩa trang phát triển thành công viên phục vụ việc nghỉ ngơi thư giãn của thân nhân những người đã khuất sau khi đưa tiễn hoặc sau khi đến thắp hương tại phần mộ, tro cốt người thân còn lưu giữ tại đây. Ngoài ra, công viên nghĩa trang cũng phục vụ cho khách tham quan. Một số công viên nghĩa trang trên thế giới trở thành những địa điểm du lịch nổi tiếng như nghĩa trang Père - Lachaise (Pháp), nghĩa trang Green - Wood (New York) Công viên nghĩa trang là “khu đô thị mới” của người đã khuất và cũng là một công viên xanh của những người đang sống! Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của mô hình do nhóm nghiên cứu đề xuất. (4 )Quy mô sử dụng đất cho “vùng đất tâm linh”? Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước diện tích các loại đất chuyên dùng phục vụ cho nhu cầu của các ngành tăng rất nhanh, bên cạnh đó diện tích đất dành cho mục đích làm nghĩa trang cũng tăng lên qua các thời kỳ. Thực tế việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa tại các địa phương còn rất manh mún, bình thường mỗi xã có một nghĩa trang; còn mỗi thôn, bản (ở miền Bắc); mỗi buôn, ấp (ở miền Nam) đều có một khu đất riêng để làm nghĩa địa. Với mô hình đề xuất, tiết kiệm được diện tích đất rất lớn cho các mục đích sử dụng khác, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. (5 )Vấn đề “rác” và ô nhiễm từ các nghĩa trang và các biện pháp xử lý? ĐT: 0983493393 6 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 Trước đây do thiếu phương tiện khoa học kỹ thuật, xác chết chôn trực tiếp vào lòng đất, chất độc thải ra từ quá trình phân hủy cũng từ đó thấm trực tiếp vào đất, vào nước ngầm, về lâu dài gây ô nhiễm cho khu vực lân cận. Ngoài ra việc liên tục di dời các nghĩa trang cũng tác động không nhỏ đến việc gia tăng tình trạng ô nhiễm nói trên. Đối tượng ô nhiễm là đất, nước và không khí, tạo ra “rác” trên và dưới mặt đất, trong không khi,́ .... Với mỗi đối tượng cần có các kỹ thuật xử lý riêng biệt và thường là tốn thời gian lâu dài. Mô hình nghiên cứu đã tìm hiểu các biện pháp xử lý có thể áp dụng để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Tất cả chất thải, nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nghĩa trang đều được thu gom về khu xử lý tập trung trong phạm vi nghĩa trang. Công nghệ xử lý chất thải được đầu tư hiện đại đồng bộ đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra ngoài môi trường. Nhóm đề xuất áp dụng mô hình ngôi mộ xanh theo đề tài nghiên cứu của họa sĩ Trần Đình Phùng: các khu mộ được xây sẵn thành từng ngăn, bên trong lát gạch men trắng, dưới đáy có một hệ thống xử lý chất thải,... đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống cuả người dân xung quanh. (6) Vấn đề quy hoạch và không gian kiến trúc cho “vùng đất tâm linh”. Từ những nghiên cứu đã trình baỳ, nhóm xin đưa ra những nhận xét: Ưu điểm: - Pháp luật đất đai đã có những quy định cụ thể về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng đất tại các nghĩa trang, nghĩa địa đi vào nề nếp. - Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cơ bản xác định được vị trí và quỹ đất dành cho mục đích xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa. Tồn tại: - Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa thực tế chưa có sự định hướng và hoạch định đúng đắn mà chủ yếu là công nhận sự tồn tại hoặc mở rộng các nghĩa trang, nghĩa địa đã có sẵn, nên nhiều khi chưa giải quyết được các vấn đề về vệ sinh môi trường. - Thời gian vừa qua ở một số tỉnh đồng bằng xuất hiện phong trào đầu tư xây dựng mồ mả khang trang, tạo thành một xu hướng chiếm đất làm mộ giả (sinh phần, giữ chỗ), gây dư luận không tốt trong nhân dân. - Nhiều khu nghĩa địa hiện nay nằm lọt vào giữa các đô thị gây ảnh hưởng về mỹ quan và môi trường; hoặc một số khu phải di dời, giải toả do nằm trong khu đất quy ĐT: 0983493393 7 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 hoạch thu hồi xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị; đặc biệt cũng có khu nằm trong nguy cơ phải di dời đến lần thứ hai (điều này là kiêng kỵ và không thể thực hiện đối với người dân các tỉnh phía Nam). Từ đo,́ nhóm đề xuất mô hình công viên nghĩa trang với những đặc điểm kiến trúc – quy hoạch: tọa lac̣ ngay các tuyến đường giao thông chính và ngay đầu mối của phương tiện giao thông công cộng; dựa vào nguyên tắc chọn lựa thế đất để lựa chọn vị trí xây dựng, và dùng thủ pháp kiến trúc để nâng cao thế mạnh của khu đất; khu vực nghĩa trang không đặt ở ngoại thành mà được đặt trong lõi của một công viên; nghĩa trang được chia ra từng khu vực nhằm tạo nên sự đồng bộ, thống nhất và không phá vỡ cảnh quan của khu vực xung quanh. Đây chỉ là bước khởi đầu cho một nghiên cứu lâu dài về văn hóa, phong tục để PHỦ XANH VÙNG ĐẤT TÂM LINH. Tuy nhiên với từng địa phương, từng khu vực, từng địa hình khác nhau sẽ có những cách thức xử lý khác nhau để không làm phá vỡ cảnh quan khu vực. Với mô hình trên, nghĩa trang không còn là nỗi ám ảnh đối với những cư dân sống cạnh nó và sự sợ hãi đối với người đã khuất được giảm bớt đi, thay vào đó là một vùng đất tâm linh với ánh sáng của sự sống. Hơn thế, khi nói đến nghĩa trang người ta thường nghĩ ngay tới một nơi linh thiêng, trang nghiêm, đến những nơi này thường gợi cho con người những nỗi buồn xa xăm, những ký ức, suy tư, hồi tưởng về một thời đã qua. Việc biến nghĩa trang thành nơi có các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ những người đi dự tang lễ và viếng mộ nhằm xua đi không khí ảm đảm thường thấy tại những nghĩa địa kiểu truyền thống, và cũng nhằm thu hút những người thân và bạn bè thường xuyên viếng thăm người đã khuất. Ngoài ra, nghĩa trang trở thành vườn bảo tồn, khu vực cây xanh của đô thị sẽ mang lại nhiều hiệu quả tốt đối với công tác bảo vệ môi trường. Đó là những ý tưởng táo bạo phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. 8. Kết luận: Với đề tài nghiên cứu khoa hoc̣ đầu tay “Phủ xanh vùng đất tâm linh”, chúng tôi muốn góp sức mình một phần nào đó vào việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng một mô hình nghĩa trang thân thiện với môi trường, tốn ít đất, tốn ít kinh phí, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, vừa phù hợp với truyền thống đạo lý cuả dân tộc Việt Nam và hoàn toàn có thể áp dụng từng bước vào thực tế cuộc sống. Đó cũng la ̀ một cuộc tập dượt giúp chúng tôi có cơ hội vận dụng kiến thức để thực hiện các ý tưởng khoa học từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Qua đó, tôi mong rằng cać sơ,̉ ban, ngành tạo thêm nhiều hơn nữa những sân chơi nghiên cứu khoa học bổ ích nhằm phát hiện, bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo của sinh ĐT: 0983493393 8 Email: rexni228@yahoo.com Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2011 viên, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên cać trường đại học, cao đẳng. Đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khích lệ sinh viên phát huy tiềm năng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và sáng tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ sở văn hóa Việt Nam. - Thông tin và các nguồn tài liệu trên mạng: • Wikipedia • Vietbao • • www.cemetery.innersource.com/ • www.cnn.com • laodong.com.vn - Đặng Văn Lung, Phong-tục tập-quán các dân-tộc Việt-nam. - Nhiều Dịch-giả, Bộ Giáo-luật - Ấn-bản Việt-ngữ - Nhiều Tác-giả, Chuyện Kể Hành-Trình Biển Đông. - Phan Thuận Thảo, Tục cưới gả, tang ma của người Việt-nam. - Một số thông tin từ chuyên gia phong thủy. ĐT: 0983493393 9 Email: rexni228@yahoo.com
Tài liệu liên quan