Đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu sản xuất ethanol ở ven biển Nha Trang

Theo các tài liệu đã công bố, rong biển Việt Nam có khoảng 800 loài. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số đối tượng khoảng 90 loài được người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc, còn phần lớn để cho tự phân hủy gây lãng pí tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, để sản xuất ethanol nhiên liệu người ta sử dụng các tài nguyên thưc vật như đường, tinh bột ngũ cốc, rơm rạ, cỏ, phế thải nông nghiệp và lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực và chất đốt. Vì thế việc sử dụng rong biển làm nguyên liệu cho sản xuất ethanol nhiên liệu là rất phù hợp. Rong biển rất nhiều khắp thế giới, sản lượng rong biển hàng năm khoảng 15 triệu tấn và dự tính khoảng 22 triệu tấn vào năm 2020, giá thành rẽ. Theo các tác giả để chuyển rong biển thành ethanol nhiên liệu cần phải qua các bước, tiền xử lý nguyên liệu, thủy phân thành đường, lên men dường thành ethanol nhiên liệu sinh học và quá trình giảm lượng nước trong ethanol nhiên liệu. Rong biển bao gồm 3 ngành rong, Luc, Đỏ, Nâu. Rong Đỏ chứa chất xơ fibrin khoảng 15-25%, agar (galactan) khoảng 50-70%, protein dưới 15% và lipid dưới 7% tổng trọng lượng khô.Rong Lục chứa chất xơ fibrin khoảng 5%, tinh bột 40-50%, Rong Nâu chứa acid alginic khoảng 30-40%. Agar là một polymer galactose có thể chuyên thành đường galactose và 3,6-Anhydrogalactose. Fibrin gồm cellulose. Tinh bột là một polysaccharide của glucose, chất được tổng hợp từ carbohydrate ở trong lục lạp của thực vật và được dự trữ trong tế bào chất. Galactose và Glucose có thể sử dụng như là cơ chất cho quá trình lên men ethanol nhiên liệu. Quá trình đường hóa sẽ cho galactose, 3,6-Anhydrogalactose, glucose, fucose, rhamnose, xylose, mannose, v.v. Tuy nhiên, nếu rong biển được khai thác để đưa vào sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ethanol, thì nguồn nguyên liệu chẳng bao lâu sẽ trở nên cạn kiệt. Do đó cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp nhằm khai thác bền vững nguồn nguyên liệu này. Trên cơ sở chuyên đề “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu ethanol ở ven biển Nha Trang”, chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm sinh học biến động sinh lương, tỷ lệ cá thể mang thỏi sinh sản, sự tái sinh sau khi cắt của các đối tượng rong biển có sản lượng cao thuộc 3 ngành rong tại Nha Trang làm cơ sở bước đầu cho việc đề xuất giải pháp khai thác nguyên liệu rong biển trên cả nước.

doc23 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu sản xuất ethanol ở ven biển Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu sản xuất ethanol ở ven biển Nha Trang. Lê Như Hậu Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang I. MỞ ĐẦU Theo các tài liệu đã công bố, rong biển Việt Nam có khoảng 800 loài. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số đối tượng khoảng 90 loài được người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc, còn phần lớn để cho tự phân hủy gây lãng pí tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, để sản xuất ethanol nhiên liệu người ta sử dụng các tài nguyên thưc vật như đường, tinh bột ngũ cốc, rơm rạ, cỏ, phế thải nông nghiệp và lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực và chất đốt. Vì thế việc sử dụng rong biển làm nguyên liệu cho sản xuất ethanol nhiên liệu là rất phù hợp. Rong biển rất nhiều khắp thế giới, sản lượng rong biển hàng năm khoảng 15 triệu tấn và dự tính khoảng 22 triệu tấn vào năm 2020, giá thành rẽ. Theo các tác giả để chuyển rong biển thành ethanol nhiên liệu cần phải qua các bước, tiền xử lý nguyên liệu, thủy phân thành đường, lên men dường thành ethanol nhiên liệu sinh học và quá trình giảm lượng nước trong ethanol nhiên liệu. Rong biển bao gồm 3 ngành rong, Luc, Đỏ, Nâu. Rong Đỏ chứa chất xơ fibrin khoảng 15-25%, agar (galactan) khoảng 50-70%, protein dưới 15% và lipid dưới 7% tổng trọng lượng khô.Rong Lục chứa chất xơ fibrin khoảng 5%, tinh bột 40-50%, Rong Nâu chứa acid alginic khoảng 30-40%. Agar là một polymer galactose có thể chuyên thành đường galactose và 3,6-Anhydrogalactose. Fibrin gồm cellulose. Tinh bột là một polysaccharide của glucose, chất được tổng hợp từ carbohydrate ở trong lục lạp của thực vật và được dự trữ trong tế bào chất. Galactose và Glucose có thể sử dụng như là cơ chất cho quá trình lên men ethanol nhiên liệu. Quá trình đường hóa sẽ cho galactose, 3,6-Anhydrogalactose, glucose, fucose, rhamnose, xylose, mannose, v.v. Tuy nhiên, nếu rong biển được khai thác để đưa vào sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ethanol, thì nguồn nguyên liệu chẳng bao lâu sẽ trở nên cạn kiệt. Do đó cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp nhằm khai thác bền vững nguồn nguyên liệu này. Trên cơ sở chuyên đề “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu ethanol ở ven biển Nha Trang”, chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm sinh học biến động sinh lương, tỷ lệ cá thể mang thỏi sinh sản, sự tái sinh sau khi cắt của các đối tượng rong biển có sản lượng cao thuộc 3 ngành rong tại Nha Trang làm cơ sở bước đầu cho việc đề xuất giải pháp khai thác nguyên liệu rong biển trên cả nước. II. TỔNG QUAN 2.1. Các giải pháp khai thác rong biển trên thế giới Về quản lý nguồn lợi rong biển: Một số nước ở bờ Tây Bắc châu Mỹ đã có một số điều luật trong quản lý khai thác rong biển, ví dụ ở Alaska, rong biển chỉ được khai thác qua các công cụ sử dụng bằng tay, hạn chế chỉ một số vùng được khai thác với một số loài và theo phương pháp được chỉ định ( Ở British columbia, Canada thì chỉ cho người dân trong vùng địa phương khai thác, không khai thác quá 20% tổng sinh lượng của bãi rong, đối với rong Macrocystis integrifolia không được khai thác gốc bám, không khai thác ở độ sâu dưới 5 feet (1,5m) dưới mặt nước, đối với Nereocystis luetkeana chỉ được cắt phiến rong cách đỉnh cuống 20 cm, không được khai thác gốc bám và cuống phiến, đối với Iridaea cordata và Gigartina exasperate , hạn chế lấy gốc khỏi vật bám, không dùng những dụng cụ để đảo lộn nền đáy, rong phải dài hơn 10 cm mới được khai thác. Ở Washington state thì giới hạn mỗi người chỉ được khai thác dưới 10 pound trong lượng tươi trong một ngày, mỗi người chỉ được sử dụng giấy phép trong vòng 15 năm và phải trình báo khi khai thác và phải đóng phí về giấy phép khai thác, 7USD cho dân thường trú và 20USD cho khách vãng lai. Ở California, phí khai thác thương mại 100USD/năm, và phải đóng nghĩa vụ đối với địa phương 5 cent/tấn rong tươi. Đối với rong (Gelidium, Pterocladia, Gracilaria, Iridaea, Gloiopeltis và Gigartina), rong phải được cắt bằng dao ngoại trứ gốc không chắc, không được cắt gần gốc bám 2 inch, không có gốc bám; Hawaii luật khai thác phải có giấy phép khai thác, 50USD cho dân thường trú và 200USD cho khác vãng lai. Ấn Độ, đối với khai thác công nghiệp phải có giấy phép của phòng tài nguyên, nhưng không cần giấy phép đối với người dân, khai thác phải bằng tay, chỉ sau khi phóng bào tử đảm bảo phát tán cây con của mỗi loài ở từng địa phương, đối với những loài có nguy cơ suy giảm, cần áp đặt những quy định nghiêm ngặt để làm giảm đe dọa nghiêm trọng hơn nhằm phục hồi nhanh chóng. Ở Australia, người khai thác rong phải có giấy phép khai thác rong hàng năm và có báo cáo trước khi cấp mới. Về phương pháp khai thác, ở Parisiola Point, Canada đối với loài Mazzaella cornucopiae thu hết vào cuối mùa xuân, nhưng không làm tổn hại đến gốc bám sẽ cho sinh lượng cao nhất (Scrosati, 1999). Tuy nhiên đối với loài Chrondrus crispus ở phía Đông Canada thì khi thu hoạch trong năm trước phải để lại 24,5-29% sinh khối (Scrosati, 1999). Đối với loài Chondracanthus chamissoi ở Bắc Chi lê, thu hoạch vào mùa xuân nhưng phải để lại 1 kg/m2 tương đương với sinh khối nhỏ nhất trong năm và chỉ nên thu 4kg/m2 (Vasquez & Vega, 2001). Đối với loài H. musciformis ở Đông Nam Brazil có thể thu hoạch loài này quanh năm, thời gan thu hoạch giữa hai lần là 35 ngày (Faccini & Berchez, 2000), không cần chừa lại chỉ đừng thu cây chủ mà chúng bám vào trên đó, ở đó các nhánh chồi còn sót lại đủ cho sự phục hồi. Sự ảnh hưởng của việc khai thác lên sự sinh sản của rong biển là chưa rõ ràng. Ví dụ đối với loài Mazzaella cornucopia, sự khai thác làm cho số cá thể cái giảm, nhưng lại không ảnh hưởng đến số cá thể tứ bào tử. Có thể là việc khai thác làm cạn kiệt nguồn carbohydrat được dự trữ cho quá trình hồi phục cơ thể, làm giàm khả năng hình thành cơ quan sinh sản. Mặc dù vai trò sinh sản trong quá trình phục hồi quần thể của một số loài còn thấp (De wreeede, 1976). Nhưng, để hiểu biết rõ ràng ảnh hưởng của lịch trình khai thác lên sự sinh sản cần phải được nghiên cứu trên từng loài và ở các vị trí địa lý khác nhau để đạt được nguồn lợi rong biển bền vững cao. Một số nước ở bờ Tây Bắc châu Mỹ đã có một số điều luật trong quản lý khai thác rong biển, ví dụ ở Alaska, rong biển chỉ được khai thác qua các công cụ sử dụng bằng tay, hạn chế chỉ một số vùng được khai thác và với một số loài theo phương pháp được chỉ định ( . Tuy nhiên hiện nay ngoài tác nhân do khai thác cạn kiệt của con người còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật, thậm chí có nhiều loài bị đe dọa có nguy cơ biến mất trong tương lai gần, do một số nguyên nhân chính sau: 1) Sự phá vỡ nơi cư trú do khai thác san hô làm vật liệu xây dựng, làm ao nuôi trồng thủy sản, xây xựng cảng biển, mở rộng thành phố, 2) Xáo trộn môi trường như tăng hàm lượng dinh dưỡng, vật chất lơ lửng, các kim loại nặng từ nuôi trồng và các hoạt động thành phố đổ ra biển, 3) Khai thác quá mức, 4) Ảnh hưởng trực tiếp từ du lịch do dập đạp hoặc thu nhặt những loài đẹp hoặc hấp dẫn. 2.2. Các giải pháp khai thác rong biển ở Việt Nam Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về biến động hàm lượng các hợp chất alginic, mannitiol, các tác giả nhận thấy về hàm lượng và chất lượng cao vào thời kỳ sinh sản mà các tác giả đã đề xuất khai thác vào khoảng tháng 4-5 để bảo đảm chất lượng và giống (Ngô Đăng Nghĩa, Nguyễn Trọng Cẩn, 1997; Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn và Ngô Đăng Nghĩa, 1998, Lâm Ngọc Trâm & CS, 1999; Ngô Đăng Nghĩa, 2000; Trần Thị Luyến và Nguyễn Minh Thảo, 2002; Bùi Minh Lý và Cộng sự, 2007). Mà chưa có một công trình thực sự về mùa vụ sinh học của rong Mơ trên địa bàn tỉnh để đề xuất thời gian khai thác cho các bãi rong khác nhau đảm bảo sự phát triển bền vững cho các bãi rong Mơ và đánh giá trữ lượng chính xác góp phần cho kế hoạch phát triển các ngành nghề liên quan đến guồn lợi rong Mơ thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô như hiện nay. Mặc dù nguyên nhân suy giảm do nhiều nguyên nhân như lấn đất để mở rộng đô thị, kè biển, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất công nông thủy sản, đất cát do xói mòn... nhưng trong đó phải nói nguyên nhân khai thác cạn kiệt là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm nguồn lợi rong biển. Do đó, vấn đề đưa ra kịp thời các giải pháp để góp phần phát triển bền vững nguồn lợi là một việc làm cần thiết trước khi bị biến mất. Khi đó chúng ta phải tốn nhiều công sức và tiền của vào việc phục hồi nó. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng điều tra là các loài rong có trữ lượng cao. Phạm vi nghiên cứu là các vùng triều ven bờ và ven đảo ven bờ thuộc vịnh Nha Trang, gồm: Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Sông cái, Sông Lô, Hòn Tre, rạn ngầm Grandbank, Đồng Bò (Hình 3.1). Bảng 3. 1. Các địa điểm được nghiên cứu sinh học tại Nha Trang Địa điểm Kinh độ Đông Vĩ độ Bắc 1 Hòn Chồng 109020'05" 12027'77" 2 Sông Lô 109021'04" 12015'97" 3 Xóm Cồn 109020'00" 12026'04" 4 Cửa sông Cái 109020'04" 12025'07" 5 Cửa sông Bé 109021'05" 12018'48" 6 Bãi Nam 109024'05" 12022'94" 7 Rạn ngầm Grandbank 109.29'01" 12030'81" 3.2. Thời gian nghiên cứu: 2010 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh lượng Theo qui phạm nhà nước về điều tra rong biển (UBKH-KT NN, 1981), tại mỗi vùng điều tra, chọn 3-5 mặt cắt thẳng góc với bờ tùy thuộc vào diện tích vùng điều tra (lớn hay nhỏ) mà định ra số mặt cắt, khoảng cách các mặt cắt càng nhỏ càng tốt. Trên các mặt cắt có khoảng từ 3-5 điểm ngẫu nhiên đại diện cho các đai phân bố (trên, giữa và dưới) để đặt các khung sinh lượng có có kích thước 0,5 x 0,5 m, số lượng và khoảng cách giữa các điểm thu mẫu rong và sinh lượng. 3.3.2. Phương pháp tính trữ lượng Trên cơ sở đo đạt tại hiện trường về diện tích và sinh lượng bình quân của các ô tiêu chuẩn, trữ lượng rong được tính theo công thức: P = S x µ Trong đó: S: diện tích khu vực có rong phân bố, tính bằng m2; µ: sinh lượng bình quân của các ô tiêu chuẩn, tính bằng kg tươi/ m2. (Những kết quả tại các điểm nghiên cứu này được dùng làm chuẩn cho việc tổng hợp và nhập số liệu cho bản đồ hiện trạng phân bố nguồn lợi) IV. KẾT QUẢ 4.1. Thành phần loài Qua việc điều tra khảo sát thu mẫu sinh lượng, đã xác định được các loài có trữ lượng lớn: được 23 loài rong biển thuộc 3 ngành rong biển là rong Đỏ (Rhodophyta), rong Nâu (Phaeophyta) và rong Lục (Chlorophyta). Bảng 4.1. Danh mục loài có trữ lượng lớn và nơi phân bố tại Nha Trang TT Hòn Chồng Hòn Đỏ Sông Cái Sông Lô Bãi Nam Sông Bé RHODOPHYTA Gracilaria blodgettii x G. bailiniae x Gelidiella acerosa x Hydropuntia edulis x Gracilaria tenuistipilata x H. eucheumatoides Acanthophora spicifera x Hypnea pannosa x Laurencia concreta x Hypnea valentiae x Prionitis ramossisima x Ahnfeltiopsis flabelliformis x PHAEOPHYTA Chnoospora implexa x Colpomenia sinuosa x Sargassum binderi x Sargassum mcclurei x Sargassum polycystum x Sargassum serratum x Sargassum angustifolium Turbinaria ornata x CHLOROPHYTA Ulva reticulata x Enteromorpha intestinalis x Ulva papenfussii x Tổng số loài: Hình 4.2. Một số loài rong Đỏ phổ biến tại Nha Trang Hình 4.3. Một số loài rong Lục phổ biến tại Nha Trang 4.2. Sự biến động sinh lượng và tỷ lệ cá thể mang cơ quan sinh sản một số loài rong biển tự nhiên tại Nha Trang Sáu địa điểm gồm Hòn Chồng, Cửa sông Cái, Cửa sông Bé, Xóm Cồn, Sông Lô, Bãi Nam được chọn để nghiên cứu biến động sinh lượng, tỷ lệ cá thể mang thỏi sinh sản của một số loài phổ biến và có sinh lượng lớn tại Nha Trang (Bảng 4.1, Hình 4.1-3). 4.2.1. Sự biến động sinh lượng của rong Đỏ Qua khảo sát 6 bãi rong cho thấy tất cả các loài đều có một kiểu phát triển và có một thời điểm cho sinh lượng cao nhất trong năm. Sinh lượng của các loài tại các bãi triều gia tăng theo nhiệt độ ấm hơn và tương quan thuận với nhiệt độ nước bề mặt (r2 = 0.58, p = 0.048, n = 7). Tuy nhiên ở mỗi địa điểm, biến động sinh lượng của từng loài theo thời gian là khác nhau và các đỉnh sinh lượng của từng loài cũng không giống nhau và khác nhau có ý nghĩa (p < 0.05). Kết quả cho thấy rằng sinh lượng cao nhất của các loài phụ thuộc vào sự phân bố theo độ sâu. Các loài phan bố ở vùng triều cao có thời điểm cho sinh lượng cao là sớm nhất và muộn dần theo độ sâu của mực nước thủy triều. Loài Porphyra spp. phân bố ở vùng triều cao có giá trị sinh lượng cao vào tháng 2; Grateloupia asiatica, Gymnogongrus flagelliformis phân bố ở vùng triều giữa có giá trị sinh lượng cao vào tháng 4; Hypnea boergesenii Acanhophora spicifera, Gelidiella acerosa, G. bailiniae phân bố ở vùng triều thấp có giá trị sinh lượng cao vào tháng 5 và Hypnea pannosa, Hydropuntia edulis, H. eucheumatoides phân bố ở vùng dưới triều có giá trị sinh lượng cao vào tháng 6 (Bảng 4.2). Bảng 4. 2. Biến động sinh lượng trung bình (g tươi/m2) của một số loài rong Đỏ tại Nha Trang năm 2010 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Gracilaria blodgettii 24 56 138 248 292 34 0 0 0 0 0 0 G. tenuistipitata 50 76 178 448 492 90 0 0 0 0 0 0 G. bailiniae 64 88 118 260 484 374 0 0 0 0 0 0 Hydropuntia edulis 44 70 134 240 284 374 1048 86 0 0 0 0 H. eucheumatoides 92 176 260 460 640 712 70 44 44 56 60 70 Hypnea pannosa 32 56 60 260 240 292 50 24 24 20 20 30 Hypnea valentiae 50 76 140 200 50 20 0 0 0 0 0 0 Laurencia concreta 30 36 80 160 250 220 112 0 0 0 0 0 Gellidiella acerosa 64 92 136 174 152 196 48 40 44 44 56 60 A. spicifera 44 68 90 174 244 0 0 0 0 0 0 0 Prionitis ramossisima 26 96 520 280 64 0 0 0 0 0 0 0 Ahnfeltiopsis flabelliformis 70 116 240 140 68 0 0 0 0 0 0 0 4.2.2. Sự biến động sinh lượng của rong Nâu Qua khảo sát 4 bãi rong Mơ Sông Lô, Hòn Chồng, Bãi Nam và rạn ngầm Grand Bank đại diện cho các bãi triều đá tại Nha Trang, cho thấy tất cả các đều có một kiểu phát triển và có một thời điểm cho sinh lượng cao nhất trong năm. Tổng sinh lượng của bãi triều gia tăng theo nhiệt độ ấm hơn và tương quan thuận với nhiệt độ nước bề mặt (r2 = 0.58, p = 0.048, n = 7). Sinh lượng chung của các loài rong ở 4 bãi rong trong nghiên cứu này là khác nhau có ý nghĩa thống kê bằng khác nhau đáng kể ANOVA (df=11; f=9,93; p= 0,00037), sinh lượng trung bình ở các bãi rong đều theo khuynh hướng giảm dần theo trình tự rạn ngầm Bãi Cạn Lớn > Bãi Nam > Hòn Chồng > Sông Lô. Trong đó, sinh lượng trung bình cao nhất của rạn ngầm Bãi Cạn Lớn là 7215,5± 333,7g. tươi/m2 (1017,1±63,5g. khô/m2) vào tháng 8, ở Bãi Nam là 2350,7± 123,7g. tươi/m2 (329,1±25,7g.khô/m2) vào tháng 5, ở Hòn Chồng là 1715,5± 233,7g. tươi/m2 (240,1±46,7g. khô/m2) vào tháng 4, ở Sông Lô là 1385,5± 153,7g. tươi/m2 (193,9± 31,6g.khô/m2) vào tháng 4 (Hình 4.4). Tuy nhiên ở mỗi địa điểm, biến động sinh lượng của từng loài theo thời gian là khác nhau và các đỉnh sinh lượng của từng loài cũng không giống nhau và khác nhau có ý nghĩa (p < 0.05). Hình 4.4. So sánh biến động sinh lượng trung bình của rong Mơ ở 4 bãi rong Sông Lô, Hòn Chồng, Bãi Nam và rạn ngầm Bãi Cạn Lớn trong năm 2010 Ở Bãi Nam sinh lượng cao nhất của bãi là 2350,7± 223,7 g. tươi/m2 vào tháng 5, trong đó cao nhất là rong Mơ mcclure 3820,7±211,3 g. tươi/m2 vào tháng 5, thứ nhì là rong Mơ nhiều phao (3040,4 ± 123,7 g. tươi/m2) vào tháng 5, tiếp theo là rong Mơ binder (2600,2 ±257,6 g. tươi/m2) vào tháng 6, và nhỏ nhất là rong Mơ gai (2060,7±112,4 g. tươi/m2) vào tháng 3 (Hình 4.5). Hình 4. 5. Biến động sinh lượng (g.tươi/m2) trung bình rong Mơ ở Bãi Nam và riêng cho từng loài: S. serratum (se), S. polycystum (po), S. mcclurei (mc), S. binderi (bin) Ở Hòn Chồng sinh lượng cao nhất của bãi là 1715,5± 233,7g tươi/m2 vào tháng 4, trong đó: cao nhất là rong Mơ gai (2340,8±210,4 g. tươi/m2) vào cuối tháng 3, thứ nhì là rong Mơ mcclure 2201,4±126,3 g. tươi/m2 vào tháng 4, tiếp theo là rong Mơ nhiều phao (1880,5 ± 130,7 g. tươi/m2) vào tháng 4, và nhỏ nhất là rong Mơ binder (1780,5 ±26,6 g. tươi/m2) vào tháng 5 (Hình 4.6). Hình 4. 6. Biến động sinh lượng (g.tươi/m2) trung bình rong Mơ ở Hòn Chồng và riêng cho từng loài: S. serratum (se), S. polycystum (po), S. mcclurei (mc), S. binderi (bin) Ở Sông Lô có sinh lượng nhỏ nhất trong 3 địa điểm (sinh lượng cao nhất của bãi là 1385,7± 143,7g. tươi/m2 vào tháng 4, trong đó thứ nhất là rong Mơ mcclure (2380,1±110,3 g. tươi/m2) vào tháng 4, thứ nhì là rong Mơ binder (1740,6 ±156,6 g. tươi/m2) vào tháng 5, tiếp theo là rong Mơ gai (1356,5±247,4 cm) vào cuối tháng 3, và nhỏ nhất rong Mơ nhiều phao (1200,8 ± 163,7 g. tươi/m2) vào tháng 4 (Hình 4.7). Hình 4. 7. Biến động sinh lượng (g.tươi/m2) trung bình rong Mơ ở Sông Lô và riêng cho từng loài: S. serratum (se), S. polycystum (po), S. mcclurei (mc), S. binderi (bin) Ở rạn ngầm Bãi Cạn Lớn (Grand Bank) sinh lượng cao nhất của bãi là 7215,5± 333,7g. tươi/m2 vào tháng 8 (Hình 4.8). Hình 4. 8. Biến động sinh lượng (g.tươi/m2) trung bình rong Mơ ở Bãi cạn Lớn (Grand Bank) Nhận xét về sinh lượng: Nhìn chung sinh lượng giảm nhanh sau khi sinh sản và biến mất vào khoảng tháng 8 ở các bãi rong ven bờ và tháng 10 ở các rạn đá ngầm. Thời gian đạt sinh lượng khác nhau cho từng loài là kết quả của sự phân bố không gian khác nhau trong bãi triều. Bảng 4. 3. Biến động sinh lượng trung bình (g tươi/m2) của 4 loài rong Mơ theo tháng tại Nha Trang Vị trí Loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hòn Chồng S. serratum 40.6 84.0 327.6 140.0 61.0 2.4 2.7 3.0 8.6 121.2 S. polycystum 18.0 135.0 145.6 263.2 114.8 3.4 4.2 46 S. binderi 5.8 112.8 168.0 221.2 263.2 43.6 29.4 2.4 2.4 25 S. mcclurei 56.0 141.7 230.4 308.0 226.8 9.1 2.6 3.5 4.7 4.7 45.2 Sông Lô S. serratum 31.4 68.0 189.8 106.4 41.4 8.6 121.2 S. polycystum 15.2 23.0 38.4 168.0 37.8 8.4 9.2 11.3 12.8 14.1 14.1 106.8 S. binderi 5.8 28.8 78.4 168.0 243.6 56.4 29.4 2.4 2.4 25 S. mcclurei 56.0 141.7 230.4 333.2 170.8 3.5 4.7 4.7 45.2 Bãi Nam S. serratum 17.8 67.8 288.4 238.0 106.4 1.5 4.3 8.5 S. polycystum 9.0 67.5 219.8 263.2 425.6 7.1 7.1 7.5 S. binderi 2.9 56.4 168.0 193.2 249.2 364.0 58.8 1.8 S. mcclurei 6.6 15.7 324.8 397.6 534.8 2.4 2.4 3.2 Rạn ngầm S. angustifolium 25 345 670 2245 7265 324 4.2.3. Sự biến động sinh lượng của rong Lục Rong Lục phân bố chỉ ở vùng cửa sông, tại Nha Trang rong Lục phân bố nhiều nhất ở từ cử Sông cái đến Ba Làng. Trên bãi triều, Rong Lục phân bố ở vùng triều giữa, vì thế rong bày ra không khí khi triều thấp. Do đó mùa vụ rong Lục rất ngắn, từ tháng 1 đến tháng 5. Vào tháng 6 khi thủy triều thấp vào ban ngày, thì hầu hết rong Lục đều bị phơi khô và chết. Sinh lượng rong Lục cao nhất vào tháng 3-4, trung bình từ 231-4140 g tươi/m2. Bảng 4. 4. Biến động sinh lượng trung bình (g tươi/m2) của một số loài rong Lục theo tháng tại Nha Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ulva reticulata 1760 2000 4140 3450 800 150 Enteromorpha intestinalis 50 300 1200 1800 2100 Ulva papenfussii 50 100 800 1300 2100 Tổng số loài: 4.2.4. Trữ lượng rong biển tại Nha Trang Qua khảo sát sinh lượng trong năm 2010, cùng với đo đạy diện tích bằng thực địa và kết hợp phân tích ảnh Google map. Trữ lượng các ngành rong biển tại Nha Trang như sau: Khu vực vịnh Nha Trang có diện tích rong Mơ 546,20ha. Rong Mơ phát triển thành thảm với sinh lượng trung bình đạt 571,90g.khô/m2, trữ lượng 4840,4 tấn khô/năm. Rong Đỏ là 231,97 tấn khô và rong lục là 16,53 tấn khô (Bảng 4.5-7). Bảng 4. 5: Trữ lượng rong Mơ khu vực ven biển vịnh Nha Trang tháng 4.2010 Địa danh Diện tích (ha) Độ phủ (%) Sinh lượng (g.khô/m2) Mật độ (cây/m2) Chiều dài cá thể (cm) Trữ lượng (tấn khô) Hòn Rùa 5,625 69,4±8,8 598,7±63,2 42,7±12,3 79,8±38,6 33,63 Bãi Tiên 6,242 66,2±6,8 447,3±41,2 46,5±6,5 67,3±17,3 27,90 Ba Làng, Đường Đệ 16,35 30,5±8,5 810,3±50,3 20,5±12,5 81,5±12,4 73,08 Kê Gà - Lương Sơn 12,17 56,1±8,5
Tài liệu liên quan