Đề tài Nghiên cứu việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng không

Công ty xuất nhập khẩu hàng không (tên giao dịch quốc tế là: General Aviation Import Export Company - viết tắt là AIRIMEX) là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Việt Nam Aviation Corporation - viết tắt là AVIA Việt Nam) Công ty xuất nhập khẩu hàng không là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở đặt tại 100 Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Công ty có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Kinh doanh nhập khẩu máy bay, xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị, vật tư, phụ tùng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam, vật liệu vật tư dân dụng khác mã số: 07 - 03 - Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé giữ chỗ hàng không. Tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu hàng không hiện nay là Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/3/1989 của Tổng cục trưởng - Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không đã được xác định là một tổ chức xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết (kể cả máy bay) cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Đồng thời Công ty đã được nhập một số hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga quốc tế hàng không. Khi đó Công ty chỉ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc - trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng trước đây, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu những trang thiết bị, khí tài, phụ tùng thay thế cho ngành hàng không dân dụng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho Tổng cục hàng không dân dụng. Tổ chức của Công ty lúc đó bao gồm: 01 giám đốc và 03 phòng chức năng, đó là: - Phòng kế hoạch - Phòng nghiệp vụ thương mại - Phòng kế toán tài vụ. Với tổng biên chế là 25 người Cuối năm 1993, đầu năm 1994 ngành hàng không dân dụng có sự thay đổi về tổ chức từ Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về hàng không dân dụng vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo cấp, được tách thành cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng (Cục hàng không dân dụng Việt Nam - trực thuộc Bộ giao thông vận tải) và thành lập các doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc cục hàng không dân dụng Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không được thành lập lại theo quyết định số 173/QĐ/TCCBLĐ ngày 30/7/1994 của bộ trưởng Bộ giao thông vận tải lấy tên là Công ty xuất nhập khẩu hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản tại ngân hàng ngoại thương), được sử dụng con dấu riêng. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Kinh doanh nhập khẩu máy bay, xuất nhập khẩu phương tiện thiết bị vật tư, phụ tùng cho ngành hàng không dân dụng, vật liệu vật tư dân dụng khác mã số 03 - 07.

doc25 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu việc kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hàng không * Mét số nét tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu Hàng không 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. Công ty xuất nhập khẩu hàng không (tên giao dịch quốc tế là: General Aviation Import Export Company - viết tắt là AIRIMEX) là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Việt Nam Aviation Corporation - viết tắt là AVIA Việt Nam) Công ty xuất nhập khẩu hàng không là đơn vị doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở đặt tại 100 Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Công ty có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Kinh doanh nhập khẩu máy bay, xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị, vật tư, phụ tùng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam, vật liệu vật tư dân dụng khác mã số: 07 - 03 - Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé giữ chỗ hàng không. Tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu hàng không hiện nay là Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/3/1989 của Tổng cục trưởng - Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không đã được xác định là một tổ chức xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết (kể cả máy bay) cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Đồng thời Công ty đã được nhập một số hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga quốc tế hàng không. Khi đó Công ty chỉ là một đơn vị hạch toán phụ thuộc - trực thuộc Tổng cục hàng không dân dụng trước đây, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu những trang thiết bị, khí tài, phụ tùng thay thế cho ngành hàng không dân dụng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho Tổng cục hàng không dân dụng. Tổ chức của Công ty lúc đó bao gồm: 01 giám đốc và 03 phòng chức năng, đó là: - Phòng kế hoạch - Phòng nghiệp vụ thương mại - Phòng kế toán tài vụ. Với tổng biên chế là 25 người Cuối năm 1993, đầu năm 1994 ngành hàng không dân dụng có sự thay đổi về tổ chức từ Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về hàng không dân dụng vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo cấp, được tách thành cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng (Cục hàng không dân dụng Việt Nam - trực thuộc Bộ giao thông vận tải) và thành lập các doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc cục hàng không dân dụng Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không được thành lập lại theo quyết định số 173/QĐ/TCCBLĐ ngày 30/7/1994 của bộ trưởng Bộ giao thông vận tải lấy tên là Công ty xuất nhập khẩu hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản tại ngân hàng ngoại thương), được sử dụng con dấu riêng. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: - Kinh doanh nhập khẩu máy bay, xuất nhập khẩu phương tiện thiết bị vật tư, phụ tùng cho ngành hàng không dân dụng, vật liệu vật tư dân dụng khác mã số 03 - 07. - Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng hoá, đại lý bán vé máy bay giữ chỗ hàng không. Ở giai đoan này, về cơ bản Công ty vẫn sử dụng cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ hàng không trước đây. Song Công ty đã được phép mở rộng thêm chi nhánh - đặt tại nhà số 11 đường Trường Sơn - quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh. Tổng số cán bộ của Công ty tăng lên trên 50 người. Với tổng số vốn kinh doanh (01 - 07 - 1997): 11.567,7 triệu đồng Trong đó: Vốn cố định: 2.567,7 triệu đồng Vốn lưu động: 9.000,0 triệu đồng Bao gồm các nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước cấp: 4.551,6 triệu đồng Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 7.016,1 triệu đồng Năm 1996, thực hiện quyết định số 328/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng Công ty hàng không Việt Nam trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp của ngành hàng không dân dụng. Theo quyết định này và điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ban hành kèm theo nghị định số 04/CP ngày 27/1/1996 của Chính phủ, thì Công ty xuất nhập khẩu hàng không còn là đơn vị trực thuộc cơ quan quản lý những chuyên ngành về hàng không dân dông - Cục hàng không dân dụng Việt Nam mà là một doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Cũng từ đó, quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn, cho đến nay về tổ chức ngoài lãnh đạo Công ty, số phòng chức năng được tăng lên đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty (06 phòng và 1 chi nhánh), số lao động của Công ty tăng lên từ 50 người lên hơn 200 người, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của Công ty được mở rộng, hiệu quả kinh doanh của Công ty mỗi ngày một tăng. Công ty xuất nhập khẩu hàng không được xếp hạng là doanh nghiệp Nhà nước loại 1. Trải qua quá trình phát triển, Công ty đã tạo được uy tín của mình cho các bạn hàng, khách hàng chủ yếu của Công ty là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Việt Nam Airlines, Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, cụm càng hàng không sân bay Miền Trung, cụm cảng hàng không sân bay miền Nam, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam … Công ty đã thực hiện công tác nhập khẩu, bảo hiểm vận chuyển nội địa, phối hợp lắp đặt, có rất nhiều những dự án có khối lượng thiết bị lớn, giá trị cao, vị trí lắp đặt rải rác khắp nơi và địa hình phức tạp. Điển hình trong số đó là việc ký và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị phục vụ cho chương trình FIR Hồ Chí Minh với trị giá trên 30 triệu USD, thiết bị được nhập khẩu vận chuyển và lắp đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, Vũng Chua (Quy Nhơn), Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) với khối lượng thiết bị khoảng 35 - 40 Contenno 40ft với những phức tạp riêng về chia tách, vận chuyển. Tuy nhiên hợp đồng đã được Công ty thực hiện rất tốt và dự án đã được nghiệm thu và đánh giá cao. Bên cạnh đó còn rất nhiều những dự án lớn khác như: dự án Radar thời tiết và phát hiện gió đứt lắp đặt tại sân bay quốc tế Nội Bài, dự án Hệ thống ILS, đèn đệm, DOMSAT lắp đặt tại sân bay Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, dự án lắp đặt hệ thống VSAT cho 12 san bay tại Việt Nam … Tất cả các dự án này, Công ty AIRIMEX đều hoạt động với tư cách là đơn vị đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu, chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận và vận chuyển tới vị trí lắp đặt, phối hợp lắp đặt và các vấn đề liên quan đến thanh quyết toán sau đó. Không chỉ có những dự án trong ngành và các dự án ngoài ngành cũng được Công ty thực hiện tốt. Mặt dù đã thực hiện nhiều hợp đồng, dự án lớn như vậy nhưng cho đến nay Công ty AIRIMEX chưa để xảy ra một vài sai sót nào gây thiệt hại đối với khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín đối với đối tác nước ngoài. Đối với những dự án đã thực hiện AIRIMEX được khách hàng đánh giá rất cao và uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Nguyên tắc và phương châm hoạt động của Công ty là chính thống và đúng pháp lý, quy chế Nhà nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Công ty AIRIMEX đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác kinh doanh với một hệ thống bạn hàng rộng khắp trên thế giới bao gồm các bạn hàng lớn ở Châu âu, Châu mỹ, Singapore, Hang Kong, Australia … Đây là những khách hàng lớn, rất có uy tín đối với bạn hàng này, điều này rất thuận lợi cho Công ty khi tìm chọn một đối tác nước ngoài đáp ứng hiệu quả nhất đối với nhu câù của khách hàng trong nước. Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty AIRIMEX đáng tự hào và thực sự xác lập, được công nhận là Công ty có uy tín, có độ tin cậy cao đối với các đối tác bạn hàng nước ngoài, đối với các ngân hàng trong ngoài nước, không có tranh chấp, khuyến cáo, gây tổn thất uy tín cho các bên. Với một bề dày kinh nghiệm như vậy, có thể nói cho đến nay Công ty AIRIMEX có đủ khả năng để đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu đối với các dự án lớn đặc biệt là những dự án của ngành hàng không. Vì vậy, Công ty AIRIMEX rất mong muốn, với khả năng của mình, được tham gia vào việc thực hiện các chương trình, các dự án phục vụ cho ngành hàng không nói riêng và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước nói chung. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự Công ty xuất nhập khẩu hàng không Đứng đầu Công ty là giám đốc Công ty do cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc Công ty tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn diện trước cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam và tập thể Công ty. Để thực hiện trách nhiệm trên, giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn theo quyết định của cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam và các quyết định của Nhà nước đối với giám đốc Công ty xuất nhập khẩu. Giúp việc cho giám đốc và phó giám đốc, kế toán trưởng do giám đốc đề nghị và cục trưởng cục hàng không dân dụng Việt Nam bổ nhiệm. 3. Một số kết quả kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng không. 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 1999. Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch năm So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 10.405.398.000đ 10,150,000 102,52% Lợi nhuận trước thuế 779,414,000đ 769,286,000đ 101,32% Nép ngân sách 1,732,667,000đ 1,227,261 141,18% Tiền lương bình quân 93,234,000đ 1,054,000đ Nhìn chung, các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách đều đạt so với kế hoạch. Bảo toàn và phát triển được vốn trên giao. Mặt dù trong năm 1999 Công ty xuất nhập khẩu hàng không gặp không Ýt những khó khăn. Cụ thể như: Thị trường hoạt động của Công ty bị thu hẹp do một số các đơn vị trong ngành và Tổng Công ty xuất nhập khẩu Việt Nam được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực chưa hoàn toàn được khắc phục, chính sách kích cầu của Nhà nước vẫn chưa phát huy hết tác dụng, thị trường cung cấp và tiêu thụ các trang thiết bị, vật tư dân dụng cạnh tranh gay gắt rủi ro lớn. Do vậy hoạt động kinh doanh ngoài ngành của Công ty phần nào cũng gặp nhiều trở ngại đáng kể. Trong năm, nhiều lô hàng (mà trong đó đa phần là phụ tùng máy bay của Tổng Công ty) phí uỷ thác nhập khẩu không bù đắp nổi chi phí do một số thay đổi về quy định địa điểm nhận hàng của Tổng cục Hải quan và qui định về mức phí uỷ thác của Tổng Công ty còn có lúc, có khi chưa thảo đáng với thực tế chi phí tiếp nhận của Công ty. Nhưng do dự đoán trước được xu thế, sắp xếp hợp lý các nguồn lực nâng cao hiệu quả công việc, động viên cán bộ công nhân viên vuợt qua khó khăn, phát huy tính năng động sáng tạo, chủ động tìm nguồn hàng kinh doanh, tăng doanh thu, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có dấu hiệu khả quan và đạt đựoc những thành tích đáng kể. 2.2. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2000. Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch năm So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 25,980,404,000đ 9,610,000,000đ 270,35% Lợi nhuận trước thuế 732,169,000đ 732,345,000đ 101,22% Nép ngân sách 2,809,272,000đ 1,244,432,000đ 225,75% Tiền lương bình quân 1,272,000đ 965,000đ 131,88% Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội năm 2000 có nhiều chuyển biến tích cực, giá cả thị trường, tỷ giá tiền tệ tương đối ổn định, thị trường vận tải hàng không đang phục hồi và tăng trưởng, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế. Mặt khác do việc giao kế hoạch sớm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị chủ động triển khai sản xuất kinh doanh. Tổng Công ty ssã có những bổ sung sửa đổi các quy chế, quy định … và ban hành những biện pháp điều hành hợp lý hỗ trợ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty nói chung và của Công ty xuất nhập khẩu hàng không nói riêng nhìn chung có nhiều thuận lợi. Ngay từ đầu năm, Công ty xuất nhập khẩu đã tổ chức đại hội công nhân viên chức, thông qua nghị quyết của đại hội lãnh đạo Công ty đã đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2000 như: Mở rộng kinh doanh ngoài ngành. Trong đó: chú trọng các thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường SNG. Thành lập tổ công tác đặc biệt chủ động tìm kiếm thị trường, đầu tư, liên doanh, tìm hiểu các đối tác, đại lý độc quyền, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tham gia đấu thầu các công trình ở trong và ngoài ngành. Thực hiện chính sách khuyến khích tìm kiếm hợp đồng kinh doanh. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu hàng không có nhiều thuận lợi và đã đạt được những thành tích đáng kể. Các chỉ tiêu chủ yếu như nép ngân sách, doanh thu, lợi nhuận đều vượt mức so với kế hoạch năm 2000. 3. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 và kế hoạch tổng hợp năm 2002 Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Kế hoạch năm 2002 So với kế hoạch năm Tổng doanh thu 32,298,200,000đ 33,155,700,000đ 102,65% Lợi nhuận trước thuế 606,870,000d 622,646,000đ 102,60% Nép ngân sách 3,551,455,000đ 3,737,753,000đ 105,2% Tiền lương bình quân 2,088,000đ 1,689,000đ 80,91% Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch năm 2001 sẽ mở đầu thuận lợi để đạt mục tiêu kế hoạch 2001 - 2005 và chất lượng phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010, lãnh đạo Tổng Công ty và các ban ngành chức năng đã có sự phối hợp chỉ đạo sát sao, kết hợp với những chủ trương đúng đắn, những giải pháp phù hợp trong việc phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành của lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy mà kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 của Công ty đã đạt được những thành tựu đáng mừng, báo hiệu một sự khởi đầu tốt đẹp. Phát huy những thành quả đạt được năm 2001, kế hoạch năm 2002 được xây dựng trên cơ sở thực tế, hiện trạng của Công ty và những dự kiến về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới với tinh thần phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo và khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tính cạnh tranh trên trường quốc tế. Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm - chất lượng - hiệu quả. Để thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 ngoài nỗ lực có gắng của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty xuất nhập khẩu, sự hỗ trợ giúp đỡ của Hội đồng quản trị và các ban ngành chức năng trong Tổng Công ty là yếu tố quan trọng không thể thiếu tỏng quá trình triển khai thực hiện và thực hiện tốt các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 đã đề ra. * Thực trạng 1. Phương pháp và các bước tiến hành tìm hiểu đói tác Công ty đã áp dụng trong những năm qua. Trong những năm qua việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu về đối tác Công ty xuất nhập khẩu hàng không chủ yếu dùa vào việc nghiên cứu các Ên phẩm, các tài liệu giới thiệu, quảng cáo về thiết bị, vật tư, phụ tùng máy bay; các thiết bị điều hành bay như Rada, NDB, VOR … các thiết bị mặt đất như băng truyền, quầy thủ tục, máy soi chiếu hàng hoá, xe thang, xe điện, xe chở hành lý … của các nhà chế tạo, các hãng phân phối và tiêu thụ sản phẩm của nhà chế tạo, các Công ty thương mại, đại lý tiêu thụ các thiết bị vật tư chuyên ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Một kênh tiếp cận khác cũng được Công ty xuất nhập khẩu hàng không khai thác đề tìm hiểu về các nhà cung cấp thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên ngành Hàng không dân dụng. Đó là tìm hiểu về các nhà cung cấp thong qua các hãng hàng không lớn trên thế giói và khu vực có mối quan hệ mua bán các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng chuyên Ngành hàng không dân dụng với nhiều nhà cung cấp trên thế giới. Các hàng hàng không mà Công ty xuất nhập khẩu hàng không có quan hệ tốt và thường đặt vấn đề tìm hiểu qua họ về các nhà cung cấp là AIRFRANCE, SINGAPORE, THAI AIRWAY; CATHAY PACIFICE; QUANTAC; CHINA AIRLIES … Ngoài ra Công ty còn tìm hiểu về các nhà cung cấp thông qua các Công ty tư vấn ở một số quốc gia đang chiếm ưu thế về chế tạo và cung cấp thiết bị chuyên ngành về hàng không dân dụng. Thông qua việc tìm hiểu ban đầu Công ty đi đến lùa chọn một số nhà cung cấp và tiến hành tổ chức tham quan, khảo sát thực tế tại nơi chế tạo, nơi bán các thiết bị, vật tư, phụ tùng. Làm việc với nhà cung cấp để họ giới thiệu về thiết bị, giá cả và các điều kiện khác trong mua bán và đề nghị họ cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu lùa chọn nhà cung cấp. Trên cơ sở kết quả làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp, kết quả tham quan khảo sát thực tế tại nơi chế tạo và kết quả nghiên cứu các tài liệu có liên quan mà đối tác cung cấp; Công ty đi đến quyết định lùa chọn một số đối tác mời họ tham dự thầu hoặc chào hàng. Sau đó tổ chức đấu thầu, xét thầu hoặc xét các đơn chào hàng để lùa chọn ra một nhà cung cấp. Với phương pháp tiếp cận, tìm hiểu và lùa chọn nhà cung cấp mà Công ty xuất nhập khẩu hàng không đã đang và áp dụng, có thể khái lược thành các bước tiến hành lùa chọn nhà cung cấp của Công ty gồm: Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về các nhà cung cấp thông qua: + Ên phẩm. + Quảng cáo tự giới thiệu của chính nhà cung cấp. + Các hãng hàng không lớn trên thế giới và khu vực. + Các Công ty tư vấn. Bước 2: Lùa chọn và làm việc trực tiếp vói một số nhà cung cấp. Bước 3: Khảo sát thực tế tại nơi chế tạo, nơi bán các thiết bị, vật tư, phụ tùng. Bước 4: Yêu cầu một số đối tác cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và lùa chọn nhà cung cấp. Bước 5: Nghiên cứu các tài liệu đối tác đã cung cấp để đi đến lùa chọn một số nhà cung cấp đề nghị họ chào hàng cạnh tranh hoặc tham gia dự thầu. Bước 6: Tổ chức đấu thầu, xét thầu hoặc xét các chào hàng để lùa chọn một đối tác là nhà cung cấp. Bước 7: Đàm phán, dự thảo hợp đồng đề nghị thẩm định và phê duyệt hợp đồng theo quy định của pháp luật và ký hợp đồng. 2. Những bài học kinh nghiệm rót ra từ việc nghiên cứu lùa chọn đối tác cung ứng trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành Hàng không dân dụng ở Công ty xuất nhập khẩu Hàng không. Trước những năm 90 Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam chủ yếu nhập các thiết bị, vật tư, phụ tùng máy bay và các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng khác từ khối các nước xã hội chủ nghĩa, mà chủ yếu là nhập thiết bị của Liên Xô cũ. Từ đầu những năm 90 trở lại đây thực hiện đường lối kinh tế mở cửa, hội nhập Quốc tế và khu vực, Ngành hàng không dân dụng đã mở rộng quan hệ với các quốc gia, các hãng hàng không trên thế giới và khu vực. Hệ thống đường bay quốc tế ngày càng được mở rộng. Đứng trước nhu cầu về vận tải hàng không, yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời để tăng sức cạnh tranh của Hãng. Ngành hàng không dân dụng đã từng bước đổi mới thiết bị vận tải, thay thế dần các hệ thống máy bay, các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng khác của Liên Xô trước đây bằng các máy bay, thiết bị mới, hiện đại được nhập của các nước tư bản có trình độ phát triển cao về Hàng không dân dụng. Từ chỗ Công ty xuất nhập khẩu hàng không, trước đây chủ yếu quan hệ mua bán các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng với Liên Xô cũ. Nay phải quan hệ, tìm hiểu lùa chọn đối tác cung ứng ở nhiều nước tư bản trên thế giới. Trong khi kinh nghiệm về kinh doanh thương mại quốc tế chưa nhiều, kiến thức về máy bay cũng như các thiết bị chuyên ngành hàng không dân dụng thế hệ mới, hiện đại còn hạn chế, nhiều đối tác mới Công ty chưa hiểu biết, nắm bắt được gì về họ … Song Công ty đã từng bước tìm phương pháp tiếp cận đề tìm hiểu đối tác, tìm ra các bước đi tương đối hợp lý để có thể lùa chọn được đối tác cung ứng đáp ứng yêu cầu đặt ra của mình. Bên cạnh những việc đã làm được, những đối tác được lùa chọn đúng, vẫn còn những trường hợp do phương pháp và các bước tìm hiểu chưa khoa học, thiếu chặt chẽ nên đối tác được lùa chọn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Công ty như: Thiết bị còn có những yếu tố kỹ thuật chưa đảm bảo, độ bền không cao, hay háng hóc nhẹ hoặc đưa vào khai thác sử dụng đưa lại hiệu quả không cao; Tình hình tài chính của nhà cung cấp không lành mạnh, gây ra những rủi ro cho Công ty; Đối tác không thực hiện đúng tiến độ hợp đồng, không cung cấp thiết bị đúng thời hạn thậm chí cung cấp sai chủng loại thiết bị, giá cả thiết bị nhập khẩu còn cao so với mặt bằng giá cả trên thị trường thế giới … Những nguyên nhân chủ yếu
Tài liệu liên quan