Đề tài Nghiệp vụ quản trị kinh doanh

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng bước hoàn thiện và tự khẳng định mình trên bản đồ thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII đã đưa nước ta từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội đẩy nhanh công nghiệp hóa -

doc88 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiệp vụ quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng bước hoàn thiện và tự khẳng định mình trên bản đồ thế giới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII đã đưa nước ta từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong đó mục tiêu chính của đất nước ta là năm 2010 trở thành một nước công nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đang dần hướng đất nước phát triển ra thế giới. Đặc biệt là năm 2007 đất nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại (WTO) điều này đã làm giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng đặc biệt. Đây là bàn đạp để đưa đất nước ta ngày một tiến xa hơn. Mặt khác Đảng và nhà nước ta vẫn luôn mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình, tính chủ động sáng tạo về vốn, tự có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ, khuyến khích mở rộng thị trường. Do vậy mà hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, phát triển cả về quy mô và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự đổi mới trong nền kinh tế những năm gần đây thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một thành phần kinh tế đăc biệt phát triển. Một trong những loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và năng động nhất là các công ty cổ phần. Công ty CPTMVT Thủy An là một công ty mới thành lập vào năm 1996 với mục đích kinh doanh, sửa chữa, đóng mới các loại tàu thuyền và kinh doanh tổng hợp dịch vụ vận tải sông biển, thu lợi nhuận là chủ yếu nên việc tổ chức cơ cấu bộ máy kinh tế trong công ty là một khâu quan trọng. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là vai trò công tác "quản trị kinh doanh". Ngày nay quản trị kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề mà nó còn là một môn khoa học, một nghệ thuật, một ngôn ngữ kinh doanh nhằm cung cấp thông tin để ra quyết định đúng đắn. Thấy được tầm quan trọng đó nên doanh nghiệp luôn chú trọng đến công tác quản trị kinh doanh nói chung và công tác kinh doanh ở cơ sở sản xuất nói riêng. Với phương châm "học đi đôi với hành" lý luận phải gắn liền với thực tiễn nên thực tập tại doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo của trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội. Để học sinh, sinh viên hiểu được tình hình thực tế của khâu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất của máy móc thiết bị nhằm vận dụng và củng cố chuyên môn đã học để chuẩn bị làm tốt công tác, nghiệp vụ chuyên môn trong tương lai, đào tạo những cán bộ có năng lực tốt, có chuyên môn thực tế vững vàng bước đầu vận dụng kiến thức vào công việc. Trong quá trình thực tập ở công ty CPTMVT Thủy An giúp cho em hiểu rõ tầm quan trọng của bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh. Bản báo cáo này là kết quả của cả thời gian học tập và tìm hiểu thực tế tại công ty. Nó được viết trên những cố gắng, nỗ lực của bản thân em từ việc học lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại công ty. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian và kiến thức của em còn hạn chế đặc biệt là thời gian tiếp xúc và làm việc trên thực tế rất ít nên không tránh khỏi những sai sót. Bởi vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành tốt bản báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo và giúp đỡ em, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Thu Hằng để em có được trình độ và nhận thức đúng đắn về lần thực tập cuối khóa này. Em cũng chân thành cảm ơn các cô, các anh chị trong công ty đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập và làm bài báo cáo thực tập cuối khóa này. Bản báo cáo này gồm 5 phần: Phần I : Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp Phần II : Nghiệp vụ chuyên môn Phần III : Tự nhận xét và khuyến nghị Phần IV : Nhận xét và xác nhận của doanh nghiệp Phần V : Nhận xét và đánh giá kết quả của giáo viên Phần I: Đặc điểm tình hình của doanh nghiệp I. Tìm hiểu chung về doanh nghiệp 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty CPTMVT Thủy An là một đơn vị vận tải chuyên nghiệp, được thành lập 11-12-1996. Công ty đã có nhiều thành tích bề dày trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tên công ty: Công ty CPTMVT Thủy An. - Trụ sở chính: Thị trấn Cát Thành - Trực Ninh - Nam Định. - Ngành nghề kinh doanh: sửa chữa, đóng mới tàu thuyền và dịch vụ vận tải hàng hóa. - Điện thoại(Fax): 0350883777 Tiền thân của công ty là một đơn vị vận tải và sửa chữa tàu thuyền được hình thành trải qua những thời kỳ bao cấp và chuyển đổi qua nhiều cơ chế, cũng có rất nhiều cơ sở sữa chữa và đóng mới bị phá sản. Mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn như vậy, nhưng công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn đó cùng nhau đoàn kết đi lên và ngày càng phát triển hơn. Đơn vị có định hướng phát triển ngành sửa chữa và đóng mới tàu thuyền phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong những năm tới đây. Ngày 30-11-2000 đơn vị được cấp chính thức 35.330m2 tại thị trấn Cát Thành-Trực Ninh-Nam Định để xây dựng khu sản xuất sửa chữa đóng tàu cỡ trung bình từ (1000DWT - 6500DWT) kể từ năm 1998 đến nay đơn vị đã mạnh dạn đổi mới, đầu tư mở rộng về trang thiết bị, các trang thiết bị phục vụ cho đội tàu và sửa chữa tàu. Đặc điểm của công ty trong những năm gần đây: Trong những năm gần đây hàng hóa được luân chuyên bằng đường biển Bắc-Nam và các nước trong khu vực được tăng nhanh. Các doanh nghiệp ở trong nước đã chú ý đầu tư và phát triển tàu biển giữa hai miền và trong khu vực Đông Nam á. Thực tế trong những năm gần đây, đơn vị đã khắc phục khó khăn từng bước hội nhập vào nền kinh tế thị trường đưa sản xuất ngày càng ổn định, đảm bảo đủ việc làm và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện nghĩa vụ ngày càng cao đối với Nhà nước. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn mọi hoạt động từ công tác xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đến mọi hoạt động khác đều liên tục đạt được thành tích suất sắc. Hiện tại đơn vị vẫn luôn ổn định sản xuất, gia tăng sản lượng vận tải sửa chữa tàu, đơn vị đã mạnh dạn mở rộng thị trường bằng việc xây dựng khu đóng tàu mới và nhận đóng mới tàu với trọng tải 3000DWT cấp II Đông Nam á và đóng mới được tàu 6500DWT. Đơn vị đã thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh về đặt hàng. Song song với việc phát triển đơn vị đồng nghĩa với doanh thu, lợi nhuận kinh doanh, các khoản trích nộp vào ngân sách nhà nước đơn vị vẫn luôn đảm bảo và gia tăng ngày càng phát triển. 2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu trong công ty 2.1. Chức năng Chuyên nhận sửa chữa và đóng mới các loại tàu lớn và nhỏ. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sông - đường biển Việt Nam và quốc tế, kinh doanh vật tư cơ khí, phụ tùng máy móc, vật liệu xây dựng, phân bón, than mỏ và xăng dầu. Dịch vụ vận tải bằng đường sông và du lịch. Dịch vụ xếp dỡ và giao nhận, kiểm kê nhận ủy thác hàng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Do sản phẩm của ngành có đặc thù riêng không phải như sản phẩm của một số ngành khác đó là TKM (T/km) 2.2. Nhiệm vụ Tổ chức nhân công lao động hợp lý sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị. Xây dựng đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định vệ sinh trong lao động sản xuất bảo quản các trang thiết bị sản xuất. Tổ chức công khai việc chấm công, chia lương cho cán bộ công nhân viên tạo mọi điều kiên để người lao động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng sản xuất. Tổ chức đào tạo cán bộ tại chỗ cho cán bộ công nhân viên trong công ty theo quy định. Nhận xét: Như vậy công ty CPTMVT Thủy An nói riêng và ngành vận tải nói chung đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. 3. Quy trình công nghệ sản xuất chính của công ty 3.1. Sơ đồ quy trình sửa chữa tàu Khảo sát ban đầu Đưa tàu lên triền Phun nước làm sạch vỏ tàu Tiến hành cạo rỉ, hà bám Sửa chữa Bàn giao Kiểm tra hệ thống trên tàu 3.2. Sơ đồ đóng mới Kiểm tra hệ thống trên tàu Tiến hành cạo rỉ, hà bám Phun nước làm sạch vỏ tàu Đưa tàu lên triền Khảo sát ban đầu Tiếp nhận thiết kế cơ bản Đóng vỏ bao khung Hoàn thiện trên triền hạ thủy Hạ thủy đưa tàu ra cầu tàu trang trí Đi vào khai thác 4. Những máy móc cho quá trình công nghệ sản xuất Trong những năm gần đây công ty đã thường xuyên đầu tư, đổi mới thay thế lắp đắt các trang thiết bị cho phù hợp. Những thiết bị sử dụng lâu năm sẽ được thay thế bởi các loại máy mới, những loại máy có tình trạng sử dụng quá hạn sẽ được thanh lý. Danh mục máy móc thiết bị của công ty Đơn vị tính: Cái STT Tên thiết bị SL Nơi sản xuất Năm đưa vào sử dụng Thời gian sử dụng 1 Máy cắt 5 Việt Nam 1996 2 2 Máy cán tàu 3 Nhật 1996 4 3 Máy lốc tàu 2 Nhật 1996 8 4 Máy tiện 10 Việt Nam 1996 2 5 Máy hơi phun cát 5 Trung Quốc 1996 8 6 Máy phun sơn 5 Trung Quốc 1997 8 7 Máy hàn 10 Trung Quốc 1996 10 8 Máy cắt hơi ôxi 2 Trung Quốc 1996 2 9 Máy mài tiện 2 Trung Quốc 2000 8 10 Kim hàn 9 Trung Quốc 2001 3 11 Cần cẩu 2 Bungari 1997 10 12 Xe cẩu 5 Bungari 1998 10 13 Quạt hút khi nóng 1 Liên Xô 2001 1 14 Quạt hút khi ẩm 1 Liên Xô 1997 10 15 Máy xúc E3322 1 Trung Quốc 1996 17 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch năm 2006 Nhận xét Nhìn vào danh mục máy móc thiết bị của công ty ta có thể nhận thấy rằng đa phần máy móc thiết bị của công ty đã đưa vào sử dụng từ những ngày đầu công ty mới thành lập, chỉ có một số máy móc thiết bị mới được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Về chủng loại có thể nhận thấy rằng có nhiều loại và đa phần là của nước ngoài. 5. Số lượng chất lượng lao động hiện có trong công ty Hiện nay tổng số lao động trong công ty là 589 người và được bố trí như sau: - Số người ở các phòng ban trong công ty : 89 người - Số người lao đọng trực tiếp trong công ty: 500 người Bảng trình độ văn hóa của cán bộ công nhân viên trong công ty STT Chỉ tiêu SL (người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 589 100 1 Trình độ đại học trở lên 5 0,85 2 Trình độ đại học 10 1,70 3 Trình độ cao đẳng 10 1,70 4 Trình độ trung cấp 64 10,87 5 Trình độ sơ cấp và bậc thợ 500 84,88 Nguồn: Báo cáo phòng kế hoạch năm 2006 Nhận xét Do yêu cầu của công việc này hơi vất vả nên số lượng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, hiện nay trong công ty chỉ có một đồng chí là Đảng viên. 6. Cơ cấu bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Công ty CPTMVT Thủy An tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là ban giám đốc tiếp đó là ban tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán và các xí nghiệp. Sơ đồ bộ máy quản lý trong công ty Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật kế hoạch Phòng kế toán Các xí nghiệp Hội đồng quản trị của công ty: là cơ quan bao gồm những cổ đông có nhiều cổ phần nhất và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của công ty. Hội đồng quản trị họp một năm một lần và có thể họp bất thường khi chủ tịch hội đồng quản trị đề nghị. Chủ tịch hội đồng: là người sở hữu 50% giá trị cổ phiếu có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của công ty, chuẩn bị nội dung, tài liệu họp hội đồng quản trị, triệu tập các cuộc họp, kí các quyết định của hội đồng quản trị và giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị. Giám đốc công ty: được bổ nhiệm là người đại diện cho công ty trong việc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tài chính của công ty, đảm bảo các chế độ chính sách hiện hành, đồng thời đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước. Phó giám đốc: phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các hoạt đông sản xuất kinh doanh, điều hành công việc trong phạm vi bộ phận quản lý và trực tiếp phụ trách một số khâu công việc do giám đốc phân công. Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm khai thác thị trường cung cấp nguồn hàng và tiêu thụ hàng, đối tác, đồng thời phải tổ chức mọi hoạt động kinh doanh theo hợp đồng. Phòng kinh doanh đề xuất phương án kinh doanh cho phù hợp. Phòng tổ chức - hành chính: chịu trách nhiệm mọi hoạt động hành chính phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty như: tiếp khách, văn thư, tham mưu việc tổ chức nhân sự. Phòng kỹ thuật - kế hoạch: bộ phận này chuyên mua vật tư máy móc thiết bị đầu vào, nghiên cứu thị trường lập kế hoạch sửa chữa đóng mới tàu, phụ trách quản lý giám sát kỹ thuật chung cho sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán: hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính và các khoản trích nộp Nhà nước. Cùng giám đốc lập dự toán thu chi cho cả năm, đảm bảo việc thu chi kịp thời và chính xác, thực hiện tốt công tác tính toán ghi chép chứng từ sổ sách, báo cáo kết quả hoạt động, quản lý hoạt động thu chi của công ty. Các xí nghiệp: thực hiện tốt kế hoạch hoạt động kinh doanh theo sự điều hành của giám đốc. Chịu trách nhiệm về công việc đã nhận, đảm bảo đúng hợp đồng, đúng kế hoạch. Quản lý sử dụng tốt lao động của bộ phận theo luật lao động và hợp đồng thỏa thuận đã ký. II. Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 1. Những thuận lợi trong công ty Đơn vị có vị trí thuận tiện, gần các đơn vị kinh doanh vận tải thủy, gần nguồn cung cấp vật tư trang thiết bị…Hơn nữa, đơn vị có đội ngũ công nhân lành nghề, được đào tạo qua công việc thực tiễn.Đơn vị có một vị trí để thi công, sửa chữa ngay tại bờ sông Ninh Cơ rất thuận tiện. Tổng diện tích toàn bộ khu đất để xây dựng cơ sở đóng mới tàu thuyền là 35330m2. Có đường triền đê kéo tàu lên sửa chữa các tàu 3000DWT và đóng mới hạ thủy tàu đến 6500DWT hạn chế I biển quốc tế. Cầu cảng dài 80m, rộng9m, sức chịu lực 1000 tấn/m2 để neo đậu, bốc xếp, vận tải cho các tàu đến 6500DWT. Các công trình phụ trợ cho sửa chữa và đóng tàu, nhà xưởng, đường ô tô, bãi kho vật tư,văn phòng làm việc… Công ty có đội ngũ cán bộ, cử nhân, kỹ sư 15 người có trình độ chuyên môn cao đã làm việc ở các nhà máy như: nhà máy đóng tàu Hoàng Anh, nhà máy đóng tàu Bến kiềm, nhà máy đóng tàu Sông Cấm, nhà máy đóng tàu Hạ Long. Và có đội ngũ công nhân 500 người được đào tạo chính quy lành nghề được cấp chứng chỉ (thợ nguội, thợ sắt, thợ hàn) và được công nhận là thợ có tay nghề bậc thợ cao đã có kinh nghiệm từ 3 năm làm việc tại các nhà máy. Với đội ngũ cán bộ cử nhân, kỹ sư, công nhân hiện có của nhà máy thì nhà máy luôn đáp ứng đóng mới được 15 tàu từ 3000DWT trở lên. Mọi cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đều có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, nâng cao tinh thần phòng cháy chữa cháy và được đào tạo một cách chính quy hiện đại không để bất cứ trường hợp bất trắc nào xẩy ra. Nhu cầu dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường thủy trong vùng phía Bắc trong tương lai là rất lớn. 2. Những khó khăn trong công ty Ngoài những thuận lợi mà công ty có được thì cũng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn đó là: Cái khó khăn đầu tiên và lớn nhất của công ty là về vốn, vốn bỏ ra có nhiều thì khả năng quay vòng vốn mới lớn, lợi nhuận mang lại cho công ty mới cao được Cán bộ trong công ty cũng đã hết lòng với công việc nhưng xét về một mặt nào đó thì vẫn còn hạn chế Do sử dụng nhiều tàu cũ đã quá thời hạn sử dụng. Thiết bị máy móc còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, mặt bằng công nghệ chưa rộng lắm. Do mặt bằng công ty còn đang hoàn thiện nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc sản xuất III. Dự kiến trong tương lai Công ty CPTMVT Thủy An đã có những kế hoạch trong tương lai như là: Mở rộng mặt bằng sản xuất lên từ 6.500m2 đến 70.000m2 Đưa công nghệ hiện đại và tiên tiến vào để sản xuất. Tăng thêm các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như (cẩu 60 tấn, cẩu tự hành, máy cắt, máy lốc, máy tiện, máy bắn cát, máy phun sơn…). Công nghệ hàn tự động và bán tự động. Phần II: nghiệp vụ chuyên môn I. tìm hiểu về quản trị sản xuất 1. Tầm quan trọng chức năng, nhiệm vụ của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp 1.1. Tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác kế hoạch hóa tốt. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh kế hoạch hóa vẫn là một yếu tố tất yếu khách quan, là một khâu, một bộ phận, một mắt xích không thể thiếu trong chu trình quản lý doanh nghiệp, kế hoạch hóa là một công cụ đắc lực, là kim chỉ nam để doanh nghiệp có phương hướng và lựa chọn đúng đắn các phương án kinh doanh tối ưu nhất, cách thức tiến hành các mục tiêu kinh doanh hay đó chính là quá trình định hướng và điều chỉnh theo định hướng hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tái sản xuất mở rộng. 1.2. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch 1.2.1.Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch Trưởng phòng kế hoạch Phó phòng kế hoạch Nhân viên 1 Nhân viên 2 Nhân viên 3 Nhân viên 4 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch Tham mưu cho giám đốc xét duyệt phương án kinh doanh. Hướng dẫn giúp đỡ các phòng ban theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán thanh lý tài sản, đối chiếu công nợ. Tập hợp các báo cáo quản trị phục vụ yêu cầu của cơ quan chức năng như tổng cục thống kê, bộ thương mại. 2. Phương pháp lập và chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch 2.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm 2.1.1.Căn cứ để lập kế hoạch Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký kết. Căn cứ vào chỉ tiêu của Nhà nước giao cho công ty. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường như tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hợp đồng đã ký kết. Căn cứ vào năng lực thực tế của công ty như công cụ, dụng cụ lao động, máy móc thiết bị. 2.1.2. Phương pháp tinh toán các chỉ tiêu kế hoạch Để có thể lập kế hoạch sản xuất sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao thì cần phải tính toán được từng chỉ tiêu cụ thể, để có thể cho kết quả chính xác VD: Tính chỉ tiêu tổng sản lượng thì chỉ tiêu tổng sản lượng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả sản xuất sản phẩm công nghiệp và những công việc có tính chất công nghiệp mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ không hạn chế những việc đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng được xác định một cách tổng hợp nhiệm vụ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời điểm này chỉ tiêu đó được tính theo giá cố định nhằm so sánh được với các thời kỳ trước và phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Giá trị tổng sản lượng mà công ty đã tính gồm giá trị xây lắp, giá trị thực tế cơ bản, - Giá trị xây lắp: là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để sửa chữa đóng tàu, giá trị về nhân công…để sản xuất và hoàn thiện một loại tàu. - Giá trị thiết kế cơ bản: là giá trị xây dựng cơ bản thiết kế để phục vụ cho việc sản xuất đóng tàu trong nội bộ hay ngoài công ty. 2.1.3. Cách xây dựng biểu Biểu tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu pháp lệnh Thực hiện của năm trước Kế hoạch năm 2007 % hoàn thành kế hoạch (%) A. Chỉ tiêu pháp lệnh 6.623.217.324 7.853.164.542 119 Tổng các khoản ngân sách phải nộp 2.362.984.480 2.818.324.542 119 - Nộp thuế VAT 2.086.000.000 2.472.000.000 119 - Nộp thuế TNDN 2.174.232.844 2.563.440.000 118 - Thuế DT B. Các chỉ tiêu hướng dẫn I. Giá trị tổng sản lượng 47.934.055.440 52.557.342.000 110 II. Tài chính - KHTSCĐ - Mức KH cơ bản 11.270.053.440 14.134.342.000 125 + KH sửa chữa lớn 3.120.000.000 3.120.000.000 100 + KH cơ bản 8.150.053.440 11.014.342.000 135 Nguồn: Phòng kế hoạch Biểu kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2007 Đơn vị: Nghìn đồng STT Tên công việc Nội dung SL (chiếc/năm) Đơn giá Thành tiền A. Công tác đóng tàu 1 Loại tàu 3000 DWT Đóng mới 6 20.000.000 120.000.000 2 Loại tàu 2000 DWT Đóng mới 6 18.000.000 108.000.
Tài liệu liên quan