Đề tài Ngoại giao can Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1954 -197

Việt Nam ta là quốc gia văn hiến có một nền lịch sử ngoại giao lâu đời và phong phú. Trong đó nổi bật nhất là nền ngoại giao trong giai đoạn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ CHí Minh lãnh đạo , nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.lịch sử nước ta đã trải qua biết bao nhiêu lần kháng chiến chống quân xâm, lược ngoại bang, từ chống quân Tống thời Lý Thường Kiệt, chống quân xâm lược Nguyên Mông thời trần và mới đây chưa đầy nửa thế kỉ, chúng ta lại phải đương đầu với thế lực phương tây vô cùng hung mạnh, đặc biệt là Mỹ, một nước đế quốc hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự trên thế giới. Nhưng chính nghĩa luôn luôn dành thắng lợi, bằng lòng yêu nước truyền thống từ trước tới nay của ông cha ta, sự dẫn dắt của các nhà lãnh đạo kiệt xuất, sự đoàn kết một lòng can nhân dân ta, sự ngoại giao tài tình, đã dần dần đẩy lùi bước xâm lăng kẻ thù ra khỏi bờ cõi . Trong nội dung của bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta bằng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi tay đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn từ 1954-1975. Tháng 7 năm 1954,sau hiệp định Gionevo,đất nước ta bị chia cắt ra thành 2 miền: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong lúc đó Mỹ đặt chân vào Miền Nam chiếm đóng, âm mưu biến khu vực này thành căn cứ quân sự lâu dài. Do mới kết thúc chiến sự, nên tình hình thế giới lúc này đang có nhiều diễn biến phức tạp, xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn, gây cho chúng ta nhiều khó khăn.

doc23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại giao can Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước giai đoạn 1954 -197, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: ngoại giao can Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1975. MỤC LỤC trang I.GIỚI THIỆU……………………………………………………..2 II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO Bối cảnh lịch sử đầu những năm1954: ……………...…….3 Tình hình quốc tế……………………………………..…….4 Chủ trương của Đảng……………………………….………7 Chủ trương của Đảng………………………………….……8 Quá trình hình thành đường lối đối ngoại…………..…..…8 Ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa anh em………16 III.KẾT LUẬN…………………………………………………..….18 I.GIỚI THIỆU Việt Nam ta là quốc gia văn hiến có một nền lịch sử ngoại giao lâu đời và phong phú. Trong đó nổi bật nhất là nền ngoại giao trong giai đoạn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ CHí Minh lãnh đạo , nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.lịch sử nước ta đã trải qua biết bao nhiêu lần kháng chiến chống quân xâm, lược ngoại bang, từ chống quân Tống thời Lý Thường Kiệt, chống quân xâm lược Nguyên Mông thời trần và mới đây chưa đầy nửa thế kỉ, chúng ta lại phải đương đầu với thế lực phương tây vô cùng hung mạnh, đặc biệt là Mỹ, một nước đế quốc hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự trên thế giới. Nhưng chính nghĩa luôn luôn dành thắng lợi, bằng lòng yêu nước truyền thống từ trước tới nay của ông cha ta, sự dẫn dắt của các nhà lãnh đạo kiệt xuất, sự đoàn kết một lòng can nhân dân ta, sự ngoại giao tài tình,… đã dần dần đẩy lùi bước xâm lăng kẻ thù ra khỏi bờ cõi . Trong nội dung của bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta bằng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi tay đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn từ 1954-1975. Tháng 7 năm 1954,sau hiệp định Gionevo,đất nước ta bị chia cắt ra thành 2 miền: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong lúc đó Mỹ đặt chân vào Miền Nam chiếm đóng, âm mưu biến khu vực này thành căn cứ quân sự lâu dài. Do mới kết thúc chiến sự, nên tình hình thế giới lúc này đang có nhiều diễn biến phức tạp, xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn, gây cho chúng ta nhiều khó khăn. Trong tình hình đó , đảng ta đã đề ra những sách lược đúng đắn, phát huy tinh thần độc lập tự cường dân tộc. lịch sử nước ta giai đoạn này đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại của đảng ta, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Chính trong quá trình này đã hình thành đường lối ,sách lược đúng đắn của đảng, những kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề và là cơ sở vững chắc cho mặt trận ngoại giao sau này. II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO Bối cảnh lịch sử đầu những năm1954: Bối cảnh trong nước. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. sau hiệp định chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta. Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đô Hà Nội. Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô. Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ chống phá cách mạng về sau. Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoại Hiệp định mới được ký kết. Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-Nam Việt Nam. Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ-Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam. Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á" (SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. Đưa được tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, gạt hết quân Pháp và tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, Mỹ đã thực hiện được bước đầu ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định. Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố. "Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó". Bằng một loạt hành động trái với hiệp định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam. Cùng với sự giúp đỡ dưới hình thức "viện trợ" quân sự, chính trị, kinh tế, miền Nam Việt Nam được xây dựng thành căn cứ quân sự, thành cơ sở kinh tế thực dân kiểu mới của Mỹ. Tất cả việc làm trên của Mỹ - Diệm không ngoài mục đích tách hẳn một phần lãnh thổ của Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để lập ra một quốc gia riêng biệt, thậm chí là một phần lãnh thổ của nước Mỹ. Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Washington "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 " . Tình hình quốc tế. Chủ nghĩa xã hội thời kì này liên tục phát triển mạnh.chủ nghĩa xã hội nhanh chóng lan rộng từ Châu Âu sang Châu Á. Liên Xô là một nước đi đầu trong các nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển mạnh hơn trước nữa. Năm 1955, Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1950-1955) trước thời hạn. Tổng sản lượng công nghiệp tăng mạnh so với lúc trước chiến tranh.Ngành nông nghiệp cũng có những bước phát triển đáng kể, mạng lưới giao thông được mở rộng, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo tạo nên uy tín mạnh. Các nước đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu cũng được Liên Xô giúp sức và ra sức phát triển kinh tế, nền kinh tế ở các nước này cũng có những chuyển biến tích cực rõ rệt.Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa cũng có nhiều phát triển vượt bậc, từ một nước nông nghiệp ngèo nàn , kém phát triển đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội . phong trào giải phóng dân tộc có những bước phát triển mới, bao trùm các nước Trung Đông, lan nhanh sang Châu Phi và Mỹ Latinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế. Tháng 4-1955, Hội nghị Băngđung được triệu tập với sự tham gia của 29 nước Á, Phi. Hội nghị đã đánh dấu việc các nước Á, Phi quyết định bước lên vũ đài lịch sử, đoàn kết với nhau từ những phong trào lẻ tẻ, tách rời, liên kết với nhau trong một mặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc thực dân. Sau Hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ như vũ bão, nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập ở mức độ khác nhau. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gợi lên cho nhân dân, trước hết là các lực lượng cách mạng ở các nước châu Phi những suy nghĩ mới về đường lối và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 8-1954, Đảng Cộng sản Marốc ra tuyên bố đòi chính phủ Pháp phải chấm dứt các hành động đàn áp, khủng bố những người yêu nước, phải thả tù chính trị. Theo kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam, nhân dân Marốc đã cầm vũ khí, kiên trì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ở các nước châu Phi khác như: Tuynidi, Angiêri, Mali... phong trào đấu tranh giành độc lập cũng phát triển mạnh mẽ với khí thế sôi nổi. Điển hình là phong trào giải phóng ở Angiêri. Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri ra đời được sự hưởng ứng của phần lớn các đảng phái và tổ chức yêu nước, đại diện cho các giai cấp công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, và các tầng lớp khác trong xã hội. Cuộc chiến đấu của nhân dân Angiêri bắt đầu nổ ra ngày 1-11-1954 và được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới... Tiếp đó, năm 1956, 3 nước Bắc Phi: Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành độc lập. Tháng 3-1957, nước cộng hoà Gana ra đời, mở đầu thời kỳ vùng dậy của các nước Tây Phi, để rồi đến năm 1960 - có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập và đi vào lịch sử với tên gọi “Năm Châu Phi”. Châu Á - đối tượng xâm lược của các đế quốc châu Âu và Bắc Mỹ từ hàng trăm năm, cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở đây được tiếp thêm sức mạnh rõ rệt, đặc biệt là ở Đông Dương, sự đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia càng thêm chặt chẽ, để chuẩn bị đối phó với những thủ đoạn xâm lược kiểu thực dân mới mà đế quốc Mỹ đang triển khai tích cực. Đặc biệt, ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi và tháng 5/1960, Chính phủ Cuba tuyên bố gia nhập hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, bất chấp sự ngăn chặn thù địch của Mỹ. Cách mạng Cuba thành công trên một đất nước nằm ngay ở cửa ngõ nước Mỹ đã xua tan ấn tượng về sức mạnh của bọn tư bản thống trị, củng cố lòng tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, làm cho nhân dân các nước Mỹ Latinh càng giác ngộ về nhiệm vụ đấu tranh giành quyền sống và độc lập tự do cho dân tộc mình. Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh. Bằng việc công nhận hàng loạt các nước Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập, các nước đế quốc phương Tây phải thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vì hoà bình dân chủ và tiến bộ của giai cấp công nhân ở các nước tư bản. “Nếu phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tác dụng đánh phá các hậu phương của chủ nghĩa đế quốc thì phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chính quốc có tác dụng công phá vào sào huyệt của CNTB.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giữa các lực lượng dân chủ với các lực lượng phản động ở các nước tư bản ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn, phong phú và linh hoạt. Ở Pháp, Italia, nhiều cuộc đấu tranh để bảo vệ chế độ dân chủ, chống chế độ phản động của nền chuyên chế cá nhân cũng phát triển bằng nhiều hình thức. Ở nhiều nước Mỹ Latinh, giai cấp cầm quyền vẫn tiếp tục đi theo con đường cai trị của thực dân Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha đã bị lật đổ, làm cho đời sống nhân dân vẫn chịu cảnh cơ cực, xã hội càng suy thoái. Lạm phát, nợ nần, đói rách là những vấn đề nhức nhối kéo dài mà chính quyền không giải quyết được. Nhân dân đã nổi dậy lật đổ chính quyền ở nhiều nước. Ở Châu Á, cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống sự hà khắc của chính quyền tư sản cũng không kém phần sôi nổi, quyết liệt. Chủ trương của Đảng Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt. Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Trong quá trình này, Mỹ đã mở rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam. Xây dựng chủ nghĩa xã hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc. Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Campuchia... Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới. Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương nên nó có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến nên nó có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng hai miền Bắc-Nam, do đó, có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Quá trình hình thành đường lối đối ngoại. Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với đảng lúc này là phải đề ra được đường lối và sách lược đúng đắn, vừa phải phù hợp với mỗi miền vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. 7-1954 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 6 đánh giá sự chuyển biến tình hình và vạch ra nhiệm vụ mới, quyết định chủ trương, phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương’’.với khẩu hiệu đấu tranh “Hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”. Những chuyển hướng của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 tuy mới vạch ra những nét chung nhất song nó có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy chúng ta giành thắng lợi ở hiệp định Giownevo nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ ý định độc chiếm Đông Dương. Âm mưu chia cắt đất nước, bành trướng thế lực ra toàn đông dương. Sau 2 tháng, ngày 5-9-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị bổ sung và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hội nghị chỉ rõ 5 đặc điểm của cách mạng Việt Nam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trong đó, 2 đặc điểm lớn ảnh hưởng đến đường lối, chủ trương cách mạng của nước ta là Việt Nam đang trong giai đoạn “từ chiến tranh chuyển sang hoà bình” và “Nam Bắc tạm thời phân làm 2 vùng”. Vì vậy, nhiệm vụ chung của Đảng là “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ trong toàn quốc”. Hội nghị xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam “lãnh đạo nhân dân miền Nam thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại...), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời, phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống hoạt động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hoạt động tiến công của địch, nguỵ, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng du kích cũ của ta” với phương châm đấu tranh: Kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức hoạt động hợp pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Như vậy, lúc này chúng ta phải chủ trương tạm thời giữ cách mạng miền Nam ở thế giữ gìn lực lượng. Điều đó có nghĩa là: Trong hoàn cảnh hiện tại cần phải hết sức bình tĩnh để phân tích tình hình, trên cơ sở những phân tích khoa học trước yêu cầu của thực tiễn mới có thể có được đối sách thích hợp. Cuộc đấu tranh ở Việt Nam đến thời điểm đó đã không còn mang ý nghĩa đơn thuần của một cuộc chiến tranh cục bộ nữa mà ngày càng có ý nghĩa của sự đối đầu mang tính chất quốc tế. Chính vì vậy mà Việt Nam đã và đang trở thành điểm nhạy cảm trong quan hệ của các nước, đặc biệt là của các cường quốc. Những khó khăn trong nước cùng với những điều kiện bất lợi khác của tình hình cách mạng trên thế giới lúc này chưa thể cho phép Đảng ta phát động một cuộc chiến tranh mới để thống nhất đất nước. Tuy nhiên, giữ gìn lực lượng không có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh, mà vẫn tiến hành đấu tranh liên tục trong khuôn khổ của Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết. Theo đó thì hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu nhằm duy trì và củng cố lực lượng cách mạng. Hội nghị Giơnevơ đã làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ với nước ngoài. Để cụ thể hoá những nhiệm vụ chung đó, Bộ Chính trị ra bản chỉ thị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới cho Đảng bộ miền Nam, trong đó có công tác ngoại giao và chính sách đối ngoại. Chỉ thị khẳng định “Chính sách ngoại giao của ta là xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào dựa theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau. Phương châm chính sách ngoại giao của ta là chống chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ, chống Mỹ tổ chức khối xâm lược Đông Nam Á, củng cố hoà bình ở Đông Dương và bảo vệ hoà bình Đông Nam Á và toàn thế giới”. Trên cơ sở phương châm đó, “mối quan hệ giữa Việt Nam dân chủ Cộng hoà với nước Pháp cần tiếp tục dùng hình thức thương lượng và đàm phán để điều chỉnh, tránh quá găng để đến nỗi tan vỡ. Đồng thời, nên “mở rộng quan hệ kinh tế, mậu dịch với nước Pháp trên cở sở bình đẳng và cùng có lợi. Quan hệ với nhân dân nước Pháp cần được tăng cường... Làm cho nhân dân hai nước Việt và Pháp liên hợp chặt chẽ hơn nữa để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất đất nước, phản đối và ngăn ngừa sự gây hấn của Mỹ và phe thân Mỹ” Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ mở rộng quan hệ với những nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện... “làm cho Chính phủ những nước đó đồng tình với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc ít nhất cũng giữ trung lập, có thiện cảm đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và có thái độ khinh bỉ chính quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm” Trong khi tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, cần đặc biệt chú trọng quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Lào và Cao Miên. “Mối quan hệ với họ nên đặt trên 5 nguyên tắc lớn là “tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, sống chung trong hoà bình”. Chính phủ Việt Nam nên tìm mọi cách tăng cường tình hữu nghị giữa nước ta và hai nước Lào, Cao Miên; tăng cường đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam, Lào và Cao Miên. Xây dựng mối quan hệ hoà hoãn với Lào, Cao Miên cùng với việc tiếp tục phát triển và củng cố tình hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và tất cả các nước XHCN trên thế giới là điều kiện quan trọng để củng cố hoà bình ở Đông Dương và tranh thủ độc lập, thống nhất của nước ta. Bên cạnh đó, đối với Uỷ ban quốc tế, chủ trương của ta nói chung là t
Tài liệu liên quan