Đề tài Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ quyền con người là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền công dân là tiêu chí đánh giá sự văn minh, tiến bộ của một xã hội hiện đại. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song song với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp đã ban hành của nước ta. Đồng thời đây cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật Tố tụng hình sự (TTHS).Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn TTHS cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người THTT và những người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai vẫn còn tồn tại trên thực tế tố tụng. Mặt khác, vấn đề lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa: khái niệm, chủ thể, nội dung của quyền bào chữa; khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. vẫn cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.

doc76 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Con người là vốn quý của tự nhiên và của xã hội. Bảo vệ quyền con người là mục tiêu của các thiết chế Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền công dân là tiêu chí đánh giá sự văn minh, tiến bộ của một xã hội hiện đại. Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Song song với việc phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước cũng chăm lo xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một hệ thống pháp luật bảo đảm cho việc phát triển các quyền tự do dân chủ của công dân. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc Hiến định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp đã ban hành của nước ta. Đồng thời đây cũng là một nguyên tắc đặc thù của luật Tố tụng hình sự (TTHS).Việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; giúp cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) và Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn TTHS cho thấy, việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), người THTT và những người tham gia tố tụng vẫn còn xem nhẹ nguyên tắc này. Tình trạng bắt, giam giữ, xét xử oan sai vẫn còn tồn tại trên thực tế tố tụng. Mặt khác, vấn đề lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa: khái niệm, chủ thể, nội dung của quyền bào chữa; khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo... vẫn cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” là một đề tài mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc; đây cũng là đề tài gây cho em nhiều hứng thú nghiên cứu và tìm hiểu trong quá trình học tập tại trường. Mục đích nghiên cứu của em khi lựa chọn đề tài này là: Nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Làm rõ nội dung và sự thể hiện của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong pháp luật TTHS hiện hành; Nghiên cứu thực trạng thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, tìm hiểu những hạn chế vướng mắc, nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp khắc phục hạn chế và hoàn thiện pháp luật. Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử chúng tôi đã sử dụng những phương pháp như: so sánh, phân tích, tổng hợp, lôgic... Kết cấu của khoá luận gồm lời nói đầu, ba chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học, kiến thức lý luận và thực tế chưa đầy đủ nên những thiếu sót trong khoá luận là không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. CHƯƠNG I NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO 1. Khái niệm quyền bào chữa và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh giành các quyền dân chủ và tiến bộ. Các quyền tự do, dân chủ mà con người có được ngày nay là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ của những lực lượng tiến bộ chống lại những thế lực độc tài, phản dân chủ trên thế giới. Một trong những quyền dân chủ mà con người giành được trong các cuộc đấu tranh này là quyền bào chữa. Ở tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, quyền bào chữa đều đã được ghi nhận, được coi là nguyên tắc Hiến pháp và được cụ thể hoá trong những quy định của Bộ luật TTHS. Tính đến nay, Nhà nước ta đã ban hành bốn bản Hiến pháp và trong tất cả các bản Hiến pháp đó đều ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS. Quyền bào chữa là một chế định quan trọng của luật TTHS nhưng khái niệm, chủ thể, nội dung của quyền bào chữa vẫn còn là những vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học pháp lý cũng như những cán bộ làm công tác áp dụng pháp luật. Quan điểm thứ nhất là quan điểm trong luật TTHS một số nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law: TTHS được coi là bắt đầu từ thời điểm vụ án hình sự được chuyển sang Toà án và quyền bào chữa chỉ thuộc về bị cáo. Quan điểm thứ hai cho rằng: quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo(1). Quan điểm thứ ba cho rằng: trong TTHS, bị can, người bị tình nghi cũng như những công dân tham gia trong tố tụng với tư cách khác trong đó có cả người bị hại đều cần có sự bảo vệ các lợi ích có thể bị xâm phạm. Như vậy, theo tác giả thì quyền bào chữa có cả trong trường hợp mà ở đó không có sự buộc tội. Cùng quan điểm như vậy, một số tác giả khác cũng cho rằng: “ Không chỉ có bị cáo mà người bị hại cũng cần đến việc bào chữa. Nhân chứng, giám định viên và những người khác cũng vậy nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”(2). Quan điểm thứ tư: quyền bào chữa trong TTHS là tổng hoà các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự(1). Quan điểm thứ năm là quan điểm trong Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003: quyền bào chữa thuộc về người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài các quan điểm trên trong Bộ luật TTHS của các nước trên thế giới cũng có những quan điểm hết sức khác nhau về chủ thể của quyền bào chữa. Bộ luật TTHS Liên Bang Nga quy định: “Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi nhận được quyết định khởi tố bị can, trong trường hợp người bị tình nghi thực hiện tội phạm bị tạm giữ hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trước khi khởi tố bị can thì từ khi nhận được biên bản về việc bắt hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam”. (Điều 47)(2). Theo Bộ luật TTHS Nhật Bản thì quyền bào chữa chỉ thuộc về người bị tình nghi và bị cáo. Điều 30 Bộ luật này quy định: “Bị cáo hoặc người bị tình nghi có thể lựa chọn luật sư bất cứ lúc nào”(3). Để tìm hiểu rõ hơn về các quan điểm trên trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. (khoản 1 Điều 48 Bộ luật TTHS năm 2003). Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. (khoản 1 Điều 49 Bộ luật TTHS năm 2003). Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. (khoản 1 Điều 50 Bộ luật TTHS năm 2003). Trong các xã hội công dân, đặc biệt là trong xã hội XHCN, người công dân được hưởng những quyền và lợi ích hết sức rộng lớn, Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho việc thực hiện các quyền này. Điều 71 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hội về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…Nghiêm cấm mọi hình thức bức cung, dùng nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Quyền bào chữa là một trong rất nhiều quyền của công dân, là bộ phận hợp thành của quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. “Bào chữa là hành vi của một người đưa ra các tình tiết và chứng cứ chứng minh cho sự không có lỗi hoặc làm giảm lỗi của mình”. Vì vậy, quyền bào chữa chỉ thuộc về người nào bị coi là có lỗi bao gồm cả lỗi kỷ luật, lỗi hành chính, lỗi dân sự, lỗi hình sự. Quyền bào chữa với ý nghĩa là khái niệm chung bao hàm cả quyền bào chữa của người bị coi là có lỗi hành chính, lỗi kỷ luật, quyền bào chữa của bị đơn dân sự (trong tố tụng Dân sự) và quyền bào chữa của người bị coi là có lỗi hình sự (quyền bào chữa trong TTHS). Như vậy, quyền bào chữa trong TTHS với quyền bào chữa ở trên có mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Người nào bị coi là có lỗi hình sự, bị buộc tội thì có quyền bào chữa trong TTHS – sau đây gọi tắt là quyền bào chữa. “Như một chức năng tố tụng, bào chữa tồn tại ở tất cả các giai đoạn của TTHS ở đâu có buộc tội thì ở đó có bào chữa”(1). “Buộc tội trong TTHS là hành vi của các cơ quan THTT nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với người buộc tội trên cơ sở các chứng cứ về hình sự đã được xác định ở thời điểm ấy”(2). Bị can bị buộc tội bằng quyết định khởi tố bị can, phải chịu những hậu quả pháp lý: bị điều tra hình sự, có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS…Bị cáo bị buộc tội bằng bản cáo trạng của VKS, hậu quả pháp lý của việc buộc tội này là bị cáo có thể bị kết án, có thể phải chịu hình phạt…Người bị tạm giữ tuy chưa bị buộc tội bằng một văn bản có tính chất pháp lý nhưng đối với họ đã có quyết định tạm giữ và họ đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng là tạm giữ. “Cơ sở coi một người là người bị tình nghi phạm tội là các dữ kiện khách quan và không thể bắt giữ một người khi ĐTV và CQĐT “nghi” là họ phạm tội vì bản thân sự nghi ngờ mang tính chủ quan”(3). Vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng quan điểm của Bộ luật TTHS Việt Nam 2003 về quyền bào chữa là hoàn toàn chính xác. Quyền bào chữa chỉ thuộc về những chủ thể: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo - những người bị buộc tội với nội dung: đưa ra những chứng cứ chứng minh cho sự không có lỗi hoặc làm giảm lỗi của mình (lỗi hình sự). Ngoài những chủ thể trên, những người khác – không chịu sự buộc tội thì không có quyền bào chữa, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình họ có thể sử dụng những quyền năng khác được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm về quyền bào chữa trong TTHS như sau: “Quyền bào chữa trong TTHS là tổng hoà các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”. Khái niệm nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể được xác định như sau: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quy định của luật TTHS trong đó xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa đồng thời quy định các cơ quan THTT có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của pháp luật”. 2. Cơ sở của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 2.1. Cơ sở lý luận Ý thức về nhân quyền và việc thực hiện nhân quyền có một quá trình lịch sử lâu dài gắn với lịch sử xã hội loài người và giải phóng con người qua các hình thái kinh tế - xã hội và các giai đoạn đấu tranh giai cấp qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại. Xuất phát từ con người là một thực thể thống nhất - một “sinh vật – xã hội”, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên” (như một đặc quyền vốn có và chỉ con người mới có) và “quyền xã hội” - sự chế định bằng các quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mác cũng khẳng định không có quyền con người chung cho mọi chế độ xã hội mà quyền con người phụ thuộc vào từng phương thức sản xuất nhất định với từng chế độ chính trị xã hội – kinh tế - văn hoá nhất định. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại dưới dạng các quyền tự nhiên của con người như quyền được sống… Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được coi là con người, không có và không được thừa nhận các quyền con người. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại tự do và giải phóng con người. Giai cấp tư sản là những người đầu tiên nêu ngọn cờ nhân quyền, biết lợi dụng những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, vốn là yêu cầu bức thiết của nhân dân lao động, tuyệt đối hoá tự do cá nhân, nhấn mạnh các yếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người – “quyền tư hữu thiêng liêng”. Lần đầu tiên các quyền con người được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của Pháp 1789… Tuy vậy giai cấp Tư sản chỉ tập trung nhấn mạnh quyền dân sự, chính trị, coi nhẹ quyền kinh tế, văn hoá, xã hội - những cơ sở và điều kiện quan trọng để người lao động thoát khỏi đói nghèo và bóc lột. Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên một phạm trù mới về quyền con người: đó là các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, các nước XHCN đã đi đầu trong việc nêu bật các quyền dân tộc cơ bản như một bộ phận thiết yếu của quyền tập thể, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hơn về nhân quyền. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, các quyền con người cũng tiếp tục phát triển. Trong mỗi quốc gia, quyền công dân là một nội dung cơ bản của quyền con người, là sự thể hiện cụ thể của quyền con người. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua Điều 50 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: “Ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Quyền con người, quyền công dân được chia thành các nhóm chính sau : + Các quyền tự do, dân chủ về chính trị: tham gia quản lý Nhà nước, bầu cử, bình đẳng nam nữ… + Các quyền về kinh tế - xã hội: quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền thừa kế… + Các quyền dân sự (quyền tự do cá nhân): quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền khiếu nại, tố cáo…() Các quyền con người đã trở thành một giá trị pháp lý được quốc tế hoá khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bản Tuyên ngôn về nhân quyền ngày 10/12/1948. Khoản 1 Điều 11 tuyên ngôn này khẳng định: “Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên toà xét xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ”(2). Như vậy trước khi có bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn chưa bị coi là người có tội, họ vẫn là những công dân, những con người, chỉ khác là họ đang chịu sự buộc tội và phải chịu những biện pháp tố tụng. Những biện pháp tố tụng được tiến hành đối với họ có thể hạn chế quyền tự do hay động chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm… - những nội dung cơ bản của quyền con người. Để đảm bảo các biện pháp đó được tiến hành một cách cần thiết và hợp pháp tránh được sự độc đoán một chiều từ phía các cơ quan THTT, pháp luật đã quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa được thực hiện. Có thể thấy rằng quyền bào chữa là một nội dung cơ bản thể hiện quyền con người và quyền con người là cơ sở lý luận của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS Việt Nam. 2.2. Cơ sở thực tiễn Trong TTHS, quá trình nhận thức vụ án diễn ra từ thấp đến cao, từ chỗ chưa nhận thức đến chỗ nhận thức được, từ chỗ nhận thức ít tới chỗ nhận thức nhiều và cuối cùng là từ nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn tới nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Việc xác định chân lý khách quan của vụ án không thể thực hiện được nếu chủ thể không sử dụng biện pháp so sánh, đánh giá các dữ kiện và cọ sát các quan điểm khác nhau giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Trong TTHS, chức năng bào chữa tồn tại song song với chức năng buộc tội như một nhu cầu tất yếu khách quan. Nó xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của TTHS được đặt ra đối với tất cả các cơ quan, những người THTT và những người tham gia tố tụng. Sẽ không xuất hiện sự tranh tụng nếu TTHS chỉ đơn thuần hoặc là bào chữa hoặc là buộc tội. Nếu quan niệm buộc tội là chức năng duy nhất của TTHS thì sẽ dẫn đến sai lầm là người ta chỉ chú ý tới các chứng cứ buộc tội mà không chú ý tới các chứng cứ gỡ tội (giảm tội). Điều này đến lượt nó lại gây ra các hiện tượng tiêu cực có thể có như mớm cung, bức cung, hoặc hậu quả tai hại hơn là truy tố, xét xử người vô tội. Ngược lại, nếu quan niệm bào chữa là chức năng duy nhất của TTHS thì có thể dẫn tới hậu quả bỏ lọt tội phạm, không xử lý công minh các hành vi phạm tội và người phạm tội. Cả hai quan niệm trên đều không đúng và rõ ràng, chúng có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động TTHS. Nghiêm trọng hơn, chúng là những cản trở cho quá trình xác định chân lý khách quan của vụ án và thực hiện mục đích của TTHS như đã nêu trong Điều 1 của Bộ luật TTHS nước ta. Chúng ta chắc hẳn đã ít nhiều nghe về “ Vụ án Vườn Điều” - một vụ án kéo dài vào loại nhất nhì trong lịch sử tố tụng, hơn 12 năm, qua 4 lần xét xử, đến nay chấm dứt bằng quyết định đình chỉ điều tra vào tháng 12/2006. Năm 1993, từ phát hiện của người dân, CQĐT Công an Bình Thuận phát hiện nạn nhân nằm chết tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng là bà Dương Thị Mỹ. Công an Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố vụ án nhưng sau đó phải đình chỉ điều tra vì không tìm được thủ phạm. Năm năm sau, cũng tại địa phương trên lại xảy ra 1 vụ giết, cướp. Hung thủ trong vụ án Công an Bình Thuận bắt được là Huỳnh Văn Nén (sinh 1962, người địa phương). Qua quá trình tạm giam Nén và điều tra vụ án này xuất hiện nhiều chi tiết cho thấy Nén có biết vụ án tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng trước đó. Từ lời khai của Nén, Công an Bình Thuận đã phục hồi điều tra vụ án giết bà Mỹ tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng, đồng thời đưa ra một kết luận khá tròn trịa. Hung thủ được CQĐT xác định là một tập thể gồm 9 người, đều là người nhà phía vợ ông Trần Văn Sáng - người tình của nạn nhân. Vụ án đã từng được đưa ra xét xử phúc thẩm tới lần thứ 2, và tại phiên toà này, đồng loạt các bị cáo đều phản cung và chối tội. Tại phiên toà, bị cáo Trần Thanh Vân cho biết đã được ĐTV dạy cho 1 tháng mới có các thông tin để khai trong băng video. Còn bị cáo Lâm cho biết CQĐT đã quay 7 cuộn băng và bắt bị cáo khai đi khai lại nhiều lần để chọn được cuộn băng hoàn chỉnh nhất. Bị cáo Lâm khi phản cung cũng khẳng định rằng, mình nhận tội trước đây là do ĐTV đã đánh gãy răng bị cáo và hứa hẹn với bị cáo: “Bà già rồi, không ai bắt bà làm gì, nếu bà khai ra sẽ được tha”…() Rõ ràng việc không tôn trọng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như trên mà vụ án đã rơi vào bế tắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tự do, danh dự, nhân phẩm của 9 con người trong 1 gia đình. Từ những phân tích ở trên chúng ta có thể đi đến kết luận rằng việc quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là rất cần thiết xuất phát từ nguyên tắc bảo đảm quyền con người và từ thực tiễn của quá trình tố tụng. 3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là sự thể hiện cụ thể của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS. Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, các thế lực phản động và hiếu chiến luôn lấy vấn đề nhân quyền để kích động nhân dân, chống phá cách mạng. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội nhưng song song với đó, Nhà nước luôn chú ý tới việc phát huy toàn diện quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm các quyền con người. Việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan ghi nhận quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước các cơ quan THTT và cơ chế bảo đảm việc thực hiện là nhiệm vụ của cơ quan đó đã chứng tỏ bản chất ưu việt của Nhà nước ta. Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can,bị cáo thể hiện tính nhân đạo XHCN. Tính nhân đạo được thể hiện, trong những trường hợp theo quy định của pháp luật, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS hoặc Toà án yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ. Các trường hợp đó là: bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất l
Tài liệu liên quan