Đề tài Nguyễn Văn Vĩnh với cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung trong bài sớ dâng lên vua Lê Thánh Tông, đã trở thành mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam trong mấy trăm năm qua. Sự nghiệp trồng người là mối quan tâm lớn nhất, là nhân tố cơ bản quyết định sự hưng vong của cả một quốc gia dân tộc. Gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân tộc, nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng sản sinh ra nhiều nhân vật kiệt suất đóng góp cho lịch sử nước nhà. Thành quả to lớn đó là kết quả của những đóng góp không mệt mỏi của nhiều cá nhân, nhiều thế hệ cho sự phát triển giáo dục đất nước. Đề tài này, chúng tôi tập trung đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh- một học giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX, đối với nền giáo dục nước ta. Thông qua đó, chúng tôi mong muốn tái hiện những điểm nổi bật của nền giáo dục nước nhà đầu thế kỷ XX, một chặng đường đầy gian nan thử thách với bản sắc văn hóa dân tộc, với những biến chuyển lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Là một mũi tiên phong của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng đầu thế kỷ XX, giáo dục đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trước hết là trên bình diện văn hóa tư tưởng. Đặt trên tầm cao đó, chúng tôi muốn khẳng định vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh – một trong những người thủ xướng cuộc cách mạng giáo dục đầu thế kỷ XX.

doc60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyễn Văn Vĩnh với cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ  B¸o c¸o khoa häc §Ò tµi: NguyÔn V¨n VÜnh víi cuéc c¶i c¸ch gi¸o dôc ®Çu thÕ kû XX Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Xanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Dung Lớp : Lịch sử CLC K50 Hà Nội năm: 2008 MỞ ĐẦU Mục đích của đề tài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung trong bài sớ dâng lên vua Lê Thánh Tông, đã trở thành mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam trong mấy trăm năm qua. Sự nghiệp trồng người là mối quan tâm lớn nhất, là nhân tố cơ bản quyết định sự hưng vong của cả một quốc gia dân tộc. Gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân tộc, nền giáo dục Việt Nam đã không ngừng sản sinh ra nhiều nhân vật kiệt suất đóng góp cho lịch sử nước nhà. Thành quả to lớn đó là kết quả của những đóng góp không mệt mỏi của nhiều cá nhân, nhiều thế hệ cho sự phát triển giáo dục đất nước. Đề tài này, chúng tôi tập trung đề cập đến những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh- một học giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX, đối với nền giáo dục nước ta. Thông qua đó, chúng tôi mong muốn tái hiện những điểm nổi bật của nền giáo dục nước nhà đầu thế kỷ XX, một chặng đường đầy gian nan thử thách với bản sắc văn hóa dân tộc, với những biến chuyển lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Là một mũi tiên phong của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng đầu thế kỷ XX, giáo dục đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trước hết là trên bình diện văn hóa tư tưởng. Đặt trên tầm cao đó, chúng tôi muốn khẳng định vai trò của Nguyễn Văn Vĩnh – một trong những người thủ xướng cuộc cách mạng giáo dục đầu thế kỷ XX. 2.Tính cấp thiết của đề tài Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thấy việc nghiên cứu về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, nhất là một học giả lớn như Nguyễn Văn Vĩnh đến nay không phải là điều mới. Nhưng, chúng tôi cũng nhận thức rằng : đưa đề tài nay ra xem xét , bàn luận có một ý nghĩa lớn. + Thứ nhất, rất nhiều người nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh nhưng cho đến nay chưa có đề tài cụ thể nào khai thác về những đóng góp của ông trên lĩnh vực giáo dục. Một mũi tiến công mà ông ý thức rất sâu sắc về sức mạnh của nó trong cuộc cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX. + Thứ hai, Nguyễn Văn Vĩnh là một học giả uyên bác, có những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, nhưng đến nay vẫn còn nhiều ý kiến phiến diện về vai trò của ông do hoặc thiếu thông tin hoặc hiểu sai lệch. + Thứ ba, đặt trong tiến trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam, thì giai đoạn đầu thế kỷ XX có tầm quan trọng lớn lao của sự dứt bỏ nền giáo dục cũ, hình thành nền giáo dục mới của dân tộc. Do đó, nghiên cứu về giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX là một mảnh đất rất màu mỡ và đặc sắc, một việc làm hết sức có ý nghĩa. + Thứ tư, nghiên cứu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên lĩnh vực giáo dục sẽ cung cấp cho chúng tôi kiến thức và cái nhìn đầy đủ sâu sắc hơn về cuộc tiếp xúc Đông – Tây diễn ra trong lịch sử dân tộc ta đầu thế kỷ XX. + Thứ năm, đầu thế kỷ XXI, chúng ta đang bước vào quá trình hội nhập quốc tế với nhiều thử thách và vận hội lớn. Để đứng vững và phát triển, chúng ta phải huy động hết mọi nguồn lực quốc gia kể cả những kinh nghiệm từ quá khứ. Những bài học kinh nghiệm trong cuộc tiếp xúc Đông - Tây đầu thế kỷ XX sẽ là những bài học quý giá cho dân tộc ta vận dụng để nhận ra mình, bảo vệ mình, và tiến kịp bạn bè quốc tế. Trong đó, chúng ta đang ra sức cải cách nền giáo dục đất nước và không thể thiếu những kinh nghiệm của cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX, càng không thể thiếu những con người như Nguyễn Văn Vĩnh… 3. Lịch sử nghiên cứu và các nguồn tư liệu Có rất nhiều nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau về Nguyễn Văn Vĩnh. Như tác giả Hoàng Tiến với đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước : “Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ 20”. Cô Phạm Thị Thu với luận văn thạc sĩ 1997 : “Một vài khía cạnh về lịch sử chữ Quốc ngữ qua khảo sát Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí”. Ông Phan Khôi với “ Nguyễn Văn Vĩnh trong con mắt tôi” 1936. Quốc Anh với “Nguyễn Văn Vĩnh trong con mắt người cùng thời” (tạp chí Xưa và Nay số 27). Cô Nguyễn Thị Lệ Hà (2004) với “ Nguyễn Văn Vĩnh với cuộc cổ vũ và truyền bá chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX” ( tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5). Và gần đây nhất là một khóa luận cử nhân về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với văn hóa Việt Nam. Cùng rất nhiều những nghiên cứu khác. Nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh không phải là một vấn đề mới nhưng không hề cũ. Là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX, hoạt động của Nguyễn Văn Vĩnh trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực : báo chí, giáo dục , văn chương, xuất bản, dịch sách, và cả kinh tế, chính trị... Do đó, phạm vi tư liệu về ông rất rộng. Nghiên cứu những đóng góp của ông trên lĩnh vực giáo dục, cũng có rất nhiều tài liệu có thể khai thác. Đáng chú ý là: những tài liệu về hoạt động của các tổ chức do ông sáng lập như Hội Trí Tri, Hội dịch sách…Đặc biệt, Nguyễn Văn Vĩnh là một dịch giả nổi tiếng, người hoạt động nhiều nhất trên lĩnh vực báo chí và xuất bản, nên chúng tôi tập trung nhiều nhất đến những bài viết của ông và nhiều học giả khác cổ động cho giáo dục trên hai tờ báo : Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo và Đông Dương Tạp Chí… Đấy là những tài liệu trực tiếp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hết sức chú ý đến những tài liệu gián tiếp: tài liệu của những nhân vật cùng thời viết về Nguyễn Văn Vĩnh, những tài liệu nghiên cứu của nhiều học giả thế hệ sau về ông. Đối với những tài liệu này, chúng tôi cố gắng giữ con mắt khách quan khi xem xét, đánh giá. 4. Đối tượng nghiên cứu và những vấn đề đi sâu giải quyết của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là tất cả các hoạt động của Nguyễn Văn Vĩnh có liên quan đến cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX. Trong đó, chúng tôi tập trung vào khai thác các hoạt động của ông trong các tổ chức giáo dục : Đông Kinh Nghĩa Thục, Hội Trí Tri, Hội dịch sách… và những nội dung giáo dục trên hai tờ báo do ông làm chủ bút : Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo và Đông Dương Tạp Chí. Chú ý đến những hoạt động của Nguyễn Văn Vĩnh cổ vũ việc học chữ Quốc ngữ - phương tiện truyền thụ cơ bản của nền giáo dục dân tộc mới… Khi nghiên cứu, chúng tôi cố gắng làm nổi bật lên vai trò của ông trong cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX, với tư cách là người khởi xướng, người hoạt động tích cực và có nhiều đóng góp nhất. Ông là một trí thức Tây học tài hoa muốn hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà theo Âu Tây tư tưởng, đồng thời là con người thiết tha với những giá trị truyền thống nhưng cũng vô cùng nhạy bén với thời cuộc. Ông cũng là người có công đầu trong việc tạo nên mối quan hệ chặt chẽ và phát huy vai trò của báo chí trong cải cách giáo dục. 5.Phương pháp nghiên cứu đề tài Để nghiên cứu đề tài này một cách hiệu quả nhất, chúng tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh .v.v… 6. Kết quả và những đóng góp của đề tài Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu, nhưng cơ bản chúng tôi đã cố gắng tập hợp nhiều tài liệu về những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh trên lĩnh vực giáo dục, và đưa ra những nhận định khách quan, khoa học nhất về vai trò của ông trên lĩnh vực đó. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm vào việc tái hiện lại cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX. Đồng thời, đánh giá lại vai trò, ảnh hưởng của một số nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh. Chúng tôi cũng mong muốn rằng: đề tài này sẽ góp thêm một cái nhìn mới mẻ, chi tiết, đầy đủ hơn về học giả này. 7. Bố cục của đề tài Đề tài có bố cục như sau : MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : KHÁI LƯỢC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH 1.1. Cuộc đời 1.2.Sự nghiệp CHƯƠNG 2 : NGUYỄN VĂN VĨNH VỚI CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1. Nguyễn Văn Vĩnh - Tấm gương về tinh thần tự học 2.2. Quan điểm giáo dục của Nguyễn Văn Vĩnh 2.3. Các biện pháp thực hiện cải cách giáo dục 2.3.1. Truyền bá sâu rộng chữ Quốc ngữ - phương tiện truyền thụ cơ bản của giáo dục mới 2.3.2. Thành lập và tham gia vào hoạt động của các tổ chức giáo dục – trung tâm tuyên truyền, ứng dụng và phổ cập mô hình giáo dục mới. 2.3.3. Sử dụng báo chí như một công cụ đắc lực cho tuyên truyền, cổ động giáo dục Quốc ngữ đồng thời phổ biến nội dung và phương pháp học mới KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia, và Thư viện Khoa Lịch sử - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, cùng các thầy cô, gia đình và bè bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Chúng tôi vô cùng cảm ơn PGS.TS. Phạm Xanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này! CHƯƠNG 1. KHÁI LƯỢC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH 1.1.Cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 tháng 4 năm Nhâm Ngọ ( tức ngày 15/ 6/1882) tại số nhà 46, phố Hàng Giấy, Hà Nội, hiệu là Tân Nam Tử. Ông sinh ra trong cảnh loạn lạc. Hà Nội vừa bị thực dân Pháp chiếm đóng trước đó ít ngày. Hai năm sau, triều đình Huế kí hiệp ước Pa tơ nốt đầu hàng, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Mười bốn năm sau, phong trào Cần Vương – phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo bị dìm trong bể máu. Đến đây, hệ tư tưởng phong kiến đã chính thức cáo chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tiếp đó, thực dân Pháp dáo diết tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc. Chế độ thực dân Pháp đã được thiết lập trên toàn cõi Việt Nam. Xã hội Việt Nam đang đứng trước một cuộc tiếp xúc Đông – Tây rộng lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Thời đại đầy biến động đó ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của ông. Làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội ( bây giờ là huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây) quê gốc của ông là một vùng chiêm trũng nghèo khổ, quanh năm ngập nước. Nhưng đây cũng là vùng quê nổi tiếng hiếu học với nhiều người đỗ đạt cao. Do cuộc sống nghèo khổ, bố mẹ phải bỏ ra Hà Nội kiếm sống, ở nhờ nhà bà Nghè Đại Gia, tại số 46 phố Hàng Giấy. Phố này, hồi đó là một phố Cô đầu nổi tiếng của Hà Nội, nơi mà khách làng chơi Tây, Tầu lui tới tấp nập, đồng thời cũng là nơi mà những người cuối cùng của đảng Văn Thân chọn làm nơi hoạt động chống Pháp. Ông sinh ra và lớn lên trên đất Hà Thành văn vật, trong lúc Kinh đô cổ đang chuyển mình thành một đô thị phương Tây hiện đại. Năm 1888, Hà Nội được Pháp công nhận là thành phố loại I và trở thành Thủ phủ của Đông Dương. Hà Nội trở thành trung tâm của những biến chuyển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Việt Nam thuộc địa. Năm 1902, cùng với sự hoàn thành tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, cầu Pôn Đume ( Cầu Long Biên), là việc khánh thành Nhà Đấu Xảo,Trường Đại học Đông Dương thành lập vào năm 1906. Năm 1911, Nhà Hát Lớn được hoàn thành, mô phỏng nhà hát Quốc Gia Pháp. Rạp chiếu phim Eden cũng được xây xong và hoạt động vào năm 1917.v.v…Ngân hàng Đông Dương thành lập và đặt trụ sở tại Hà Nội. Đô thị cổ kính với những phường hội thủ công mang dấu ấn đậm nét của các làng nghề được thay đổi dần thành một thành phố hiện đại với nhiều ngành kinh tế mới như điện, giao thông, ngân hàng, dịch vụ .v.v… Những con phố cổ được đổi sang những cái tên Pháp, bán hàng hóa Pháp; những đường phố mới to đẹp, thẳng tắp với những ngôi nhà theo kiến trúc Pháp cũng lần lượt được xây dựng quanh hồ Hoàn Kiếm. Người Pháp cũng ào ạt sang sinh sống ở Hà Thành. Họ lập ra làng Tây, theo sau đó là lối sống Tây, văn hóa Tây. Hàng loạt các khu công sở, khu biệt thự, khu vui chơi được ra đời. Người Hà Nội có thêm lối sống thị dân mới. Xe đạp, xe ô tô đi trên đường phố. Nhiều người ăn mặc quần áo Tây, dùng hàng Tây, những đồ gì lạ người ta cũng gán cho chữ “đồ Tây”. Trường học kiểu Pháp thành lập, báo chí Pháp được phát hành, sách phương Tây tràn ngập phố phường Hà Nội, đến nỗi mà bán sách thành một nghề, các phố bán sách mọc lên như phố Hàng Gai ; làng Phú Đôi, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây chuyên làm nghề bán sách.v.v… Chuyển mình mạnh mẽ với đời sống mới nhưng mạch ngầm văn hóa cố đô vẫn âm thầm chảy trên đất Hà Thành. Hà Nội đầu thế kỷ XX không chỉ là thủ phủ của chính quyền Thực dân, mà còn là trung tâm tiếp xúc văn hóa phương Tây ở Việt Nam, nơi mà mọi sự va cham giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây đều tác động mạnh mẽ tới từng con người sống trong không gian văn hóa đó. Nguyễn Văn Vĩnh lớn lên trên kinh đô ngàn năm văn hiến, kế thừa truyền thống hiếu học của quê hương, có sẵn trong mình ý chí vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, lại được tác động không ngừng bởi các yếu tố văn hóa phương Tây đang du nhập ồ ạt cùng những biến chuyển của Hà Thành. Tất cả đã tác động không nhỏ đến nhân cách và suy nghĩ của Nguyễn Văn Vĩnh, lý giải phần nào tư tưởng canh tân sau này của ông. Cuộc đời Nguyễn Văn Vĩnh là sự nỗ lực phi thường vươn lên học thức, địa vị xã hội, sự nghiệp báo chí và hết tâm sức cổ động cho truyền bá chữ Quốc ngữ, đổi mới giáo dục, canh tân đất nước. Tuy vậy, sống trong buổi giao thời đầy biến động, lại hoạt động trên lĩnh vực hết sức nhạy cảm là báo chí, từng có sự nghiệp chính trị nhất định trong chính quyền Pháp, hướng theo Âu Tây tư tưởng… nên không khỏi có những những điều tiếng khen chê về ông. Nhưng dù thế nào, cũng không thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Vĩnh cho nền văn hóa Việt Nam trong đó có giáo dục. Ta hãy lắng nghe những người cùng thời nói về Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là lời điếu của Trần Tuấn Khải, một lời điếu hàm xúc, như ẩn chứa cả cuộc đời lắm trầm luân và nhiều định kiến, nhưng vô cùng đáng quý của Nguyễn Văn Vĩnh :  “ Mấy mươi năm xoay trở một trò đời, nào khi vào nghĩa đảng Đông Kinh, lúc từ huy chương Bắc Đẩu, khi hò hét Âu Tây tư tưởng, lúc giảng diễn Niên lịch thông thư, vang lừng giọng nói câu văn, nóng lạnh trái tim, đậy nắp quan tài chưa hẳn định. Bao nhiêu bạn đi về cùng lớp trước, nay người đã thượng thư tổng đốc, kẻ còn Tân Đảo, Côn Lôn, người ca tụng Pháp- Việt đề huề, kẻ theo đuổi quân dân hiến pháp, rộn rịp đường ngang lối dọc, sang hèn cuộc thế, trông chừng dân nước vẫn đang suy.” Bậc trí nhân nỗi đời đầy những trái ngang. Còn ông Phan Khôi có đăng bài bình luận “Ông Nguyễn Văn Vĩnh trong con mắt tôi” trên tuần báo sông Hương số 1 ngày 1/8/1936, 3 tháng sau ngày ông Vĩnh mất : “ Cả cuộc đời ông Vĩnh có hai việc mơ hồ, sự thực nó thế nào chỉ một mình ông biết , đã rước về cho ông lời bình phẩm khắt khe ấy. Tức là giữa cái đảng họa Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1908 mà ông được thoát, và sau cuộc tự trị năm 1918 mà ông “có câu”. Xin làm rõ ý của ông Phan Khôi. Hai sự việc mơ hồ trong đời ông Nguyễn Văn Vĩnh là : Năm 1907, ông tham gia thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi tổ chức này bị đàn áp, tất cả những người có liên quan đều bị giết hoặc bị đầy ra Côn Đảo, trong đó có Phan Châu Trinh. Còn Nguyễn Văn Vĩnh và Nghiêm Xuân Quảng thì không. (sau này Nghiêm Xuân Quảng còn được làm tổng đốc) Sự việc thứ hai là : Sau đại chiến thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918), các nước Đế quốc thắng trận họp hội nghị tại Vec xây để phân chia quyền lợi sau chiến tranh. Tổng thống Mỹ Uyn sơn đưa ra chính sách đối ngoại 14 điểm trong đó có đề cập đến quyền tự quyết cho các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân Việt Nam gửi đến hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Thì trong nước, ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng gửi yêu sách đề nghị quyền tự do dân chủ cho thực dân Pháp. Ông Nguyễn Ái Quốc lập tức bị thực dân Pháp săn đuổi, còn ông Nguyễn Văn Vĩnh không những không bị đàn áp mà còn được chính phủ Pháp ngợi khen. Vậy ta nhìn nhận sự việc này như thế nào? Đối với sự việc thứ nhất, ta có thể lý giải nhờ lời của cụ Hoàng Đạo Thúy - một chí sĩ cùng thời với Nguyễn Văn Vĩnh : “Dự vào việc lập trường Đông Kinh Nhĩa Thục mà không ra mặt, đến lúc bị khủng bố thì được Schneider che chở”. Schneider là một người Đức, ký với chính phủ Pháp nhận thầu các công việc in ấn ở Đông Dương. Ông này quen biết Nguyễn Văn Vĩnh từ năm 1906, và rất quý ông. Schneider chính là chủ hai tờ báo Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo và Đông Dương Tạp Chí do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Còn sự việc thứ hai, chúng ta đều biết rằng đó là âm mưu thâm độc của thực dân Pháp muốn lợi dụng Nguyễn Văn Vĩnh để ru vỗ đồng bào trong nước. Âm mưu này chúng không chỉ thực hiện với ông mà với ngay cả cụ Phan Châu Trinh - một nhà cách mạng khi chúng dự định đưa cụ về nước năm 1924. Việc làm của Nguyễn Văn Vĩnh đã nhóm lên một ngọn lửa nhỏ, dóng lên một tiếng nói lớn đòi tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Và chính ông Phan Khôi cũng khẳng định rằng : “ nói tự trong tim mình ra, tôi có phục ông Nguyễn Văn Vĩnh thật, tôi phục ông ở chỗ có chí tự lập, ở chỗ không mộ hư vinh”; và với ông, ông Nguyễn Văn Vĩnh là một kẻ sĩ hào hiệp, có tấm lòng cao cả; với những đóng góp của mình, ông Nguyễn Văn Vĩnh xứng đáng được ghi nhận. Còn cụ Phan Bội Châu – ngôi sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX thì điếu ông rằng : “Tài bác học nổi trong hai nước, đàm ngôn luận phất cờ, làng văn mở mặt, công nghiệp tuy còn lỡ dở, thanh âm từng bạt gió Ba-lê”. Nguyễn Văn Vĩnh là người có tư tưởng cộng hòa, ông chống vương quyền đến triệt để. Ông từ chối lạy Khải Định lúc vua ngự ra Bắc, lại từ chối luôn cả huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh do chính quyền Pháp ban tặng. Ông là người hết lòng vì dân vì nước. Thế cho nên, đến cuối đời, 1936, do sức ép của thức dân Pháp và những gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế, ông bị phá sản.Thực dân Pháp bắt ông phải lựa chọn : hoặc cam tâm vào Huế làm quan Nam triều thành tay sai cho Pháp; hai là, chịu phá sản. Ông đã kiên quyết chọn con đường thứ hai : từ bỏ tất cả để sang vùng rừng rậm của nước Lào tìm vàng, mong cứu vãn tình thế trong sự tuyệt vọng. Để rồi vào ngày 1/5/1936, ông ốm rồi mất đột ngột trên một con thuyền độc mộc xuôi dòng Sê-băng-ghi, bản Ban-san-khúp (Lào) không có một người thân bên cạnh, không một xu dính túi , chỉ một quản bút trên tay khi ông đang viết dở thiên ký sự “ Một tháng với những người tìm vàng’ định gửi về đăng trên tạp chí L’An nam Nouveau. Ông mất đúng vào ngày Quốc tế Lao Động 1/5, khép lại cuộc đời một con người đã lao động không mệt mỏi cho sự phát triển của nền văn hóa nước nhà. Có điều không ngờ là : một chủ bút lừng danh, nắm trong tay các tờ báo thuộc loại lớn nhất đương thời, với những bất động sản không nhỏ giữa Hà Nội, là nghị viên của nhiều hội đồng dân biểu, lại bị một kết cục buồn như thế ! Tất cả xuất phát từ lí do chính trị của ông không chấp nhận làm tay sai cho Pháp. Điều này được làm rõ hơn trong bức thư cuối cùng ông gửi cho người vợ nơi quê nhà trước khi mất đã dự báo những điều không lành sẽ xảy ra, dường như đang có một thế lực nào đó đe dọa ông. Ta thấy rằng, Nguyễn Văn Vĩnh là một người yêu nước chân chính, hết lòng với quốc gia dân tộc. Đánh giá đúng về nhân cách cao cả của Nguyễn Văn Vĩnh mới thấy hết được tầm cỡ những đóng góp của ông với nền văn hóa Việt Nam. 1.2. Sự nghiệp Tháng 1 năm 1896, sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Thông Ngôn Pháp, ông trở thành thông ngôn cho Tòa sứ Lào Cai khi mới 14 tuổi. Tiếp đó, ông lần lượt làm thông ngôn cho Tòa sứ Hải Phòng, thông ngôn cho tòa sứ Bắc Giang, thông ngôn cho Tòa Đốc lý Hà Nội. Ông có chân trong Hội đồng dân biểu Bắc Kỳ, Hội đồng kinh tế tài chính Đông Dương. Hai lần ông được nhận huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của chính phủ Pháp nhưng đều từ chối.Như vậy, Nguyễn Văn Vĩnh có một sự nghiệp chính trị nhất định trong hệ thống chính quyền thuộc địa Pháp. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những đánh giá khắt khe về ông của một số người. Năm 17 tuổi, ông bước vào nghề làm báo với việc viết các tin ngắn cho các báo và bắt đầu dịch thơ ngụ ngôn LaFontai
Tài liệu liên quan