Đề tài Nhân giống lan hồ điệp phalaenopsis sp. bằng kỹ thuật nuôi cấy ngập chìm tạm thời

Hiện nay Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) nói chung với các loại Lan khác nói riêng được xem là cây trồng đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao; do đó đã có nhiều nhà vườn mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, hoa màu sang trồng Lan và đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với cây trồng khác. Lan Hồ Điệp là một trong những loài Lan quý đang rất được ưa chuộng và đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hoa cắt cành cũng như cây cảnh trên thế giới. Chúng không chỉ đẹp về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một vẻ đẹp sang trọng và trang nhã.

doc110 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân giống lan hồ điệp phalaenopsis sp. bằng kỹ thuật nuôi cấy ngập chìm tạm thời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.) nói chung với các loại Lan khác nói riêng được xem là cây trồng đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao; do đó đã có nhiều nhà vườn mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, hoa màu sang trồng Lan và đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với cây trồng khác. Lan Hồ Điệp là một trong những loài Lan quý đang rất được ưa chuộng và đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hoa cắt cành cũng như cây cảnh trên thế giới. Chúng không chỉ đẹp về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một vẻ đẹp sang trọng và trang nhã. Tuy nhiên, số lượng sản xuất cây Lan hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Nguyên nhân do Lan Hồ Điệp là loài sinh trưởng chậm và là một loài Lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện vườn ươm. Để có được số lượng lớn cây giống chất lượng tốt cung cấp cho thị trường sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại có một số trường Đại Học, Viện nghiên cứu có hướng phát triển trên những kỹ thuật mới như: Bioreactor, Nuôi cấy quang tự dưỡng… nhưng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây, phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng đối với cây Lan Hồ Điệp nhằm tạo cây giống sạch bệnh rất được quan tâm. Tuy nhiên phương pháp này thực hiện khó thành công vì đỉnh sinh trưởng quá nhỏ nên không thể tái sinh hoặc chết đi qua các lần khử trùng. Lan Hồ Điệp là loại Lan đơn thân, thân ngắn và mỗi cây cho một đỉnh sinh trưởng nên để có nguồn mẫu in vitro cần phải có nhiều mẫu ban đầu làm tăng chi phí quá trình nuôi cấy. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô trong nước cũng như trên thế giới thường dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy, phát hoa Lan Hồ Điệp có chứa các mắt ngủ có thể tạo thành chồi. Do đó, phương pháp nuôi cấy phát hoa in vitro để tạo chồi được xem là đặc trưng ở Lan Hồ Điệp nhưng hệ số nhân giống từ phương pháp này cũng rất thấp. Gần đây, các hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời đã được nhiều nước trên thế giới triển khai và ứng dụng trong nhân giống nhiều loại cây trồng. Hệ thống này có tác dụng làm tăng cường sức sống của chồi và tăng khả năng tạo phôi soma, phôi được tạo ra không bị biến dị; loại bỏ được hiện tượng thủy tinh thể khi nuôi cấy lỏng. Thực vật được nhân giống trong hệ thống ngập chìm có khả năng thích nghi tốt hơn trong giai đoạn thuần hóa ngoài vườn ươm so với các thực vật được nuôi cấy trong hệ thống bán rắn hay lỏng. Việc ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống hoa kiểng đặc biệt là Lan Hồ Điệp ở Việt Nam chỉ mới được ứng dụng trong thời gian gần đây. Với mục đích là khảo sát khả năng ứng dụng hệ thống này trong nâng cao số lượng cũng như chất lượng của cây giống Lan Hồ Điệp khi so sánh với các hệ thống nuôi cấy thông thường Th.S. Cung Hoàng Phi Phượng và các cộng sự đã ứng dụng thành công hệ thống góp phần mở ra khả năng sản xuất với số lượng lớn cây giống có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường tại Việt Nam. Để từng bước áp dụng công nghệ mới trong sản xuất cây Lan giống ở nước ta, đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây giống theo qui mô công nghiệp, góp phần khắc phục sự thiếu hụt cây giống trên thị trường. Qua đề tài "NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS SP. BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (TIS – Temporary Immersion System)" với mong muốn có thể tìm hiểu rõ về kỹ thuật nuôi cấy này cũng như những ưu điểm nhân giống Lan Hồ Điệp bằng nuôi cấy ngập chìm so với những phương pháp nuôi cấy khác. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định nồng độ chất ĐHSTTV tối ưu cho sự biệt hóa PLB từ mẫu lá, đồng thời tìm môi trường thích hợp cho sự ra rễ của các chồi Lan Hồ Điệp nhằm thiết lập nhân nhanh giống cây Lan Hồ Điệp Phalaenopsis sp. bằng kỹ thuật nuôi cấy ngập chìm tạm thời TIS (Temporary Immersion System). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nồng độ các khoáng đa lượng trong môi trường MS và ảnh hưởng của nồng độ và loại đường lên sự nhân nhanh PLB của Lan Hồ Điệp. Qua đó khảo sát việc nhân nhanh PLB bằng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời Plantima của Đài Loan trên đối tượng Phalaenopsis Dtps. Taida Salu. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời TIS thuộc dạng bioreator đơn giản. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác định việc áp dụng công nghệ TIS trong vi nhân giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cây giống tốt, nâng cao hệ số nhân chồi gấp 3 - 20 lần so với phương pháp nhân truyền thống, rút ngắn được thời gian nuôi cấy trong phòng, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm cây giống. Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống TIS trong vi nhân giống hoa Lan ở nước ta là một công nghệ mới, nó sẽ mở ra triển vọng cho việc sản xuất cây giống theo qui mô công nghiệp, đáp ứng đủ lượng cây trồng với chất lượng cao cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Cây Lan giống sản xuất bằng hệ thống TIS trong nước giúp người nông dân chủ động sản xuất, hạn chế nhập cây giống từ nước ngoài, góp phần ngăn chặn được dịch bệnh lây lan từ nước ngoài qua con đường cây giống. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nuôi cấy PLB trong hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời, nghiên cứu trên 5 giống Lan Hồ Điệp chủ yếu là giống 1 (Dtps. Taida Salu) và giống 2 (Dtps. Taida Firebird). Thí nghiệm bố trí kiểu đầy đủ và ngẫu nhiên hoàn toàn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật nuôi cấy in vitro 1.1.1. Lịch sử và những thành tựu đạt được trong nuôi cấy in vitro Năm 1838, hai nhà sinh vật học người Đức, Schleiden và Schwanm đưa ra thuyết tế bào và nêu rõ mọi cơ thể sinh vật có phức tạp tới đâu thì đều có cấu tạo đơn vị rất nhỏ là tế bào. Năm 1902, Haberlandt thực hiện nuôi cấy tế bào thực vật đầu tiên từ lá của một số cây một lá mầm như: Errythronium, Orrnithogalum… Năm 1922, Kotte và Robins lập lại thí nghiệm của Haberlandt nhưng trên đỉnh sinh trưởng của rễ một cây hòa thảo, trên môi trường lỏng có muối khoáng và glucose. Tuy nhiên sự sinh trưởng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Năm 1934, White và Gautheret đã nuôi cấy thành công rễ cà chua trên môi trường muối khoáng và dịch chiết nấm men. Cùng thời điểm Nobecourt và Gautheret duy trì sự sinh trưởng của mô sẹo cà rốt. Năm 1951, Skoog và Miller đã phát hiện ra các hợp chất có thể điều khiển sự nhân chồi. Năm 1955, các chất kích thích sự phân bào được Skoog đặt tên là kinetin và gộp với các chất kích thích phân bào tự nhiên gọi là cytokinin. Năm 1956, Morel, học trò của Gautheret, áp dụng thành công nuôi cấy mô vào cây Lan (Cymbidium) tạo ra các protocorm. Năm 1960 – 1964, Morel cho rằng có thể nhân giống vô tính Lan bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Từ kết quả đó, Lan được xem là cây nuôi cấy mô đầu tiên được thương mại hóa. Đến nay, hầu hết các giống Lan đã được nhân giống nhanh bằng phương pháp nuôi cấy mô như: Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis, Ngọc Điểm... và ngay cả Lan Hài nổi tiếng của Việt Nam. Các bước nhân giống in vitro Nhân giống vô tính các cây trồng in vitro gồm các giai đoạn sau: Chọn lựa và khử trùng mẫu cấy. Tạo thể nhân giống in vitro. Nhân giống in vitro. Tái sinh cây in vitro hoàn chỉnh. Chuyển cây con in vitro ra vườn ươm. 1.1.3. Các kỹ thuật nuôi cấy in vitro 1.1.3.1. Nuôi cấy nốt đơn thân Sử dụng mẫu cấy là chồi ngọn hoặc chồi bên có mang một đoạn thân ngắn. Chồi này được kích thích tăng trưởng, ra rễ tạo cây nguyên vẹn, nhiều chồi và lá được hình thành. Tiếp tục cấy chuyền trên môi trường dinh dưỡng thích hợp đến khi đủ số lượng chồi cần thiết để chúng được cảm ứng ra rễ trở thành cây con hoàn chỉnh và được chuyển ra trồng trong đất. Nuôi cấy chồi bên Về nguyên tắc, phương pháp này giống như phương pháp nuôi cấy nốt đơn thân. Nhưng khác nhau là trong phương pháp nuôi cấy nốt đơn thân có sự kéo dài chồi, thân và thường không cần đến cytokinin để phát triển. Còn phương pháp nhân chồi bên, chồi được cô lập trên môi trường dinh dưỡng và các chồi bên từ nách lá phát triển dưới tác dụng của cytokinin nồng độ cao. Vai trò của cytokinin lúc này là hạn chế ưu tính ngọn để cho các chồi bên có thể phát triển. 1.1.3.3. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng Chồi ngọn được rửa sạch và khử trùng bằng cồn, hypochlorite calcium. Sau đó dùng dao mổ tách rời đỉnh sinh trưởng (gồm vùng mô phân sinh và cả phần dưới ngọn) ra khỏi ngọn và cấy trên môi trường tái sinh cây hoàn chỉnh. Với phương pháp này, chúng ta tạo được cây sạch bệnh, sạch virus. 1.1.3.4. Nuôi cấy mô sẹo Tạo mô sẹo được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1920, mô sẹo là một khối tế bào không có tổ chức, hình thành từ các mô hoặc cơ quan đã phân hoá dưới các điều kiện đặc biệt (vết thương, xử lý hoá chất, tia phóng xạ,...). Các tế bào của mô sẹo phải chịu sự phản phân hoá trước lần phân chia đầu tiên (Halperin, 1969). Mô sẹo tăng trưởng nhanh trên môi trường có chất auxin và trong môi trường không có chất kích thích thì mô sẹo có thể tái sinh thành cây hoàn chỉnh. Cụm mô sẹo có thể tái sinh cùng một lúc nhiều chồi hơn là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nhưng khả năng bị biến dị tế bào soma lại cao hơn. 1.1.3.5. Nuôi cấy huyền phù tế bào Huyền phù tế bào được tạo từ các mảnh mô sẹo nuôi cấy trong môi trường lỏng lắc liên tục. Trong môi trường lỏng, mô sẹo phóng thích ra những tế bào riêng lẻ hay những cụm tế bào dính nhau để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Sau đó tế bào được chuyển sang môi trường đặc để tái sinh thành cây. 1.1.3.6. Nuôi cấy thể đơn bội Cây thể đơn bội mang bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, sử dụng những phần sau cho việc nuôi cấy in vitro: - Túi phấn: Thu túi phấn từ chồi hoa thì chỉ khử trùng chồi hoa. Còn thu túi phấn của hoa đã nở thì phải khử trùng túi phấn. - Hạt phấn: Được nuôi cấy trên môi trường để tạo mô sẹo. - Cụm hoa: Thường nuôi cấy trong môi trường lỏng. 1.1.3.7. Nuôi cấy protoplast (tế bào trần) Tế bào thực vật được xử lý bằng hoá lý để tách lớp vỏ cenlulose, nhưng vẫn còn giữ chức năng của tế bào. Trong môi trường thích hợp, protoplast có thể phân chia tế bào hay tái sinh thành cây (Nguyễn Đức Lượng, 2002). Với cách nuôi cấy này, ta có thể áp dụng để chuyển gene vào tế bào trần hay tạo cây đa bội bằng cách dung hợp hai tế bào trần với nhau. 1.1.4. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nhân giống in vitro 1.1.4.1. Ưu điểm Thuận lợi của phương pháp vi nhân giống trên môi trường bán rắn so với phương pháp nhân giống truyền thống (giâm, chiết, ghép...) là: Những cây nhân giống in vitro đồng nhất về di truyền. Có khả năng tái sinh cây con từ các vùng mô và cơ quan khác nhau của cây như: trục thân, lóng thân, phiến lá, cuống lá, hoa, chồi phát hoa, hạt phấn… mà ngoài tự nhiên không thể thực hiện được. Hệ số nhân cao, sản xuất được số lượng lớn cây giống trong một thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Được nuôi cấy trong điều kiện vô trùng, cây khỏe mạnh, sạch virus thông qua xử lý nhiệt hay nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Sản xuất quanh năm và chủ động kiểm soát được các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… Tạo cây có khả năng ra hoa, tạo quả sớm. Tạo dòng toàn cây cái (cây chà là) hoặc toàn cây đực (cây măng tây) theo mong muốn. Dễ dàng tạo giống cây trồng mới bằng phương pháp chuyển gen. Ngoài ra, phương pháp vi nhân giống còn giảm được nhiều công sức chăm sóc, nguồn mẫu dự trữ lâu dài và chiếm ít không gian so với phương pháp nhân giống truyền thống. 1.1.4.2. Nhược điểm Dễ xuất hiện các biến dị soma trong quá trình nuôi cấy, đặc biệt tái sinh qua mô sẹo. Quá trình nhân giống phức tạp gồm nhiều giai đoạn liên quan và cần khoảng thời gian dài trước khi có thể thích ứng trồng ngoài vườn ươm. Nhân giống trên môi trường bán rắn có giá thành sản xuất vẫn còn cao (do sử dụng agar) và thời gian cấy chuyền dài. Khi sản xuất ở qui mô công nghiệp, chi phí cho năng lượng và nhân công vẫn còn rất lớn. Sự đa dạng của dòng sản phẩm nhân giống rất hạn chế cụ thể như đối với các loài ngũ cốc và sự tái hình thành cây in vitro thường khó xảy ra, đặc biệt với các cây thân gỗ. 1.2. Tình hình sản xuất hoa Lan trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất hoa Lan trên thế giới Hiện nay nhu cầu về hoa Lan trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng và mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tỷ lệ hàng năm của ngành sản xuất hoa trên thế giới là 10%, đạt khoảng 40 tỉ USD. Trong năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của Lan cắt cành và cây Lan trên thế giới đạt 150 triệu USD, trong đó Lan cắt cành đạt 128 triệu USD. Thị trường tiêu thụ hoa Lan ở Châu Âu rất hấp dẫn. Năm 2006, khối EU có sản lượng xuất khẩu hoa Lan trên thế giới đạt 55 tỉ sản phẩm, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu hoa Lan là 73 EUR. Trong đó, Hà Lan là quốc gia duy nhất ở Châu âu có công nghiệp trồng Lan xuất khẩu, do trồng nhà kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu hoa quanh năm, đồng thời là đầu mối trung gian nhập khẩu hoa Lan (37%) từ các nước khác trên thế giới. Năm 2006, Hà Lan xuất khẩu hoa Lan chiếm 95% (52.049 ngàn sản phẩm) trên tổng sản lượng hoa Lan trong khối EU (Nguồn: AIPH/Union Fluer: International Statistics Flowers an Plants 2007). Mặc dù, khối châu Âu có sản lượng xuất khẩu hoa Lan cao hơn so với các khối khác nhưng do nhu cầu tiêu thụ hoa Lan trong khối EU cao nên trong năm 2006 sản lượng nhập khẩu hoa Lan từ các nước lên tới 155 tỉ sản phẩm, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt gần 90 tỉ EUR (Nguồn: AIPH/Union Fluer: International Statistics Flowers an Plants 2007). Hoa Lan hiện nay đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều quốc gia Châu Á. Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu là hoa Lan nhiệt đới, đặc biệt là Dendrobium, phổ biến nhất là Dendrobium sonia và Jumbo White. Ngoài ra cũng còn một số loài nổi tiếng khác như Aranda, Mokara, Vanda và Oncidium. Hơn 80% Dendrodium trên thị trường thế giới là từ Thái Lan. Chỉ với loại hoa Lan chủ lực là Dendrobium, Thái Lan đạt doanh thu mỗi năm gần 600 triệu USD từ giá trị xuất khẩu loại hoa này. Trong khi đó, Đài Loan là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa Lan Hồ Điệp bằng qui trình công nghệ cao, giá trị doanh thu từ xuất khẩu loại hoa này hàng năm khoảng 43 triệu USD. Trên thị trường thế giới, sản phẩm chủ yếu của hoa Lan Hồ Điệp là hoa chậu, sản phẩm này có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với Lan Hồ Điệp cắt cành. Hàng năm, Đài Loan sản xuất được 36 triệu cành Phalaenopsis. Trong đó, 12 triệu cành hoa Lan được xuất khẩu ra các nước như: 3 triệu cành đến Nhật Bản; 3 triệu cành đến Trung Quốc; 2,5 triệu cành tới Hoa Kỳ và 3,5 triệu cành cho các quốc gia khác. Vào tháng 6/2004, Hoa Kỳ đã cấp giấy phép xuất khẩu Phalaenopsis cho Đài Loan trên thị trường Hoa Kỳ (Nguồn: The world’s fascination with potted orchid- Floraculture Itn.htm). 1.2.2. Tình hình sản xuất hoa Lan ở Việt Nam Tại Việt Nam ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng nói chung và Lan nói riêng trong vòng 10 năm trở lại đây rất phát triển với nhiều chủng loại. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam hiện nay là 2.500 ha nhưng hoa Lan chỉ chiếm 5- 6%. Nước ta bắt đầu sản xuất và thương mại hoa Lan tập trung khoảng 6 năm trở lại đây nhưng tốc độ phát triển khá nhanh. Chỉ riêng TP. HCM diện tích vườn Lan tới nay đã gần 80 ha, hoa Lan đang mang lại thu nhập cao cho nhiều nông hộ. Tuy nhiên hiện nay do cây giống trong nước không đủ cung cấp cho sản xuất, nên các nhà vườn nhập cây giống từ nước ngoài như: Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc (Nguồn: Báo cáo điều tra thống kê của Sở NN& PTNT TP.HCM, năm 2008). Theo thống kê của Sở NN& PTNT TP.HCM trong năm 2003, doanh số kinh doanh hoa Lan, cây kiểng chỉ đạt 200 - 300 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 600 - 700 tỉ đồng ngay từ những tháng đầu năm. Theo TS. Dương Hoa Xô - Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP. HCM, đến nay đã hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cho 7 nhóm giống hoa Lan, có khả năng cung cấp 200.000 cây con hoa Lan cấy mô thuộc các nhóm Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Catteya. Năm 2007, Trung tâm đã cung cấp cho các nhà vườn khoảng 50.000 cây hoa Lan cấy mô các loại. Năm 2008, sản xuất 100.000 cây giống hoa Lan cấy mô, tập trung cho nhóm hoa Lan cắt cành Mokara, Dendrobium và một số giống lan rừng quý. Đặc biệt Đà Lạt là nơi sản xuất hoa Lan sớm nhất cả nước với nguồn cây giống phong phú được tìm trong rừng sâu. Lâm Đồng dẫn đầu cả nước về nguồn lợi Lan rừng với 101 chi và 396 loài, chiếm 55,3% về chi và 76,5% về loài Lan rừng của Việt Nam. Không ít loài Lan được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới mang tên Đà Lạt, 10/12 loài Lan quý của Việt Nam phân bố ở vùng rừng Lâm Đồng. Những năm 1980, Đà Lạt đã xuất khẩu số lượng lớn cành hoa sang các nước Đông Âu. Những năm gần đây, ngành sản xuất hoa Lan ở Đà Lạt đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất. Với công nghệ hiện đại, đã giúp làm giảm chi phí trồng từ 40.000 - 70.000 đồng/gốc Lan trước đây, xuống chỉ còn 4.000 - 7.000 đồng/gốc. Sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro và đặc biệt bằng phương pháp gây vết thương kết hợp nuôi cấy lỏng. TS. Dương Tấn Nhựt cùng các cộng sự ở Phân Viện Sinh Học Đà Lạt đã nhân giống thành công Hồng Hài - loài Lan hài duy nhất trên thế giới có hương thơm, được Tổ chức Bảo vệ động thực vật hoang dã thế giới đưa vào danh mục thực vật cần bảo vệ bởi chúng chỉ phân bố hẹp ở Việt Nam, khó sống và khó sinh sản. Theo TS. Dương Tấn Nhựt, Thành phố Đà Lạt là cỗ máy điều hòa khổng lồ cho phép sản xuất địa Lan trong thiên nhiên theo hướng công nghiệp với chi phí sản xuất chỉ bằng 1/10 so với các quốc gia phải trồng Lan trong nhà kính, có hệ thống điều hòa nhiệt độ. Lan Đà Lạt đã và đang mở rộng thị trường ra nhiều châu lục, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan... Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tiến hành khảo sát lập trang trại sản xuất hoa Lan quy mô lớn bởi tiềm năng, triển vọng đầu tư tại Đà Lạt là rất lớn so với Trung Quốc và các nước ASEAN khác. 1.3. Giới thiệu về Lan Hồ Điệp 1.3.1. Nguồn gốc và phân bố Lan Hồ Điệp là giống Lan có tên gọi Phalaenopsis. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”. Lan Hồ Điệp là loài lan có hoa giống bươm bướm phất phơ rất đẹp. Lan Hồ Điệp được khám phá năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius đặt tên là Angraecum album. Năm 1753 Linne đổi tên thành Epidendrum amabile; và năm 1825 Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Lan Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên dãy Himalaya đến suốt châu Á và sang cả Úc châu. Lan Hồ Điệp phân bố chủ yếu ở: Malaysia, Indonesia, Philipin, phía Đông Ấn Độ và miền Bắc Australia. Lan Hồ Điệp có thể mọc ở khí hậu nhiệt đới và đồi núi cao 2000m nên vừa chịu được khí hậu nóng ẩm vừa chịu được khí hậu mát. Ở Việt Nam có khoảng 4 - 5 loài Lan Hồ Điệp rừng như: - Lan Hồ Điệp dẹt (Phalaenopsis coenu): cây sống phụ, rễ lớn, không có thân, lá hình bầu dục thuôn dài. Phát hoa dài 30 cm, hoa màu vàng xanh, có từ 6 - 12 hoa, hoa nở rất lâu tàn và có hương thơm. Cây mọc ở miền Trung, có dáng đẹp, có thể trồng ở Đà Lạt; hoa nở vào mùa thu. - Lan Hồ Điệp trung (Phalaenopsis parishii): cây nhỏ, lá hình trái xoan, màu xanh bong, rụng vào mùa khô. Phát hoa mọc thẳng đứng, mang 3- 9 hoa ở đỉnh màu vàng nhạt môi hồng tươi, giữa có 2 vạch nâu. Cây mọc đẹp, hoa đứng, màu sắc sặc sỡ nên được trồng làm cảnh, trang trí cho phòng họp; hoa nở vào mùa xuân. - Lan Hồ Điệp ấn (Phalaenopsis mannii): cây mảnh, có lá dạng bầu thuôn, hơi cong, màu xanh bóng. Phát hoa dài thường buông thòng xuống, hoa tập trung ở đỉnh cánh màu vàng nghệ với vân màu đỏ. Cây mọc ở Trung Bộ, Đà Lạt - Lâm Đồng; hoa nở vào mùa hè. Hình 1.1. Lan Hồ Điệp ấn Lan tiểu Hồ Điệp hay Hồ Điệp nhài (Phalaenopsis pulcherrima). Cây nhỏ sống trên đất cát trong các rừng, chồi và rễ mập khỏe, lá hình trái xoan. Phát hoa nở dài mang hoa ở đỉnh. Hoa màu trắng, hồng tím…Hoa nhỏ, cánh bầu dục , lưỡi có màu đậm hơn, họng màu tím. Cây mọc ở miền Trung, Đồng Nai, Bình Châu… Cây ra hoa vào mùa mưa. Hình 1.2. Lan tiểu Hồ Điệp Ngoài ra còn một số cây như: Phalaenopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbii, Phalaenopsis f