Đề tài Nhận thức của học sinh trường Trung học phổ thông Tây Thụy Anh – huyện Thái Thụy – Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS

Nhân loại đã bước sang những năm đầu của một thế kỷ mới mang theo những di sản của một thế kỷ đầy ắp sự kiện. Trong thế kỷ đó con người đã đạt được sự phát triển khoa học kỹ thuật cao, đã thực hiện đại cách mạng công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất lên tầm cao chưa từng thấy. Nhưng đồng thời thế kỷ qua cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, những hành vi bạo lực , xuất hiện những biến đổi đầy kịch tính, những nghịch lý trong đời sống xã hội, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển. Chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng sống gấp, hưởng thụ tối đa với nạn nghiện ngập ma tuý, truỵ lạc mại dâm cuốn hút cả lớp trẻ chưa trưởng thành mang lại nhiều bi kịch cho gia đình và xã hội. ở những nước nghèo xuất hiện những người thèm khát đời sống xa hao hưởng lạc của phương Tây, đua đòi sống buông thả, vô nguyên tắc hoặc bi quan chán nản tuyệt vọng mà chất ma tuý có thể giúp họ nhất thời quên đi cuộc sống hiện tại nhưng rồi sẽ đưa họ chui vào ngõ cụt. Đàn bà con gái phải bán thân nuôi miệng, quần áo, son phấn. Đó chính là mảnh đất cho sự phát triển như lửa cháy một bệnh xã hội lớn nhất thế kỷ HIV/AIDS, về tốc độ, về quy mô đại dich toàn cầu, về tỷ lệ tử vong của ngưòi bệnh, những cái chết được báo trước.

doc116 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của học sinh trường Trung học phổ thông Tây Thụy Anh – huyện Thái Thụy – Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức của học sinh trường Trung học phổ thông Tây Thụy Anh – huyện Thái Thụy – Thái Bình về vấn đề HIV/AIDS LỜI NÓI ĐẦU Nhân loại đã bước sang những năm đầu của một thế kỷ mới mang theo những di sản của một thế kỷ đầy ắp sự kiện. Trong thế kỷ đó con người đã đạt được sự phát triển khoa học kỹ thuật cao, đã thực hiện đại cách mạng công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất lên tầm cao chưa từng thấy. Nhưng đồng thời thế kỷ qua cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, những hành vi bạo lực , xuất hiện những biến đổi đầy kịch tính, những nghịch lý trong đời sống xã hội, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển. Chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng sống gấp, hưởng thụ tối đa với nạn nghiện ngập ma tuý, truỵ lạc mại dâm cuốn hút cả lớp trẻ chưa trưởng thành mang lại nhiều bi kịch cho gia đình và xã hội. ở những nước nghèo xuất hiện những người thèm khát đời sống xa hao hưởng lạc của phương Tây, đua đòi sống buông thả, vô nguyên tắc hoặc bi quan chán nản tuyệt vọng mà chất ma tuý có thể giúp họ nhất thời quên đi cuộc sống hiện tại nhưng rồi sẽ đưa họ chui vào ngõ cụt. Đàn bà con gái phải bán thân nuôi miệng, quần áo, son phấn. Đó chính là mảnh đất cho sự phát triển như lửa cháy một bệnh xã hội lớn nhất thế kỷ HIV/AIDS, về tốc độ, về quy mô đại dich toàn cầu, về tỷ lệ tử vong của ngưòi bệnh, những cái chết được báo trước. HIV/AIDS là một căn bệnh được phát hiện ra vào năm 1981. Tốc độ lây lan một cách nhanh chóng : - Tháng 12 năm 1996 trên thế giới đã có 22,5 triệu người nhiễm HIV - Tháng 10 năm 1999đã tăng lên 33,4 triệu người.(16) ở Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 1990 do quan hệ tình dục với người nước ngoài.Đến tháng 8/ 1993 đã có 790 người nhiễm HIV. Đến tháng 10/1999 đã có 16.000 người nhiễm HIV, trong đó có 2.903 người chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 1509 người tử vong. Theo thống kê mới nhất tính đến cuối năm 2003 tại Việt Nam đã có 76.180 người nhiễm HIV được phát hiện, trong đó 11.659 người chuyển sang AIDS và 6.550 người tử vong. (Theo con số thống kê của uỷ ban phòng chống AIDS của Việt Nam ) Vào đầu những năm 80 khi HIV mới được phát hiện, 80% mắc bệnh là đàn ông chủ yếu do quan hệ đồng tính luyến ái. Lúc đó HIV khu trú trong những cộng đồng có nguy cơ cao như người đồng tính luyến ái, gái mại dâm, người tiêm chích ma tuý, lái xe đường dài. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo thì dịch HIV đã ra khỏi biên giới của những cộng đồng nhỏ hẹp và trở thành đại dịch. Tỷ lệ mắc AIDS đã chuyển từ nam sang nữ, số ca nhiễm HIV tiếp tục có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi trẻ. Đặc điểm trẻ hoá này cảch báo một tác hại nghiêm trọng của đại dịch AIDS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước trong những năm tới. Đứng trước tình hình có tính chất bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS như vậy chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào tìm hiểu thực trạng nhận thức của các em học sinh PTTH về HIV/AIDS để từ đó có những khuyến nghị có hiệu quả vào công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung. Tuy nhiên với thời gian và khả năng có hạn nên bản luận văn này không tránh khỏi có những hạn chế, sai sót. Do vậy chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo đã nhiêt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo và các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập số liệu cho khoá luận. 1. Lý do chọn đề tài Đại dịch HIV/AIDS đã xuất hiện trên hai thập kỷ qua, hiện đang hoành hành ở hầu hết các nước trên thế giới mà chưa có biện pháp nào có thể chặn đứng được. Trái lại đại dịch HIV/AIDS vẫn có chiều hướng gia tăng và là mối đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ cho từng cá nhân và toàn xã hội, gây bất ổn về kinh tế, chính trị và an ninh của mọi quốc gia.Theo con số thống kê tính đến ngày 30/10/2003 tổng số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam được phát hiện là 73660 người, tổng số trường hợp đã chuyển sang AIDS là 11254 người và tổng số tử vong vì AIDS là 6325 người ( Theo con số thống kê của tạp chí AIDS và cộng đồng số 10 - 2003). Theo con số mới nhất của ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS Hà Nội thông báo ngày 12 tháng 5 năm 2004 là : hiện nay trên thế giới đã có 40 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 70 % trường hợp bị lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. Tốc độ lan truyền nhanh chóng : cứ 1 phút lại có 10 người bị nhiễm. Ở Việt Nam đã có 80.000 người được phát hiện trong đó có 1/3 là phụ nữ. Vậy chúng ta phải làm gì để khống chế dịch HIV/AIDS trong bối cảnh chưa có vác xin phòng hiệu và thuốc đặc trị cho người nhiễm HIV/AIDS ? Đây thực sự là một câu hỏi lớn đáng lưu tâm cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, để góp phần khống chế được tốc độ gia tăng của dịch, biện pháp trước mắt cũng như về lâu dài ngay cả khi thế giới có được vac xin phòng hiệu thì nó vẫn luôn là một biện pháp hiệu quả tốt nhất, đó là tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người trong cộng đồng về HIV giúp cho họ có biện pháp phòng tránh tốt nhất. Mặt khác, muốn tiến hành các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả cao nhất thì cần phải đánh giá được thực trạng nhận thức của họ về vấn đề HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS đẫ để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt như : về kinh tế, an ninh chính trị, về sức khoẻ của mỗi cá nhân, và giảm tuổi thọ trung bình của xã hội. Học sinh cấp III lại là thế hệ tương lai của đất nước, đang chuẩn bị hành trang để bước vào đời,vì vậy việc giáo dục sức khoẻ sinh sản nói chung và giáo dục nhận thức về HIV/AIDS nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Trong những năm qua Bộ Giáo Dục đã có rất nhiều dự án phục vụ cho công việc này. Đặc biệt năm 2004 “ Dự án VIEO/P11Bộ Giáo Dục, riêng ở tỉnh Thái Bình dự an VIEO01/ P15 đã được triển khai. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đới với vấn đề HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành triển khai thực tế trên địa bàn trường PTTH Tây Thuỵ Anh – huyện Thái thuỵ – tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tuyên truyền có hiệu qủa nhằm nâng cao nhận thức của lứa tuổi học sinh PTTH về căn bệnh này. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh – Huyện Thái thuỵ – Tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về căn bệnh này góp phần vào công tác phòng chống HIV/AIDS chung của cả nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyế tcác nhiệm vụ sau: * Về mặt lý luận: làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài. - Khái niệm nhận thức + Khái niệm. + Các mức độ của nhận thức. + Các tiêu chí để đánh giá. + Mối quan hệ giữa nhận thức với các hiện tượng tâm lý khác: . Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi. . Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm. . Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ. - Những vấn đề về HIv/AIDS. + Những vấn đề chung về HIV/AIDS. + Các giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của AIDS. + Các nguyên nhân, con đường lây truyền HIV/AIDS. + Các biện pháp phòng ngừa - Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH. * Nghiên cứu thực tiễn. - Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về vấn đề HIV/AIDS. - Nêu lên một số kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao sự hiểu biết và cách thức phòng tránh của học sinh PTTH về HIV/AIDS . 4. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về HIV/AIDS. 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu 311 em học sinh thuộc cả ba khối 10,11,12 của trường PTTH Tây Thuỵ Anh . Trong đó : - 101 em học sinh khối 10. - 102 em học sinh khối 11. - 106 em học sinh khối 12. (Có 2 học sinh không ghi lớp ) * Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh – huyện Thái Thuỵ – tỉnh Thái Bình. 6. Giả thuyết nghiên cứu Tất cả các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh đều có những hiểu biết nhất định về HIV/AIDS, tuy nhiên những hiểu biết đó chỉ dừng lại ở mức chưa đầy đủ và không sâu sắc. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã tìm đọc nhiều tài liệu về HIV/AIDS. Các tài liệu đó đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về HIV/AIDS như : bản chất của bệnh, lịch sử hình thành, diễn biến của bệnh, các triệu chứng biểu hiện của bệnh, cách lây truỳên và biện pháp phòng chống... Sử dụng các công trình nghiên cứu về nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam để hiểu được nội hàm của khái niệm nhận thức làm cơ sở của đề tài. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an két). Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng để nghiên cứu nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đối với vấn đề HIV/AIDS. Việc xây dựng phiếu điều tra đựoc dựa trên cơ sở, mục đích, nội dung nghiên cứu. * Phương pháp quan sát. Phương pháp này được sử dụng kết hợp để chính xác hoá thông tin đã thu được từ các biện pháp khác. * Phương pháp thống kê toán học. Chúng tôi xử lý số liệu nghiên cứu bằng máy vi tính với chương trình thống kê xã hội học SPSS Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm nhận thức 1.1. Khái niệm Nhận thức là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của những ngành khoa học nghiên cứu về con ngươì trong đó có triết học và tâm lý học. Từ ngày xa xưa đã có những câu hỏi được đặt ra như : con người là ai ? Thế giới này tồn tại như thế nào? Có sự tồn tại của thế giới bên kia không ?” Các nhà triết học cổ đại đã luôn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó. Và việc đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó thực chất là một quá trình con người bắt đầu sử dụng tư duy của mình để nhận thức và khám phá hiện thực. Như vậy con người nhận thức thế giới xung quanh để hiểu hiện thực cuộc sống đang diễn ra. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học Mác - xít thì nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người bên cạnh tình cảm và hoạt động( T117-10). Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Một đời sống tâm lý được coi là cân bằng khi có sự thống nhất giữa nhận thức, tình cảm và hoạt động. Quá thiên về lý trí sẽ trở thành con người khô khan, thiếu đi sức mạnh thúc đẩy của động cơ tình cảm, còn nếu quá thiên về tình cảm dễ không sáng suốt, dễ xa rời quy luật khách quan, hành động tự phát theo những cảm xúc chủ quan duy ý chí. Vì vậy hành động cũng phải dựa trên nhận thức quy luật khách quan, nếu không là hành động theo ý chí mù quáng. K.K.Platonốp - nhà tâm ly học Xô Viết định nghĩa : Nhận thức là quá trình thu nhận tri thức chân thực trong thế giới khách quan, trong qúa trình hoạt động thực tiễn xã hội. Như vậy nhờ hoạt động nhận thức, con người không chỉ phản ánh được hiện thực xung quanh mà còn nhận thức bản thân mình nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài mà còn phản ánh cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới các quy luật phát triển của hiện thực nữa(T117-10). Lê Nin đã tổng kết quy luật của hoạt động nhận thức nói chung như sau : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”(T117-118-10) Tóm lại từ các quan điểm nhận thức như trên chúng ta có thể tổng kết lại như sau : Nhận thức là quá trình thu nhận những tri thức chân thật về thế giới khách quan trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là quá trình tâm lý phản ánh sự vật, hiện tượng xung quanh và bản thân con người, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. 1.2. Các mức độ nhận thức Nhận thức là một quá trình. Quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan ( T67-20) Trong việc nhận thức thế giới con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau và sản phẩm của mỗi quá trình là khác nhau. Ta có thể chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, ở những mức độ phản ánh khác nhau như : cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng ... Những quá trình này sẽ cho chúng ta những sản phẩm khác nhau như : hình ảnh, biểu tượng, khái niệm (T67-20). Trong hoạt động nhận thức của con người, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, đan xen nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở, là mức độ ban đầu, cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính. Đồng thời nhận thức cảm tính là thành phần của nhận thức lý tính, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén hơn và có ý nghĩa hơn. Nhận thức là một quá trình thống nhất biện chứng giữa mức độ nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính ( bao gồm cảm giác và tri giác) : là mức độ nhận thức đầu tiên của con người. Đặc điểm của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh được những thuộc tính không bản chất của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta (T67-20). Sản phẩm của nhận thức cảm tính là những hình ảnh trực quan, cụ thể về thế giới, chưa phải là những quy luật về thế giới. Nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức sơ đẳng song có vai trò rất quan trọng. Nhận thức cảm tính thu nhận thông tin ban đầu làm nguyên liệu cho hoạt động tâm lý cao hơn, thiết lập các mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó. Có thể nói rằng nhận thức cảm tính là điều kiện để xây dựng lên “lâu đài nhận thức” và đời sống tâm lý con người. Như vậy nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Tuy nhiên, trong thực tiễn của đời sống lại luôn đòi hỏi con người phải hiểu biết nhiều hơn những gì mà các giác quan trực tiếp có thể đem lại. Và con người có khả năng đạt đến sự hiểu biết đó bằng một quá trình nhận thức gián tiếp và khái quát cao hơn, đó là tư duy và tưởng tượng ( còn gọi là nhận thức lý tính ). Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính (T68-20). Nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ bản chất, có tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Phương thức phản ánh của nhận thức lý tính là phản ánh một cách gián tiếp. Đó không chỉ là sự phản ánh hiện tại mà còn cả quá khứ và tương lai. Quá trình nhận thức lý tính có sản phẩm là những khái niệm, phán đoán, quy luật, quy tắc, những biểu tượng mới ... Nhận thức lý tính có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. Nhận thức lý tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp con người hiểu biết bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng tạo điều kiện để họ làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Như vậy, nhận thức mang lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi xem xét nhận thức về HIV/AIDS của học sinh hiện nay ở trường PTTH Tây Thuỵ Anh. Nhận thức của học sinh về HIV/AIDS được đề cập đến như là một quá trình hiểu biết của họ về bản chất, các giai đoạn, các triệu chứng biểu hiện của AIDS. Nhận thức về sự nguy hiểm, các con đường lây truyền nhiễm HIV/AIDS, cũng như cách phòng chống lây nhiễm căn bệnh xã hội này. 1.3. Các tiêu chí để đánh giá nhận thức Để đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về vấn đề HIV/AIDS chúng tôi dựa trên các tiêu chí đánh giá sau đây: * Nhận thức đúng hay sai về vấn đề HIV/AIDS. * Mức độ nhận thức về vấn đề HIV/AIDS: - Nhận thức đầy đủ hay không đầy đủ. - Nhận thức sâu sắc hay sâu sắc. * Thông qua hành vi để đánh giá nhận thức : họ thực hiện hành vi là chủ động hay thụ động, và hành vi đó có thống nhất với nhận thức của họ hay không. 1.4. Mối quan hệ giữa nhận thức và các hiện tượng tâm lý khác 1.4.1. Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình đối vơí nó nữa (T195-10). Những hiện tượng tâm lý biểu hiện thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người (T195-10). Giữa phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm tình cảm có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Phản ánh nhận thức là tiền đề cho phản ánh xúc cảm. Ngược lại thì xúc cảm tình cảm cũng có vai trò tác động, củng cố nhận thức hoàn thiện, sâu sắc hơn. Xúc cảm tình cảm là động lực, kích thích thúc đẩy con người nhận thức, thúc đẩy mạnh mẽ con người tìm tòi chân lý. Có thể nói xúc cảm tình cảm nảy sinh trên cơ sở nhân thức, nhưng khi đã nảy sinh, hình thành thì tình cảm lại tác động trở lại nhận thức, thậm chí có thể làm biến đổi nhận thức. V.I . Lê Nin đã nhận định “nếu không có xúc cảm của con người thì không có sự tìm tòi chân lý”. Phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức có những điểm giống và khác nhau: a, Giống nhau: Đều là sự phản ánh hiện thực khách quan. Đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội – lịch sử. b, Khác nhau: Thứ nhất, xét về đối tượng phản ánh : quá trình nhận thức phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, còn tình cảm lại phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu, động cơ của con người chứ không phản ánh bản thân các sự vật hiện tượng ( T196-10). Thứ hai, về phạm vi phản ánh thì nói chung những sự vật hiện tượng tác động vào các giác quan ta đều được phản ánh ( nhận thức) với mức độ sáng tỏ đầy dủ khác nhau. Trong khi đó không phải tất cả những gì tác động vào giác quan ta đều được ta tỏ thái độ - nghĩa là đều gây lên những xúc cảm, tình cảm, mà chỉ có những sự vật, hiện tượng nào có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn một nhu cầu, động cơ nào đó của con người mới gây lên xúc, cảm tình cảm mà thôi (T197-10). Thứ ba, về phương thức phản ánh : nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, còn tình cảm thì phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức những rung cảm, những thể nghiệm (T197-10). Thứ tư, mức độ thể hiện tính chủ thể trong tình cảm cao hơn, đậm nét hơn so với trong nhận thức (T197-10). Thứ năm, quá trình hình thành tình cảm lâu dài hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều và được diễn ra theo những quy luật khác với quá trình hình thành tri thức (T197-10). 1.4.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ Nhận thức là một trong ba thành tố cấu thành nên thái độ (nhận thức -tình cảm - hành vi). Giữa nhận thức và thái độ có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.Thông thường nhận thức có trước thái độ, thái độ chịu sự chi phối của nhận thức, nhưng cùng lúc đó thái độ lại tác động ngược trở lại nhận thức. Nhận thức làm nảy sinh thái độ, tình cảm, nhận thức chỉ đạo thái độ, điều chỉnh thái độ. Thông thường nếu nhận thức đúng đắn con người sẽ có thái độ tích cực, đúng đắn. Ngược lại, khi con người có thái độ tích cực đối với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu, hứng thú, nhận thức của chủ thể sẽ được nâng lên (LA thạc sỹ Huỳnh Văn Sơn). Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là sự tác động xuôi chiều vì nhiều khi con người nhận thức đúng nhưng không hẳn đã có thái độ tích cực và ngựoc lại. Lý và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người. 1.4.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi Trong mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi có thể nói rằng nhận thức có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và thực hiện hành vi của con người. Nhận thức là tiền đề, là sự định hướng và sự điều chỉnh hành vi của cá nhân trong hoạt động thực tiễn. Giữa nhận thức và hành vi luôn luôn tồn tại một mối quan hệ qua lại hai chiều.Thông thường khi con người nhận thức đúng về một vấn đề, một sự vật, hiện tượng nào đó thì nó sẽ định hướng, điều chỉnh, thúc đẩy hành động của con người theo hướng tích
Tài liệu liên quan