Đề tài Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới làm cho Việt Nam phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như nó đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức mới.

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách. Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới làm cho Việt Nam phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới cũng như nó đã và đang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội và cả những thách thức mới.  Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ các rào cản, chấp nhận tự do buôn bán, vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Đang chiếm tới hơn 90% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, các doanh nghiệp bán lẻ ờ Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và hội nhập. Trong xu thế này Đảng và nhà nước ta phải quan tâm hơn nữa tới các doanh bán lẻ.Vậy hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang có được những cơ hội nào? Và gặp phải những thách thức gì? Và chúng ta phải có những chiến lược như thế nào nhằm giúp cho doanh nghiệp bán lẻ nước ta có thể đứng vững khi hội nhập. Chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích đề tài: “NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO”. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Khái quát tình hình nước ta trước khi gia nhập WTO: Sau 11 năm kiên trì đàm phán, chúng ta đã kết thúc đàm phán cả song phương và đa phương để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) theo phương án đề ra. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 , trong quá tình hội nhập đó, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt trên các lĩnh vực, tính đến năm 2006: Kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm ước tăng 8,2% (kế hoạch là 8%). GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng, tương đương  720 USD. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 - 3,5% (kế hoạch là 3,8%), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,4 - 10,5% (kế hoạch là 10,2%), ngành dịch vụ tăng 8,2 - 8,3% (kế hoạch là 8%).Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 20% (kế hoạch là 16,4%). Sản lượng lương thực vẫn đạt khoảng 40 triệu tấn, duy trì xuất khẩu gạo năm thứ 2 liên tiếp đạt trên 5 triệu tấn và đạt trên 1 tỷ USD  trong năm 2006. Chính trị: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 258 nghìn tỷ đồng (dự toán là 237,9 nghìn tỷ đồng), tăng 19%. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt trên 315 nghìn tỷ đồng (dự toán là 294,4 nghìn tỷ đồng), tăng 20%. Bội chi ngân sách nhà nước trong mức 5% GDP (dự toán là 5%). Xã hội: Quá trình gia nhập đã góp phần tạo việc làm mới cho 1,6 triệu lao động (kế hoạch là 1,6 triệu), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm xuống còn 19% (kế hoạch là 20%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm dưới 24% (kế hoạch là 24%), tỷ lệ sinh giảm xuống 0,3% (kế hoạch là 0,4%). Giáo dục: Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được triển khai tích cực. Công tác tổ chức thi tuyển ở các cấp có tiến bộ. Quy mô đào tạo bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng. Cơ sở vật chất nhà trường được củng cố, tăng cường. Gần 90% địa phương đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường, lớp, cải thiện điều kiện dạy và học, tạo diện mạo mới cho các cơ sở giáo dục. Các trung tâm học tập cộng đồng tiếp tục được mở rộng. Cuộc vận động chống tiêu cực trong ngành giáo dục đã có một số chuyển biến, được sự đồng thuận của xã hội. Khái quát tình hình các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước khi gia nhập WTO: Theo một tài liệu của bộ thương mại, Doanh nhân Việt Nam cả quốc doanh lẫn tư nhân tổ chức được khoảng 170 siêu thị, trung tâm thương mại và 600 cửa hàng tự chọn. Nguồn: CBRE (11-2008) Nhưng các hoạt động bán buôn bán lẻ theo kiểu hiện đại của Việt Nam còn nhỏ lẻ, siêu thị Việt Nam lớn nhất cũng chỉ có doanh số không quá 200 tỷ đồng một năm. Rất nhiều mặt hàng, đa số là hàng nội địa, tỷ lệ hàng nhập rất thấp…hàng thực phẩm rất dồi dào cũng như hàng tiêu dùng gia đình…nhất là các mặt hàng mà tiệm tạp hóa có thể mua để bán lại. Tính đến nay, mô hình phân phối hiện đại - hệ thống siêu thị đã xuất hiện tại Việt Nam hơn 10 năm và chiếm khoảng 10% tổng phân phối cả nước. Tuy phát triển khá nhanh, nhưng so với các nước vẫn chưa đáng kể. Các hệ thống siêu thị của chúng ta mới chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm cơ bản mà chưa thỏa mãn nhu cầu shoping-hưởng thụ ngoài mua sắm thông thường của người tiêu dùng. Trong khi các nhà phân phối chuyên nghiệp ý thức rất rõ điều này và họ sẽ ngay lập tức chiếm lấy cơ hội khi vào Việt Nam. Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở các nhà phân phối trong nước hiện nay là thiếu tính chuyên nghiệp, quản lý kém hiệu quả. Thêm vào đó, vấn đề nhân lực và đào tạo nhânlực trong lĩnh vực phân phối ở ta còn quá yếu. Chương I: CƠ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu: Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng từ vô vàn những nhà cung cấp. Nhờ sự dễ dàng giao thương mà WTO đem lại, thị trường hàng hóa thế giới sẽ trở nên cạnh trạnh hơn, và đó là thuận lợi lớn cho những nhà nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện được chọn lựa các sản phẩm tốt nhất ở mức giá cạnh tranh nhất. Đây là nhân tố quan trọng đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy thị trường phân phối hoạt động sôi động hơn. Một điểm nổi bật khác là khi tham gia WTO, hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế được cắt giảm làm cho giá các sản phẩm nhập khẩu giảm đáng kể, tăng tính hấp dẫn người tiêu dùng. Theo cam kết của WTO, các quốc gia khi gia nhập vào tổ chức, sẽ áp dụng biểu thuế quan ưu đãi với các nước thành viên. Vì vậy, thuế nhập khẩu đánh trên hàng hóa các doanh nghiệp bán lẻ nhập vào nước ta cũng được cắt giảm nếu nguồn cung ứng của nó là từ các nước trong tổ chức. Đây là một cơ hội mới cho các nhà phân phối trong nước gia tăng tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm của mình, tạo động lực thu hút người tiêu dùng. Cơ hội tiếp cận công nghệ mới về quản lý và phân phối. Xuất hiện những hình thức bán lẻ mới với quy mô và hiệu quả cao: WTO có nhiều thành viên là các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới với khoa học công nghệ, năng lực quản lý ở trình độ cao, hệ thống tài chính, tiền tệ phát triển. Gia nhập vào WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới bằng các học bổng, chương trình đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao mà các nước phát triển cung cấp. Nhất là khi nước ta mở cửa thị trường bán lẻ thì những công nghệ mới về quản lý và phân phối sẽ được đưa vào nước ta qua các công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Một khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam với trình độ công nghệ, cơ chế quản lí và phân phối khoa học hiệu quả sẽ đem đến cho các doanh nghiệp bán lẻ ở trong nước góc nhìn mới về quản lý, phân phối. Đó sẽ là những công nghệ quý báu cho các doanh nghiệp trong nước vận dụng để thu được thị phần và lợi nhuận lớn hơn.Vì vậy đẩy mạnh mức đầu tư cho yếu tố công nghệ, tận dụng yếu tố nhanh chóng, chính xác và thuận tiện của công nghệ không những sẽ làm giảm tối đa chi phí mà còn đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý lưu chuyển hàng hóa, tồn kho, bán hàng, hạch toán thu chi. Bên cạnh đó, theo xu thế đa dạng hóa kinh doanh, Việt Nam sẽ có nhiều tập đoàn, công ty lớn kinh doanh dưới nhiều hình thức, sẽ có những cuộc cạnh tranh ngoạn mục giữa các thương hiệu bán lẻ và thương hiệu sản phẩm. Vì thế, các hình thức bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp như siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng đặc chủng... sẽ không có sự phân biệt rõ ràng, ranh giới giữa bán lẻ và bán buôn ngày càng thu hẹp lại. Đặc biệt, do tác động của khoa học công nghệ - thương mại các phương thức bán lẻ mới sẽ bùng nổ, như bán hàng qua mạng Internet, TV shopping, qua mạng điện thoại di động, qua catalogue, bán hàng đa cấp. Tăng vốn đầu tư cho doanh nghiệp qua thực hiện liên doanh, liên kết với các chủ thể nước ngoài, và tiếp cận với nguồn lực tài chính của thế giới: Tư cách thành viên WTO sẽ làm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế giới nên nguồn vốn đầu tư vào thị trường phân phối hàng hóa Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, góp phần làm tăng vốn đầu tư cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước trên thị trường nội địa. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ta có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng được yêu cầu của các hình thức phân phối hiện đại trên thế giới như trung tâm thương mại, chuỗi cung ứng, hệ thống siêu thị. Và trong tương lai, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể sẽ hoạt động trên toàn thế giới. Là thành viên WTO, Việt Nam còn tranh thủ được sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc Tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Khi quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng mở rộng thì tất yếu nhu cầu về vốn sẽ rất cao cho cả nhu cầu đầu tư và khắc phục rủi ro ngày càng gia tăng. Việc tiếp cận được với các nguồn hỗ trợ toàn cầu sẽ là một động lực to lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển mạnh mẽ hoạt động của mình. 4) So với doanh nghiệp nước ngoài các doanh nghiệp trong nước có cơ hội khai thác thị trường tốt hơn nhờ am hiểu tập quán và sở thích thị trường: Mỗi quốc gia có những tập quán trong phân phối hàng hóa khác nhau. Đi chợ là một thói quen lâu đời của người Việt. Người dân vẫn chưa quen với hình thức mua sắm qua siêu thị, trung tâm thương mại. Thói quen đi chợ, mua sắm qua các cửa hàng dọc đường vẫn là chủ yếu. Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước xây dựng hệ thống phân phối gần với tập quán của người Việt Nam. Mặt khác người Việt có sở thích là phải được thấy tận mắt sờ tận tay hàng hóa rồi mới quyết định mua. Trong khi đó, hàng hóa bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài thường được đóng gói rất cẩn thận và kiểu cách nên nhiều khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét trực tiếp sản phẩm. Đó là một lợi thế cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã hiểu rõ tập quán thị trường. Bên cạnh đó những sở thích đối với các loại hàng hóa nhất là thực phẩm của người dân mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có sự khác biệt rõ rệt. Điều này gây khó khăn cho tư bản nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Hiểu rõ những sở thích, tập quán này là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh khi nhà đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta. 5) Hưởng lợi từ cơ chế chính sách mới trong nước. Cơ hội mới đối với Việt Nam khi gia nhập WTO chính là việc cải cách hành chính, thể chế pháp luật. Theo cam kết với WTO, các cơ chế chính sách của Việt Nam sẽ được cải cách theo hướng thông thoáng và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Luật pháp về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được hoàn chỉnh chặt chẽ và rõ ràng hơn giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạt động theo đúng chủ trương của nhà nước. Khi thị trường bán lẻ trong nước được mở cửa thì hàng loạt các hình thức phân phối mới sẽ đến với Việt Nam và những cơ chế chính sách mới sẽ là cần thiết để tạo điều kiện cho các hình thức này phát triển. Hơn nữa, thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí thời gian và tiền bạc khi tiến hành hoạt động phân phối mới hay mở rộng hệ thống phân phối của mình. Bên cạnh đó cơ chế hành chính minh bạch và pháp luật chặt chẽ sẽ làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng hơn, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Những thay đổi này có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, môi trường thương mại thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng. Bởi các quy định trong WTO về cơ bản đều hướng tới việc tự do hóa thương mại bằng việc giảm thuế quan và thủ tục, bãi bỏ hạn ngạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính… sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn cho tất cả các doanh nghiệp. Có chính sách, thủ tục thương mại minh bạch. Nguyên tắc minh bạch của WTO đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải công khai các thông tin về chính sách, luật lệ, thủ tục… có liên quan đến hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. 6) Thị trường bán lẻ trong nước sẽ trở nên sôi động hơn. Mở cửa thị trường phân phối hàng hóa là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa kinh tế Việt Nam theo kịp trình độ phát triển của thế giới. Các hình thức bán lẻ mới với hiệu quả cao sẽ được đưa vào khai thác thị trường Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát triển tự do. Người dân trong nước được tiếp cận với nhiều kênh phân phối, hình thức bán lẻ. Đó là nhân tố quan trọng tạo lập tư duy và tập quán mới cho người tiêu dùng trong nước, giúp các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng những hình thức mới, đột phá trong các kênh phân phối bán lẻ của mình. Bên cạnh đó, thị trường trong nước đang trở nên sôi động hơn là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. WTO thực sự đem lại những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng cơ hội này để phát triển mạnh mẽ, nâng cao tiềm lực của mình. Thứ nhất, gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận rất nhiều nguồn hàng hóa từ các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp bán lẻ hàng nhập khẩu cần tích cực tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cho mình, nâng cao lợi thế và sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng trong nước. Sự hợp tác đang diễn ra dưới những hình thức và thỏa thuận hết sức linh hoạt. Do vậy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần chủ động trong khâu đàm phán, tạo lập được những lợi thế cho mình, để doanh nghiệp thực sự trở thành những người mua đang hưởng lợi từ cơ chế cạnh trạnh trên thị trường hàng hóa thế giới. Song song đó, mặc dù mức thuế suất thấp được áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên WTO, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các nhóm nước. Với các quốc gia trong khối ASEAN hay các quốc gia đã có hiệp định song phương với Việt Nam, mức thuế suất cũng thấp hơn rõ rệt. Do đó, các doanh nghiệp nên ưu tiên hơn các hợp đồng với các đối tác từ các nước này để trở thành những nhà phân phối sản phẩm với mức giá cạnh tranh trên thị trường hàng hóa. Thứ hai là việc chuyển giao công nghê, học hỏi các phương thức mới trong quản lý và phân phối là vấn đề cốt yếu. Các doanh nghiệp phải nhanh chóng tận dụng sự liên doanh – liên kết hợp các đối tác nước ngoài để học hỏi các công nghệ quản lý hiệu quả và những phương thức bán hàng chuyên nghiệp. Cần thay đổi tư duy, đầu tư nhiều hơn vào hoạt động marketing. Market ing là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung cho quá trình phát triển hoạt động của mình.Từ nghiên cứu thị trường đến xác định sản phẩm, định vị khách hàng, hình thức phân phối, các chương trình khuyến mãi, tư vấn. Tất cả cần được tiến hành chuyên nghiệp khi doanh nghiệp muốn hoạt động ở quy mô lớn. Thứ ba là các doanh nghiệp trong nước cần tranh thủ sự tài trợ tài chính từ thế giới cũng như cân nhắc các dự án liên doanh – liên kết. Thứ tư là lợi thế sân nhà của các doanh nghiệp cần được phát huy. Hiểu rõ văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, phát triển thế mạnh ở các lĩnh vực thực phẩm, thức ăn chế biến và những hình thức phân phối gần với tập quán mua bán Việt Nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp giờ không thể bình chân theo lối kinh doanh cũ, cần khẩn trương thay đổi tập quán kinh doanh theo hướng tích cực, làm đúng phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, thể hiện tác phong chuyên nghiệp trong bán hàng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người mua. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2009 (%) Thứ năm là chính sách thông thoáng minh bạch đã rút ngắn được thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hóa và dịch vụ vào kinh doanh. Đồng thời, chính sách minh bạch, pháp luật cụ thể cũng hạn chế những vụ việc nhũng nhiễu phiền hà gây khó khăn cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để giảm chi phí thời gian và tiền bạc cho các thủ tục hành chính và tiếp cận những thông tin thị trường. Ngoài ra, chính sách mới sẽ rút ngắn được thời gian của doanh nghiệp dành cho việc nộp thuế, thực hiện các hoạt động kiểm tra của nhà nuớc, cơ quan chức năng giám sát thị trường. Nhờ đó việc tham gia thị truờng đã trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Và cuối cùng dưới tác động của toàn cầu hóa và lợi thế mà WTO đem lại, thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước sẽ trở nên sôi động hơn cùng với tư duy đang dần thay đổi của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để có những bước đi mới, sáng tạo trong các kênh phân phối của mình. Chương II: THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Các thách thức của các doanh nghiệp bán lẻ: Thị trường trong nước: Thách thức lớn nhất mà thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam phải đối mặt đó là sự gia nhập ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường trong nước theo tiến trình gia nhập WTO. Theo tiến trình này thì từ 1/1/2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc là nhà nước ta phải xóa bỏ những hàng rào thương mại, tiến tới đảm bảo quyền thiết lập hệ thống phân phối và quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh như các doanh nghiệp Việt Nam. a.1 Năng lực canh trạnh của các doanh nghiệp trong nước: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Thêm vào đó là sự chênh lệch quá lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Tiềm lực vốn lớn của các doanh nghiệp nước ngoài đã giúp họ không ngừng xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng của các kênh phân phối, các hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc.. nhằm ở rộng mạng lưới phân phối khác trong nước, từ đó kích thích và làm gia tăng mạnh sức mua của người tiêu dùng trong nước. Một ví dụ điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ với vốn đầu tư nước ngoài như : Metro Cash, Big C, Bourbon… trong suốt thời gian qua đã và đang là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. a.2. Chất lượng của công tác quản lý phân phối hàng hóa: Một đất nước với hơn 87 triệu dân, một thị trường tiêu dùng được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn của nhiều quốc gia trên thế giới lại chưa được thật sự khai thác triệt để bởi các hệ thông bản lẻ của doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân một phần là do sự yếu kém trong năng lực quản lý khâu phân phối của các doanh nghiệp, với hệ thống phâ
Tài liệu liên quan