Đề tài Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes

Trong quá trình người Châu Âu tiếp xúc với nước ta, các cố đạo đi đầu trong việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Khi đã có chữ viết mới họ nghĩ ngay đến việc biên soạn từ điển để học tiếng Việt. Từ đó những quyển từ điển phiên dịch ra đời. Đầu tiên là cuốn ANNAM- LUSITAN- LATINH [Dictionarium Annamticum – Lusitanum – Latinh], thường gọi là Từ điển Việt- Bồ – La (VBL) do Alexandre de Rhodes (1591- 1660) biên soạn và xuất bản tại Rôma năm 1651. Sau đó là các cuốn khác, như: + Tabert, Dictionaire Annamitico- Latinum, 1838. + M. Genibrel, Dictionaire Annamite- Francais, Tân Định, 1898. + J. Bonet, Dictionaire Annamite – Francais, Paris, 1899. Như vậy, tính đến nay, Từ điển VBL đã ra đời được 352 năm. Trải qua bao thăng trầm, cuốn từ điển này vẫn tồn tại đến ngày nay, vì đây là một công trình khoa học nghiêm túc được biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ Phục hưng. Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã nhận xét: “Xét về mặt từ điển học thì đây là quyển từ điển đầu tiên tập hợp được kho tiếng Việt hồi đầu thế kỷ XVII một cách có hệ thống, sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C của bảng chữ cái.”[ ] Từ điển VBL là quyển từ điển đối dịch đầu tiên lấy từ làm đơn vị cơ bản. Và đến nửa cuối thế kỷ XIX, nó vẫn là quyển từ điển duy nhất phản ánh một khối lượng lớn sắc thái văn hoá vật chất và tinh thần của người Việt thông qua việc giải nghĩa các mục từ. Cuốn Từ điển VBL được cấu tạo không khác gì một cuốn từ điển hiện đại. Ngoài phần đối dịch từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và Latinh còn thêm một phần dùng để miêu tả cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt đặt ở đầu từ điển dưới nhan đề “Báo cáo vắn tắt về tiếng Annam hay Đông Kinh”. Trong từ điển này, các từ khó hiểu đã được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ thuyết minh khá phong phú. Như vậy đối với những người biết cả tiếng Việt , tiếng Bồ đào Nha và tiếng Latinh thì đương nhiên nó trở thành quyển từ điển đối dịch sớm nhất, trước lúc ra đời cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của, được xuất bản tại Sài Gòn năm 1895. Chúng tôi nhận thấy, bản thân từ điển VBL của Alexandre de Rhodes (AdR) như một kho lưu trữ quý báu về hàng trăm, hàng nghìn di tích văn hoá ở thế kỷ XIX. Đó là di tích về dạng chữ Việt được Lainh hoá đầu tiên ( chữ quốc ngữ ) ở nhiều phương diện khác nhau như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt thời kỳ ấy. “Từ điển VBL được giới nghiên cứu nhất trí một cách không bàn cãi như là tác phẩm đánh dấu một cái mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của tiếng Việt . Hiếm có một công trình nào khảo sát về mặt lịch sử của tiếng Việt lại không một lần trích dẫn từ điển VBL. Nói cách khác, Từ điển VBL là một cứ liệu gần như bắt buộc”[3].

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lịch sử vấn đề Trong quá trình người Châu Âu tiếp xúc với nước ta, các cố đạo đi đầu trong việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Khi đã có chữ viết mới họ nghĩ ngay đến việc biên soạn từ điển để học tiếng Việt. Từ đó những quyển từ điển phiên dịch ra đời. Đầu tiên là cuốn ANNAM- LUSITAN- LATINH [Dictionarium Annamticum – Lusitanum – Latinh], thường gọi là Từ điển Việt- Bồ – La (VBL) do Alexandre de Rhodes (1591- 1660) biên soạn và xuất bản tại Rôma năm 1651. Sau đó là các cuốn khác, như: + Tabert, Dictionaire Annamitico- Latinum, 1838. + M. Genibrel, Dictionaire Annamite- Francais, Tân Định, 1898. + J. Bonet, Dictionaire Annamite – Francais, Paris, 1899. Như vậy, tính đến nay, Từ điển VBL đã ra đời được 352 năm. Trải qua bao thăng trầm, cuốn từ điển này vẫn tồn tại đến ngày nay, vì đây là một công trình khoa học nghiêm túc được biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ Phục hưng. Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã nhận xét: “Xét về mặt từ điển học thì đây là quyển từ điển đầu tiên tập hợp được kho tiếng Việt hồi đầu thế kỷ XVII một cách có hệ thống, sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C của bảng chữ cái.”[ ] Từ điển VBL là quyển từ điển đối dịch đầu tiên lấy từ làm đơn vị cơ bản. Và đến nửa cuối thế kỷ XIX, nó vẫn là quyển từ điển duy nhất phản ánh một khối lượng lớn sắc thái văn hoá vật chất và tinh thần của người Việt thông qua việc giải nghĩa các mục từ. Cuốn Từ điển VBL được cấu tạo không khác gì một cuốn từ điển hiện đại. Ngoài phần đối dịch từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và Latinh còn thêm một phần dùng để miêu tả cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt đặt ở đầu từ điển dưới nhan đề “Báo cáo vắn tắt về tiếng Annam hay Đông Kinh”. Trong từ điển này, các từ khó hiểu đã được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ thuyết minh khá phong phú. Như vậy đối với những người biết cả tiếng Việt , tiếng Bồ đào Nha và tiếng Latinh thì đương nhiên nó trở thành quyển từ điển đối dịch sớm nhất, trước lúc ra đời cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của, được xuất bản tại Sài Gòn năm 1895. Chúng tôi nhận thấy, bản thân từ điển VBL của Alexandre de Rhodes (AdR) như một kho lưu trữ quý báu về hàng trăm, hàng nghìn di tích văn hoá ở thế kỷ XIX. Đó là di tích về dạng chữ Việt được Lainh hoá đầu tiên ( chữ quốc ngữ ) ở nhiều phương diện khác nhau như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt thời kỳ ấy. “Từ điển VBL được giới nghiên cứu nhất trí một cách không bàn cãi như là tác phẩm đánh dấu một cái mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của tiếng Việt . Hiếm có một công trình nào khảo sát về mặt lịch sử của tiếng Việt lại không một lần trích dẫn từ điển VBL. Nói cách khác, Từ điển VBL là một cứ liệu gần như bắt buộc”[3]. Rõ ràng đây là một công trình rất quan trọng và quý báu. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu Từ điển VBL vẫn chưa được chú ý nhiều. Có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về quyển từ điển này và hầu hết đều đi sâu tìm hiểu các phương diện như ngữ âm, chính tả hay về ngữ nghiă của từ vựng. Đáng chú ý là các công trình sau: 1. Hoàng Dũng, Từ điển VBL của AdR, nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, ml và tl trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4, 1991. 2. Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, H. 1976. 3. Bùi Thị Hải, Tìm hiểu sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong Từ điển VBL của AdR, Luận án thạc sỹ, H. 2000. 4. K. Grudin, Bước đầu khảo sát sự biến đổi từ vựng- ngữ nghĩa trong Từ điển VBL của AdR, Luận văn tốt nghiệp, H. 1995. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, các báo và tạp chí khác. Nhận thấy vấn đề diện mạo các thành phần từ vựng được đưa vào từ điển VBL còn đang bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu nhiều, chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu trong khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã cố gắng, song do kiến thức của người viết còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khoá luận này mục đích của chúng tôi là tìm hiểu kỹ hơn về từ vựng trong từ điển VBL. Cụ thể là chúng tôi chỉ ra một cách khái quát diện mạo các thành phần từ vựng trong công trình naỳ. Đồng thời tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của vốn từ ở thế kỷ XVII và thế kỷ XIX. Từ đó để thấy được sự biến chuyển và phát triển của từ vựng tiếng Việt trong vòng hơn ba thế kỷ qua. Cuối cùng, chúng tôi mong được góp một phần nhỏ bé công sức của chúng tôi vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử phát triển của tiếng Việt thông qua tư liệu là từ điển VBL của AdR 3. Phạm vi nghiên cứu Do khả năng và thời gian không cho phép chúng tôi tìm hiểu mọi thành phần từ vựng có mặt trong từ điển VBL mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những thành phần từ vựng đặc biệt, “được đánh dấu” về một phương diện nào đó.. Chẳng hạn, đặc biệt về nguồn gốc hình thành, về phạm vi sử dụng rộng- hẹp khác nhau (giới hạn của các phạm vi đó có thể là lãnh thổ, có thể là tầng lớp xã hội người), về tính chất tích cực hay tiêu cực trong việc đóng vai trò trong đời sông giao tiếp, về phong cách sử dụng, v.v... Như vậy, trong khoá luận này chúng tôi chỉ mới khảo sát và miêu tả được một bộ phận rất nhỏ các mục từ có trong Từ điển VBL. Bộ phận lớn còn lại là lớp từ vựng toàn dân không được khảo cứu trong phạm vi của khoá luận này. 4. Đối tượng nghiên cứu Như đã nói ở phần trên, trong khoá luận này, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu các thành phần từ vựng đặc biệt trong từ điển VBL. Do đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không phải tất cả các mục từ được thu thập, đối dịch và giải nghĩa trong từ điển mà chỉ các mục từ đặc biệt, ví dụ: mục từ cổ, cũ, mục từ lịch sử, mục từ địa phương, mục từ nghề nghiệp, uyển ngữ, từ thô tục, mục từ tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng, các cụm từ cố định,... 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dựa trên việc áp dụng các các phương pháp: thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu và phân tích. Phương pháp thống kê được áp dụng để tìm ra những tương quanvề lượng giữa các lớp/ nhóm từ trong từ điển VBL và số lượng các mục từ thành phần. Phương pháp mô tả được sử dụng sau khi đã có số liệu về mục từ (có được nhờ phương pháp thống kê) thì trình bày một cách chân thực tình hình, đặc điểm của chúng để từ đó rút ra các nhận định cần thiết. Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp quan trọng khi tiến hành nghiên cứu đề tài khoá luận này. Tư liệu mà chúng tôi sử dụng để đối chiếu, so sánh là các cuốn từ điển, như: + Từ điển tiếng Việt 2000 do Hoàng Phê chủ biên + Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh do Trần Hữu Thung và Thái Kim Đỉnh biên soạn. và một vài từ điển khác… Thật ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không áp dụng tách rời, riêng lẻ một phương pháp nào mà áp dụng tổng hợp các phương pháp, tất nhiên lúc này hay lúc khác có ưu tiên phương pháp này hay phương pháp kia hơn. Mặt khác, các phương pháp đã bổ sung và hỗ trợ nhau, kết quả thu được từ việc áp dụng phương pháp này cũng là tiền đề để thực hiện phương pháp khác. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương Chương I: Một số vấn đề liên quan đến đề tài Chương II: Các thành phần từ vựng trong Từ điển VBL Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Lý luận về từ 1.1. Định nghĩa từ Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ được đưa ra rất nhiều. Các định nghĩa ấy, về mặt này hay mặt khác, đều đúng ,nhưng đều không đủ và không bao gồm được hết tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ và ngay cả trong từng ngôn ngữ cũng vậy. Tuy nhiên, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một khối lượng không nhiều các trường hợp ngoại lệ. Trong khoá luận này, chúng tôi sử dụng định nghĩa sau đây là định nghĩa được nhiều người chấp nhận, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu của mình: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu. Ví dụ: Nhà, người, quần áo, sách vở, bút... Đi, đứng, cười, nói, yêu, ghét... Đẹp, xấu, duyên, đỏ, vàng, xanh... Hoa hồng, nhà tầng, bồ hóng, bù nhìn... 1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt So với từ của các ngôn ngữ Ân- Âu, thì từ của tiếng Việt có những đặc điểm sau đây: - Từ của các ngôn ngữ đều được tạo bởi các hình vị. Nói cách khác, từ đựơc tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp lại với nhau theo nhữmg nguyên tắc nhất định. Ví dụ về từ trong tiếng Anh: Housewife, classroom, newspaper, ... Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị về mặt ngữ pháp. Trong tiếng Việt, đơn vị cơ sở cấu tạo là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là âm tiết. Như vậy, mặc dù nguyên tắc phổ biến là từ được cấu tạo bởi các hình vị, nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không giống nhau. Các đơn vị gọi là tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác. Chúng có hai đặc điểm cần thiết của một hình vị: - Là đơn vị tối giản (đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa) - Có giá trị về mặt ngữ pháp Tuy nhiên giữa tiếng của tiếng Việt và hình vị của nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình khác cũng có nhuững điểm khác nhau khá căn bản sau: Trước hết, xét về hình thức, chúng ta thấy rằng ở các ngôn ngữ thuộc loại hình khác, ví dụ như ở nhiều ngôn ngư Ân Âu, hình vị chỉ là đơn vị thuần ngữ pháp, hoàn toàn không có liên quan gì đến các đơn vị ngữ âm gọi là âm tiết cả. Hình vị ở các ngôn ngữ này khi thì có dạng ngữ âm là một âm vị, khi thì có dạng ngữ âm là một tập hợp bất kỳ của nhiều âm vị (có thể nhỏ hơn âm tiết; bằng âm tiết; hoặc lớn hơn âm tiết, bằng hai, ba âm tiết). Vì vậy, xác định âm tiết và xác định hình vị những ngôn ngữ này là hai quá trình tách biệt, đưa đến những kết quả khác nhau. Ở tiếng Việt, tình hình hoàn toàn ngược lại. Giữa hình vị và âm tiết có một mối tương quan rõ rệt. Giữa âm tiết và hình vị bao giờ cũng có một sự tương ứng một đối một, sự tương ứng hoàn toàn. Mõi tiếng trong tiếng Việt đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết, mà đứng về mặt ngữ pháp chính là một hình vị. Cho nên, ở tiếng Việt, phân tích câu nói ra thành hìnhvị và phân tích câu nói ra thành âm tiết bao giơ cũng đưa đến một kết quả giống nhau, đó là chia tách câu nói ra thành từng tiếng một. Mặt khác, xét về nội dung, hình vị tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện, chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không của tiếng trong một ngữ đoạn nào đó bao giờ cũng đưa đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác. Ví dụ: Xanh- xanh xanh- xanh rì- xanh lè... Dài- áo dài- áo rất dài... Đến đây có thể kết luận rằng tiếng của tiếng Việt không phải là một hình vị bình thường như hình vị của nhiều ngôn ngữ khác. Tiếng là một loại hình vị đặc biệt: một hình tiết (Morphemsyllable), tức âm tiết có giá trị hình thái học [1,9]. - Từ của tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ:lời và nhời, trăng và giăng, nhăn và dăn...) nhưng tuyệt nhiên không có biến thể hình thái học. Dù đứng trong câu hay đứng lẻ một mình, bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức. Đây làđiều khác hẳn các ngôn ngữ Ân- Âu: ở các ngôn ngữ này, từ có thể tồn tại dưới nhiều từ hình khác nhau [4]. 2. Từ, ngữ trong từ điển VBL 2.1. Những khó khăn khi thống kê từ, ngữ Từ điển VBL là cuốn từ điển đối chiếu đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ và soạn giả lại là người nước ngoài. Chính vì các lẽ đó nên sự thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi xử lý tư liệu là: - Mục từ không rõ ràng, từ để định nghĩa thường lẫn lộn với từ hoặc cụm từ minh hoạ.Ví dụ: + Gọn, một gọn, hai gọn: Mười, hai mươi, dùng để nói về tơ sợi và những thứ tương tự . Trong ví dụ này, từ mà AdR giải nghĩa là “gọn”, các ví dụ minh hoạ là “một gọn”, “hai gọn”. Tuy vậy, soạn giả chỉ giải nghĩa các ví dụ chứ không phải từ cần giải nghĩa chính thức. - Mục từ mà AdR đưa vào từ điển có cả đơn vị là từ và các đơn vị không phải là từ như yếu tố cấu tạo từ hay cụm từ tự do, cụm từ cố định. Ví dụ: + Mục từ là yếu tố cấu tạo từ: Xa, xấu xa (Xấu xa), trong ví dụ này thì Xa là yếu tố cấu tạo (hình vị) nên từ xấu xa + Mục từ là cụm từ tự do: Diếc nhau (vạch những khuyết điểm của nhau trong khi cãi vã), Cửa lác đi lác lại (cửa lắc đi lắc lại_ Cửa bị gió lung lay từ bên này sang bên kia). + Mục từ là cụm từ cố định: Thành ngữ: Vô thỉ vô chung (vô thuỷ vô chung), hàng hà sa số... Ngữ láy âm: Trùng trùng điệp điệp... - Trật tự A,B,C của các mục từ có nhiều lộn xộn gây nhiều phiền toái khi tra cứu. - Đây là cuốn từ điển nửa đối dịch, nửa giải thích nên bên cạnh nhiều từ được tường giải con khá nhiều từ được đối dịch laị bằng tiếng Việt. Điều này làm cho người nghiên cứu khó xác định được nội hàm khái niệm mà nó biểu thị, nhất là các từ đồng âm Hán Việt. Do vậy, khi thống kê từ, chúng tôi rất khó xác định đâu là từ, đâu là nghĩa được dùng. Ví dụ: + Lịch: lịch + Khuyên: khuyên Ở 2 trường hợp này soạn giả chỉ thuần tuý đối dịch. Người tra cứu rất khó xác định khuyên là danh từ chỉ đồ trang sức (khuyên tai) hay là động từ (khuyên bảo). - Từ điển VBL lấy tự làm đơn vị cơ bản cho nên khi giải nghĩa một từ thì không thể dùng độc lập mà phải lấy một từ ghép làm dẫn chứng, đồng thời phải lặp lại mấy lần từ đó. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho chúng tôi khi thống kê mục từ có trong từ điển này. Chẳng như khi giải nghĩa từ đàng, AdR đã lấy từ phủ đàng để giải nghĩa. Phủ đàng lại được giải thích thêm một lần nữa trong phần giải nghĩa từ phủ. - Một nguyên nhân khách quan nữa là nhiều từ trong từ điển VBL có hình thức ngữ âm khac hẳn ngày nay. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc xác định và thống kê mục từ của chúng tôi. Ví dụ: an uỷ (an ủi), phũ ba (phong ba), buần (buồn), bua (vua), đệ nhít, thứ nhít (đệ nhất, thư nhất)... - Cùng là một mục từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau như mục từ sau đây: + Xác, làm xang xác: Làm việc rất cẩn thận. + Xang, làm xang xác: Làm rối loạn trí hiểu 2.3. Cách xử lý Đối với khó khăn trong việc tác giả đưa cả cụm từ (tự do và cố định), chúng tôi thống nhất gọi chung là mục từ . Như vậy, mục từ bao gồm từ và ngữ. Với cách xử lý vậy thì việc soạn giả đưa cả cụm từ minh hoạ làm lẫn lộn với từ được giải nghĩa, chúng tôi dều giải quyết dễ dàng. Chẳng hạn, ở trường hợp Gọn, một gọn, hai gọn, chúng tôi tính là ba mục từ, gồm: gọn, một gọn, hai gọn. Đối với những trường hợp soạn giả đưa cùng lúc nhiều mục từ mà chỉ có một lời giải thích thì chungs tôi xem đó là các mục từ dồng nghĩa. Chẳng hạn, ở trường hợp Ma quỷ, ma cỏ, chúng tôi tính là hai mục từ và chúng đồng nghĩa với nhau. Đối với trường hợp mục từ có nhiều hình thức phát âm và ghi chính tả,ví dụ: - Mục từ có nhiều hình thức phát âm khác nhau: + Gệch: xiên, chéo, giệch + Gệic: X, gệch - Mục từ có nhiều cách ghi chính tả: + Ko: x.co + Kơ: x. cơ + Ku: x. cu + Kư: x. cư (x. viết tắt của Xem) Thì chúng tôi xử lý như sau: bước đầu là tìm mục từ chính và mục từ biến thể. Mục từ chính là mục từ được giải nghĩa đầy đủ, còn mục từ không được giải nghĩa mà chỉ có lời chỉ dẫn tra cứu tại đâu, chúng tôi xem là biến thể của mục từ chính, tức là mục từ phụ. Khi thống kê, chỉ các mục từ chính là được tính. Chúng tôi cũng chỉ tính là một mục từ đối với trường hợp mục từ được giải nghĩa nhiều lần. 2.3. Mục từ trong từ điển VBL Với cách làm việc như thế, theo thống kê của chúng tôi, từ điển VBL có tất cả là mục từ được thu thập, đối dịch và giải nghĩa. Đây là số liệu mà chúng tôi tính theo nguyên tắc chỉ tính riêng các mục từ thuần tuý về mặt hình thức. Tức là các mục từ mà AdR đối dịch sang tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latinh và được in đậm, chứ không tính các từ ngữ được dẫn ra trong phần giải thích mà có liên quan về nghĩa với các mục từ được giải thích. Ví dụ: + Đoạn: Hoàn tất. Thôi đoạn: sau khi tôi đã hoàn tất. + Đói: Đói. Đói lòng: đói bụnh. đói khát: đói và khát. Đói rách: người đói và mặc áo rách rưới. Ở hai ví dụ này, các mục từ chúng tôi thống kê là đoạn và đói, còn các mục từ khác: thôi đoạn, đói lòng, đói khát, đói rách, chúng tôi không tính đến. Do cách xử lý của chúng tôi là chỉ thống kê những mục từ thuần tuý về mặt hình thức nên số lượng mục từ trong từ diển VBL là 6219 mục từ, nếu tính cả những mục từ nằm trong phần lời giải thích thì số lượng phải tăng lên rất nhiều [Có thể tham khảo kết quả thống kê của Viện Khoa học Xã hội “hơn một vạn từ ngữ Việt khác được dẫn ra trong các mục từ vì có liên quan đến nghĩa các mục từ” (trích Lời nói đầu của Từ điển VBL)] Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỪ VỰNG TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT- BỒ- LA 1. Giới thiệu Vốn từ của một ngôn ngữ gồm hàng chục vạn đơn vị. Đã có những ý kiến cho rằng nó chẳng có một trật tự nào cả. Vì vậy, khó có thể nói đến tính hệ thống của từ vựng. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực nghiên cứu người ta thấy rằng từ vựng nói chung, từ vựng tiếng Việt nói riêng, không phải là một tập hợp hỗn loạn các từ ngữ. Tuy số lượng rất lớn nhưng chúng làm thành một chỉnh thể gồm những hệ thống nhỏ có liên quan đến nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ. Các tiểu hệ thống này đến lượt nó lại có thể phân chia thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn nữa. Những tiểu hệ thống phân biệt nhau bởi những đặc trưng, thuộc tính của chúng. Chẳng hạn, hệ thống từ Hán Việt phân biệt với hệ thống từ thuần Việt bởi đặc trưng nguồn gốc. Từ thuần Việt có nguồn gốc bản ngữ, còn từ Hán Việt lại có nguồn gốc ngoại lai (vay mượn tiếng Hán). Hoặc từ nghề nghiệp phân biệt với từ vựng chung (từ toàn dân) bởi đặc trưng phạm vi sử dụng. Hệ thống từ vựng nếu nhìn bằng con mắt thuần ngữ pháp học, người ta có thể phân chia nó thành lớp hạng khác nhau một cách tương đối chặt chẽ và mạch lạc. Ngựơc lại, nếu nhìn bằng con mắt từ vựng học thì việc phân chia các lớp dường như không được phân minh, rạch ròi bằng. Tuỳ thuộc vào tiêu chí mà người ta có nhiều cách phân chia vốn từ tiếng Việt ra thành nhiều tiểu hệ thống, tức các thành phần từ vựng khác nhau. Có thể khái quát bức tranh phân loại bằng bảng dưới đây: Tiêu chí  Thành phần từ vựng   Nguồn gốc  Lớp từ bản ngữ (thuần)    Lớp từ ngoại lai  Các từ ngữ gốc Hán     Các từ ngữ gốc Ân- Âu   Vai trò trong đời sống giao tiếp  Lớp từ tích cực    Lớp từ tiêu cực  Từ cổ     Từ cũ     Từ lịch sử     Từ mới   Phạm vi sử dụng  Phạm vi rộng: Từ vựng chung    Phạm vi hẹp  Thuật ngữ     Từ địa phương     Từ nghề nghiệp     Tiếng lóng   Phong cách sử dụng  Lớp từ thuộc phong cách nói (khẩu ngữ)    Lớp từ thuộc phong cách viết    Lớp từ trung hoà về mặt phong cách   Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những bộ phận từ ngữ có những nét đặc biệt “được đánh dấu” về một phương diện nào đó như phạm vi sử dụng, vai trò trong đời sống giao tiếp, phong cách sử dụng, nguồn gốc... Như vậy, có nghĩa là bộ phận từ ngữ cơ bản, bộ phận từ vựng toàn dân của Từ điển VBL sẽ chưa được chú ý phân tích, vì thời gian và khuôn khổ của khoá luận không cho phép. Dưới đây là những phân tích và miêu tả cụ thể: 1.1. Từ cổ Từ điển VBL được biên soạn từ đầu thập kỷ năm mươi của thế kỷ XVII. Như vậy, cuốn từ điển này đã ra đời cách đây hơn ba trăm năm mươi năm. Trong khoảng thời gian ấy, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ở cả ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với những mức độ khác nhau. Từ điển VBL là một chứng tính quan trọng ghi lại sự biến đổi cùa tiếng Việt Ở bình diện từ vựng, điều dễ nhận thấy là là vốn từ ở thời điểm AdR biên soạn cuốn từ điển này đến nay đã có nhiều thay đổi. Thay đổi rõ nhất là có 517 mục từ ở thế kỷ XVII được dùng một cách rộng rãi, toàn dân thì đến nay không còn được sử dụng nữa