Đề tài Phân tích báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Thép Việt – Ý năm 2008

Thị trường thép không phải là một thị trường quá nóng như như vàng, dầu mỏ, xuất hiện hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng đối với những nhà quản lý đang hoạt động trong ngành công nghiệp kim loại, những nhà đầu tư ưa thích mặt hàng này thì giai đoạn từ đầu năm 2008 đến nay thực sự là một giai đoạn thăng trầm với nhiều biến cố bất ngờ. Trên thị trường quốc tế, giá thép có những biến động lên xuống khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là xây dựng. Và gần đây, Trong một bản báo cáo công bố ngày 8/8/09 trên website của mình, Cơ quan bảo mật Trung Quốc tố cáo tập đoàn Anh - Úc Rio Tinto hoạt động gián điệp công nghiệp từ 6 năm qua, gây thiệt hại đến 72 tỷ euro cho các công ty luyện thép Trung Quốc. Còn ở thị trường trong nước, giá cổ phiếu của các công ty ngành công nghiệp kim loại niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với đầu năm. Nổi bật trong ngành thép Việt Nam là Công ty Cổ Phần Thép Việt – Ý với những chỉ số tài chính rất ấn tượng. Phân tích báo cáo tài chính của công ty năm 2008 cùng với nhũng biến động của thị trường thép thế giới là một cách để hiễu rõ hơn về Thép Việt Ý, về thị trường thép Việt Nam và thế giới. Bố cục bài tiểu luận bao gồm 3 phần: I . Tổng Quan Về Công Ty Thép Việt Ý – VIS II . Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Thép Việt Ý - VIS III . Triển Vọng Phát Triển Của VIS

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Thép Việt – Ý năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời mở đầu I . Tổng Quan Về Công Ty Thép Việt Ý – VIS ……………………………… 04 II . Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Thép Việt Ý – VIS ...………………………07 2.1 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẲ NĂNG THANH TOÁN………………….07 2.2 NHÓM CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN ………………………………...09 2.3 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐÔNG ………………….13 2.4 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LÃI ……………………...14 III . Triển Vọng Phát Triển Của VIS …………………………………………17 Mở đầu T hị trường thép không phải là một thị trường quá nóng như như vàng, dầu mỏ, xuất hiện hàng ngày hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng đối với những nhà quản lý đang hoạt động trong ngành công nghiệp kim loại, những nhà đầu tư ưa thích mặt hàng này thì giai đoạn từ đầu năm 2008 đến nay thực sự là một giai đoạn thăng trầm với nhiều biến cố bất ngờ. Trên thị trường quốc tế, giá thép có những biến động lên xuống khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là xây dựng. Và gần đây, Trong một bản báo cáo công bố ngày 8/8/09 trên website của mình, Cơ quan bảo mật Trung Quốc tố cáo tập đoàn Anh - Úc Rio Tinto hoạt động gián điệp công nghiệp từ 6 năm qua, gây thiệt hại đến 72 tỷ euro cho các công ty luyện thép Trung Quốc. Còn ở thị trường trong nước, giá cổ phiếu của các công ty ngành công nghiệp kim loại niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với đầu năm. Nổi bật trong ngành thép Việt Nam là Công ty Cổ Phần Thép Việt – Ý với những chỉ số tài chính rất ấn tượng. Phân tích báo cáo tài chính của công ty năm 2008 cùng với nhũng biến động của thị trường thép thế giới là một cách để hiễu rõ hơn về Thép Việt Ý, về thị trường thép Việt Nam và thế giới. Bố cục bài tiểu luận bao gồm 3 phần: I . Tổng Quan Về Công Ty Thép Việt Ý – VIS II . Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Thép Việt Ý - VIS III . Triển Vọng Phát Triển Của VIS PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÉP VIỆT Ý Công ty được thành lập vào năm 2001, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Công ty thép Việt Ý chính thức đưa sản phẩm ra thị trường từ cuối năm 2002 đến nay sản phẩm thép Việt Ý đã có mặt ở hầu hết các dự án trọng điểm quốc gia, từ các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông trong nước cho đến các công trình tại nước ngoài. 1.1 Một số thông tin thêm về công ty khi niêm yết trên thị trường chứng khoán: Ngày giao dịch đầu tiên 25/12/2006 Giá đóng cửa phiên đầu 45000 đồng Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu : 10 triệu cổ phiếu EPS của 4 quí gần nhất là: 13.63 P/E = 4.84 Giá trị sổ sách/ cổ phiếu 23220 đồng KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 492892 Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15000000 Vốn hóa thị trường: 990 tỷ đồng 1.2 Một số thông tin cơ bản về công ty Tên pháp định: Công ty Cổ phần Thép Việt Ý Tên quốc tế: Vietnam - Itaty Steel JSC Viết tắt: VISCO Trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên Điện thoại: +84-(0)321-94.24.27 Fax: +84-(0)321-94.22.26 Website: www.vis.com.vn Công ty Cổ phần Thép Việt Ý được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là Nhà máy Thép Việt Ý thuộc Công ty Sông Đà 12 - Tổng Công ty Sông Đà. Theo quyết định số 1748/QĐ-BXD ngày 26/12/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Ngày 20/02/2004, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép số 0503000036 cấp lần đầu ngày 20/02/2004, thay đổi lần 6 ngày 29/08/2006 và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Các sự kiện khác: Từ khi thành lập đến nay, Thép Việt Ý đã tăng vốn điều lệ 3 lần, từ 30 tỷ đồng lên 75 tỷ đồng, từ 75 tỷ đồng 100 tỷ đồng. Năm 2007 đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua phương án phát hành thêm 50 tỷ đồng vốn điều lệ. Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng. 1.3 Vị thế công ty Sau gần 4 năm hoạt động, Visco đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường thép trong nước bằng việc cung cấp ra thị trường các sản phẩm đa dạng về chủng loại đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất của thép xây dựng chất lượng. Năm 2005, thị phần sản lượng tiêu thụ thép Visco chiếm xấp xỉ 10 phần trăm tổng sản lượng thép tiêu thụ tại thị trường miền Bắc và có mặt ở hầu hết các thị trường trên cả nước. 1.3.1 Thị trường Thị trường tiêu thụ chính của VISCO là các dự án lớn và dân dụng. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của VISCO trong nội bộ Tổng Công ty Sông Đà chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Hiện nay, sản phẩm thép VISCO đã có mặt hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đang từng bước thâm nhập vào thị trường miền Nam. VISCO đã thiết lập hệ thống phân phối với 21 nhà phân phối cấp một và hơn 300 cửa hàng. Sản lượng tiêu thụ của thép VISCO chiếm xấp xỉ 10% tổng sản lượng thép tiêu thụ tại thị trường miền Bắc. 1.3.2 Đầu vào Phôi thép là nguyên liệu chính cho nhà máy cán thép, chiếm đến 90% giá thành sản xuất. Trong khi đó, năng lực sản xuất phôi trong nước năm 2009 đạt khoảng 3 triệu tấn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu của cả nước. Lượng phôi thép VISCO mua từ các đối tác trong nước chiếm khoảng 10% tổng khối lượng phôi mua cả năm. Còn phần lớn nguyên liệu phôi chủ yếu của VISCO nhập từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, hai thị trường này thường không ổn định về nguồn hàng nhập và giá. Đây là thách thức rất lớn cho công ty hiện nay. 1.3.3 Môi trường Từ ngày 01/02/2009, thuế giá trị gia tăng áp dụng với sản phẩm thép giảm từ mức 10% xuống còn 5% đã làm cho sản lượng tiêu thụ phép trong tháng 2/2009 tăng nhẹ so với tháng 1/2009. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu thép của Việt Nam tăng từ mức 8% lên 12%. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, cũng như VISCO tăng sản lượng tiêu thụ và cạnh tranh với các sản phẩm thép nhập khẩu. 1.3.4 Cạnh tranh Trong lĩnh vực thép xây dựng VISCO phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty sản xuất thép miền Bắc như: thép Thái Nguyên, thép Việt Úc, thép Việt Hàn, thép Hòa Phát, thép Việt Nhật, thép Vinakansai… Thép xây dựng có xuất xứ từ Trung Quốc giá rẻ đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam gây ảnh hưởng bất lợi cho các doanh sản xuất thép trong nước. PHẦN 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA VIS 2.1 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẲ NĂNG THANH TOÁN Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần thép Việt- Ý năm 2008 và năm trước thì ta tính được một số tỷ lệ để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như sau: a. Tỷ lệ thanh toán hiện hành( Current ratio) Current ratio = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2008 và năm trước đó: Current ratio( 2008) = 417.642.764.232/312.911.022.264 = 1.33 Current ratio ( 2007) = 559.187.836.808/486.159.570.514 = 1.15 Tỷ lệ trung bình của ngành: 1.27 Chỉ tiêu trên cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn của doanh nghiệp, trong năm 2008, 1 đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bằng 1.33 đồng tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này đã cao hơn so với năm 2007 và so với bình quân ngành, điều này chứng tơ rằng công ty CP thép Việt – Ý hoàn toàn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn, điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nắm bắt những thời cơ thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của việc tăng khả năng thanh toán của công ty năm 2008 so với năm 2007 là: Năm 2008, tổng nợ ngắn hạn đã giảm đi gần 174 tỷ đồng, tuy tài sản động năm 2008 cũng giảm hơn so với năm 2007 là gần 142 tỷ đồng nhưng phần giảm này ít hơn so với phần giảm của tổng nợ ngắn hạn nên tỉ lệ khả năng thanh toán năm 2008 vẫn cao hơn b. Tỷ lệ thanh toán nhanh ( Quick ratio) Quick ratio = ( Tài sản lưu động- hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn QR (2008)= (417.642.764.232-243.655.983.725)/ 312.911.022.264 = 0.556 QR(2007)= (559.187.836.808- 244.180.723.564)/ 486.159.570.514= 0.647 Tỷ lệ trung bình của ngành là: 0.593 Tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán các tài sản tồn kho vì các tài sản này khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tài sản lưu động, qua phân tích có thể thấy rằng, tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và hơn tỷ lệ thanh toán nhanh của năm 2007 và trung bình ngành, điều này phản ánh rằng nếu công ty không thanh lí hàng tồn kho hoặc nhanh chóng có những biện pháp giảm lượng hàng tồn kho thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng giảm xuống. Năm 2008, hàng tồn kho của công ty đã giảm đi hơn 1 tỉ đồng, điều này được giải trình rõ trong bản thuyết minh tài chính của công ty, điều này làm cho tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty cũng cao hơn năm 2007. c. Tỷ lệ tiền mặt ( Cash ratio) Cash ratio = ( Tiền+ Chứng khoán tương đương tiền)/ Nợ phải trả Cash ratio( 2008) = 59.444.354.921/312.911.022.264 = 0.189 Cash ratio( 2007) = 85.850.948.265/486.159.570.514 = 0.176 Tỷ lệ trung bình ngành: 0.184 Chỉ số này càng cao thì cho thấy rằng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là càng lớn vì tiền và các loại chứng khoán tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong bảng tổng kết tài sản, tỷ lệ này của công ty CP thép Việt Ý trong năm 2008 đã cao hơn so với năm 2007 và trung bình ngành, điều này cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã tốt hơn. Tuy tiền và các khoản tương đương tiền năm 2008 đã giảm đi gần 26 tỷ nhưng khoản giảm này vẫn thấp hơn so với phần giảm nợ ngắn hạn là gần 174 tỷ nên tỷ số này năm 2008 vẫn cao hơn, ngoài ra, theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, khoản tiền đầu tư cho tài sản cố định của công ty cũng giảm hơn so với 2007 làm cho lượng tiền mặt đảm bảo trả nợ cũng tốt hơn. Qua 3 chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản của công ty CP thép Việt Ý có thể rút ra được nhận xét chung như sau: Trong năm 2008, khả năng công ty thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là cao hơn so với năm trước và trong ngành, điều này là một thuận lời để công ty phát triển sản xuất kinh doanh trong năm 2009, tuy nhiên, công ty cũng phải lưu ý tới tỉ lệ hàng tồn kho, tránh để ứ đọng hàng tồn kho 2.2 NHÓM CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN 2.2.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ) : Công thức: VIS Năm 2008 Năm 2007 Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 634.489.795.506 609.828.135.759 Tổng tài sản (270 = 100+200) 907.031.040.742 783.589.055.760 Hệ số nợ( %) 69,95 77,82 Hệ số nợ của VIS 2008 2007 Ngành Hệ số nợ 69,95 77,82 63,08 Đối với công ty cổ phần thép Việt – Ý, hệ số nợ năm 2008 thấp hơn nhiều so với năm 2007 do: Tổng nợ tăng 24.661.659.747 VND tương đương 4,04%; trong khi Tổng tài sản tăng 123.441.984.882 VND tương đương 15,75%. Cụ thể : Vay và nợ ngắn hạn giảm trên 1,68 lần; Chi phí phải trả giảm trên 3 lần …mặc dù: Vay và nợ dài hạn tăng xấp xỉ 2,6 lần; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tăng 153,65 lần; Dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng 1,7 lần. So với toàn ngành thép, hệ số nợ của công ty vẫn cao hơn nhiều. Tỷ số nợ năm nay cho thấy sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu vì đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, có thể thấy với tỷ số nợ là gần 70%, VIS khó có thể huy động tiền vay để tiến hành sản xuất- kinh doanh trong thời gian tới. 2.2.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Công thức: VIS Năm 2008 Năm 2007 Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 634.489.795.506 609.828.135.759 Vốn chủ sở hữu ( 410) 272.249.448.161 173.247.016.825 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,3305 3,5199 2008 2007 Ngành Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,3305 3,5199 2,0463 Năm 2008, VIS đã giảm hệ số nợ được khá nhiều so với năm 2007 nhưng vẫn cao hơn so với toàn ngành thép. Tổng nợ tăng 4,04%; Vốn chủ sở hữu tăng 99.002.437.336 VND tương đương 57,15%. Nguyên nhân chủ yếu là công ty đã tăng vốn chủ sở hữu lên gần 1,6 lần. Trong đó, Quỹ đầu tư phát triển tăng gần 15 lần; Quỹ dự phòng tài chính tăng 1,78 lần; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 5,4 lần và đặc biệt có thêm nguồn vốn khác của chủ sở hữu là 1.502.982.837 VND. Việc này sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi rót vốn vào VIS. Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Công thức: VIS Năm 2008 Năm 2007 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế( 50= 30+ 40) 154.696.805.319 25.576.211.843 Lãi vay( 23) 52.313.067.600 54.516.585.386 Hệ số thanh toán lãi vay 2,9571 0,4691 2008 2007 Ngành Hệ số thanh toán lãi vay 2,9571 0,4691 2,6361 Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay của VIS năm 2008 đã có sự tiến bộ vượt bậc so với năm 2007 do: Lợi nhuận kế toán+ lãi vay tăng 129.120.593.476 VND tương đương 504,85% và Lãi vay giảm 2.203.517.786 VND tương đương 4,21%( cụ thể, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 5,66 lần; Lợi nhuận/ ( lỗ) khác từ -427.690.043VND lên +7.414.342.721VND), chứng tỏ khả năng trả lãi vay của công ty đã được cải thiện đáng kể. Điều này cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản đã tăng. So với toàn ngành, chỉ số của VIS có cao hơn một chút, đây sẽ là điểm cộng để công ty có thể vay tiếp, đầu tư vào sản xuất – kinh doanh trong thời gian tới. 2.3 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐÔNG Bảng so sánh các chỉ số Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 C/s nghành I. Vòng quay của tiền và các khoản tương đương tiền 17.24 29.3 18.25 II. Vòng quay hàng tồn kho 5.56 6.06 2.34 III. Kỳ thu tiền bình quân 47.19 22.34 176.3 IV. Vòng quay của Tài Sản Lưu Động 2.65 4.17 1.11 V. Hiệu suất sử dụng Vốn 5.1 Vòng quay VCSH 8.52 6.4 2.37 5.2 Vòng quay TSCĐ 1.89 2 0.69 5.3 Vòng quay Tổng TS 8.41 12.01 5.07 Nhận xét : 1. Vòng quay của tiền năm 2008 ( 29.3 ) tăng gấp 1.4 lần so với năm 2007 ( 17.24 ) và gấp 1.3 lần so với chỉ số cùng ngành. Điều đó chưa thể chứng tỏ rõ mức độ sử dụng tiền của doanh nghiệp là hiệu quả. Ta phân tích tiếp về nguyên nhân làm vòng quay của tiền tăng lớn hơn các năm trước. Nguyên nhân là do sự tăng đáng kể từ lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Từ nguyên nhân này có thể thấy rõ mức độ sử dụng hiệu quả tiền trong ngân quỹ của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phát huy ưu điểm quản lý này. 2. Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng mức tăng này không đáng kể ( chênh lệch 0.89 lần ). Nhưng tăng hơn nhiều so với cùng nghành. Hơn nữa kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm 2008 giảm hơn nửa so với 2007 và giảm nhiều so với cùng nghành. Chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách quản lý và phân phối tốt hơn nhiều. Doanh nghiệp cần phải duy trì yếu tố này. 3. Vòng quay tài sản lưu động của doanh nghiệp năm 2008 tăng gấp 2 so với năm 2007. Nguyên nhân là do sử dụng hiệu quả tiền trong ngân quỹ, cũng như có chính sách quản lý hiệu quả hơn nhiều trong việc giảm thiểu hàng tồn kho và vấn đề thu hồi vốn tránh việc bị chiếm dụng vốn. 4. Mức độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả và hợp lý. Vòng quay của Tổng TS của doanh nghiệp tăng gấp 1.4 lần so với 2007 và gấp 2.4 lần so với cùng nghành. Nguyên nhân tăng vòng quay này là do Doanh nghiệp đã có chính sách bổ sung thêm nguồn vốn của mình, nó được trích từ hoạt động doanh nghiệp cụ thể là từ “ lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ đầu tư ”. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có được chính sách sử dụng nguồn vốn cũng như cơ cấu và quản lý hiệu quả tài sản của mình. Tóm lại. Năm 2008 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với 2007 và đạt kết quả tốt hơn so với cùng ngành. 2.4 NHÓM CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LÃI 2.4.1 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế / Doanh thu Đối với công ty thép Việt Ý * Năm 2007: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 21912539648/1.480.008.616.176= 1.48% * Năm 2008: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 134375671807/1741496038234= 7.72% Chỉ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của ngành là: 3.14% Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong 100 đồng doanh thu. Qua các kết quả trên ta có thể thấy: doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của năm 2007 thấp hơn chỉ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của ngành và kém 5 lần so với năm 2008. Điều này chứng tỏ rằng năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty VIS tăng nhanh hơn, và chi phí đã giảm đi đáng kể. 2.4.2 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Doanh lợi vốn chủ sở hữu = ROE = Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu Đối với công ty thép Việt Ý * Năm 2007: ROE = 21912539648/173247016825 = 12.7% * NĂm 2008: ROE = 134375671807/272541245236 = 63.22% Chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của ngành là 14.09% Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua kết quả trên ta có thể thấy: Năm 2008 lợi nhuận sinh ra gấp gần 5 lần so với năm 2007 và gấp hơn 4 lần so với chỉ số trung bình của ngành. Điều này làm cho các chủ sở hữu của công ty hài lòng vì đồng vốn họ đã bỏ ra có mức sinh lời cao. Và cũng có thể đây là một trong những yếu tố để công ty dễ dàng huy động vốn trong tương lai. 2.4.3 Doanh lợi tài sản (ROA) Doanh lợi tài sản = Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản Đối với công ty thép Việt Ý * Năm 2007: ROA = 21912539648/738589055760 = 2.97% * Năm 2008: ROA = 134375671807/907031040742 = 14.81% Chỉ số doanh lợi tài sản của ngành là 6.49% Doanh lợi tài sản phản ánh lượng lợi nhuận trong 100 đồng tổng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lợi của đồng vốn đầu tư. Doanh lợi tài sản của năm 2008 gấp gần 5 lần so với năm 2007 và gấp đôi so với chỉ số trung bình của ngành. Điều này đã thể hiện rằng, năm 2008 công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2007 cũng như so với ngành nói chung. Phần III. Triển vọng phát triển của VIS 3.1 Đánh giá VIS qua các chỉ số tài chính: Các chỉ số của VIS đa số đều cao hơn so với ngành, năm nay cao hơn so với năm trước. Đặc biệt là nhóm chỉ số sinh lãi – nhóm chỉ số đánh giá tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ nếu có những chiến lược quản lý tài chính đúng đắn như năm 2008, ở thời điểm đầu năm 2009 có cơ sở để đánh giá rằng Công ty Cổ phần Thép Việt sẽ tiếp tục thành công với những chỉ tiêu tài chính mà Công ty đã đề ra. Và thực tế đã chứng minh điều đó. NHÓM CHỈ SỐ VỀ GIÁ THỊ TRƯỜNG P/E P/B VIS 5.21 3.94 NGÀNH 20.14 2.87 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Ý (mã CK: VIS) như sau: STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch năm 2009 Thực hiện Quí 2/2009 Quí 1/2009 1 Giá trị tổng sản lượng 106 đ 1.703.472 464.776 447.081 1 Doanh thu thuần 106 đ 1.622.355 450.177 386.834 2 Lợi nhuận sau thuế 106 đ 22.172 103.103 10.308 3 Khối lượng sản xuất Tấn 171.200 61.731 46.450 4 Khối lượng tiêu thụ Tấn 171.200 60.330 45.339 - Giá trị tổng sản lượng  đạt 27,3% so với kế hoạch năm, 104% so với quí 1/2009. - Doanh thu thuần đạt 27,7% so với kế hoạch năm, 116,4% so với quí 1/2009. - Lợi nhuận sau thuế đạt 465% so với kế hoạch năm, 1.000% so với quí 1/2009. - Sản lượng sản xuất đạt 36% so với kế hoạch năm, 132,9% so với quí 1/2009. - Sản lượng tiêu thụ đạt 35,2% so với kế hoạch năm, 133% so với quí 1/2009. Những con số tương đối về giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận sau thuế, sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ của Công ty Cổ phần thép Việt Ý đều cao vượt trội so với các Công ty khác trong nhánh ngành Kim loại Công nghiệp. Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả SXKD: + Các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ tăng ảnh hưởng bởi thị trường xây dựng trong nước đang nóng lên, các dự án lúc trước phải tạm dừng thi công đã bắt đầu thi công trở lại, nhu cầu về thép xây dựng tăng mạnh. + Cuối quí 4/2008 và sang đầu quí 1/2009 thị trường thép và phôi thép thế giới biến động liên tục, tăng giảm thất thường không theo chu kỳ. Giá phôi thép thế giới biến động từ khoảng hơn 300 USD/tấn vào cuối quí 4/2008 lên đến hơn 500 USD/tấn vào thời điểm cuối quí 2/2009. Quí 1/2009 Công ty đã chủ động nhập khẩu phôi thép về dự trữ, sang quí 2 đưa vào sản xuất thép bán ra thị trường. Do chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá thành thép Công ty trong quí 2 giảm đáng kể. Đây cũng là một ưu thế để thép VIS cạnh tranh trên thị trường. + Với chủ trương ưu tiên tối đa nguồn vốn
Tài liệu liên quan