Đề tài Phân tích các cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ cụ thể

QPPL tác động tới quan hệ xã hội nhất định, biến chúng thành QHPL. Nếu quan hệ xã hội không được QPPL điều chỉnh thì không thể trở thành QHPL. QPPL hành chính tạo điều kiện tiền đề, là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL hành chính. QPPL hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ. Tuy nhiên, nếu không có các chủ thể thì QHPL hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được QHPL hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý. Ví dụ: QHPL hành chính giữa Nhà nước và công dân X trong việc trưng mua tài sản của ông X chỉ phát sinh khi có những QPPL về việc trưng mua tài sản được quy định trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và có quyết định hành chính. Luật này quy định về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Nếu không có các QPPL về trưng mua, trưng dụng tài sản thì dù có việc Nhà nước mua tài sản của ông X cũng sẽ không có QHPL hành chính trong trường hợp này.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích các cơ sở làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính, cho ví dụ cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Quan hệ pháp luật hành chính là… Chúng rất phong phú và đa dạng, phát sinh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL nói chung là: Quy phạm pháp luật (QPPL), sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. QHPL hành chính cũng là một loại QHPL. Do đó, cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL hành chính là: QPPL hành chính, sự kiện pháp lý hành chính và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Quy phạm pháp luật hành chính QPPL tác động tới quan hệ xã hội nhất định, biến chúng thành QHPL. Nếu quan hệ xã hội không được QPPL điều chỉnh thì không thể trở thành QHPL. QPPL hành chính tạo điều kiện tiền đề, là cơ sở ban đầu cho sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL hành chính. QPPL hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ... Tuy nhiên, nếu không có các chủ thể thì QHPL hành chính không thể phát sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được QHPL hành chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện pháp lý. Ví dụ: QHPL hành chính giữa Nhà nước và công dân X trong việc trưng mua tài sản của ông X chỉ phát sinh khi có những QPPL về việc trưng mua tài sản được quy định trong Luật trưng mua, trưng dụng tài sản và có quyết định hành chính. Luật này quy định về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản. Nếu không có các QPPL về trưng mua, trưng dụng tài sản thì dù có việc Nhà nước mua tài sản của ông X cũng sẽ không có QHPL hành chính trong trường hợp này. Sự kiện pháp lý hành chính Sự kiện pháp lý hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các QHPL hành chính. Sự kiện pháp lý hành chính chủ yếu được phân loại thành: Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra theo quy luật khách quan không chịu sự chi phối của con người mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các QHPL hành chính. Ví dụ: lũ lụt, bão, cái chết tự nhiên của con người... Ví dụ: Ngày 1/4/2008, anh Trần Văn B bị chết do bệnh nặng tại nhà riêng. Cái chết của anh B là sự biến làm phát sinh QHPL giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai tử (UBND cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết) và người có trách nhiệm đi khai tử. Hành vi: là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các QHPL hành chính. Có thể chia hành vi thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp. Ví dụ: Ngày 8/8/2008, ông Nguyễn Văn A có hành vi xây nhà lấn chiếm đất công. Ngày 8/9/2008, hành vi đó mới bị phát hiện, Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt hành chính đối với A là 500.000 đồng và buộc A phải tháo dỡ phần xây dựng trái phép. Trong ví dụ này, có 2 sự kiện pháp lý thuộc dạng hành vi làm phát sinh QHPL hành chính giữa chủ thể xử phạt vi phạm hành chính với công dân vi phạm hành chính. Thứ nhất, đó là hành vi không hợp pháp xây nhà lấn chiếm đất công của A. Thứ hai, đó là hành vi hợp pháp ra quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND xã. Năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan Nói chung, năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào QHPL hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Rõ ràng, QHPL không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể, tức là không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Chúng nảy sinh giữa các cá nhân, pháp nhân được tham gia các QHPL với nhau. Như vậy, cũng giống như QPPL hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các QHPL hành chính. Ví dụ: năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó. Điều 29 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện: 1. Phạt cảnh cáo; 2. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; 3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; 4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này; 6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; 7. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Chỉ khi nào ông Nguyễn Văn X còn được Nhà nước giao đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND huyện Y thì ông X mới có đủ năng lực chủ thể để có thể tham gia, làm phát sinh một số quan hệ pháp luật hành chính liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính phù hợp với thẩm quyền của mình. Tóm lại, QHPL hành chính được hình thành, thay đổi chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện: QPPL hành chính, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong đó, QPPL hành chính và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi chấm dứt các QHPL hành chính, sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ đó. ------------------***------------------ Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – ĐH Luật HN – NXB. Công an nhân dân – 2008. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Khoa Luật ĐH Quốc gia HN – NXB. ĐH Quốc gia – 2005. Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành chính - Học viện hành chính quốc gia – NXB Giáo dục – 2005. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật - ĐH Luật HN – NXB. Công an nhân dân – 2007. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008). www.hanhchinh.com.vn
Tài liệu liên quan