Đề tài Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

1. Khái niệm Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ hạn sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. 2. Đặc điểm - Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật. để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. - Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu.để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trƯêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa ng©n hµng – tµi chÝnh ---@&?--- BµI TËP NHãM TµI CHÝNH QuèC TÕ Đề tài: Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Danh sách nhóm 1: 1. CQ511922 Phạm Khánh Linh(nhóm trưởng) 2. CQ513506 Nguyễn Hải Yến 3. CQ510533 Phùng Thị Cúc 4. CQ515304 Diệp Thị Trang 5. CQ513958 Cao Anh Tuấn 6. CQ510013 Bùi Hồng Anh Tổng quan Khái niệm Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ hạn sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Đặc điểm - Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. - Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài. Các công cụ bảo hộ mậu dịch - Công cụ thuế. - Công cụ phi thuế. 3.1 Công cụ thuế Khái niệm -Thuế là phần thu của nhà nước tính trên giá một hành hóa dịch vụ hoặc một hoạt động nào đó, thường là theo một tỷ lệ nhất định. -Thông thường, thuế quan được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, và làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp trong nước. +Thuế trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp. +Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Tác động của thuế quan Tác động tích cực Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v Tác động tiêu cực Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêu dùng. Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địa tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. 3.2 Các công cụ phi thuế. - Hạn ngạch xuất nhập khẩu - Hạn ngạch thuế quan - Trợ cấp - Rào cản kỹ thuật - Thủ tục hành chính - Chống bán phá giá - Phá giá tiền tệ 3.2.1 Hạn ngạch xuất nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp số lượng hoặc giá trị một số hàng hóa có thể được nhập khẩu. Thông thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có tác dụng hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế song nó không mang lại nguồn thu cho Chính phủ. Điều XI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) của WTO quy định nguyên tắc các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng xuất nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo thủ tục nhất định. Lợi ích của hạn ngạch nhập khẩu Bảo hộ sản xuất trong nước Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài Dự đoán về lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa Hướng dẫn tiêu dùng b. Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu Equilibrium domestic price: gía cân bằng trong nước Price after imposition of import quota: giá sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Equilibrium free trade price: giá cân bằng khi có mậu dịch tự do International supply curve: đường cung thế giới Demand curve: đường cầu Quantity: lượng Price: giá Hạn ngạch nhập khẩu tức là cắt giảm số lượng hàng được phép nhập khẩu vào một nước. Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giá của hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung. Đồi với thị trường thuần nội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q*. Khi thương mại quốc tế thâm nhập vào thị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi. Giả sử rằng, giá của một hàng hoá nằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước. Đồng thời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mức giá đó. Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá P2 (tức là mức giá của hàng nhập khẩu). Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và lượng cân bằng tăng từ Q* lên Q4. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất ít hơn (Q1), trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển sang nhà nhập khẩu.  Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A. Mậu dịch tự do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C ,D, E, F, G, H, và I bời vì người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giá cao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q*. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J. Và mậu dịch tự do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có thể tính giá P2 thay vì P*. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C, D, F, G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những thặng dư này. Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng. Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tăng giá và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất. Nếu chính phủ giới hạn tổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm từ chênh lệch Q1 và Q4 sang chênh lệch giữa Q2 và Q3, giá sẽ tăng lên P1. Hạn ngạch gián tiếp đẩy giá trong nước từ P2 lên P1 nên cũng khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Tuy nhiên, khác với thuế, hạn ngạch còn có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền. Và do đó, họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa. Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch đựơc dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng tiền thuế đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất cứ người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hoá và sau đó bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước. 3.2.2 Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch thuế quan là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng một mức thuế bằng không (0%) hoặc thấp hơn đối với những hàng hóa được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định, nhằm đảm bảo cung cấp với giá hợp lí cho ngừoi tiêu dùng. Khi hàng hóa nhập khẩu quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (còn gọi là thuế lần 2) để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Chế độ hạn ngạch thuế quan được sử dụng nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất trong nước. Việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ càng thực trạng cung cầu, khả năng sản xuất cũng như cầu tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, WTO không cho phép các nước thành viên sử dụng hạn ngạch trong quan hệ thương mại nhưng lại cho phép sử dụng hạn ngạch thuế quan với điều kiện không có sự phân biệt đối xử với từng nước. 3.2.3 Trợ cấp Khái niệm Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc chính phủ trực tiếp cấp tiền hay tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính, tín dụng, … cho doanh nghiệp. Có 2 hình thức trợ cấp cơ bản: trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. -Trợ cấp xuất khẩu: là loại trợ cấp nhằm mục đích đẩy mạnh, khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài có giá có thể còn thấp hơn tại thị trường trong nước. Điều này tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. -Trợ cấp trong nước: là loại trợ cấp dành cho các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa, hàng hóa được trợ cập là hàng hóa tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên khi hàng hóa này được người sản xuất xuất khẩu thì nó lại trở thành trợ cấp xuất khẩu. Ảnh hưởng của nó khá giống với trợ cấp xuất khẩu dù mục đích ban đầu khác nhau. Tác động của trợ cấp Khi hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp, nước xuất khẩu sẽ mở rộng được thị trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá. Việc mở rộng quy mô thị trường này lại gây sức ép khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu: sự suy giảm sản lượng, doanh số bán, lợi nhuận,… Về mặt kinh tế học, tác động của trợ cấp là ngược lại với thuế quan, đồng thời cũng tạo ra phần mất không cho xã hội làm giảm hiệu quả của tự do mậu dịch. Chính vì thế nước nhập khẩu sẽ có thể áp dụng biện pháp đối kháng: “Thuế chống trợ cấp”. Nó là khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ phía chính phủ nước xuất khẩu nhằm triệt tiêu những lợi thế do khoản trợ cấp mang lại. Mức thuế này được thông qua sau một quá trình điều tra xác định mức độ trợ cấp và mức độ thiệt hại gây ra của nước nhập khẩu. 3.2.4 Rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật là việc Chính phủ áp dụng các điều kiện về tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ, chất lượng sản phẩm, quy định về hàm lượng các chất, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường…để tạo nên những cản trở thương mại. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, chính phủ sử dụng công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật như một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nhập khẩu bằng việc đưa ra các quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Trái lại, các quy định này sẽ là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất xứ từ các quốc gia có nền sản xuất hàng hóa chưa đạt trình độ cao. Trong những năm gần đây, khi các công cụ mang tính cứng nhắc như: thuế quan, hạn ngạch… dần được dỡ bỏ thì công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành một trong các công cụ mềm dẻo ngày càng được các quốc gia sử dụng phổ biến. 3.2.5 Thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là quy định của Chính phủ về thủ tục hải quan, thủ tục tham gia kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp… để tạo nên những cản trở thương mại. Một ví dụ đơn giản về thủ tục hành chính là nếu thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi nhằm kéo dài thời gian xâm nhập vào thị trường nội địa, khi đó, hàng nhập khẩu sẽ phải mất nhiều thời gian thậm chí là khó có thể tiếp cận thi trường trong nước đặc biệt là hàng hóa nhanh hỏng như: nông sản, thủy hải sản…. Điều đó góp phần hạn chế hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO cũng đã phải tuân thủ quy định của tổ chức này là Các thành viên của WTO không được áp dụng các biện pháp quản lý về hành chính gây trở ngại cho thương mại quốc tế như quy định về quảng cáo hay đặt cọc, địa điểm thông quan, ... Vì vậy, thủ tục hành chính ngày càng ít được sử dụng đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang kiện toàn hệ thống luật pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, một mặt góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. 3.2.6 Chống bán phá giá 3.2.6.1 Bán phá giá a)Khái niệm: Bán phá giá hàng hóa là việc bán sản phẩm của một nước sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu. b) Mục đích: Về cơ bản bán phá giá hàng hóa được thực hiện với 3 mục đích chính: Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh Thu lợi nhuận độc quyền Giải quyết hàng tồn kho Việc bán hàng hóa với giá thấp như vậy nhằm mục đích loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. 3.2.6.2 Chống bán phá giá a) Điều kiện áp dụng: -Hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá. -Ngành sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể. -Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. b) Các biện pháp thực hiện: Trước khi nước nhập khẩu đưa ra mức thuế chống bán phá giá, các bên sẽ thương lượng về việc thay đổi mức giá bán hay hạn chế nhập khẩu. Thực hiện thuế chống bán phá giá: khoản thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường đánh vào sản phẩm của nước ngoài bán phá giá vào thị trường nước nhập khẩu. 3.2.5 Phá giá tiền tệ Phá giá tiền tệ là việc giảm giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Về lý thuyết, việc phá giá tiền tệ sẽ khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa sản ở nước ngoài. Qua đó sẽ kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là công cụ có tính hai mặt bởi nó sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng cao và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy, phải xét trên từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia để áp dụng cho phù hợp. Ưu điểm và nhược điểm của bảo hộ mậu dịch. Ưu điểm. Làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là “ngành công nghiệp non trẻ” với năng lực cạnh tranh còn kém. Giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài do bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa với số lượng lớn làm cho chi phí bình quân mỗi sản phẩm sản xuất trong nước giảm đáng kể. Thuế quan góp phần đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Làm giảm thất nghiệp chung và làm tăng thu nhập. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn. Thay vào đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động va khiến cho thu nhập của người lao động tăng lên. Thuế quan góp phần chống lại bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu. Qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lành mạnh, bình đẳng hơn. Góp phần cải thiện cán cân thương mại vì bảo hộ mậu dịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Nhược điểm Làm tổn thương quan hệ thương mại quốc tế, quốc gia thực hiện bảo hộ mậu dịch dần bị cô lập trong xu thế toàn cầu hóa chưa kể đến những rạn nứt về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia do tác động của chủ nghĩa bảo hộ. Bên cạnh đó, quốc gia bảo hộ mậu dịch sẽ bị những hành động bảo hộ trả đũa từ các nước đối tác thương mại. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian vừa qua là minh chứng rõ ràng cho tác động tiêu cực của chính sách bảo hộ. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ làm cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt. Mặt khác, chính sách đó đã ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu của Mỹ. Hậu quả là, hai bên đã đã có những chỉ trích, những hành động đáp trả lẫn nhau trên mọi mặt. Bảo hộ tạo điều kiện cho sự bảo thủ, trì trệ, độc quyền của nhà sản xuất trong nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng. Nếu mức bảo hộ ngày càng gia tăng mà không có sự điều chỉnh hợp lý thì sẽ dẫn đến giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa với sự giao thương ngày càng tăng giữa các quốc gia thì đó chính là tín hiệu của sự phá sản hàng loạt trong tương lai của các nhà sản xuất trong nước. Người tiêu dùng bị thiệt hai do phải chấp nhận tiêu dùng những hàng hóa sản xuất trong nước kém chất lượng , không đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá lại cao bởi tính cạnh tranh đã bị suy giảm dưới tác động cảu bảo hộ mậu dịch. Thực trạng bảo hộ mậu dịch của Việt Nam. Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau đổi mới(1986). 1995: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) với cam kết loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. 1998: Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2001: Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ(BTA) mở ra cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam vốn xưa nay chỉ quen với các thị trường truyền thống như Liên Xô và các nước Đông Âu. Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ hôi nhập khẩu nhiều trang thiết bị máy móc và công nghệ hện đại phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới(WTO). Việt Nam đã ký kết các điều khoản liên quan đến bảo hộ mậu dịch như: Việt nam cam kết từ thời điểm gia nhâp WTO không áp dụng mới và không áp dụng th
Tài liệu liên quan