Đề tài Phân tích chất lượng sản phẩm Việt Nam

25 năm sau ngày đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững vàng. Quyết tâm đi theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn như gia nhập nhanh chóng vào các tổ chức quốc tế như: ASEAN (1995); APEC (1998); WTO (2007) Gia nhập những tổ chức này, kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa thị trường, nâng tầm quan hệ, nhưng đồng thời, chính việc gia nhập này cũng đặt kinh tế Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh đầy biến động.

doc46 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chất lượng sản phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh sách nhóm 1 Lời mở đầu 4 I. Những ưu điểm của sản phẩm Việt Nam 5 1. Khái niệm chung 5 2. Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng 7 3. Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt 10 4. Tiềm năng phát triển 22 II. Những hạn chế của chất lượng sản phẩm Việt Nam 23 1. Vệ sinh an toàn 23 2. Mẫu mã sản phẩm 29 3. Nguyên liệu đầu vào 34 4. Chế độ hậu mãi 36 III. Nguyên nhân và giải pháp 39 1. Từ phía Nhà nước 39 2. Từ phía người tiêu dùng 40 3. Từ phía doanh nghiệp 42 Kết luận 46 Danh mục tài liệu tham khảo 48 LỜI MỞ ĐẦU 25 năm sau ngày đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững vàng. Quyết tâm đi theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn như gia nhập nhanh chóng vào các tổ chức quốc tế như: ASEAN (1995); APEC (1998); WTO (2007) … Gia nhập những tổ chức này, kinh tế Việt Nam có cơ hội mở cửa thị trường, nâng tầm quan hệ, nhưng đồng thời, chính việc gia nhập này cũng đặt kinh tế Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh đầy biến động. Thương mại là một khâu quan trọng trong hoạt động cạnh tranh kinh tế này, và hàng hóa sản phẩm chính là trọng tâm của hoạt động thương mại. Trong điều kiện “mở cửa” và “cạnh tranh” như hiện nay, hàng hóa Việt Nam cần đạt đủ hai yếu tố giá cả và chất lượng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng để phục vụ nhu cầu không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Sản phẩm Việt Nam chính là hạt nhân của con tàu cạnh tranh xuất khẩu thương mại, vậy ta hiểu sản phẩm Việt là gì? Chất lượng sản phẩm Việt ra sao? Những thành công cũng như những yếu kém của hàng hóa Việt Nam thể hiện như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ làm gì để hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng hơn trên trường thương mại thế giới? Những câu hỏi đó phần nào sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài đánh giá của chúng tôi. Như ta đã biết, sản phẩm vốn được chia thành 2 loại là sản phẩm thuần vật chất (bao gồm những sản phẩm hiện vật, mang hình dạng nhất định) và sản phẩm phi vật chất (bao gồm các loại hình dịch vụ). Trong khuôn khổ bài đánh giá, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề chất lượng các sản phầm Việt thuần vật chất bởi đây là loại hình sản phẩm phổ biến, gần gũi với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, tác động trực tiếp hơn đến đời sống của con người, hơn nữa sản phẩm phi vật chất cơ bản cũng bắt nguồn từ sản phẩm thuần vật chất mà ra. I. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM VIỆT NAM 1. Khái niệm chung : Sản phẩm là gì? Sản phẩm Việt là gì? Sản phẩm nói chung theo Cac Mac là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho nhu cầu của con người, đáp ứng những mong muốn của con người, trong nền kinh tế thị trường, người ta cho rằng sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Nhưng một cách đơn giản nhất thì sản phầm là kết quả của các hoạt động và các quá trình. Sản phâm được chia làm 2 loại: + Sản phẩm thuần vật chất: như đã nói ở trên là những sản phẩm có hình thù xác định và mang tính hiện vật. + Sản phẩm phi vật phẩm: là những thứ dịch vụ, là kết quả của hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản phẩm Việt hiện nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Theo ý hiểu chung, sản phẩm, hàng hóa Việt cần hội tụ đủ bốn yếu tố: do người Việt làm ra; được sản xuất, chế biến trên lãnh thổ Việt Nam; sử dụng những yếu tố đầu vào của Việt Nam và mang thương hiệu Việt Nam. Theo các tiêu chí này, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có giấy phép đầu tư, mang pháp nhân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, lấy nguyên liệu đầu vào trong nước và sử dụng lao động người Việt Nam thì hàng hóa làm ra là hàng Việt Nam. Vì vậy, trừ hàng ngoại nhập ra thì những hàng hóa kể cả do liên doanh hay đóng góp cổ phần cũng được coi là hàng hóa, sản phẩm Việt. Chất lương sản phẩm là gi? Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, có khái niệm cho rằng: chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn kĩ thuật, cũng có quan niệm cho rằng chất lượng sản phẩm là sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất… nhưng hiện nay, các nhà kinh tế đã đúc kết lại thành một khái niệm hiện đại và ngắn gọn nhất: chất lượng sản phẩm là đặc tính của một thực thể mà nhờ những đặc tính này, thực thể đó có thể đáp ứng các nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Đảm bảo chất lượng là gì? Đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọng trong quản trị chất lượng, nó đảm bảo rằng người mua có thể mua được hàng có chất lượng tốt, sử dụng lâu bền, đảm bảo chất lượng gần như là một cam kết với khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng được thực hiện theo kế hoạch và thành hệ thống, hệ thống này được chứng minh là đủ độ tin cậy và các yêu cầu về chất lượng. Sự đảm bảo về chất lượng là đảm bảo về cả bên trong lẫn bên ngoài và được chia thành nhiều giai đoạn phù hợp với quá trình sử dụng sản phầm. Hệ thống đảm bảo chất lượng là gì? Có thể hiểu chung nhất rằng hệ thống đảm bảo chất lượng là một hệ thống thống nhất bao gồm nhiều mặt trong vấn đề quản lí chất lượng như các chính sách và chỉ đạo về chất lượng, về nhu cầu thị trường, các chính sách kiểm soát thị trường, phát hành sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem xét đáng giá quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.. sao cho sản phẩm khi ra thị trường được đón nhận và thỏa mãn được nhu cầu của người mua. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam có thể dựa trên những hệ thống đánh giá chất lượng tiêu biểu như: ISO 9000; TQM; Q.BASE… 2. Giải thưởng và hệ thống đánh giá chất lượng Một số hệ thống đánh giá quốc tế: - ISO (International Organization for Standardization): ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của gần 150 nước. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả.  Nhiệm vụ của ISO nhằm thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. Hệ thống ISO 9000 là hệ thống tiêu chuẩn ra đời sớm nhất, làm tiền đề cho các hệ thống ISO sau này. Nó mô tả các yếu tố mà một hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. ISO 9000 không nhằm mục tiêu đồng hóa hệ thống chất lượng, vì mỗi hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn của tổ chức đó. Do vậy, ISO như một cuốn sách giảo khoa mà các doanh nghiệp cùng áp dụng để giải những bài tập quản lý chất lượng dựa trên quy trình sản xuất của mình. Doanh nghiệp tự xây dựng quy trình quản lý chất lượng của mình dựa vào ISO và có sự thẩm định của bên thứ 3. Có rất nhiều loại ISO, trước đây doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý của họ. Nhưng với phiên bản mới, doanh nghiệp chỉ có một lựa chọn là ISO 9001:2000, trong đó doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều khoản không áp dụng cho hoạt động của họ. Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnh hưởng đến năng lực và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng cúng như các yêu cầu khác về luật định. Các điểm miễn trừ chỉ được phép nằm trong điều khoản 7 liên quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Năm 2000, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông đã đón nhận Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000. - TQM (Total Quality Managerment) TQM là hệ thống quản lý chất lượng tập trung kiểm soát con người, kiểm soát phương pháp, kiểm soát nguyên  vật liệu đầu vào, và kiểm soát trang thiết bị. (Kiểm soát 4M – Men, Method, Material, Machine). TQM trình bày một tập hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng bằng cách động viên toàn bộ các thành viên không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sản xuất, công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp. - Q-Base: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO9000, một vấn đề nảy sinh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khá nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn này, đặc biệt là về mặt chi phí. Telare - tổ chức chứng nhận chất lượng hàng đầu của New Zealand, sau khi nghiên cứu thị trường đã đưa ra hệ thống quản lý chất lượng vẫn sử dụng các nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn ISO9000 (chủ yếu là ISO9002 và ISO9003) nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn. Hệ thống này, bao gồm những yêu cầu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có để đảm bảo giữ được lòng tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm hoặc về dịch vụ, gọi tắt là Q.Base. Q.Base đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản trị chất lượng, chính sách chỉ đạo về chất lượng, xem xét hợp đồng với khách hàng, quá trình cung ứng, kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình, kiểm soát thành phẩm, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo, cải tiến chất lượng. Việt Nam đã được Telare cho phép sử dụng hệ thống Q.Base từ tháng 11/95 và ngày 7/6/96, ban lãnh đạo 2 cơ quan Telara New Zealand và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đã chính thức ký văn bản về việc này. Các giải thưởng chất lượng của Việt Nam: Giải thưởng chất lượng Việt Nam được thành lập nhằm thúc đẩy mọi tổ chức nâng cao tính cạnh tranh bằng cách so sánh với những tiêu chuẩn được công nhận trên phạm vi quốc tế. Giải thưởng chất lượng Việt Nam bao gồm 7 tiêu chuẩn được tham khảo từ các hệ thống chất lượng quốc tế nhằm khuyến khích các tổ chức tăng cường việc áp dụng TQM và tiên đến được cấp giấy chứng nhận ISO9000. Bảy tiêu chuẩn về chất lượng Việt Nam gồm: 1. Vai trò của Lãnh đạo:........................90 điểm 2. Thông tin và phân tích dữ liệu:............. 75 điểm 3. Định hướng chiến lược:...................... 55 điểm 4. Phát triển và quản lý nguồn nhân lực.........140 điểm 5. Quản lý chất lượng quá trình.................140 điểm 6. Các kết quả về chất lượng và kinh doanh......250 điểm 7. Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng..............250 điểm ------------------------------------------------------------------------ Tổng cộng:......................................1.000 điểm 3. Lợi thế và ưu điểm về chất lượng của sản phẩm Việt : 3.1. Giá cả : Thời gian qua, việc Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như các kênh bán lẻ tại các chợ, siêu thị thực hiện các chương trình  khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng nội địa chất lượng cao, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đưa hàng Việt về nông thôn, đã thu được nhiều kết quả. Hiện nay, để tiết kiệm chi tiêu, nhiều người tiêu dùng đã giảm dần thói quen mua hàng ngoại. Trước thông tin nhiều hàng hóa nhập lậu không có nguồn gốc xuất xứ, có chứa chất độc hại, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại các siêu thị, hàng Việt Nam chiếm ưu thế với từ 80 đến 90% trên tổng số hàng hóa kinh doanh, được tiêu thụ mạnh do có thương hiệu tốt, có chất lượng, giá cả niêm yết rõ ràng. Bên cạnh đó, ngành chức năng đã cùng doanh nghiệp tổ chức hơn 300 hội chợ, Tuần hàng hàng tiêu dùng Việt; cùng hàng ngàn chương trình khuyến mãi, tiết kiệm của nhà sản xuất, đã thu hút được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Để hàng Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường trong nước, Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hàng rào kỹ thuật, bảo hộ hàng hóa được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, tránh ô nhiễm môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn chất lượng. Các cấp ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các đường dây nhập hàng lậu, đề ra các giải pháp bảo vệ hàng nội địa, tạo cơ hộ cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với hàng ngoại. Các doanh nghiệp cần tăng cường việc quảng bá thương hiệu Việt, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tạo tính cạnh tranh cao, giữ vững lòng tin và sự ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao của người tiêu dùng. Cụ thể, một số yếu tố khiến hàng hóa Việt Nam có lợi thế giá cả trên thị trường: Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2-2,5 USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới. Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải, tỏi, khoai tây… Trong khi cũng vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Liên bang Nga và thậm chí ở cả Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị trường tiêu thụ lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó. Thứ tư: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh. Thứ năm: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. Theo khảo sát của Hiệp hội Ðiện tử Việt Nam giá giảm nhiều chỉ tập trung ở mặt hàng gia dụng phổ thông được nhập khẩu nguyên chiếc, còn các mặt hàng trung, cao của Việt Nam không thua kém, thậm chí còn "nhỉnh" hơn hàng của các nước ASEAN cả về chất lượng, tính năng và mẫu mã. Ðại diện các doanh nghiệp điện tử nhấn mạnh: "Nhà nước áp dụng đúng mức thuế suất, chúng tôi tận dụng lợi thế sân nhà và nguồn nhân lực thì không những cạnh tranh với hàng ngoại nhập mà còn có thể xuất khẩu ngược trở lại các nước ASEAN một khi hàng rào thuế quan hoàn toàn được gỡ bỏ". Theo Công ty nhựa Chợ Lớn, "để sống chung với hàng ngoại ASEAN" doanh nghiệp tìm lối đi riêng bằng đầu tư thiết bị, dây chuyền hiện đại, sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đồng thời liên tục thay đổi mẫu mã. Bằng cách này một số sản phẩm của nhựa Chợ Lớn đã và đang bước đầu giành lại thị phần và có phần thắng thế so với mặt hàng cùng loại của các nước như đồ chơi xe điện rẻ hơn khoảng 30% so với hàng Trung Quốc và ASEAN, rẻ hơn khoảng 45% so với hàng Nhật Bản và Ðài Loan Nhìn chung hàng hóa Việt Nam đang ngày càng có lợi thế cả trong và ngoài nước. Do chương trình Người Việt dùng hàng Việt đc phát động trong 1 tháng trên tất cả các mặt hàng. Tiêu biểu như: Giày dép, quần áo. Mặt khác do chất lượng sản phầm hàng hóa Việt ngày càng được cải tiến nên người dân đã quay sang mua và sử dụng hàng nội nhiều hơn vs giá cả hợp lý hơn. Đặc biệt ở một số sản phẩm đã lấy ví dụ cụ thể ở trên đã và đang ngày càng có ưu thế trên thị trường thế giới với những mức giá khá cao. Có thể giải thích nguyên nhân là do các mặt hàng đó trên thị trường thế giới không sản xuất đc. Trong khi đó lại là thế mạnh của Việt Nam. Nên có giá rất cao. Mang lại nhiều lợi nhuận. 3.2. Mẫu mã: Ngày nay, bao bì, mẫu mã sản phẩm đóng một vai trò quyết định trong sự lựa chọn của khách hàng. Nhưng lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường quá chú trọng đến quảng cáo và các phương thức tiếp thị khác mà quên đi yếu tố bao bì. Bao bì là công cụ để truyền tải thông tin và tính cách của một sản phẩm, nó được thể hiện thông qua màu sắc, kiểu dáng, hình ảnh và ngôn ngữ. “Trong hệ thống phân phối hiện đại, khi mà siêu thị và các cửa hàng tiện nghi đang dần thay cho những tiệm tạp hóa và chợ hiện nay, bao bì đóng một vai trò quan trọng đối với quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng trong hàng trăm loại hàng hóa cùng loại trên kệ trưng bày”, ông Triplett – một nhà kinh tế học nhấn mạnh. Lâu nay, không ít doanh nghiệp đã sai lầm khi đánh giá thấp vai trò của bao bì. Người tiêu dùng yêu thích một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng bao bì là yếu tố quan trọng và sống lâu nhất với sản phẩm. Thông thường, khi người tiêu dùng định mua một sản phẩm nào đó trong hàng trăm loại hàng hóa cùng nhãn hiệu được bán ở siêu thị, hay trung tâm thương mại... Có lẽ, hình thức bên ngoài của sản phẩm là yếu tố đầu tiên nối kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Vì thế, để sự kết nối này được bền vững, thì mẫu mã, bao bì phải đáp ứng được "tính cách riêng" của sản phẩm, phải truyền tải những "điều muốn nói" của doanh nghiệp gửi đến người tiêu dùng, từ đó mới tạo được sức mạnh của thương hiệu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, gần đây nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đã ý thức hơn về vai trò của mẫu mã, bao bì sản phẩm, nên đã đầu tư đáng kể cho việc này. Các chuyên gia cho rằng, với việc nhận thức đúng, đầu tư thỏa đáng vào việc thiết kế mẫu sản phẩm và bao bì, hy vọng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất sẽ tìm được chỗ đứng trong người tiêu dùng không những ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. An Phước là một trong những cái tên tiên phong với nhiều mặt hàng như vest nam nữ, sơmi nam nữ, giày tây.... Một trong những sản phẩm nổi tiếng của An Phước được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn là nhãn hàng Pierre Cardin - sản xuất theo hình thức nhượng quyền. Giá sản phẩm, dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/ sản phẩm nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận bởi mẫu mã và chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu.  May Việt Tiến cũng tiếp bước bằng việc liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, chẳng hạn sơ mi nam Mattana, Sanciaro... cũng với giá lên tiền triệu/ sản phẩm. Nhiều công ty may trong nước cũng đang chuẩn bị cho ra đời các sản phẩm thời trang cao cấp. Rõ ràng thị trường đối với các sản phẩm thời trang cao cấp đang ngày
Tài liệu liên quan