Đề tài Phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty tư vấn đầu tư và thương mại Intraco

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo vệ độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cở sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị:

doc51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty tư vấn đầu tư và thương mại Intraco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đơn vị : Công ty tư vấn đầu tư và thương mại Tên giao dịch : TRADE & INVESTMENT CONSULTANT COMPANY Tên viết tắt : INTRACO Địa chỉ : 120B Hàng Trống – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại : (84.4)8.285168/8.285617 Fax : (84.4)9.285795/8.287444 Email : intraco.vinashin@fpt.vn/mtc@fpt.vn Website : www.intmcvinashin.com.vn Phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty tư vấn đầu tư và thương mại Intraco 1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của kiểm soát nộibộ trong một công ty. 1.1. Bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo vệ độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cở sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị: a. Bảo vệ tài sản của đơn vị. Tài sản của đơn vị bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình, chúng có thể mất mát, có thể hư hại và không được sử dụng hợp lý. Vì thế, kiểm soát nội bộ giúp cho các nhà quản lý sử dụng hiệu quả tài sản của đơn vị mình. b. Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý, từ đó ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của công ty. Do đó, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về hoạt động kinh doanh và phản ánh đầy đủ khách quan về nội dung hoạt động kinh tế và tài chính. c. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Bất kỳ một đơn vị nào ngoài điều lệ của công ty, cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, chính sách của Nhà nước đề ra. Các chế độ pháp lý thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và có ảnh hưởng vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp. d. Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. 1.2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB : Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động các đơn vị và tổ chức cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống KSNB với bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ. a. Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát: Đặc thù về quản lý. Cơ cấu tổ chức. Chính sách nhân sự. Công tác kế hoạch. Uỷ ban kiểm soát. Môi trường bên ngoài Như vậy môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng nhất là nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp. b. Hệ thống kế toán. Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị. Và trong hệ thống kế toán thì quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng hơn cả trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: Tính có thực. Sự phê chuẩn. Tính đầy đủ. Sự phân loại. Sự đánh giá. Tính đúng kỳ. Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác. c. Các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Nguyên tắc phân công phân nhiệm. Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. d. Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị. Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về KSNB. 1.3. Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ: Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ là giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả những mục tiêu đề ra. Vì vậy, hệ thống KSNB có một vị trí vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Với mục tiêu bảo vệ tài sản của đơn vị, hệ thống KSNB phát hiện được những thiệt hại, những sai sót, những vi phạm trong việc sử dụng tài sản của đơn vị. Từ đó, hệ thống KSNB đề ra được những biện pháp để bảo vệ tài sản hữu hiệu hơn và sử dụng hợp lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. Thông tin tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống thông tin trong đơn vị. Nếu hệ thống thông tin sai lệch so với thực tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của đơn vị. Các nhà quản lý ko nắm bắt được hoạt động của công ty mình, từ đó đề ra những phương hướng hoạt động sai lầm, đẩy công ty vào tình trạng có thể “phá sản lúc nào không biết”. Hệ thống KSNB trong doanh nghiệp duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn và phát hiện kịp thời những gian lận và sai sót trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống KSNB sẽ phát hiện ra những thông tin không chính xác, những thông tin không đáng tin cậy, quản lý doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó xác định được tình hình của doanh nghiệp, từ đó sẽ xây dựng chiến lược phát triển công ty hợp lý hơn. Hệ thống KSNB cũng giúp cho nhà quản lý xem xét được hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý của doanh nghiệp, tìm ra được điểm yếu trong năng lực quản lý, làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện tình hình đó. Hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp phát triển và đi đúng hướng kinh doanh, giảm thiểu những sai sót và rủi ro trong quản lý cũng như trong hoạt động của một doanh nghiệp. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1. Quá trình hình thành công ty. Công ty Tư vấn đầu tư & Thương mại là đơn vị thành viên của Tập đoàn kinh tế VINASHIN, một đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập theo quyết định số: 40QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải ngày 11/5/1991, với tên gọi ban đầu là Công ty Đầu tư và Phát triển đóng tàu Năm 1994, theo văn bản số 161/TB ngày 29/11/1994 về thông báo của Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định số 2557/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải quyết định cho phép đổi tên thành Công ty Tư vấn và phát triển đóng tàu. Tháng 12/1995, Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, chức năng và nhiệm vụ của công ty được mở rộng. Theo quyết định số: 78QĐ/TCCB-LĐ ngày 28/4/2000 của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đổi tên thành công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại. 2.2. Lĩnh vực hoạt động - Tư vấn xây dựng từ nhóm C đến nhóm A: Khảo sát địa chất, địa hình, khí tượng thuỷ văn. Lập dự án đầu tư, thiết kế xây dựng, lập tổng dự toán các công trình xây dựng mới; mở rộng: cải tạo các hạng mục cơ sở hạ tầng trong ngành đóng tàu và các ngành khác. - Thẩm định dự án, giám sát thi công xây dựng, lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, thiết bị. - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng và xử lý nền móng công trình. - Về dịch vụ khác, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, khai thác các nguồn hàng trong và ngoài nước, tiến đến sản xuất thiết bị cho nhu cầu trong và ngoài ngành. Đại lý giới thiệu sản phẩm trang thiết bị tàu thuỷ cho hơn 15 hãng sản xuất nổi tiếng nước ngoài.Công ty đã hợp tác thiết kế xây dựng với các hãng IMG- Đức; Viên tư vấn thiết kế số 9- Thượng Hải- Trung Quốc; HandongE&C- Hàn Quốc. 2.3. Một số nét khái quát về công ty. Công ty Tư vấn Đầu tư và thương mại (INTRACO) trực thuộc tập đoàn kinh tế vinashin được thành lập ngày 11/5/1991, có chức năng nhiệm vụ chính là: Tư vấn xây dung, khảo sát địa chất-địa hình khí tượng thuỷ văn, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán các công trình xây dung, mở rộng cải tạo các công trình, ngành công nghiệp tàu thuỷ và ngành công nghiệp khác. Thẩm định dự án, giám sát thi công xây dung, lập hồ sơ mời thầu và xây dung các công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng, xử lý nền móng công trình. Ngoài ra còn thực hiện xuất nhập khẩu các thiết bị vật tư tàu thuỷ và tiến tới sản xuất thiết bị phục vụ ngành đóng tàu. Vạn sự khởi đầu nan, những năm đầu thành lập INTRACO gặp không ít khó khăn do thực tế nền công nghiệp đất nước lúc bấy giờ chưa phát triển, cơ sở hạ tần các nhà máy đóng tàu còn thấp kém, công nghiệp đóng tàu còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ kỹ sư chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, công tác tư vấn xây dung muốn trưởng thành đòi hỏi phải có thời gian dài và phải được thực hiện nhiều dự án. Những năm gần đây ngành CNTT Việt Nam đựoc sự quan tâm rất lớn của nhà nước, nhưng so với nhu cầu phát triển thì còn khoảng cách khá xa. Phần lớn các nhà máy đóng tàu được xây dung từ những thập kỷ 60,70 của thế kỷ trước, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu… công tác xây dung cơ bản cũng vì thế mà còn ngổn ngang. Với vai trò là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế xây dung, INTRACO đã có những đóng góp quan trọng. Để đáp ứng được chiến lược phát triển của Vinashin cũng như của INTRACO, đòi hỏi các dự án phải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao.INTRACO đã chuyên môn hoá các phòng ban nghiệp vụ, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm đào tạo (IMG của Đức,HANDONG E&C của Hàn Quốc).Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ kỹ sư của công ty theo từng chủ đề cụ thể: Thiết kế đà tàu, triền tàu,ụ tàu, quy hoạch mặt bằng nhà máy đóng tàu,thiết kế cầu tàu trang trí, kè bờ, hệ thống kỹ thuật hạ tầng nhà máy đóng tàu. Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham gia vào cụ thể từng dự án, đào tạo cho đội ngũ kỹ sư của công ty. Qua quá trình tham gia các dự án cùng với các chuyên gia giỏi, đội ngũ kỹ sư đã có thể tự đảm nhận được công tác thiết kế đối với các dự án khác.Với cách làm như vậy,INTRACO đã từng bước giành được thế chủ động trong công tác tư vấn. Đồng thời có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực tư vấn xây dung INTRACO đã tham gia vài chục dự án trong ngành đóng tàu với tổng mức lên tới hàng nghìn tỷ đồng, các dự án do INTRACO đảm nhận khi đưa vào sử dụng đều phát huy tác dụng, tạo điều kiện giúp nhà máy tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. INTRACO luôn luôn tuyển mộ các kỹ sư chuyên ngành giỏi có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay đội ngũ cán bộ kỹ sư của Công ty 100 người. Năng lực INTRACO đã tự đảm nhận được công tác thiết kế tất cả các dự án của VINASHIN. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty đã có uy tín cao đối với khách hàng trong và ngoài nước, quan hệ và hợp tác tốt với nhiều khách hàng trên thế giới, đại lý trên 15 hãng sản xuất thiết bị tàu thuỷ. MộT số công trình công ty đã hoàn thành: 3. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty INTRACO: Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, công ty INTRACO cũng có hệ thống kiểm soát nội bộ riêng trong công ty. Hệ thống KSNB của công ty INTRACO được cấu thành bởi các yếu tố sau: Môi trường kiểm soát. Hệ thống kế toán. Thủ tục kiểm soát. 3.1. Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của hệ thống KSNB. 3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: Cấp quản lý cao nhất của công ty INTRACO là giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng công ty, là người quyết định cuối cùng cho hoạt động của công ty. Có thể mô tả cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ dưới đây: Giám đốc (Director) 3 Phũng ban (3 Dept.) Phòng kinh doanh & Đối ngoại (Foregn & Business Dept.) Phòng Kế hoạch (Planning Dept.) Phòng quản lý thông tin (info. Management Dept.) Phòng hành chính Tổng hợp (Geneal Admin Dept. Phòng Kiến trúc (Architecture Dept.) Phòng tổ chức (Personnel Dept.) Phó giám đốc (Vice Director) Phó giám đốc (Vice Director) GĐ Trung tõm TM&XNK thiết bị thuỷ ( Head of Marine Trading Center) Cỏc liờn danh (Associntes) Văn phũng đai diện tại Tp Hồ Chớ Minh ( Representative office in Hochiminh City) GĐ Chi nhỏnh Hải Phũng (Head of Branch in HaiPhong) GĐ Xớ nghiệp cụng nghiệp & Xõy dựng cụng trỡnh ( Head of Technology & Construction enterprise) Phũng dự toỏn (Estimation Dept.) Phòng dự án (Project Dept.) Phòng tài chính kế toán (Acc.& FinDept.) Phòng Qlý chất lượng (Quality Control Dept.) Phòng khảo sát (Servey Dept.) Phòng Thiết kế (Design) 2 Phũng ban (2 Dept.) 3 Phũng ban (3 Dept.) Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong công ty, là người ra quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới giám đốc có 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban trong công ty. Hiện nay trong công ty có 12 phòng ban, mỗi phòng ban chuyên về các lĩnh vực khác nhau. Trong mỗi phòng có trưởng phòng và phó phòng điều hành kiểm tra các hoạt động của phòng trước khi trình lên phó giám đốc xét duyệt. Tuy nhiên, có 2 phòng ban do giám đốc trực tiếp quản lý, đó là phòng Tài chính kế toán và phòng Tổ chức nhân sự. Các phòng ban trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ, tuy mỗi phòng ban có chức năng khác nhau nhưng một hợp đồng muốn hoàn thành cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện một giai đoạn trong quá trình thực hiện hợp đồng lớn. Nhưng sự bàn giao công việc cũng hết sức rõ ràng, chứng từ giao nhận giữa các phòng ban luôn được ghi nhận vào sổ giao nhận công văn, chứng từ giữa các phòng ban. Ngoài ra, cũng như bất kỳ hợp đồng nào, thì giữa công ty với các công ty bên ngoài cũng cần biên bản giao nhận. Bên cạnh đó, công ty có các chi nhánh và văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành trong cả nước. Mỗi chi nhánh có giám đốc chi nhánh,Văn phòng đại diện có trưởng phòng giám sát và điều hành chi nhánh. Các giám đốc chi nhánh này chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc công ty. Vì thế, ban lãnh đạo của INTRACO gồm có Giám đốc ( cấp cao nhất trong công ty), phó giám đốc và các giám đốc chi nhánh và trưởng phòng đại diện. Đó là mô hình tổ chức khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện thời. 3.1.2. Chính sách nhân sự của công ty: Yếu tố thứ hai cấu thành nên môi trường kiểm soát trong công ty chính là các chính sách nhân sự do ban lãnh đạo của công ty đặt ra. Sự phát triển của mọi doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của doanh nghiệp. Hàng năm, công ty có các kỳ tổ chức tuyển dụng các nhân viên có trình độ chuyên môn vào làm cho công ty. Công ty hiện nay có tổng cộng có 118 cán bộ công nhân viên, trong đó có 5 chuyên gia. Công ty tự hào có một đội ngũ kỹ sư có kỹ thuật tốt, tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng lao động lành nghề, đảm bảo sỡ hữu trí tuệ, có tổ chức và kỷ luật cao trong công việc. Ngoài công việc thường nhật hàng ngày, đội ngũ nhân viên của INTRACO còn được hưởng quyền lợi tham gia các hoạt động văn hoá thể thao do công ty hoặc do bộ giao thông vận tải tổ chức. Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của mình có được thời giờ nghỉ ngơi và vui chơi hợp lý, vì phương châm của công ty là “ Sức khoẻ dồi dào, tinh thần thoải mái và làm việc hiệu quả”. 3.1.3. Công tác kế hoạch trong công ty: Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ … là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Bất kỳ một công ty nào, việc lập kế hoạch cũng hết sức quan trọng, INTRACO cũng không ngoại lệ. Công ty có một phòng chuyên thực hiện công tác này, đó là phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chung cho công ty, kế hoạch thường là kế hoạch trong một năm hoặc có thể lâu hơn. Bản kế hoạch được trưởng phòng kiểm tra và sau đó chuyển lên cấp cao hơn là phó giám đốc. Kế hoạch thường xuyên được kiểm tra trong các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng và hàng quý nhằm xem xét lại quá trình thực hiện kế hoạch để giúp cho việc tiến hành kế hoạch luôn đi đúng hướng,kịp thời phát hiện sai sót và sửa chữa sai sót trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, bản thân mỗi một phòng ban cũng có kế hoạch riêng của phòng ban đó. Kế hoạch đó được mỗi trưởng phòng xem xét và trình lên trên ban lãnh đạo. Mỗi phòng ban giữ một nhiệm vụ và phải hoàn thành số lượng công việc trong thời gian nhất định. Việc phân công công việc giữa các phòng ban đã được phân công rõ ràng. Nếu chi phí bỏ ra nhỏ hơn chi phí quy định, thì phòng ban sẽ được hưởng phẩn chênh lệch. Nếu chi phí bỏ ra lớn hơn chi phí quy định thì phòng ban sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Công tác lập kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch cũng là một công cụ hữu hiệu để các nhà quản lý kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. 3.1.4. Môi trường bên ngoài : Môi trường kiểm soát chung của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Môi trường kiểm soát bên ngoài gồm có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước. INTRACO trực thuộc tập đoàn kinh tế Vinashin, là một tập đoàn có vốn của Nhà nước, chịu sự điều hành và quản lý của Nhà nước. Môi trường pháp lý đang dần hoàn thiện, và tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trong đó có INTRACO. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập WTO, đây chính là cơ hội để cho công ty và tổng công ty Vinashin mở rộng danh tiếng của mình ra trường quốc tế. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn với công ty, tính cạnh tranh ngày càng tăng, buộc công ty phải có những biện pháp nào đó để thực hiện dự án của mình có chất lượng hơn, đội ngũ cán bộ phải thành thạo và chuyên nghiệp hơn nữa. Như vậy, môi trường kiểm soát của INTRACO bao gồm nhiều nhân tố, và nắm rõ từng nhân tố mới có thể quản lý và kiểm soát tốt hoạt động của công ty, từ đó phát triển và mở rộng công ty. Và nhân tố quan trọng trong đó là nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp. 3.2. Hệ thống kế toán: Yếu tố thứ hai cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ của một công ty nói chung và của INTRACO nói riêng chính là hệ thống kế toán. Hệ thống kế toán bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán. Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy hệ thống kế toán có một vị trí vô cùng trọng yếu trong toàn bộ hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Nhiều năm trước đây, kế toán chỉ là một công cụ để ban lãnh đạo theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi kiểm toán viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng tầm hiểu biết của mình ra nhiều lĩnh vực khác nữa. Chính vì nắm được đặc điểm này, nên trong INTRACO, kế toán không chỉ là công cụ phục vụ các nhà quản lý, mà bản thân phòng kế toán tài chính cũng là một bộ phận tham gia hoạt động kiểm soát trong công ty. Trong cơ cấu tổ chức của công ty, phòng tài chính kế toán do trực tiếp giám đốc kiểm tra và giám sát mà không thông qua phó giám đốc. Kế toán trưởng không chỉ quản lý bó buộc trong phòng, mà kế toán trưởng tham gia vào cấp quản lý của doanh nghiệp. Trong các cuộc họp, kế toán trưởng được tham dự như một thành viên trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Phần nào, INTRACO đã đánh giá được tầm quan trọng và cần thiết của công tác kiểm soát nội bộ. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ là xương sống trong hoạt động kế toán của một doanh nghiệp. Hiện nay đã xuất hiện một số phần mềm phục vụ cho quá trình quản lý luân chuyển chứng từ nghiệp vụ, tuy nhiên phần mềm n
Tài liệu liên quan