Đề tài Phân tích hệ thống thông tin quản lý vật tư

Định nghĩa Hệ thống : Là môt tập hợp các phần tử có các mối quan hệ hữu cơ với nhau và cùng hoạt động hướng tới mục đích chung. Định nghĩa Dữ liệu: là những mô tả về sự vật, con người van sự kiện trong thế giới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, như bằng kí tự, chữ viết, biểu tượng, âm thanh, hình ảnh Định nghĩa Thông tin : Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là một thông báo hay bản tin làm tăng thêm sự hiểu biết của một đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự thực hiện mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng Định nghĩa Hệ thống thông tin : Là một hệ thống được tổ chức để thu thập xử lý,lưu trữ phân phối số liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp.

doc77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hệ thống thông tin quản lý vật tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ ************ Bài tập lớn: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ VẬT TƯ Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Hải Xanh Nhóm 4 K45/41.01: Vũ Thị Hòa Vũ Thị Lan Phạm Thị Luyến Hà Nội 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 1.1 Hệ thống thông tin kế toán 1.1.1 Khái niệm Định nghĩa Hệ thống : Là môt tập hợp các phần tử có các mối quan hệ hữu cơ với nhau và cùng hoạt động hướng tới mục đích chung. Định nghĩa Dữ liệu: là những mô tả về sự vật, con người van sự kiện trong thế giới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, như bằng kí tự, chữ viết, biểu tượng, âm thanh, hình ảnh… Định nghĩa Thông tin : Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là một thông báo hay bản tin làm tăng thêm sự hiểu biết của một đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự thực hiện mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng Định nghĩa Hệ thống thông tin : Là một hệ thống được tổ chức để thu thập xử lý,lưu trữ phân phối … số liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp. Định nghĩa Hệ thống thông tin quản lý : là một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối,… các dữ liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý, điều hành của một doanh nghiệp ,tổ chức…Một số mô hình của hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp như: Hệ thống quản lý nhân sự Hệ thống quản lý tiền lương Hệ thống quản lý tài sản cố định Hệ thống quản lý vật tư Hệ thống quản lý bán hàng, mua hàng.. 1.1.2 Sự cần thiết để phát triển một hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp có HTTT quản lý hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể: - Khắc phục khó khăn trước mắt để đạt được các mục tiêu đề ra. Tạo ra năng lực, chớp được các cơ hội hay vượt qua các thách thức. Ngoài ra, do sức ép trong hợp tác, HTTT quản lý là một trong những yếu tố mà mỗi đối tác đánh giá giá trị của doanh nghiệp. Đó là những nguyên nhân phải phát triển HTTT quản lý trong doanh nghiệp 1.1.3 Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin quản lý Có rất nhiều phương pháp khác nhau để phát triển một hệ thống thông tin nhưng sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì nó cũng gồm 7 giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm một dãy các giai đoạn và cuối mỗi giai đoạn phải kèm theo việc ra quyết định về việc tiếp tục hay chấm dứt sự phát triển của hệ thống đó. Phát triển hệ thống là một quy trình lặp. Tùy theo kết quả của một giai đoạn có thể và đôi khi là cần thiết, phải quay về giai đoạn trước khắc phục những sai sót. Giai đoạn I: Đánh giá yêu cầu Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu Làm rõ yêu cầu Đánh giá khả thi Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu Giai đoạn II: Phân tích chi tiết Lập kế hoạch phân tích chi tiết Nghiên cứu môi trường của hệ thống thực tại Nghiên cứu hệ thống thực tại Chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp Đánh giá lại tính khả thi Sửa đổi đề xuất của dự án Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết Giai đoạn III: Thiết kế logic Thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế xử lý Thiết kế các luồng dữ liệu vào Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic Hợp thức hóa mô hình logic Giai đoạn IV: Đề xuất các phương án của giải pháp Xác định các ràng buộc của tổ chức và tin học Xây dựng các phương án của giải pháp Đánh giá các phương án của giải pháp Chuẩn bị và trình bày báo cáo về các phương án của giải pháp Giai đoạn V: Thiết kế vật lý ngoài Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra Thiết kế phương thức giao tác với phần tin học hóa Thiết kế các thủ tục thủ công Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn VI: Triển khai kỹ thuật hệ thống Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật Thiết kế vật lý trong Lập trình Thử nghiệm hệ thống Chuẩn bị các tài liệu cho hệ thống Giai đoạn VII: Cài đặt và khai thác Lập kế hoạch cài đặt Chuyển đổi Khai thác và bảo trì Đánh gía 1.1.4 Các khái niệm và kí pháp sử dụng 1.1.4.1 Biểu đồ luồng dữ liệu: Để có thể hiểu và phân tích, thiết kế được hệ thống một cách khoa học và chính xác, chúng ta sử dụng các công cụ khác nhau như: phân tích từng phần, phân tích biểu đồ, danh sách kiểm tra…và biểu đồ luồng dữ liệu là một phương pháp rất phù hợp bởi tính đơn giản van dễ hiểu, dễ tiếp cận, khoa học trong việc phân tích hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu là “bản chụp nhanh” của dữ liệu di chuyển trong tổ chức hoặc của một nhóm tổ chức. Nhằm xác định và ghi lại cốt yếu của quy trình bằng cách thể hiện dòng dữ liệu trong tiến trình đó. Biểu đồ ngữ cảnh: Là mức cao nhất của biểu đồ luồng dữ liệu, nó chỉ ra mục đích được mô hình hóa. Thực thể ngoài: Ví dụ: tên phòng ban, tên tổ chức… Tiến trình xử lý Là một hay một số công việc hay hành động có tác động lên dữ liệu Được thể hiện bằng hình tròn hoặc hình chữ nhât tròn góc Được đánh số và có tên gọi Tên thường bao gồm 1 động từ theo sau 1 đối tượng Kho dữ liệu - Được thể hiện trong hình chữ nhật có kẻ khung. - Có số và tên gọi. - không chỉ ra được cách thức lưu trữ dữ liệu. Dòng dữ liệu - Là các dữ liệu di chuyển từ một vị trí này đến một vị trí khác. - Được thể hiện bởi mũi tên và đường mũi tên định hướng. - Thông thường sơ đồ luồng dữ liệu được chia làm nhiều mức, mỗi mức thể hiện một phần chi tiết trong tiến trình xử lý nhóm. 1.1.4.2 Biểu đồ phân cấp chức năng Là biểu đồ dùng để diễn tả hệ thống các công việc cần thực hiện của hệ thống thông tin cần phát triển. Là cơ sở để thiết kế kiến trúc của hệ thống sau này. Được biểu diễn dưới dạng hình cây. Gốc của cây là chức năng chung. 1.1.4.3 ma trận thực thể dữ liệu chức năng Là một bảng bao gồm các hàng và các cột, trong cột tương ứng với một hồ sơ dữ liệu, mỗi hàng tương với một chức năng ở mức tương đối chi tiết. 1.1.4.4 mô hình thực thể liên kết Bao gồm các thực thể có mối liên kết với nhau thỏa mãn các rằng buộc xác định nhằm mô tả dữ liệu của hệ thống thông tin. 1.1.4.5 mô hình quan hệ Bao gồm một tập các quan hệ có mối quan hệ với nhau, thỏa mãn các rằng buộc và các yêu cầu của thiết kế dữ liệu nhằm mô tả dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống thông tin. 1.2 Lý luận nghiệp vụ 1.2.1 Giới thiệu Trong doanh nghiệp vật tư bao gồm rất nhiều loại: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,... Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nó không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Công cụ dụng cụ là tư liệu lao động, dụng cụ và các đồ dùng không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định. Khác với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nó mang đặc điểm giống tài sản cố định: một số loại công cụ dụng cụ có thể tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu. Đồng thời, công cụ dụng cụ mang đặc điểm giống nguyên vật liệu: một số loại công cụ dụng cụ có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn; do đó cần thiết phải dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, công cụ dụng cụ được xếp vào là tài sản lưu động 1.2.2 Nhiệm vụ kế toán các loại vật tư Phản ánh đầy đủ ,kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật ,tính toán chính xác giá gốc (hoặc giá thành thực tế ) của từng loại ,từng thứ vật tư nhập ,xuất tồn kho ,đảm bảo cung cấp đầy đủ ,kip thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vât tư của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3 Phân loại vật tư 1.2.3.1 Nguyên liệu vật liệu Nguyên liệu vật liệu trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu quản lý ,nguyên liệu vật liệu bao gồm : +Nguyên liệu ,vật liệu chính +Vật liệu phụ + Nhiên liệu +Phụ tùng thay thế +Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản +Các loại vật liệu khác Nguyên liệu ,vật liệu chính :Đặc điểm chủ yếu của nguyên liệu vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm ,toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. Vật liệu phụ : Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm ,hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất ,bao gói sản phẩm …. Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nhiên liệu : Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh ,phục vụ cho công nghệ sản xuất ,phương tiện vận tải ,công tác quản lý.. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng ,thể rắn hay thể khí. Phụ tùng thay thế :Là những vật tư dùng để thay thế sửa chữa máy móc ,thiết bị ,phương tiện vận tải công cụ dụng cụ .. Vật liệu và thiết bị xậy dựng cơ bản.Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp,công cụ khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản. Vật liệu khác : Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên .Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ.. Căn cư vào ngồn gốc nguyên liệu được chia ra thành : Nguyên liệu vật liệu mua ngoài Nguyên liệu vật liệu tự chế biến ,gia công Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên liệu vật liệu được chia thành: Nguyên liệu vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh Nguyên liệu vật liệu dùng cho công tác quản lý Nguyên liệu vật liệu dùng cho các mục đích khác 1.2.3.2 Công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về thời gian sử dụng và giá trị .Tuy nhiên theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau đây không phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn được hạch toán là công cụ dụng cụ : Các đà giáo ,ván khuôn, công cụ dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho công tác xây lắp. Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính giá riêng và có trừ dần giá trị trong quá trình dự trữ bảo quản: +Dụng cụ ,đồ nghề bằng thủy tinh,sành sứ. +Phương tiện quản lý ,đồ dùng văn phòng. +Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc. Công cụ dụng cụ cũng có nhiều tiêu chẩn phân loại.Mỗi tiêu chuẩn phân loại có tác dụng riêng trong quản lý . Căn cứ vào phương pháp phân bổ ,công cu ,dụng cụ được chia thành: Loại phân bổ nhiều lần Loại phân bổ một lần (100% giá trị) Loại phân bổ 1 lần là những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn .Loại phân bổ 2 lần trở lên là những công cụ dụng cụ có giá trị lớn hơn .thời gian sử dụng dài hơn và những CCDC chuyên dùng. Căn cứ vào nội dung công cụ dụng cụ được chia thành : Lán trại tạm thời ,đà giáo cốp pha dùng trong XDCB,dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất ,vận chuyển hàng hóa Dụng cụ đồ dùng bằng thủy tinh sành sứ … Quần áo bảo hộ lao động Công cụ dụng cụ khác Căn cứ vào yêu cầu quản lý và công việc ghi chép kế toán ,công cụ dụng cụ được chia thành : công cụ dụng cụ. bao bì luân chuyển. Đồ dùng cho thuê. Căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ dụng cụ được chia thành : Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh. Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý. Công cụ dụng cụ dùng cho các mục đích khác. 1.2.4 Đánh giá vật tư * Nguyên tắc đánh giá: - Việc đánh giá nguyên vật liệu được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện đó. Đây chính là nội dung của nguyên tắc thận trọng. Thực hiện ngyên tắc này, doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu. - Để phản ánh chính xác giá trị của nguyên vật liệu và để có thể so sánh được giữa các kì hạch toán, việc đánh giá nguyên vật liệu cần tuân theo nguyên tắc nhất quán. Nội dung của nguyên tắc này: Kế toán đã chọn phương pháp kế toán nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp kế toán đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp kế toán thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực, hợp lí hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó. * Các cách đánh giá vật tư: Đánh giá nguyên vật liệu theo trị giá vốn thực tế: - Đối với nguyên vật liệu nhập kho: Nguyên vật liệu được nhập kho từ các nguồn khác nhau nên có những loại giá thực tế khác nhau + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Giá nhập kho = giá mua thực tế + các khoản thuế + chi phí thu mua Giá mua thực tế: giá ghi trên hoá đơn Các khoản thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế giá trị gia tăng trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo quản, bảo hiểm, chi phí thuê kho bãi, tiền bồi thường… + Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công: Giá nhập kho = giá của nguyên vật liệu xuất kho đem gia công + số tiền trả thuê gia công + chi phí phát sinh khi tiếp nhận + Đối với nguyên vật liệu tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành sản xuất. + Đối với nguyên vật liệu nhập kho do nhận vốn góp liên doanh, trị giá vốn thực tế là giá trị hợp lí cộng các chi phí phát sinh sau khi nhận. + Đối với nguyên vật liệu nhập kho do được cấp: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu là giá trị ghi trên biên bản giao nhận cộng các chi phí phát sinh sau khi giao nhận. Đánh giá theo giá hạch toán: giá hạch toán của vật tư là giá do doanh nghiệp tự qui định và được sử dụng thống nhất ở doanh nghiệp trong một thời gian dài. Hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập, xuất. Cuối kỳ kế toán tính ra trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho theo hệ số giá. Hệ số gía = Trị giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vốn TT vật tư nhập trong kỳ Trị giá hạch toán VT tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán VT nhập trong kỳ Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho = Trị giá thực tế vật tư xuất kho * Hệ số giá * Phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho: Theo chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho, tính trị giá vật tư xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp tính theo giá đích danh: theo phương pháp này khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại vật tư ít và nhận diện được từng lô hàng. - Phương pháp bình quân gia quyền: trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho được tính căn cứ vào số lượng vật xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức: - Phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định nguyên vật liệu được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và nguyên vật liệu còn lại cuối kì là nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất thời điểm cuối kì. Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho được tính theo trị trị giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì. Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của hàng nhập ở thời điểm cuối kì hoặc gần cuối kì còn tồn kho. - Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá bằng giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kì được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. 1.2.5 Hạch toán chi tiết vật tư Hiện nay, các doanh nghiệp thường kế toán chi tiết vật tư theo một trong hai phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp mở thẻ song son và phương pháp số dư. Phương pháp mở thẻ song song: áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dùng giá mua thực tế để ghi chép kế toán vật tư tồn kho. Phương pháp số dư: phương pháp này còn được gọi là phương pháp nghiệp vụ kế toán. Nội dung của phương pháp này là sự kết hợp chặt chẽ kế toán chi tiết vật tư tồn kho với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản. Phương pháp số dư được áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để kế toán chi tiết vật tư tồn kho. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: + Tại kho: thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có về tình hình biến động của từng loại vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. + Tại phòng kế toán căn cứ vào chứng từ nhập xuất để lập bảng kê nhập xuất hoặc tổng hợp để ghi sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳ theo từng thứ cả số lượng và giá trị. 1.2.6 Lập báo cáo * Khi nhập vật tư: Khi vật tư về nhập kho, thủ kho kiểm tra lô hàng nhập về theo tiêu chuẩn chất lượng, quy cách, vật tư đạt yêu cầu , người lập phiếu dựa vào hoá đơn giao và bảng tài khoản để để từ đó viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho gồm có 3 liên: + Một liên đưa cho người giao hàng để làm căn cứ thanh toán. +Một liên thủ kho giữ +Một liên để cuối tháng nộp cho kế toán vật tư vào sổ; và chỉ mới ghi phần số lượng thực xuất mà chưa ghi giá trị nhập. *Khi xuất vật tư: Khi có nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất. Khi yêu cầu xuất được giám đốc xưởng phê duyệt và gửi đến người lập phiếu, người lập phiếu liên lạc với thủ kho để biết được tình hình tồn kho của vật liệu cần xuất kho, từ đó viết Phiếu Xuất kho (2 liên) và chuyển xuống kho để thủ kho làm thủ tục xuất kho. Thủ kho sẽ ghi vào cột thực xuất của phiếu xuất. * Mỗi khi có thủ tục nhập kho hoặc xuất kho, thủ kho sẽ dựa vào chứng từ (phiếu Nhập và phiếu Xuất) để ghi thẻ kho (chi tiết cho từng loại vật liệu). *Đến cuối tháng, người lập phiếu sẽ chuyển phiếu nhập, phiếu xuất cho phòng kế toán và bộ phận kế toán vật tư sẽ tiến hành tập hợp số liệu tính ra giá trị vật liệu nhập kho được tính bằng số tiền trên hoá đơn và các chi phí liên quan khác, từ đó hoàn thiện cột giá trị trong Phiếu nhập. Từ đó tính đơn giá bình quân gia quyền của nguyên vật liệu trong kì, để tính được trị giá vật tư xuất kho trong kì, hoàn thiện các chỉ tiêu về giá trị thực xuất trên phiếu xuất và ghi sổ chi tiết vật liệu. * Kế toán vật tư lập Bảng kê Nhập - xuất - tồn để đối chiếu với số liệu trên thẻ kho của thủ kho, số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. * Kế toán vật tư cùng với thủ kho tiến hành kiểm kê vật tư thực tế, dựa vào kết quả kiểm kê thực tế và bảng kê Nhập - Xuất - tồn lập Biên bản kiểm kê. Dựa vào báo cáo sản xuất sản phẩm của bộ phận sản xuất để lập báo cáo sử dụng vật tư gửi lên ban lãnh đạo Cuối mỗi tháng hoặc khi có yêu cầu, kế toán vật tư phải lập Báo cáo Nhập - xuất - tồn kho nguyên liệu vật liệu gửi cho bộ phận quản lí để có kế hoạch mua, xuất vật tư cho tháng tiếp theo. CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN 2.1 Mục tiêu của hệ thống 2.1.1 Nghiệp vụ: Thực hiện theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành của Nhà nước và của công ty. Phản ánh kịp thời đúng thời gian quy định số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật; tính chính xác được giá gốc (hoặc giá thực tế )của từng loại,từng thứ vật tư nhập,xuất tồn kho;đảm bao cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý vật tư của doanh nghiệp Quản lý được nguyên vật liệu tồn kho nhằm đảm bảo được các yêu cầu của công tác kế toán về nguyên vật liệu. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế toán mua,dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lập báo cáo về tình ình nguyên vật liệu. 2.1.2 Kinh tế: Xây dựng một HTTTQL tốt phục vụ các yêu cầu đề ra. Phục vụ và đảm bảo các yêu cầu về quản lý nguyên vật liệu của công ty. Giảm thiểu được những tổn thất mất mát do sự quản lý không chặt chẽ… Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng. Đảm bảo được chi phí hợp lý,chi phí triển khai và đào tạo thấp. 2.1.3 Sử dụng: Hệ thống dễ sử dụng ,dễ triển khai lắp đặt,không tốn kém nhiều tài nguyên. Tự động cập nhật các dữ liệu thông tin trong quản lý kịp thời và chính xác. Tạo một giao diện thân thiện, dễ theo dõi kiểm tra và giám sát, thông báo lỗi tốt. Dễ bảo trì, có khả năng nâng cấp phát triển
Tài liệu liên quan