Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Sau khi đất nước gia nhập Tổ chức thương mại thế gới WTO nền kinh tế nước ta có xu hướng hội nhập và chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu.

doc50 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đặc biệt là cảm ơn thầy Th.S Lê Đình Thái đã tận tình hướng dẫn cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong khoản thời gian học tập tại trường cũng nhờ thầy cô nhiệt tình chỉ bảo em thành thật cám ơn thầy cô đã giúp đỡ cho em những ngày qua, thầy cô đã cho em rất nhiều kiến thức quý báu cũng như chia sẽ những kinh nghiệm từng trải của mình đến các Sinh Viên và giúp cho em trang bị đủ kiến thức khi vào đời. Nhờ sự hướng dẫn và dìu dắt cuả thầy cô, em đã tích luỹ được những kiến thức cơ bản cho riêng mình. Đồng thời em gửi lời cảm ơn đến mọi thành viên trong Công ty cổ phần LiTeK chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp em hoàn thành đề tài này. Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Toản LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được lấy tại Công ty cổ phần LiTeK chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Toản NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN GVHD: ThS. Lê Đình Thái Sinh viên : Trần Ngọc Toản MSSV : 08B4010083 Lớp : 08HQT1 Khoá : 2008 - 2010 Nhận xét của giáo viên: ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... Giáo viên hướng dẫn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LITEK CHI NHÁNH TP.HCM Khóa luận tốt nghiệp Đề tài: “Phân tích tình hình kinh doanh máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK” Sinh viên : Trần Ngọc Toản MSSV : 08B4010083 Khoá : 2008 – 2010 Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM Công ty cổ phần LiTeK chi nhánh Thành phố Hồ Chính Minh xác nhận số liệu trong khóa luận tốt nghiệp của Sinh viên Trần Ngọc Toản do công ty chúng tôi cung cấp. TP.HCM, Ngày 30/09/2010 (Ký và đóng dấu) MỤC LỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Notebook : Máy tính Laptop Reseller : Sản phẩm phân phối chính hãng tại Việt Nam Nhập khẩu : Sản phẩm trực tiếp nhập khẩu tại nước ngoài Dearler : Kinh doanh bán sĩ BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG Sơ đồ mô tả phân tích hoạt động kinh doanh Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần LiTeK Sơ đồ chi tiết công ty cổ phần LiTeK chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Bảng 2.1 Trích số liệu tình hình tiêu thụ máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2008 và 2009 Bảng 2.2 Trích số liệu tình hình tồn kho tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2008 và 2009 Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 và 2009 của chi nhánh công ty cổ phần LiTeK thành phố Hồ Chí Minh. Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị phần LiTeK tại Thành phố Hồ Chí Minh Bảng cân đối kế toán năm 2008 Bảng cân đối kế toán năm 2009 LỜI NÓI ĐẦU 1. Đề tài: “Phân tích tình hình kinh doanh máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK” 2. Lý do chọn đề tài: Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Sau khi đất nước gia nhập Tổ chức thương mại thế gới WTO nền kinh tế nước ta có xu hướng hội nhập và chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề phát sinh phức tạp hay nói đúng hơn là nhũng cơ hội và thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn vận động theo sự chuyển dịch của nền kinh tế để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh tình hình kinh tế như vậy, các Doanh nghiệp muốn đứng vững, làm chủ trên thương trường cần phải thay đổi liên tục các kế hoạch kinh doanh, trong đó hoạt động quản lý là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu thị trường, tình hình hiện tại của doanh nghiệp và cần dự đoán trước những yếu tố ảnh hưởng và xu hướng tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Việc thường xuyên phân tích tình hình kinh doanh sẽ giúp Nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động, từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu, thách thức cơ hội của Doanh nghiệp nhằm có biện pháp kịp thời, lên kế hoạch phương án cho hoạt động của Doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng phát triển theo nền kinh tế của đất nước. Chính vì như vậy em chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh máy tính tại chi nhánh công ty cổ phần LiTeK” nhằm thấy được hoạt động tại công ty và có những giải pháp tham khảo cho công ty. 3. Mục đích đề tài: Để thấy rõ xu hướng hoạt động, tốc độ tăng trưởng và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn để đánh giá lại hoạt động của mình so với các công ty hoạt động trong ngành. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích về tình hình hoạt động của Công ty cổ phần LiTeK tại chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích hoạt động kinh doanh chính của công ty là phân tích hoạt động kinh doanh máy tính Laptop. Số liệu phân tích (sử dụng số liệu năm 2008, 2009): Bảng cân đối kế toán Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm Các số liệu, chứng từ kế toán tại công ty cổ phần LiTeK. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài này chủ yếu là phương pháp so sánh số liệu thực tế thu thập được tại doanh nghiệp, các số liệu trên báo cáo tài chính. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích các chỉ số tài chính. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Phương pháp này đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích, do đó được sử dụng khá phổ biến trong phân tích, tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần chú ý 3 nguyên tắc sau: - Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là kì gốc, các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. - Điều kiện so sánh: Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. Phải cùng một đơn vị đo lường. Cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. - Kỹ thuật so sánh: Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện qui mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó. So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kì gốc. Tùy theo yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức sau: Số tương đối hoàn thành kế hoạch = (Số thực tế / Số kế hoạch)*100% Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch Tốc độ tăng trưởng = (Số năm sau - Số năm trước)*100% / Số năm trước Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = Số năm sau - Số năm trước Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích các chỉ số liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 6. Giới thiệu kết cấu chuyên đề: Chương 1 : Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần LiTeK chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty LiTeK chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1 Khái niệm, mục đích và đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh 1.1.1 Các khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”. (PGS. TS Phạm Thị Gái, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội. Trang 5). “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”. (TS Trịnh Văn Sơn, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế. Trang 4). “Phân tích là một phương pháp nhận biết các hoạt động kinh tế, các hiện tượng kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu nào đó”. (Lê Thị Phương Hiệp, 2006. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Trang 5). Dưới đây là 3 sơ đồ mô tả phân tích hoạt động kinh doanh (Lê Thị Phương Hiệp, 2006. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Trang 5,6,8). Quan sát thực tế Thu thập thông tin (khảo sát thực tế) Sử dụng các thông tin số liệu X.định và tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố Tư duy trừu tượng Tổng hợp hầu hết các sự kiện, các các nhân tố Kết quả và hiệu quả đạt được Kết luận Định hướng hoạt động tiếp theo Sơ đồ 1.1 Quá trình phân tích kinh tế .2 Các nhân tố tác động tới hoạt động doanh nghiệp Sơ đồ 1.2 Các nhân tố tác động tới hoạt động doanh nghiệp .2 Các nhân tố tác động tới hoạt động doanh nghiệp Sự phát triển của chất lượng sản xuất xã hội Luật chế độ chính sách kinh tế xã hội của nhà nước Môi trường vị trí kinh tế xã hội Tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Trình độ sử dụng lao động Trình độ sử dụng vốn Trình độ sử dụng và khai thác các nhân tố khách quan Kế hoạch sản xuất kinh doanh Thị trường Hàng hóa Luật, chế độ chính sách Kế hoạch lợi nhuận Kế hoạch phát triển tài sản cố định Kế hoạch lao động Kế hoạch bổ sung, huy động vốn Kế hoạch chi phí Sản xuất – lưu thông Phân tích Phân tích Sơ đồ 1.3 Phân tích kinh doanh và xây dựng kế hoạch doanh nghiệp .2 Các nhân tố tác động tới hoạt động doanh nghiệp Phân tích Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình tìm hiểu đánh giá kết quả, hoạt động quản lý và điều hành của Doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo kế toán đồng thời đánh giá những thành công trong quá khứ, lập kế hoạch tương lai trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh là một hoạt động cần thiết vì dựa vào kết quả phân tích làm cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh là nghiên cứu toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Như vậy, Phân tích kinh doanh là quá trình nghiên cứu sự tác động của các hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra giải pháp hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 1.1.2 Mục đích Hoạt động kinh doanh là hoạt động ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do đó phân tích hoạt động kinh doanh là cần thiết và từ đó đề ra giải pháp hoạt động kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ đó đề ra giải pháp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 1.1.3 Ðối tượng “Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”. (PGS. TS Phạm Văn Dược, Th.S Huỳnh Đức Lộng, Th.S Lê Thị Minh Tuyết, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống kê TP Hồ Chí Minh. Trang 4). Xác định đúng đối tượng phân tích là tiền đề để thu thập thông tin dữ liệu hợp lý, đầy đủ, lựa chọn cách thức xử lý số liệu phù hợp để thực hiện phân tích được thuận lợi. Hai đối tượng chính của phân tích hoạt động kinh doanh là: Kết quả của quá trình kinh doanh: Thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng như: doanh thu, lợi nhuận, vốn, năng suất lao động, giá thành, chi phí hoạt động… Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: Là nhân tố có tác động đến chỉ tiêu phân tích. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích là công việc cần thiết giúp doanh nghiệp phân tích chính xác hơn. Phân loại các nhân tố ảnh hưởng: - Phân loại theo nội dung kinh tế: + Nhân tố thuộc điều kiện kinh doanh: Tài sản, lao động, máy móc, vật tư… + Nhân tố thuộc kết quả sản xuất: Số lượng, chất lượng, doanh thu, lợi nhuận, giá thành, chi phí… - Phân loại theo tính tất yếu của nhân tố: + Nhân tố chủ quan: Là nhân tố phát sinh từ bên trong doanh nghiệp. + Nhân tố khách quan: Là nhân tố từ bên ngoài tác động vào doanh nghiệp. - Phân loại theo tính chất của nhân tố: + Nhân tố số lượng: Số lượng lao động, vật tư, số lượng sản phẩm sản xuất… + Nhân tố chất lượng: Giá thành, lợi nhuận, chi phí… - Phân loại theo xu hướng tác động: + Nhân tố tích cực: Nhân tố ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu phân tích. + Nhân tố tiêu cực: Nhân tố tác động theo hướng xấu đến chỉ tiêu phân tích. 1.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại. Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ, dùng để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên, trao đổi hàng hóa, làm phương tiện thanh toán công nợ của doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu bán hàng. Hiểu theo một nghĩa khác thì doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ số tiền đã thu được hoặc có quyền đòi về do việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định. Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc vào số tiền đã thu được hay chưa. Phân biệt doanh thu tổng thể và doanh thu thuần. + Doanh thu tổng thể hay còn gọi là tổng doanh thu là số tiền ghi trong hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp lao vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua nhưng chưa được ghi trên hóa đơn. + Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực được xác định bằng công thức sau: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể - Khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ: bao gồm chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại,... 1.2.2 Chỉ tiêu phân tích tài chính a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS : Returned On Sale) ROS = Lợi nhuận sau thuế * 100% Doanh thu thuần b) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA : Returned On Assets) ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100% Tổng tài sản c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE : Returned On Equity) ROE = Lợi nhuận ròng * 100% Vốn chủ sở hữu 1.2.3 Chỉ tiêu phân tích hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã lựa chọn mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý, điều này giúp : Giảm lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt Giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng. Hệ số này đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Người ta so sánh hệ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho và ngược lại thì việc sử dụng vốn chưa hiệu quả vòng quay hàng tồn kho càng thấp thì tỷ lệ vốn chiếm dụng vào hàng tồn kho càng lớn. 1.3 Vai trò và ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh 1.3.1 Vai trò Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm ứng phó với các điều kiện thực tế và phát hiện những khả năng tiềm ẩn chưa được phát hiện trước đó. Thông qua phân tích doanh nghiệp thấy rõ các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh, nguyên nhân ảnh hưởng và đề ra giải pháp cụ thể để khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận về khả năng cũng như hạn chế trong doanh nghiệp trên cơ sở đó doanh nghiệp có hướng kinh doanh phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng trên cơ sở đó đề ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được những rũi ro trong kinh doanh. 1.3.2 Ý nghĩa: Phân tích hoạt động kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và khắc phục những điểm yếu hoặc những hoạt động không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh hoạt động tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng của nhà quản lý và là cơ sở để đề ra các quyết định phù hợp trong hoạt động điều hành doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp lường trước những rủi ro có thể xảy ra từ đó có phương án dự phòng tránh gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN LITEK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty LiTeK  2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc sử dụng một chiếc máy tính không còn xa lạ đối với mọi người trong xã hội. Nhận thấy thị trường Notebook là một thị trường có rất nhiều tiềm năng, vào ngày 01/04/2005 Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Công Nghệ Ánh Sáng được thành lập. LiTeK là tên gọi tắt của công ty và LiTeK là từ viết tắt của “Light Technology”. Website của công ty là www.maytinhxachtayMy.com và có trụ sở tại Hà Nội. Khi những ngày đầu mới thành lập LiTeK gặp rất nhiều những khó khăn và thách thức như đối tác làm ăn không nhiều, cơ sở hạ tầng còn có hạn chế, đội ngũ nhân viên chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm. Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ năm 2006 tại số 157 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh. Qua 4 năm xây dựng và phát triển, LiTeK đã đạt được những thành quả nhất định và ngày càng thể hiện vị thế của mình trên thị trường Laptop trong nước, để mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động trong tương lai Ban Giám Đốc quyết định chuyển đổi hình thức công ty TNHH thành công ty cổ phần vào cuối năm 2009 và tên gọi đầy đủ là Công Ty Cổ Phần LiTeK, Website của công t
Tài liệu liên quan