Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su)

Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái. cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và khá ổn định (bình quân tăng 4-4,5%/năm).

doc72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái... cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và khá ổn định (bình quân tăng 4-4,5%/năm). Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương cũng như trong cả nước, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản cho xuất khẩu trên quy mô lớn như: Lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; cà phê vùng Tây Nguyên; cao su vùng Đông Nam Bộ... Nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/năm), góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, nâng cao được vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải được tập trung nghiên cứu và giải quyết. Hiện nay, trước xu thế hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức có tính cạnh tranh về sản xuất và xuất khẩu nông sản, mà chúng ta chưa có mấy lợi thế, biểu hiện trên nhiều mặt còn yếu kém: chất lượng, khối lượng của hàng nông sản, chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ ổn định và thiếu bạn hàng lớn, giá cả thường xuyên biến động gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, năng xuất lao động xã hội và năng xuất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Năng lực thu hút lao động của các ngành kinh tế quốc dân chậm, lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, sức ép về công ăn việc làm đang là những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Với 80% dân số và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do vậy, việc phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là vấn đề có tính chiến lược nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của bài viết là những nguyên nhân dẫn đến kết quả của hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu từ năm 1992 đến nay và đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của những mặt hàng nông sản đó. Tên của đề tài là:”Phân tích hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su). Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên bài viết chỉ tập trung nghiên cứu đối với 3 nông sản chủ yếu (gạo, cà phê, cao su) như là nghiên cứu điểm. Cơ cấu bài viết gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam (Gạo, Cà phê, Cao su) từ năm 1992 đến nay. Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu ở Việt Nam. Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu 1.1. Thực chất của hoạt động xuất nhập khẩu. Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập và toàn cầu hoá, các quốc gia đã và đang tham gia vào thương mại quốc tế mà trong đó xuất khẩu và nhập khẩu là nôị dung quan trọng và cốt lõi. 1.1.1. Khái niệm. Xuất khẩu là những sản vật được sản xuất ra trong một nước này và đem bán sang một nước khác. Nhập khẩu là những sản vật được tiêu dùng trong một nước này nhưng được sản xuất ở một nước khác. Sự tất yếu của hoạt động xuất nhập khẩu. Từ thế kỷ 18, các nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith và David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, đến nay vẫn được coi là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế, còn lợi thế cạnh tranh được xem như là những vấn đề có tính chiến lược và sách lược của từng quốc gia để phát huy các yếu tố về lợi thế tuyệt đối và so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại. 1.1.2.1- Lợi thế tuyệt đối. Theo Adam Smith thì ở mỗi một quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có như: đội ngũ lao động, nguồn vốn, đất đai, công nghệ và truyền thống kinh doanh... Như vậy các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chuyên môn hoá những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt ddối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi thì hai bên cùng có lợi. Do vậy, trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm của thế giới sẽ gia tăng. Giầu có của quốc gia phải được đo bằng sự giầu có của tất cả các công dân của quốc gia đó. Vởy làm thế nào để tối đa hoá lợi ích của tất cả các công dân. Thương mại quốc tế là nhân tố rất quan trọng để đạt đợc điều đó. Cơ sở nảy sinh thương mại quốc tế là sự khác biệt của các nước về năng xuất lao động tuyệt đối. Đó chính là lợi thế tuyệt đối. 1.1.2.2- Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh). Xét cho cùng lợi thế so sánh là kết quả của những khác biệt quốc tế về năng suất lao động tương đối, mà theo nhà kinh tế học David Ricardo trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ xuất khẩu loại hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất tương đối có hiệu quả và sẽ nhập khẩu loại hàng hoá dịch vụ nào mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả. Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, và các nước khác nhau chỉ về năng xuất lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau. Chính sự khác biệt giữa các nước đưa đến thương mại và những cái lợi từ thương mại. Có thể có hai cách để nêu được rằng thương mại có lợi cho các nước. Cách thứ nhất, chúng ta có thể nghĩ về thương mại như là một phương pháp sản xuất gián tiếp. Thay vì tự sản xuất một loại hàng hoá cho mình, một nước có thể sản xuất một loại hàng hoá khác và đem trao đổi lấy hàng hoá mình muốn. Điều này cho thấy rằng khi nào đó một hàng hoá được nhập khẩu thì việc “sản xuất” gián tiếp này chắc chắn đòi hỏi lao động ít hơn sản xuất trực tiếp. Cách thứ hai, chúng ta có thể chứng minh rằnh thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, tức là các nước có lợi từ thương mại. Sự hạn chế ở mô hình D.Ricardo là ông đã dựa trên hàng loạt các giả thuyết đơn giản hoá của lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho quy luật này. Mà trên thực tế lao động không phải là đồng nhất, những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau. Hơn nữa, hàng hoá làm ra không chỉ do lao động mà còn nhiều yếu tố khác như đất, vốn, khoa học công nghệ... chính là sự khác biệt về nguồn lực giữa các nước. đồng thời mô hình Ricardo cũng bỏ qua vai trò lợi thế nhờ quy mô . Chính vì vậy lý thuyết này đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và phát triển trên nhiều mô hình về các yếu tố chuyên biệt như quan điểm của G.Haberler và Heckscher - Ohlin... về lợi thế so sánh. Tuy còn những hạn chế về lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, song lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và tương đối vẫn đang được các nhà kinh tế học của các nước quan tâm nghiên cứu, vẫn có ý nghĩa trong động thái phát triển của thương mại quốc tế. Các quốc gia đang mở rộng các mối quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, nhằm phát huy lợi thế về các nguồn lực sản xuất “Vốn, khoa học công nghệ, lao động...” trong sản xuất - xuất khẩu các loại hàng hoá dịch vụ có lợi nhất, để thu được lợi ích thương mại cao nhất, góp phần phát triển và tăng trưởng nền kinh tế. 1.1.2.3- Lợi thế cạnh tranh. Ngày nay chúng ta đang dùng những thuật ngữ như: Tính cạnh tranh; sức cạnh tranh; khả năng cạnh tranh của một ngành, một sản phẩm nào đó, nhưng đều chung một ý nghĩa, để chỉ những đặc tính về chất lượng, gía cả, mẫu mã, kiểu dáng, quy mô ngành hàng... mang tính cạnh tranh. Do vậy, lợi thế cạnh tranh, trước hết là sự biểu hiện “tính trội” của mặt hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong qúa trình sử dụng. Nét đặc trưng của lợi thế cạnh tranh được thể hiện trên các mặt như: Chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nước này so với hàng hoá, dịch vụ của nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng... ngoài ra còn bao gồm hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô (thuế, tỷ giá, bảo hộ...), cơ chế vận hành và môi trường thương mại. Lợi thế cạnh tranh, còn là sự thể hiện tính kinh tế của các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm, nó bao gồm về chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng trên các thị trường cụ thể, nguồn cung cấp phải ổn định, môi trường thương mại thông thoáng thuận lợi. Do vậy, lợi thế cạnh tranh là những nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách lược cuả một đất nước, trong quá trình sản xuất, trao đổi và thương mại. Chiến lược cạnh tranh suy cho đến cùng là nhằm “chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng” là bí quyết của thành công. Hay nói cách khác, lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện về những ưu thế như chất lượng, giá cả, môi trường kinh doanh thương mại, các điều kiện và chính sách hỗ trợ của chính phủ... so với những nước khác trên thị trường thế giới. Như vậy, nó chứa đựng và bao gồm các giải pháp có tính chiến lược và sách lược của doanh nghiệp, ngành và của cả quốc gia, để phát huy các yếu tố và lợi thế tương đối, tuyệt đối trong qúa trình sản xuất, trao đổi thương mại. Do vậy, phát huy lợi thế cạnh tranh đồng nghĩa với chiến lược kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá tương đối của sản phẩm và vai trò của Nhà nước trong việc cải thiện môi tường kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng, để phát huy tính chủ động sáng tạo, ý thức trách nhiệm và quyền lợi của các nhà kinh doanh. Các hình thức xuất nhập khẩu. Trên thực tế có rất nhiều loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng những hình thức chủ yếu thường được các doanh nghiệp ngoại thương lựa chọn bao gồm: 1.1.3.1- Xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp. Đây là hình thức mà hàng bán trực tiếp mua hay trực tiếp của nước ngoài không qua trung gian. Phần lớn hàng ở thị trường thế giới được thực hiện qua phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp (trên 2/8 kim ngạch buôn bán). Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thường cao hơn các hình thức khác do giảm bớt được các khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình thông qua quy cách phẩm chất của hàng hoá. Mặt khác, các đơn vị này cũng có điều kiện tiếp cận thị trường, nắm bắt được thông tin một cách nhạy bén hơn, để đưa ra những ứng xử linh hoạt, thích ứng với thị trường. Tuy vậy, loại hình này đòi hỏi phải ứng trước một số vốn khá lớn dể sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro như hàng không xuất được, thanh toán chậm, lạm phát hay sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. 1.1.3.2- Xuất khẩu, nhập khẩu gián tiếp. Đây là loại hình xuất khẩu, nhập khẩu qua trung gian thương mại. Ưu điểm của hình thức này là trung gian giúp người xuất khẩu tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt nhiều việc liên quan đến tiêu thụ hàng. Ngoài ra, trung gian có thể giúp người xuất khẩu tín dụng trong ngắn hạn và trung hạn bởi vì trung gian có mối quan hệ với công ty vận tải, ngân hàng... Tuy nhiên, sử dụng hình thức này cũng có nhược điểm là lợi nhuận bị chia xẻ do tổn phí, doanh nghiệp xuất khẩ mất mối quan hệ trực tiếp với thị trường, lượng thông tin thu được nhiều khi không chính xác. 1.1.3.3- Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. Đây là hình thức hàng mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục xuất nhập khẩu và thường hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Người kinh doanh chuyển khẩu trả tiền cho người xuất khẩu và thu tiền của người nhập khẩu hàng đó. Thường khoản thu lớn hơn tiền trả cho người xuất khẩu, do dó người kinh doanh thu được số chênh lệch (lãi). Các mặt hàng này (tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu) được miễn thuế xuất nhập khẩu. Xét về đường đi của hàng hoá tái xuất và chuyển khẩu giống nhau. Chỗ khác nhau là kinh doanh chuyển khẩu chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận tải: chỗ hàng nước ngoài từ cửa khẩu (cảng, ga) này đến cửa khẩu biên giới khác. Tái xuất là loại hình hợp đồng kinh doanh hàng hoá: nhập khẩu để xuất khẩu hàng đó, không qua chế biến, thu lãi tức thời. Người kinh doanh bỏ vốn ra mua hàng, bán lại hàng đó để thu lời nhiều hơn. Việc giao dịch thực hiện ở ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu. Giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên, ở ba nước. Mặc dù xuất nhập khẩu trực tiếp có những ưu điểm không thể phủ nhận được nhưng hiện nay do chính sách thương mại của từng nước nên hình thức chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất vẫn tồn tại khá phổ biến. 1.1.3.4- Mua bán đối lưu. Đây là hoạt động giao dịch trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu, có sự cân xứng giưã mua và bán, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương. hình thức này được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Vì thiếu ngoại tệ tự do, các nước này dùng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Đây là đặc trưng cho quan hệ trực tiếp đổi hàng của nhiều đơn vị xuất nhập khẩu của ta hiện nay. Vì vậy, hình thức này còn gọi là đổi hàng hay xuất nhập khẩu liên kết. Trong hình thức này yêu cầu: * Cân bằng về tổng giá trị xuất nhập khẩu * Cân bằng về chủng loại hàng quý hiếm * Cân đối về giá cả Hai loại nghiệp vụ phổ biến nhất trong mua bán đối lưu là đổi hàng và trao đổi bù trừ. - Đổi hàng hoặc hàng đổi hàng: là trao đổi một hoặc nhiều hàng này lấy một hoặc nhiều hàng khác, tổng trị giá tương đương, khi thiếu hụt không qua thanh toán bằng ngoại tệ mà trả bằng hàng khác. - Trao đổi bù trừ: là một mặt hàng này (hoặc nhiều mặt hàng) trao đổi với một mặt hàng khác (hoặc nhiều mặt hàng khác), không thanh toán bằng tiền mà trả bằng hàng theo yêu cầu của các bên. Chỗ chênh lệch có thể thoả thuận trả bằng tiền hoặc bổ sung bằng hàng theo yêu cầu của bên kia. Trước đây, nước ta rất hay sử dụng hình thức trao đổi này do không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm lại không đa dạng, chất lượng kém. Sự trao đổi diễn ra phổ biến với các nước Đông Âu mà hình thức này cũng ít được sử dụng. 1.1.3.5- Gia công quốc tế. Đây là hình thức kinh doanh trong đó một bên, gọi là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên ddặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận phí gia công. Gia công quốc tế cũng là hình thức xuất khẩu khá phổ biến, được nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào áp dụng. Thông qua hình thức này, họ vừa tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm , lại vừa tiếp nhận được công nghệ mới. Mặt khác, các nước này lại không phải bỏ ra nhiều vốn và cũng không lo về thị trường tiêu thụ. Các nước đặt gia công cũng có lợi vì họ có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu phụ và nhân công dồi dào với giá rẻ của các nước nhận gia công. Song hình thức này cũng có hạn chế là các nước nhận gia công bị phụ thuộc vào nước đặt gia công về số lượng, chủng loại hàng hoá gia công đồng thời cũng dễ bị o ép về phí gia công. ở nước ta gia công xuất khẩu phổ biến là hàng may mặc, lắp ráp điện tử. Đó là một hình thức mậu dịch lao động, xuất khẩu lao động qua hàng hoá. 1.1.3.6- Xuất khẩu uỷ thác. Trong hình thức này, đơn vị ngoại thương đóng vai trò quan trọng, làm trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất (bên có hàng) những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận. Hình thức này bao gồm các bước. * Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước. * Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài. * Nhận phó uỷ thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước. Đây là hình thức phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp đứng ra nhận sự uỷ thác thường là các doanh nghiệp Nhà nước. 1.2- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hoạt động thương mại, bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển, song cũng có thể là vật cản mạnh mẽ cho hoạt động này. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, một nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh lại càng mạnh mẽ hơn, bởi vì trong thương mại quốc tế, các yếu tố về môi trường kinh doanh phong phú và phức tạp hơn nhiều so với htương mại trong nước. ở đây, chúng ta có thể kể ra một số nhân tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như sau: 1.2.1- Kinh tế. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể lấy một số yếu tố như: * Cơ sở hạ tầng: Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Nó chính là những yếu tố vật chất như đường xá, sân bay, bến cảng, kho chứa... để giúp cho hoạt động mua bán diễn ra thuận lợi hơn, giảm được những chi phí không cần thiết. Các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này như: Hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng chuyên chở của từng chuyến tàu. Tốc độ của các phương tiện vận chuyển ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp động. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán. Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra, ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho các nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán, tín dụng qua ngân hàng... Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời gỉam bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp rủi ro xảy ra. * Tỷ giá hối đoái: Là phương tiện so sánh giá trị hàng hoá trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tăng lên, các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu sẽ có lơị hơn nếu tình hình ngược lại. Chính vì vậy các doanh nghiệp có thể thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ gía hối đoái để lựa chọn nên xuất khẩu hay nhập khẩu, lựa chọn thị trường, lựa chọn nguồn hàng... Ngoài ra, trong yếu tố kinh tế còn có một số các yếu tố khác như mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế, giá cả và lạm phát... ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Thị trường trong và ngoài nước:Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như: Sự thay đổi, xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ, giá cả và xu hướng biến động dung lượng của các thị trường... Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, thời gian thực hiện và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu. 1.2.2- Xã hội. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm. Quyết định vì con người là cơ sở hình thành nguồn nhân lực trong xã hội, là lực lượng tiêu dùng của xã hội. Con người với trình độ, kỹ năng... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. ở đâu con người có trình độ, kỹ năng càng cao thì ở đó thương mại càng phát triển, chuyên môn hoá càng sâu sắc. Trong các yếu tố xã hội, nếu như yếu tố con người là trung tâm thì bên cạnh nó, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong công việc đàm phán ký kết hợp đồng. Ngoài ra, các yếu tố tập quán và truyền thống
Tài liệu liên quan