Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre

Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cùng với Bộ Thương mại Việt Nam bắt đầu Dự án Hỗ trợ Phát triển Chuỗi Giá trị cho rau quả Việt Nam từ đầu năm 2005. Đồng thời, Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đức do Bộ Kế hoạch Đầu tư và GTZ thực hiện cũng tập trung phát triển khả năng cạnh tranh của một số tiểu ngành nông nghiệp thông qua cách tiếp cận “Phát triển Chuỗi giá trị”. Để có cơ sở xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành rau và quả và đo lường mức độ tác động của những hoạt động hỗ trợ, Dự án và Chương trình trên quyết định kết hợp thực hiện Nghiên cứu gồm hai phần: Phần I là nghiên cứu thu thập những thông tin cơ sở về Rau và Quả trên toàn quốc, và tập trung tại 4 tỉnh thí điểm của Chương trình là Hưng Yên, Quảng Nam, Đắc Lắc và An Giang; phần II là 18 nghiên cứu về Chuỗi Giá trị cho 12 loại rau và quả tại 18 tỉnh cũng được thực hiện để xác định những hoạt động hỗ trợ. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) được chọn thực hiện nghiên cứu các chuỗi giá trị cho các loại quả: xoài ở hai tỉnh Tiển Giang và Đồng Tháp, dưa hấu ở tỉnh Long An và bưởi ở tỉnh Bến Tre. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị cho bưởi ở tỉnh Bến Tre

doc33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam 2006 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 I. Bối cảnh 1 II. Mục tiêu nghiên cứu 1 III. Phương pháp nghiên cứu 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE 2 I. Phần tóm tắt 2 II. Thông tin chung 2 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2 2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre 5 III. Thông tin thị trường và tính cạnh tranh 8 3.1. Xu hướng về thị trường bưởi 8 3.2. Tiềm năng phát triển bưởi ở Bến Tre 11 IV. Sơ đồ của chuỗi cung ứng bưởi 12 Phân tích SWOT 14 V. Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau 15 5.1. Nông dân trồng bưởi 15 5.2. Người thu gom 19 5.3. Vựa đóng gói địa phương 19 5.4. Vựa phân phối ngoài tỉnh 20 5.5. Người bán lẻ, siêu thị 21 5.6. Người tiêu dùng/khách hàng 22 5.7. Khu vực nhà hàng, khách sạn và khu du lịch 23 5.8. Vai trò của các tổ chức khác đối với sự phát triển của ngành 23 VI. Quá trình hình thành giá 24 VII. Khó khăn/cơ hội 25 VIII. Kết luận và đề nghị: 26 8.1. Kết luận 26 8.2. Kiến nghị 27 IX. Phụ lục 29 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã GTZ : Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức SOFRI : Southern Fruit Research Institute (Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm MoT : Ministry of Trade (Bộ Thương mại) EC : European Commission TQ : Trung Quốc DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa GTSXNN : Giá trị sản xuất nông nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Bối cảnh Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cùng với Bộ Thương mại Việt Nam bắt đầu Dự án Hỗ trợ Phát triển Chuỗi Giá trị cho rau quả Việt Nam từ đầu năm 2005. Đồng thời, Chương trình Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (DNNVV) nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đức do Bộ Kế hoạch Đầu tư và GTZ thực hiện cũng tập trung phát triển khả năng cạnh tranh của một số tiểu ngành nông nghiệp thông qua cách tiếp cận “Phát triển Chuỗi giá trị”. Để có cơ sở xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành rau và quả và đo lường mức độ tác động của những hoạt động hỗ trợ, Dự án và Chương trình trên quyết định kết hợp thực hiện Nghiên cứu gồm hai phần: Phần I là nghiên cứu thu thập những thông tin cơ sở về Rau và Quả trên toàn quốc, và tập trung tại 4 tỉnh thí điểm của Chương trình là Hưng Yên, Quảng Nam, Đắc Lắc và An Giang; phần II là 18 nghiên cứu về Chuỗi Giá trị cho 12 loại rau và quả tại 18 tỉnh cũng được thực hiện để xác định những hoạt động hỗ trợ. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) được chọn thực hiện nghiên cứu các chuỗi giá trị cho các loại quả: xoài ở hai tỉnh Tiển Giang và Đồng Tháp, dưa hấu ở tỉnh Long An và bưởi ở tỉnh Bến Tre. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị cho bưởi ở tỉnh Bến Tre. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi ở tỉnh Bến Tre, bắt đầu từ sản xuất, vận chuyển, phân phối cho đến người tiêu dùng. Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị bưởi, lập sơ đồ các kênh tiêu thụ cho loại trái này, phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị. Qua việc phân tích này, những khó khăn và tồn tại ở các bộ phận khác nhau trong chuỗi giá trị cũng được xác định, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển chuỗi giá trị cho bưởi ở Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu Được sự nhất trí của Metro-GTZ-MoT và qua tham khảo phương pháp nghiên cứu của các chuỗi giá trị khác, SOFRI đã nghiên cứu chuỗi giá trị bưởi theo các phương pháp sau: 3.1. Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet. Các thông tin này được tổng hợp, phân tích và báo cáo lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. 3.2. Phỏng vấn chuyên sâu: phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân hoặc tổ chức có nhiều thông tin hoặc kinh nghiệm liên quan đến lãnh vực cây ăn quả và đặc biệt là với ngành trồng bưởi ở tỉnh Bến Tre, những người tham gia trong chuỗi giá trị bưởi, bao gồm các cán bộ phụ trách về cây ăn quả thuộc Sở nông nghiệp, người thu mua và đóng gói tại vùng trồng bưởi, người phân phối bưởi ở thành phố lớn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Tất cả những thông tin thu thập cũng được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu của nghiên cứu. 3.3. Thảo luận nhóm: chủ yếu là thu thập thông tin từ phía nông dân, tổ chức hội thảo với những người trồng bưởi, phỏng vấn và thảo luận với họ những vấn đề liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ bưởi, xác định những khó khăn và nguyện vọng của người trồng. Những thông tin này cũng được tổng hợp và phân tích trong báo cáo. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI Ở TỈNH BẾN TRE Phần tóm tắt Bến Tre là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng. Với hệ thống sông rạch chằng chịt, phía Đông giáp biển nên có nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thủy sản. Là vùng đất phù sa trù phú, khí hậu thuận lợi, Bến Tre cũng có điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn diện: dừa, mía, cây ăn trái và hoa kiểng. Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn - Chợ Lách, Bình Đại, Giồng Trôm... hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Tỉnh Bến Tre có diện tích cây ăn quả trên 41.000 ha với nhiều chủng loại cây ăn quả nổi tiếng miền Nam, trong đó bưởi Da Xanh được đưa vào nhóm cây ăn quả chất lượng cao, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước. Bưởi Da Xanh có thể xem là đặc sản của tỉnh Bến Tre vì có nguồn gốc tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, được phát hiện qua các kỳ hội thi trái ngon do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trung tâm hội chợ triển lãm Cần Thơ tổ chức hàng năm. Đây là loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng, cung không đáp ứng đủ cầu nên nông dân đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng các vườn trồng bưởi Da Xanh, đúc kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc ngày càng tốt hơn, một số vườn bưởi đã đến thời kỳ cho trái ổn định và có thể đạt doanh thu hàng năm đến 200 triệu đồng/ha. Vì những lợi thế đó, bưởi Da Xanh được Tỉnh ủy - UBND tỉnh xác định là cây mũi nhọn có lợi thế trong phát triển kinh tế vườn, nên trong nội dung các Nghị quyết của Thị xã ủy, huyện ủy đều chọn cây bưởi da xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế vườn. Tuy nhiên, việc phát triển bưởi Da Xanh còn chậm, mang tính tự phát, sản xuất còn manh mún, phân tán theo từng hộ gia đình, chất lượng không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc tạo ra một lượng hàng hóa lớn, ổn định để có thể tiếp thị, mở rộng thị trường theo hướng sản xuất lớn. Mặt khác, về tổ chức sản xuất và tiêu thụ cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các hộ trong khu vực, số lượng chưa nhiều, mẫu mã hàng hóa, bao bì, đóng gói và xây dựng thương hiệu chưa được những người có liên quan trong dây chuyền sản xuất và tiêu thụ quan tâm thực hiện tốt. Việc phân tích những tồn tại và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sẽ giúp nhiều cá nhân và tổ chức có được những thông tin cụ thể và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh việc phát triển ngành hàng bưởi Da Xanh của tỉnh Bến Tre phát triển nhanh chóng và bền vững. Thông tin chung 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía tây giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh là Thị Xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây. Bốn sông lớn là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và Cổ Chiên chia địa hình Bến Tre thành ba dải cù lao lớn là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre giống như hình rẻ quạt có đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra về phía Biển Đông. Về vị trí địa lý thì Bến Tre có điểm cực Nam ở vĩ độ 9o48’ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông. Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.356,8 km2, dân số năm 2005 là 1.351.472 người với mật độ trung bình 573 người/km2. Bến Tre có các đơn vị hành chính gồm Thị Xã Bến Tre và 7 huyện: Chợ Lách, Mỏ Cày, Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và Thạnh Phú Bến tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Do vị trí địa lý và quá trình hình thành, đất đai ở Bến Tre đưọc chia thành 4 loại nằm trong 4 vùng khác nhau: đất phù sa, đất phèn, đất cát và đất mặn. Đất phù sa: Chiếm 26,9% diện tích toàn tỉnh (khoảng 66.471 ha), nằm trong các huyện vùng ngọt phía Tây như Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày. Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần cơ giới chủ yếu là sét (50-60%), thường chua ở tầng mặt, càng về phía biển tầng đất sâu càng có phản ứng trung tính hơn. Nhóm đất phù sa ở Bến Tre có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ. Đất phèn: chiếm 6,74% diện tích toàn tỉnh (khoảng 15.127 ha), phân bố rải rác trên toàn tỉnh từ vùng ngọt, vùng lợ đến vùng mặn. Một số nơi ở vùng lợ và vùng mặn như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, sự xâm nhập mặn vào đất phèn trong mùa khô, làm cho đất vừa mặn, vừa phèn, làm cho cây trồng càng khó sinh trưởng. Đất phèn ở Bến Tre thường có 2 dạng chủ yếu: dạng có hữu cơ xen kẽ trong các tầng đất thường xuất hiện ở các khu vực thấp, trũng ven sông lớn hay kênh rạch chằng chịt, dạng có ít hữu cơ thường gặp ở các khu vực hơi cao nơi có nhiều giồng cát. Đất cát: chiếm 6,4% diện tích toàn tỉnh (khoảng14.248 ha ). Đây là loại đất hình thành bởi tác động của dòng sông và sóng biển trong suốt quá trình lấn biển của vùng cửa sông. Trong thành phần hoá học của đất cát giồng, tỷ lệ sắt khá cao so với các loại đất khác, ở những nơi không có cây che phủ, đất rất dễ bị thoát nước và tầng mặt thường rất khô. Đất cát giồng rất ít chất hữu cơ và nghèo dinh dưỡng, độ phì thấp, thiếu đạm nghiêm trọng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bến Tre năm 2005 là 235.684 ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp là 136.795 ha (chiếm 58,04% diện tích đất tự nhiên). Trên diện tích đất nông nghiệp có 51,405 ha trồng cây hàng năm và 85.390 ha trồng cây lâu năm, còn lại là đất lâm nghiệp (6.421 ha), đất nuôi trồng thủy sản (36.294 ha), đất là muối… Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 6000 km tạo thuận lợi cho giao thông thuỷ, tạo ra nguồn thuỷ sản phong phú, nước tưới cho cây trồng tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thuỷ triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch. Với những điều kiện tự nhiên như vậy nên Bến Tre có những lợi thế về nông nghiệp từ cây lúa đến các loại cây ăn trái, đặc biệt là cây dừa, cây mía, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản kết hợp với phát triển du lịch. 2.1.2. Phát triển kinh tế Trong giai đoạn 2001-2005 kinh tế Bến Tre tăng trưởng mạnh, GDP năm 2005 đạt 9.974,95 tỷ đồng so với năm 2001 là 5.860,5 tỷ đồng, bình quân tăng 9,23% mỗi năm. Đóng góp cho GDP cao nhất vẫn là khu vực sản xuất nông lâm và thủy sản chiếm khoảng 60%, kế đến là khu vực dịch vụ chiếm 20-25% và tăng liên tục từ 2001 đến 2005, thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng. GDP (tỷ đồng) và cơ cấu GDP (%) tỉnh Bến Tre (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005): Ngành kinh tế Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 GDP (tỷ đồng) 5.860 6.449 7.191 8.672 9.975 Nông-Lâm-TS (%) 66,7 64,6 62,1 60,8 57,6 Công nghiệp & XD (%) 12,8 13,7 14,6 15,7 16,8 Dịch vụ (%) 20,5 21,7 23,3 23,5 25,7 Nông nghiệp Bến Tre trong những năm qua đã phát triển khá nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân hàng năm là 5,02%, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng một cách đáng kể từ năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2005, nông nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân trên 5,02%/năm, trong đó, chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt (bình quân 7,1%/năm, so với 4,1%/năm). Tỉ trọng chăn nuôi từ 20,46% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 đã tăng lên 29,45% vào năm 2005. Ngược lại, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 75,98% xuống còn 62,54%. Sỡ dĩ tỷ trọng ngành trồng trọt giảm là vì trong những năm qua, do tác động của khoa học kỹ thuật nên ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh đồng thời kéo theo các dịch vụ phục vụ cho các ngành này như chế biến thức ăn, thú y… cũng tăng theo. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Bến Tre từ năm 2001 đến 2005 (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005): Cơ cấu GTSXNN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng GTSXNN (tỷ đồng) 3.990,3 4212,6 4.493,4 5.002,5 5.521,4 Trồng trọt (%) 75,98 69,25 68,46 66,64 62,54 Chăn nuôi (%) 20,46 25,68 25,05 25,71 29,45 Dịch vụ (%) 3,56 5,07 6,49 7,65 8,01 Trong cơ cấu cây trồng, tỉ trọng cây ăn trái chiếm cao nhất 51,3%, đứng thứ hai là cây lương thực giảm còn 24,2%, cây công nghiệp chiếm 16,4%. Diện tích cây ăn trái tăng nhanh và đạt 39.739 ha vào năm 2005, chiếm 29,1% diện tích đất nông nghiệp, với sản lượng 379.901 tấn, phân bố chủ yếu ở Chợ Lách, Tây Châu Thành và một phần ở các huyện khác. Cơ cấu cây ăn trái được phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, trong đó chú ý tăng tỉ trọng các cây thuộc nhóm có múi (bưởi, cam, quýt, chanh...), các cây có khả năng chế biến (xoài, đu đủ, chuối...), ổn định tỉ trọng các cây đặc sản (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bòn bon...). Tỉnh có kế hoạch phát triển cây ăn trái đạt sản lượng 588.000 tấn vào năm 2010. Bến Tre có khoảng 5.000 cơ sở làm cây giống, sản xuất từ 16 triệu - 18 triệu cây giống mỗi năm trong đó huyện Chợ Lách là địa phương sản xuất cây giống nổi tiếng của khu vực ĐBSCL. Mỗi năm, Chợ Lách cung ứng trên thị trường khoảng 15 triệu cây giống các loại. Cây giống làm ra ngoài tiêu thụ tại tỉnh, khắp các tỉnh ĐBSCL mà còn đến tận các tỉnh miền Đông, miền Trung và cả ở miền Bắc. Từ bình tuyển, du nhập, đến lai tạo, nhà vườn Chợ Lách cho ra đời nhiều giống cây ăn trái quí hiếm như: Sầu riêng sữa cơm vàng hạt lép (sầu riêng Chín Hóa), sầu riêng Mong Thoong, sầu riêng Ri-6, măng cụt Cái Mơn, chôm chôm Rong-riêng, dâu Hạ châu, xoài cát Hòa Lộc, xoài Tứ quí, bưởi Năm roi, bưởi Da Xanh, quýt đường, cam soàn, bòn bon, mít nghệ, ổi không hạt... Riêng về giống bưởi da xanh đặc sản của Bến Tre ở tại hai cơ sở sản xuất giống bưởi da xanh số lượng nhiều nhất là ông Lê Văn Hoa (Hai Hoa) xã Sơn Định, huyện Chợ Lách và ông Đặng Văn Rô (Ba Rô) xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày. Hai cơ sở này mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 50 000 đến 60 000 cây giống bưởi Da Xanh. Các loại trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre có thể kể đến là sầu riêng Chín Hóa, măng cụt Cái Mơn, bưởi Da Xanh, chôm chôm Chợ Lách, dừa… Ngoài ra, Bến Tre có khoảng 29 điểm du lịch vườn hấp dẫn như khu du lịch Cồn Phụng, một cù lao nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, các tuyến du lịch Ba Tri, Mỏ Cày, Chợ Lách… đang được khai thác. Bến Tre đã xác định du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế thứ ba của tỉnh, sau kinh tế vườn và thuỷ sản, tỉnh khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, gắn du lịch với xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư hạ tầng. Năm 2005 lượng khách quốc tế đến Bến Tre tăng lên gần 151.000 người, doanh thu vượt qua ngưỡng 83 tỷ đồng, tăng 82,4% so với năm 2002. Về nguồn nhân lực, năm 2005 Bến Tre có 899.908 người trong độ tuổi lao động (chiếm 66,59% dân số), trong đó tỷ lệ người làm việc trong ngành nông lâm nghiệp chiếm 54,76% số người trong độ tuổi lao động. 2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre Bưởi có tên khoa học là Citrus maxima (Burm. Merr.) hay Citrus grandis (Osb.) thuộc nhóm cây có múi, họ Rutaceae, có nguồn gốc ở Đông Nam Á và một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Bưởi là loại quả có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học. Trong 100g phần ăn được chứa 59 calo, nhiều chất khoáng như: Ca 30 mg, Fe 0,7 mg.... Bưởi còn góp phần hỗ trợ sức khỏe con người như giúp dễ tiêu hóa và lưu thông máu. Cây bưởi đã được trồng từ rất lâu đời ở nước ta và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Năm 2004 nước ta có 25 690 ha bưởi, trong đó diện tích bưởi ở Đồng bằng sông Cửu Long là 14 234 ha, chia ra các tỉnh Vĩnh Long 5.947 ha, Tiền Giang 3.732 ha, Bến Tre 2.406 ha, Hậu Giang 1.750 ha, Sóc Trăng 1.575 ha và Trà Vinh 1.038 ha. Các giống bưởi được trồng nhiều nhất là ‘Năm Roi’, ‘Da Xanh’, ‘Lông Cổ Cò’, ‘Bưởi Đường’... Trong đó bưởi Da Xanh được xem là giống bưởi ngon nhất hiện nay. Tỉnh Bến Tre hiện có 3.004 ha bưởi (7,56% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh), trong đó bưởi Năm Roi có diện tích khoảng hơn 500 ha, được trồng không tập trung, rải rác ở các huyện, bưởi Da Xanh có diện tích khoảng 1.290 ha (năm 2004) cũng được trồng rải rác ở Thị xã Bến Tre, các huyện Chợ Lách, Châu thành và Mỏ Cày. So với bưởi năm roi thì bưởi Da Xanh được bà con nông dân ở Bến Tre trồng nhiều hơn và khá tập trung hơn vì hiện nay giống bưởi này đang cho thu nhập cao, vườn bưởi chuyên canh và chăm sóc tốt, trong thời kỳ cho trái ổn định (khoảng 7-8 năm sau khi trồng) có thể lên đến 200 triệu đồng/ha. Diện tích, sản lượng bưởi tỉnh Bến Tre (Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2005) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích CAQ (ha) 35.106 36.390 39.268 40.378 39.739 Diện tích bưởi (ha) 624 843 1.544 2.366 3.004 Sản lượng bưởi (tấn) 3.255 5.987 9.058 11.448 15.827 Đặc tính của các giống bưởi được trồng phổ biến ở Bến Tre: Bưởi Lông Hồng: còn gọi là bưởi Lông Cổ Cò có nguồn gốc ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trước đây nhà vườn ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè thường chở bưởi đến bán ở chợ Cổ Cò dọc quốc lộ 1 nên gọi dần thành quen. Mặc dù không được nổi tiếng như bưởi Năm Roi và chất lượng không ngon bằng bưởi Da Xanh nhưng năng suất rất cao, dễ trồng lại ít sâu bệnh tấn công nhưng hiện nay giống bưởi này đã được trồng phổ biến ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Giống bưởi này có một lớp lông nhung ở đọt non, lá non và trái non, sẽ tự mất dần khi cành, lá và trái phát triển. Cây bưởi Lông Hồng có khả năng sinh trưởng khá mạnh, tán hình tròn, phiến lá hình e-líp, màu xanh đậm, trên bề mặt lá có lớp lông tơ mịn. Cây sẽ cho trái từ 2,5 đến 3,5 năm sau khi trồng, mùa thu hoạch rải rác quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 8 đến tháng 12 dương lịch hàng năm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 7-7,5 tháng, năng suất cao, cây 7 năm tuổi có thể cho 100 trái hoặc hơn. Trái bưởi Lông Hồng có trọng lượng trung bình 0,9-1,5 kg, trái có hình giống trái lê, cân đối, vỏ màu xanh có lẫn vết hoe vàng, nhìn kỹ có lớp lông mịn và dễ lột. Ruột bưởi có múi/con tép màu hồng, có nhiều hột bên trong, một số dòng không có hột, về điểm này cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với bưởi Da xanh. Khi ép tỷ lệ nước quả khá cao (hơn 40%), vị ngọt chua hài hòa, hơi đắng (điểm này khác với bưởi Da Xanh và bưởi Năm Roi). Bưởi Da Xanh: Bưởi ‘Da Xanh’ được trồng đầu tiên từ những năm 1960 tại xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Kiến Hòa, nay là tỉnh Bến Tre, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Do phẩm chất ngon nên giống này được trồng khá phổ biến tại các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai. Cây bưởi Da Xanh có đặc tính sinh trưởng khá, dạng tán hình tròn, phiến lá phủ một phần lên đáy cánh lá, bìa lá có răng cưa tròn và rõ, ít lông tơ, màu lá xanh đậm. Cây có khả năng cho trái từ 2 đến 3 năm sau khi trồng nếu được chăm sóc tốt (đối với cây chiết cành và cây ghép). Thời gian ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7-8 tháng, năng suất có thể trên 100 trái/cây/năm (cây khoảng 14 năm tuổi), năng suất tương đối ổn định Trái bưởi Da Xanh có trọng lượng trung bình 1,5 kg, (có nhiều trái đạt 2-2,5 kg) dạng trái hình cầu, vỏ có màu xanh đến xanh vàng khi chín và dễ bóc, con tép có màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi, có khi có nhiều hột bên trong. Nước quả có v
Tài liệu liên quan