Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ.

doc83 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có 2 quá trình hoạt động là sản xuất ra sản phẩm và xúc tiến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ càng có vị trí quan trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán những gì mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường, với chức năng nhiệm vụ là sản xuất tinh bột sắn chủ yếu dùng cho xuất khẩu ,phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và ngoài tỉnh, đã cố gắng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động tiêu thụ của nhà máy vẫn có một số điểm tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm, mạng lưới tiêu thụ chưa rộng khắp, đặc biệt là chưa thâm nhập được các thị trường ở miền Nam và miền Bắc, chỉ mới tập trung ở một số thị trường mục tiêu ở nước ngoài, hơn nữa nhà máy chỉ sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng là chủ yếu, còn chiến lược chào hàng, khuyếch trương để mở rộng thị trường còn thấp, chưa kích thích thu hút khách hàng. Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình thực tập tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, tôi chọn đề tại : “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế “, để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm. + Đánh giá công tác tiêu thụ các sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy + Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2008-2010). - Phương pháp nghiên cứu: để hoàn thành khóa luận tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích thống kê + Thu thập và xử lí số liệu. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp chỉ số. + Phương pháp phân tích ma trận SWOT. -Giới hạn nghiên cứu: +Về mặt nội dung nghiên cứu: phân tích tình hình tiêu thụ về khối lượng, doanh thu qua các thị trường và các kênh phân phối của nhà máy trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của nhà máy. +Về mặt thời gian: tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010). +Về mặt không gian : hoạt động tiêu thụ tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó nằm ở khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là người tiêu dùng trong quá trình toàn cầu hóa nguồn vật chất. Quá trình tiêu thụ sản phẩm thực hiện chuyển quyền sở hữu, giá trị sử dụng hàng hóa từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng . Vì vậy, đây được xem là khâu then chốt, khâu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì một khi sản phẩm được tiêu thụ thì nhà sản xuất mới thu hồi được vốn để thực hiện sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Theo nghĩa hẹp, “ tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua, đồng thời gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán”. Ở đây tiêu thụ sản phẩm được xem là hoạt động bán hàng, là quá trình người bán giao hàng và người mua thanh toán tiền, tiêu thụ sản phẩm đến đây là kết thúc. Theo nghĩa rộng,” tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, và phân phối sản phẩm, tổ chức bán hàng, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp và các công tác dịch vụ sau bán hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất.” Theo cách hiểu này, tiêu thụ sản phẩm không chỉ là một khâu, một bộ phận nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là tổng hợp nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn thực hiện mỗi chức năng khác nhau nhưng cùng đạt mục tiêu là làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn xem xét đến bản chất của tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị ( H-T). Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lợi nhuận. 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì sản xuất sản phẩm ra và được bán thì doanh nghiệp mới thu được tiền và tái sản xuất. Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu thập thông tin về thị trường một cách chính xác nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược, phương hướng kinh doanh đúng đắn, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích kinh doanh là lợi nhuận. Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm giúp củng cố uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giúp cân đối cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ nghĩa là cung cầu được điều hòa . Đối người tiêu dùng Thông qua quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, họ sẽ được thõa mãn nhu cầu . Đồng thời qua đó họ có thể gửi gắm những yêu cầu, mong muốn về sản phẩm đến người làm công tác tiêu thụ để doanh nghiệp ngày càng thõa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với xã hội: Tiêu thụ sản phẩm giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách cho nhà nước, góp phần giúp nhà nước điều tiết, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, từ đó số người có việc làm tăng hơn, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm tệ nạn xã hội. 1.1.1.3. Nội dung công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu, thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm trả lời ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Khi nghiên cứu thị trường phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng. Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhằm đảo bảo cho quá trình tiêu thụ diễn ra suôn sẻ, liên tục . Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải giải quyết được những vấn đề sau : + Thiết lập mục tiêu cần phải đạt được: về doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm,… + Xây dựng phương án để đạt được mục tiêu tối ưu nhất: công tác chuẩn bị sản phẩm để xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ,… Hoàn chỉnh sản phẩm, đưa về kho thành phẩm chờ tiêu thụ. Giai đoạn này sẽ làm các công việc như tiếp nhận, phân loại, đóng gói, kê ký mã hiệu,…và bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ xuất bán. Lựa chọn hình thức tiêu thụ Hình thức tiêu thụ trực tiếp : trong quá trình tiêu thụ chỉ có sự góp mặt của 2 đối tượng là nhà sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của một trung gian nào. Hình thức tiêu thụ gián tiếp : trong quá trình tiêu thụ có sự góp mặt của một hoặc một số trung gian như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… Xúc tiến bán hàng Để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp thường dùng các công cụ hỗ trợ như : quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng,…nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tổ chức hoạt động bán hàng: Hoạt động này cần có sự góp mặt quan trọng của các nhân viên bán hàng . Đào tạo, huấn luyện đội ngũ bán hàng có chuyên môn giỏi là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp đi tới thành công. Tổng hợp và đánh giá hoạt đông tiêu thụ sản phẩm : Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp biết được hạn chế cần khắc phục hay những thành công để phát huy. 1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm: việc tiêu thụ sản phẩm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: Chất lượng sản phẩm Khi mức sống con người ngày càng cao thì chất lượng sản phẩm được coi là mối quan tâm hàng đầu khi ra quyết định mua sắm của khách hàng.Sản phẩm nào đó có chất lượng tốt thì sẽ được khách hàng ưa chuộng, từ đó uy tín của doanh nghiệp sẽ dễ dàng định vị trong tâm trí khách hàng. Giá cả sản phẩm Ngày nay, giá cả không còn là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vai trò quan trọng của nó không hề mất đi.Việc định giá cao hay thấp đều ảnh hưởng tới năng xuất tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Tùy vào mức chi phí bỏ ra khi sản xuất sản phẩm mà doanh nghiệp định giá sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lợị nhuận và vị thế của doanh nghiệp vẫn giữ vững trên thị trường. Nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực lao động: trình độ, kĩ năng làm việc, kinh nghiệm của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chiến lược con người cần phải được đặt lên hàng đầu đối với doanh nghiệp. Nguồn lực về tài chính: mọi kế hoạch, hoạt động của công tác tiêu thụ sản phẩm đều được tính toán dựa trên nguồn lực tài chính. Việc sử dụng tốt nguồn lực tài chính doanh nghiệp hạn chế sự lãng phí, cũng như nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Cơ sở vật chất kĩ thuật: ngày nay khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển đã cho ra đời liên tục hàng ngàn phát minh. Nghiên cứu và đầu tư hiệu quả cơ sớ vật chất nhằm tránh khỏi sự nhanh lạc hậu là vấn đề hết sức cần thiết. Thương hiệu Thương hiệu có vai trò rất lớn trong quyết định mua sắm của khách hàng, bởi lẻ ngày nay khách hàng có xu hướng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua của sự uy tín ,đẳng cấp khi sử dụng sản phẩm. Vì vậy tạo cho mình một thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất trong nền kinh tế thi trường. Dịch vụ trong và sau bán hàng Các hoạt động như quảng cáo, khuyến mãi có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thái độ bán hàng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mãi khi mua sản phẩm. Đối thủ cạnh tranh Các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, không những đối thủ cạnh tranh hiện tại mà còn là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các đối thủ bán sản phẩm thay thế.Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhằm lôi kéo và giữ khách hàng trung thành với sản phẩm của mình. Khách hàng Thị hiếu và tập quán ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp trước khi muốn tung một sản phẩm ra thị trường thì phải trả lời được các câu hỏi : Khách hàng là ai? Họ muốn mua cái gì? Mua như thế nào? Mua bao nhiêu ? Mua vào lúc nào ? Tại sao mua ? Ngoài ra còn các yếu tố thuộc về chính phủ như chính sách thuế, chính sách tiền lương, chính sách về trợ giá,…, các nhân tố như lạm phát, tiền tệ, tỷ giá ngoại hối đoái, các yếu tố về văn hóa xã hội, pháp luật cũng ảnh hưởngđáng kể đến thương hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1.5. Chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ - Chính sách sản phẩm Trong sản xuất kinh doanh chính sách sản phẩm có vai trò rất quan trọng . Chỉ khi nào doanh nghiệp xây dựng cho mình một chiến lược lâu dài, thích ứng với sự biến động của thị trường thì từ đó doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm. Chính sách sản phẩm là một nội dung cốt lõi của marketing mix vì thông qua doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khếch trương,… Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: + Quản lý chất lượng. + Phát triển nhãn hiệu sản phẩm. + Quyết định lựa chọn bao bì sản phẩm. - Chính sách giá Chính sách giá cả của doanh nghiệp được tập hợp các cách thức quy định mức giá cơ sở và biên độ dao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc quy định giá không nên quá cứng nhắc mà tùy vào tình hình thị trường để linh động điều chỉnh giá cho phù hợp. Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức giá là vấn đề hết sức quan trọng. Trong chính sách giá đối với sản phẩm, doanh nghiệp phải theo đuổi những mục tiêu: để tồn tại, tối đa hóa lợi nhuận, tăng thị phần, thu hồi vốn nhanh, dẫn đầu về chất lượng và các mục tiêu khác. - Chính sách phân phối Nội dung cơ bản của chính sách phân phối sản phẩm là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong quá trình doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bao gồm các vấn đề như thiết lập kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, thiết lập các mối quan hệ trong kênh và toàn bộ mạng lưới phân phối, các vấn đề về dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển ... Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau: + Phù hợp với tính chất của sản phẩm. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm. + Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. + Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của doanh nghiệp và thiết lập mối quan hệ bền vững với các trung gian. - Chính sách xúc tiến khuếch trương Chính sách xúc tiến là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó bao gồm các hoạt động như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại khác. Thông qua chính sách này đã đưa thông tin lợi ích của sản phẩm tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng cuối cùng, kích thích chân chính lòng ham muốn mua hàng của khách hàng. 1.1.1.6. Kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, những tổ chức hay các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Chức năng của kênh phân phối là làm cho dòng chảy hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hư hao nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh. Kênh phân phối sản phẩm gồm các kênh sau: Phân loại theo hình thức phân phối sản phẩm: có 3 loại: trực tiếp, gián tiếp, hỗn hợp. Kênh phân phối trực tiếp: trong kênh này chỉ có sự tham gia của người sản xuất và người tiêu dùng, không có sự góp mặt của trung gian. Hàng hoá được đưa đến tay người tiêu dùng qua lực lượng bán hàng của doanh nghiệp hay các đại lý hợp đồng. Đại lý Người tiêu dùng Doanh nghiệp Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 1: kênh phân phối trực tiếp Kênh phân phối gián tiếp: trong kênh này có sự tham gia của các phần tử trung gian như đại lý, người bán sĩ, người bán lẽ,…Doanh nghiệp không trực tiếp bán cho người sử dụng sản phẩm. Đại lý Doanh nghiệp Người tiêu dùng Người mua trung gian Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 2: kênh phân phối gián tiếp Kênh phân phối hỗn hợp: dạng kênh này là sự kết hợp giữa hai dạng kênh phân phối trên. Doanh nghiệp Người tiêu dùng Đại lý Người mua trung gian Lực lượng bán hàng của DN Sơ đồ 3: kênh phân phối hỗn hợp Phân theo tiêu thức dài, ngắn Kênh phân phối ngắn: là dạng kênh phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc sử dụng một loại trung gian tham gia vào kênh phân phối sản phẩm. Kênh phân phối dài : là dạng kênh phân phối có sự tham gia của nhiều người mua trung gian, từ 2 đối tượng trung gian trở lên. Hàng hóa được chuyển dần quyền sở hữu qua các trung gian rồi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ưu, nhược điểm của các kênh phân phối Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối ngắn: Ưu điểm: + Tiết kiệm được chi phí lưu thông + Doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt quá trình bán hàng. + Khai thác chính xác nhu cầu của khách hàng Nhược điểm: + Hàng hóa bán ra với khối lượng nhỏ lẻ, do đó có thể dẫn đến tồn động hàng hóa, ứ đọng vốn và vốn chu chuyển chậm. + Không khai thác nhu cầu khách hàng ở xa. + Cơ chế tổ chức và quản lý phân phối phức tạp. Kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối dài: Ưu điểm: + Tận dụng được mối quan hệ của các trung gian, làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. + Hệ thống kênh phân phối chặt chẽ hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Nhược điểm: + Chi phí lưu thông tăng lên và thời gian lưu thông hàng hóa dài. + Doanh nghiệp không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do đó không nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Kênh phân phối hỗn hợp :do sử dụng kết hợp nên loại kênh này sẽ tập hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của 2 loại kênh trên. 1.1.1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm: - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm : Tt = Trong đó : Tt : tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Q0i : khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc của sản phẩm i Q1i : khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu của sản phẩm i P0i : giá kỳ gốc của sản phẩm i P1i : giá kỳ nghiên cứu của sản phẩm i Qua chỉ tiêu này ta thấy: + Nếu Tt < 100 chứng tỏ DN đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. + Nếu Tt >100 chứng tỏ DN đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc. - Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và lượng tồn kho đầu kỳ. Vì thế, khi phân tích ta cần phải đối chiếu tình hình sản xuất , dự trữ với khả năng tiêu thụ sản phẩm . Ta có thể dựa vào chỉ tiêu sau : Tồn đầu kỳ + Sản xuất trong kỳ = bán ra trong kỳ + tồn cuối kỳ (Tđk) (Stk) (Btk) (Tck) Hay Btk= Tđk + Stk - Tck - Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Là tổng giá trị tấc cả hàng hóa đã tiêu thụ được trong kỳ nghiên cứu n TR= SPiQi i=1 Trong đó TR: Tổng doanh thu Pi : giá sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Qi : khối lượng sản phẩm i được tiêu thụ trong kỳ Để phân tích sự biến động của doanh thu trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta sử dụng phương pháp chỉ số: Ipq = Ip *Iq Trong đó p1,q1 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ báo cáo p0,q0 : giá bán và khối lượng tiêu thụ kỳ gốc :chỉ số chung về giá : chỉ số chung về khối lượng tiêu thụ Số tăng giảm tuyệt đối: Số tăng giảm tương đối: Như vậy, sự biến động doanh thu của kỳ báo cáo so với kỳ gốc là do ảnh hưởng của hai nhân tố là giá bán và khối lượng hàng hóa tiêu thụ được. - Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí bằng tiền mà DN dùng để sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. TC= FC +VC Trong đó: TC: tổng chi phí FC: chi phí cố định VC: chi phí biến đổi - Lợi nhuận : P= Tp- Z – T Trong đó: P: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tp: Doanh thu thuần. Z: Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. T: thuế Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu - Tỷ suất doanh thu/Chi phí kinh doanh: X 100 Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Lợi nhuận ròng - Tỷ suất lợi nhuận trên
Tài liệu liên quan