Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của Công ty gạch men Thăng Long

“ Liên tục-liên tục phát triển” là mục tiêu của mọi doanh nghiệp muốn tồn tại trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế mà cạnh tranh được coi là “ Linh hồn của thị trường” thì việc khai thác thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mất đi những khách hàng của mình nếu như doanh nghiệp không có những chiến lược hợp lý, hơn thế nữa doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì việc duy trì và mở rộng thị trường là chiến lược không thể thiếu.

docx55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của Công ty gạch men Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu “ Liên tục-liên tục phát triển” là mục tiêu của mọi doanh nghiệp muốn tồn tại trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế mà cạnh tranh được coi là “ Linh hồn của thị trường” thì việc khai thác thị trường theo chiều sâu và mở rộng thị trường theo chiều rộng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp mất đi những khách hàng của mình nếu như doanh nghiệp không có những chiến lược hợp lý, hơn thế nữa doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì việc duy trì và mở rộng thị trường là chiến lược không thể thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mở rộng thị trường và qua thời gian thực tập tại Công ty gạch men Thăng Long em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của Công ty gạch men Thăng Long” Với mục đích tìm hiểu những vấn đề cơ bản của thị trường, các công cụ Marketing trong việc duy trì và mở rộng thị trường nói chung và của Công ty gạch men Thăng Long nói riêng, từ đó đề xuất một số kiến nghị và biện pháp cụ thể với hy vọng góp phần duy trì và mở rộng thị trường của Công ty. Đề tài được chia làm ba phần: Phần 1 Tổng quan của Công ty Phần 2 Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm Công ty Cổ phần Gạch men Thăng Long - Viglacera. Phần 3 Một số giải pháp Marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường cho Công ty gạch men Thăng Long Mặc dù đã hết sức cố gắng tìm hiểu lý thuyết và thực tế tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế cũng như thời gian tìm hiểu hạn hẹp nên bản đồ án này còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo cùng toàn thể các bạn để bản đề tài của em được hoàn thành. Em xin trân trọng cám ơn Cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Điệp cùng các anh chị phòng Kinh doanh Công ty Gạch men Thăng Long đã chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành đề tài này. Phần I Tổng quan về công ty 1) Thông tin chung về Doanh Nghiệp Tên Doanh Nghiệp : Công ty cổ phần gạch men Thăng Long Tên giao dịch : Thăng Long ceramic tile joint stock company Hình thức pháp lý : Công Ty cổ phần Nghành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sản phẩm gạch ceramic Địa chỉ : Phúc Thắng – Mê Linh – Vĩnh phúc Tài khoản ngân hàng: E – mail : Điện Thoại Công Ty cổ phần men Thăng Long - Viglacera là DN sản xuất kinh doanh với cổ đông sáng lập là Tổng Công Ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng. Công Ty hoạt động theo luật Doanh Nghiệp, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công Ty cổ phần men thăng long Viglacera được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 01-02-2004 Công Ty cổ phần men Thăng Long – Viglacera là một trong những Công Ty có giá trị tài sản lớn trong Tổng Công Ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng – Năm 2001 tổng giá trị tài sản của Công Ty là 180 Tỷ đồng đến Năm 2005 tổng giá trị tài sản của Công Ty khoảng 275 Tỷ đồng với các công trình Xây Dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc thiết bị chiếm khoảng 65% trong tổng giá trị tài sản của Công Ty. 2) Quá Trình hình thành phát triển Doanh Nghiệp Công Ty được khởi công xây dựng tháng 04/2000 và hoàn thành chính thức đi vào sản xuất kinh doanh ngày 15/12/2000 với tên gọi Nhà Máy gạch men Thăng Long , theo quyết định số 1379/QĐ - BXD ngày 22/09/2000 của Bộ trưởng Bộ XD Ngày 14/01/2002 Nhà máy đã được Bộ XD quyết định đổi tên thành Công Ty gạch men Thăng Long để phù hợp với quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. Ngày 01/08/2003 dưới sự chỉ đạo của Tổng Công Ty Thuỷ Tinh và Gốm XD. Công Ty gạch men Thăng Long sát nhập với Công Ty Granite Tiên Sơn và đổi tên thành Công Ty gạch ốp lát Thăng Long – Viglacera. Theo tiến trình đổi mới DN nhà nước từ ngày 01/02/2004 Công Ty gạch ốp lát Thăng Long đã tiến hành cổ phần hoá DN và đổi tên thành Công Ty cổ phần gạch men Thăng Long – Viglacera. 3) chức năng ,nhiệm vụ của doanh nghiệp + Sản xuất, mua bán sản phẩm gạch ceramic và các loại vật liệu xây dựng khác + Đầu tư hạ tầng,trăng trí nội thất các công trình công nghiệp dân dụng + Kinh doanh xuất nhập khẩuvà dịch vụ vận chuyển hàng hoá các loại và một số lĩnh vực khác. 4) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của DN 4.1.Đặc điểm sản phẩm của Công Ty Là các loại sản phẩm gạch men ốp tường, gạch men lát nền, có kích thước, hoa văn đa dạng theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với điều kiện thiết bị của Công Ty : Loại kích thước 200 x 200 mm; 200 x 250mm ; 250 x 250mm; 250 x 400mm ; 400 x 400mm... 4.2.Đặc điểm thị trường Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ, thị trường được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan đIểm khác nhau, nhiều trường phái khác nhau. Thị trường của Công Ty chủ yếu khu vực Miền Bắc đến tháng 07/2004 Công Ty đã mở thêm Chi nhánh Miền Trung của Công Ty tại Đà Nẵng đén tháng 05/2005 mở thêm Chi nhánh Miền Nam tai thành phố HCM hiện nay thương hiệu gạch men Viglacera của Công Ty đã khẳng định được vị thế của mình trren thị trượng trong nước và đã gây được sự chú ý của một số thị trường nước ngoài như: ĐàI Loan, Hàn Quốc, Singapor, Myanmar…. 4.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm gạch Ceramic - Để sản xuất sản phẩm gạch Ceramic, nguyên liệu gồm hai loại nguyên liệu dẻo và nguyên liệu gầy, bao gồm: đát sét, fens pát, đá vôi, cao lanh, men màu, các chất phụ gia…các nguyên liệu được pha trộn theo tỷ lệ quy định của phòng kỹ thuật và được áp dụng theo quy trình sản xuất cụ thể của Công Ty. Gia công nguyên liệu xương: đất và các chất phụ gia được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý sau đó được nạp vào hệ thống máy nghiền xương 2. Sau khi nghiền xong tạo ra dạng hồ ướt được đưa xuống bể khuấy hồ trung gian cung cấp chop giai đoạn 3. Bột hồ được đưa qua hệ thống máy sấy phun tạo bột khô với dạng hạt có độ ẩm phù hợp cung cấp cho công đoạn 4. ép tạo hình sản phẩm bán thành phẩm: Bột được đưa vào hệ thống máy ép thuỷ lực được ép tạo hình sản phẩm bán thành phẩm và cung cấp cho công đoạn 5. Nung xương( Nung Bisquist) sản phẩm bán thành phẩm được đưa vào được đưa vào lò nung thanh lăn đốt bằng khí than theo đường cong nung tạo ấng phẩm bisquist cung cấp cho công đoạn 6. Tráng men và in hoa văn lên bề mặt sản phẩm tạo ra, tạo ra sản phẩm có nhiều màu sắc, hoa văn theo mong muốn, được cung cấp cho công đoạn 7. Nung men tạo thành phẩm: Qua hệ thống lò nung thanh lăn lần 2 sản phẩm sau khi được tráng men được nung theo đường cong nhiệt phù hợp tạo ra thành phẩm đưa đén công doạn 8. Phân loại đóng gói thành phẩm, các sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ ra ngoàI, sản phẩm đạt yêu cầu được đưa vào máy đóng gói thành phẩm đưa đến công đoạn 9. Nhập kho thành phẩm: Sản phẩm sau đóng gói được xếp vào kệ hàng và được nhập kho Tráng men và in hoa văn lên bề mặt sp Nhập kho thành phẩm Phân loại và đóng gói sản phẩm Nung men tạo thành phẩm Nung Bisquist Ep tạo hính sp bán thành phẩm Hệ thống máy sấy phun Hệ thống máy nghiền Gia công nguyên liệu xương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Sơ đồ 1:Quy trình sản xuất gạch ceramic 4.4. Đặc điểm lao động Lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất sản phẩm. Nhận thức được vấn đề quan trọng này những năm qua Công Ty không ngừng đào tạo và nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng Lao động nhằm đáp ứng kịp thời cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty. Về số lượng Lao động: Khi mới đi vào sản xuất Công Ty chỉ có khoảng 300 công nhân viên, sau khi mở rộng thêm sản xuất đến nay Công Ty đã có hơn 700 công nhân viên Về chất lượng lao động: Tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đều có trình độ trên Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp, hầu hết công nhân đều có trình độ, tay nghề tương đối ca Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công Ty cổ phần Gạch men Thăng Long ĐVT:Người STT Các chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 A Tổng số CBCNV 590 100 740 100 1 LĐ gián tiếp 130 22.03 145 19.60 2 LĐ trực tiếp 460 77.97 595 80.4 B Phân theo giới tính 590 100 740 100 1 Nam 380 64.40 490 66.21 2 Nữ 210 35.60 250 33.79 C Phân theo trình độ 590 100 740 100 1 Đại Học trở lên 105 17.79 125 16.89 2 Cao Đẳng, Trung Cấp 100 16.95 110 14.86 3 Công nhân nghề 385 65.26 505 68.25 Nguồn:phòng nhân sự Do tính chất tính chất về ngành nghề nên lao động Nam trong Công Ty chiếm Tỷ trọng cao hơn so với Lao động Nữ, Lao động trực tiếp tham ra sản xuất chiếm khoảng 80% còn lại là Lao động gián tiếp, việc quản lý tốt quá trình sản xuất sẽ tạo đIều kiện tốt cho việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố sản xuất mà trong đó quản lý và sử dụng hợp lý sức Lao động là một vấn đề rất phức tạp. Công Ty đang sử dụng cách xác định mức Lao động trên cơ sở số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thanh sản phẩm cũng như các công việc được hoành thành trước đó . Các số liệu này được lấy từ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất tình hình hoàn thành mức Lao động. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của cán bộ định mức có kinh nghiệm và một số công nhân lành nghề. Định mức Lao động sản xuất một số công đoạn Chuẩn bị nguyên liệu 2người/1 ca/8 giờ/1 ngày Trạm khí hoá than 12 người/1 ca/8 giờ/1 ngay Gia công nguyên liệu 4 người/1 ca/8 giờ/1 ngày Lò nung thanh lăn 15 người/1 ca/8 giờ/1 ngay Phân loại sản phẩm 20 người/1 ca/8 giờ/1 ngày Về thời gian làm việc là khoảng thời gian đủ để người Lao động hoành thành công việc được giao trong ca, mỗi ca sản xuất công nhân Lao động đều được cấp phát và trang bị những dụng cụ cần thiết phục vụ trọng quá trình sản xuất của từng công đoạn sản xuất. 4.5. Đặc điểm tài chính Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn Đơn vị đồng Chỉ tiêu 2004 2005 Tài sản cố định 148.051.094.115 139.323.766.538 Tài sản lưu động 131.544.027.602 134.799.611.534 Tổng tài sản 279.595.121.717 274.123.378.072 Nợ phải tả 264.607.511.524 257.399.617.658 Nguồn vốn chủ sở hữu 14.987.610.193 16.723.760.414 Tổng nguồn vốn 279.595.121.717 274.123.378.072 Nguồn:PhòngTCKT Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn Đơn vị: % Chỉ tiêu 2004 2005 Tài sản cố định/ Tổng tài sản 52,95 50,83 Tài sản lưu động/ Tổng tài sản 47,04 49,17 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 94,64 93,80 Nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn 5,36 6,10 Nguồn : phòng TCKT Cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tỷ trọng của TSCĐ, TSLĐ trong tổng tài sản, tỷ trọng nợ, nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thay đổi không đáng kể qua các năm. Để hiểu rõ hơn về xu thế biến đổi của chúng, cần phải nghiên cứu về tình hình biến đổi tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 3: Tình hình biến đổi tài sản của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Số cuối kỳ So sánh 05/04(%) 2004 2005 A. Tài sản lưu động, đầu tư dài hạn 131.544.027.602 134.799.611.534 102 1. Tiền 13.221.015.419 15.421.321.725 117 2. Các khoản phải thu 62.481.544.868 59.986.023.610 96 3. Hàng tồn kho 55.400.851.660 58.901.527.385 106 4. Tài sản lưu động khác 440.615.655 490.738.814 111 B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn 148.051.094.115 139.323.766.538 94 1. Tài sản cố định 131.709.716.109 121.982.129.285 93 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16.341.378.006 17.341.637.253 106 Tổng cộng tài sản 79.595.121.717 274.123.378.072 Nguồn: Phòng TCKT Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty năm 2005 tăng so với 2004 do dự trữ tiền mặt tăng, tồn kho tăng do dự trữ nguyên vật liệu của công ty tăng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm so với năm trước do công ty trích khấu hao TSCĐ hiện đang dùng, mà chi phí xây dựng cơ bản dở dang vẫn chưa hoàn thành nên chưa đưa vào sử dụng tăng TSCĐ Đặc điểm nguồn vốn Bảng 4 Tình hình biến đổi nguồn vốn của công ty ĐVT: đồng Chỉ tiêu Số cuối kỳ So sánh 05/04(%) 2004 2005 A. Nợ phải trả 264.607.511.524 257.399.617.658 97 1. Nợ ngắn hạn 180.545.392.524 184.579.973.348 102 2. Nợ dài hạn 82.647.810.580 71.647.687.123 87 3. Nợ khác 1.414.308.420 1.171.957.187 83 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 14.987.610.193 16.723.760.414 112 1. Nguồn vốn, quỹ 14.987.610.193 16.723.760.414 112 Tổng cộng nguồn vốn 279.595.121.717 274.123.378.072 98 Nguồn P TCKT Nguồn vốn của công ty 2005 giảm so với 2004 chủ yếu ở các khoản nợ dài hạn, do khoản vay đầu tư công ty đã có kế hoạch trả dần qua các năm và không có phát sinh mới. Vay ngắn hạn tăng do công ty mở rộng sản xuất tăng sản lượng sản phẩm nên nhu cầu vốn ngắn hạn tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004. Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần men Thăng Long – Viglacera giảm nhưng lợi nhuận lại tăng cho thấy công ty đang có những chính sách tài chính hợp lý và hiệu quả. 4.5.1 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Bảng phân tích các chỉ số tài chính cho thấy các tỷ số tài chính năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh giảm do hàng tồn kho năm 2005 tăng, cơ cấu tài sản cố định giảm do TSCĐ giảm, tài trợ dài hạn của công ty giảm do công ty đã trả được một phần nợ dài hạn. Bảng 5: Phân tích một số chỉ số tài chính năm 2004, 2005 Đơn vị: lần Các chỉ tiêu tài chính Công thức tính Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1a. Khả năng thanh toán chung (TSLĐ&ĐTNH)/Nợ NH 0,73 0,73 0,00 1b. Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ&ĐTNH- Hàng TKho)/Nợ NH 0,42 0,41 (0,01) 2. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính  2a. Cơ cấu tài sản lưu động (TSLĐ&ĐTNH)/Tổng TS 0,47 0,49 0,02 2b. Cơ cấu tài sản cố định (TSCĐ&ĐTDH)/Tổng TS 0,53 0,51 (0,02) 2c. Tự tài trợ (cơ cấu nguồn vốn CSH) NV CSH/ Tổng TS 0,05 0,06 0,01 2d. Tài trợ dài hạn (NV CSH+ Nợ DH)/ Tổng TS 0,35 0,32 (0,03) 3. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động  3a. Vòng quay TSLĐ DT thuần/(TSLĐ&ĐTNH)bq 1,46 1,77 0,30 3b. Vòng quay tổng TS DT thuần/ Tổng TS bq 0,69 0,85 0,16 3c. Vòng quay hàng tồn kho DT thuần/ Hàng tồn kho bq 3,47 4,12 0,64 4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 4a. Doanh lợi tiêu thụ LN sau thuế/DT thuần 0,01 0,02 0,01 4b. Doanh lợi vốn chủ LN sau thuế/NV CSH bq 0,17 0,27 0,10 4c. Doanh lợi tổng tài sản LN sau thuế/Tổng TS bq 0,01 0,02 0,01 Nguồn P TCKT 4.5.2 Nhận xét về tình hình tài chính của công ty Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán và đặc biệt thông qua các tỷ số tài chính năm 2005 ta thấy được phần nào tình hình tài chính của công ty tại thời điểm đó. Về khả năng thanh toán, tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty là 0,73 chỉ số này nhỏ hơn 1 công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán, khả năng thanh toán nhanh của công ty chỉ đạt 0.41, việc thanh toán các khoản nợ ngăn hạn của công ty sẽ khó khăn. Về khả năng hoạt động, tỷ số vòng quay TSLĐ của công ty là 1,77; vòng quay hàng tồn kho là 4,12 chứng tỏ sức hoạt động của công ty là tốt, công ty có thể quay vòng nhanh tài sản lưu động và hàng tồn kho. Tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty 0.85 tỷ số này hơi nhỏ thể hiện khả năng quay vòng tổng tài sản thấp. Về khả năng sinh lời, các tỷ số này đều nhỏ. Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản là quan trọng với công ty, còn tỷ số khả năng sinh lời của vốn chủ là quan trọng với các cổ đông. Công ty cần phải tìm cách nâng cao các tỷ số còn thấp để tình hình tài chính của công ty ngày càng vững chắc hơn. 4.6 Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất: Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng phân xưởng. Hình thức này có ưu điểm là đạt năng suất lao động cao, khá linh hoạt khi thay đổi sản phẩm. Kết cấu sản xuất của công ty là sự hình thành các phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng sản xuất phụ trợ và các bộ phận phục vụ sản xuất Kho nguyên vật liệu Các PXSX 1,2,3 Kho thành phẩm PX cơ điện 1,2 Bộ phận vận chuyển Sơ đồ 2: kết cấu sản xuất của Công ty CP men Thăng Long Khối sản xuất chính Khối sản xuất phụ trợ 4.7 cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 4.7.1.Kiểu cơ cấu và số cấp quản lý Công ty Cổ phần men Thăng Long – Viglacera thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Với kiểu cơ cấu này một mặt đảm bảo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo tính thống nhất, tính tổ chức cao, mặt khác phát huy được các năng lực chuyên môn của các phòng chức năng PGĐ KD PGĐ SX Giám đốc TCHC KD TCKT PX SX 1,2,3 KHSX KTKCS PXCĐ 1,2 CN MT – MN Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý Công ty CP men Thăng Long – Viglacera Ghi chú: PGĐ SX: Phó Giám đốc phụ trách SX PGĐ KD: Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh KD: Phòng Kinh doanh TCHC: Phòng Tổ chức Hành chính TCKT: Phòng Tài chính Kế toán PXSX 1, 2, 3:Phân xưởng Sản xuất 1, Phân xưởng Sản xuất 2, Phân xưởng Sản xuất 3 KHSX: Phòng Kế hoạch sản xuất KT-KCS: Phòng kỹ thuật KCS PXCĐ 1, 2: Phân xưởng Cơ điện 1, Phân xưởng Cơ điện 2 CNMT: Chi nhánh Miền Trung CNMN: Chi nhánh Miền Nam Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ quản lý giá tiếp Quan hệ phối hợp Bộ phận không thuộc quản lý chất lượng 4.7.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong công ty Ban Giám đốc Ban Giám đốc có chức năng và quyền hạn sau: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Công ty. Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phê duyệt và ký các hợp đồng. Chi tiết thể hiện trong bản '' Quy định nhiệm vụ và quyền hạn trong Ban Giám đốc''. Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng và quyền hạn sau: Thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, đào tạo và các công tác khác liên quan đến người lao động. Thực hiện công tác hành chính trong Công ty theo quy định của nhà nước, theo điều lệ hoạt động của Công ty bao gồm công tác đối nội, đối ngoại, an ninh, y tế cơ sở... Chi tiết thể hiện trong tài liệu '' Quy định chức năng nhiệm vụ" của Công ty. Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tài chính Kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và theo điều lệ hoạt động của Công ty và hướng dẫn của Tổng công ty. Lập báo cáo tài chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm. Cung cấp chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc, Hội đồng quản trị và Tổng công ty để chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chi tiết thể hiện trong tài liệu '' Quy định chức năng nhiệm vụ" của Công ty. Phòng Kế hoạch sản xuất Phòng Kế hoạch Sản xuất có chức năng và nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại vật tư phục vụ cho sản xuất của Công ty. Thực hiện công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa lớn, nhỏ về thiết bị, nhà xưởng và các công trình kiến trúc khác trong Công ty. Phân tích, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, làm báo cáo theo định kỳ báo cáo Giám đốc, Hội đồng quản trị và các đơn vị liên quan. Chi tiết thể hiện trong tài liệu '' Quy định chức năng nhiệm vụ" của Công ty. Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh có chức năng và nhiệm vụ sau: Thực hiện các công tác thương mại để tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường và đề ra chiến lược kinh doanh của Công ty. Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác để sinh lời và công việc dịch vụ sau bán hàng. Chi tiết thể hiện trong tài liệu '' Quy định chức năng nhiệm vụ" của Công ty. Phòng Kỹ thuật - KCS Phòng Kỹ thuật - KCS có chức năng và nhiệm vụ sau: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các vật tư nguyên liệu cho sản xuất, cho bán thành phẩm, thành phẩm. Xác định, kiểm tra và theo dõi các thông số kỹ thuật trên từng công đoạn sản xuất. Chi tiết thể hiện trong tài liệu '' Quy định chức năng nhiệm vụ" của Công ty. Phân xưởng Sản xuất 1 Phân xưởng sản xuất có chức năng và nhiệm vụ sau: Triển khai tổ chức sản xuất có hiệu quả theo kế hoạch sản xuất Chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, nhà