Đề tài Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại hợp tác xã Phát Đạt

Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi phí, tiền lương và các phần thưởng. Bên cạnh đó, Việt Nam mới trở thành thành viên của WTO - hòa mình vào sân chơi của thế giới - do đó, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Để có thể giải quyết những khó khăn này, các doanh nghiệp phải nâng cao việc sản xuất kinh doanh, cắt giảm các chi phí Muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và việc hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải làm xác định giữa các nguồn lực: vốn, khoa học – công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực đâu là cái quan trọng và cần phải ưu tiên phát triển. Nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chính sách để phát triển nguồn lực này cho phù hợp.

doc61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại hợp tác xã Phát Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian theo học tại Trường Đại học …………, tôi nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy rất tận tình của quý Thầy (Cô). Trong thời gian qua, thầy cô không những truyền đạt kiến thức chuyên ngành hết sức cần thiết mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm thực tế rất quý báo mà Thầy (Cô) đã tích lũy được cho chúng tôi, giúp chúng tôi có đủ kiến thức áp dụng cho công việc và khả năng ứng dụng vào thực tiển của chúng tôi sau này. Ngoài ra, chúng tôi còn được sự quan tâm hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập và nghiên cứu giúp chúng tôi có thể tiếp thu và ứng dụng những kiến thức mới một cách tốt nhất, tạo điều kiện cho chúng tôi có đủ khả năng tiếp cận công việc thực tiển sau này. Để ghi nhận tấm lòng cao quý đó, Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Lãnh đạo Phân hiệu Đào tạo không chính quy và các Thầy (Cô) của Trường Đại học ………………. Đặc biệt tôi xin cám ơn Thầy …………………đã nhiệt tình hướng dẫn giúp cho tôi có được kiến thức rất bổ ích về Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian thực tập tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn rất nhiệt tình của các Anh, Chị trong Hợp tác xã đã giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báo. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị trong Hợp tác xã đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập và hoàn tất bài Luận văn tốt nghiệp này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi tham gia tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế công việc quản lý của Hợp tác xã, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, mong các Thầy, Cô và Anh, Chị trong Hợp tác xã góp ý để tôi thấy được nhưng hạn chế của mình và có hướng khắc phục. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Lời nói đầu: 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của đề tài Chương I: Giới thiệu khái quát về 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng của các phòng ban 3. Tình hình nhân sự. 4. Hoạt động tài chính. 5. Phạm vi hoạt động kinh doanh. 6. Phương thức kinh doanh. 7. Tình hình tài chính. 8. Khả năng cạnh tranh. 9. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 (so sánh) 10. Nhận xét: 10.1. Ưu điểm; 10.2. Nhược điểm; 11. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Chương II: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động trong đơn vị hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt I. Các khái niệm, quy định cơ bản về quản lý và sử dụng lao động. 1. Các khái niệm về quản lý và sử dụng lao động. 2. Quy định pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng lao động. 2.1. Lao động và hợp đồng lao động: - Về lao động. - Hợp đồng không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc. - Ký kết hợp đồng, nội dung, hiệu lực của hợp đồng. - Quản lý và sử dụng lao động 2.2 Thỏa ước lao động tập thể: điều kiện, nguyên tắc, nội dung, hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể. 2.3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Thời giờ làm việc theo quy định, giờ làm thêm, giờ làm việc đối với công việc đặc biệt. - Thời giờ nghỉ ngơi: nghỉ lễ, tết… - Tiền lương trả cho người lao động 2.4 Tổ chức công đoàn đối với người sử dụng lao động và người lao động. 2.5 Quản lý, sử dụng lao động nữ, lao động đặc thù. 2.6 Pháp luật công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động II. Một số chỉ tiêu đánh giá về quản lý và sử dụng lao động. 1. Các chỉ tiêu về quản lý lao động. 2. Các chỉ tiêu về sử dụng lao động. Chương III: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phát Đạt: Tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt: Về việc làm: Về hợp đồng và tuyển chọn lao động Về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi: 1.4- Về an toàn lao động và vệ sinh lao động: Về tổ chức hoạt động công đoàn: Quỹ tiền lương trong HTX: 3.1- Các hình thức trả lương: 3.1- Các loại tiền thưởng: 3.2- Những chi phí tính theo lương công: a- Quỹ bảo hiểm xã hội: b- Quỹ bảo hiểm y tế. 4- Đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng lao động tại HTX: Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Phát Đạt. 1- Đề xuất những giải pháp công tác quản lý và sử dụng lao động tại HTX về: 1.1- Lao động và hợp đồng lao động: 1.2- Công đoàn - Thoả ước lao động tập thể: 1.3- Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi: 1.4- Tiền lương, tiền thưởng: 2- Một số đề xuất khác: 2.1- Về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: 2.2- Về an toàn lao động, vệ sinh lao động: 2.3- Đào tạo lao động: Kết luận và kiến nghị. LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi phí, tiền lương và các phần thưởng. Bên cạnh đó, Việt Nam mới trở thành thành viên của WTO - hòa mình vào sân chơi của thế giới - do đó, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Để có thể giải quyết những khó khăn này, các doanh nghiệp phải nâng cao việc sản xuất kinh doanh, cắt giảm các chi phí… Muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và việc hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải làm xác định giữa các nguồn lực: vốn, khoa học – công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực đâu là cái quan trọng và cần phải ưu tiên phát triển. Nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và giữ vai trò quyết định đến việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chính sách để phát triển nguồn lực này cho phù hợp. Chính những vấn đề này đòi hỏi công tác tổ chức quản lý và sử dụng lao động phải luôn có sự thay đổi trong tư duy, tìm những hình thức, phương pháp, cơ chế quản lý mới, nhằm đem lại hiệu quả cao. Tức là, các doanh nghiệp phải có sự đổi mới cải tiến công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp mình. Với nhận định như trên, sau thời gian học tập nghiên cứu tại trường và thực tập tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt (HTX) nên tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động ở hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích và nhiệm vụ: . Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm về pháp luật lao động, hiệu quả sử dụng lao động tại HTX, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại HTX. Nhiệm vụ: Nghiên cứu vấn đề lý luận pháp luật về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh. Phân tích vấn đề về lao động và hiệu quả sử dụng lao động tại HTX; - Đưa ra những biện pháp để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại HTX. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở góc độ quản lý và sử dụng nguồn lao động tại HTX. Phương châm chủ đạo trong việc nghiên cứu, phân tích đề tài là: tôn trọng hiện thực khách quan. Trên cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn lao động đang thực hiện; tôi muốn khái quát thành lý luận chung nhằm soi rọi vào thực tiễn để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lao động, tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế ở HTX và nhân rộng ra cho các Hợp tác xã có cùng hướng hoạt động. 4.Phương pháp nghiên cứu: Đề tài của báo cáo thực tập thuộc chuyên ngành Quản trị luật kinh doanh nên phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh; phương pháp logic biện chứng; Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu, những thông tin thực tế đã và đang diễn ra tại HTX để xây dựng báo cáo thực tập. Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài được trình bày theo bố cục như sau: Lời nói đầu. CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát về Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt. CHƯƠNG II: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động trong đơn vị Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt CHƯƠNG III: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng lao động tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt. CHƯƠNG IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng lao động tại Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt. Kết luận và kiến nghị. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÁT ĐẠT 1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã: Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phát Đạt được thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 2004 theo quyết định của Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ hoạt động ổn định và phát triển bền vững cho đến nay.(Quyết định thành lập số mấy?) Địa chỉ trụ sở chính: ấp 3 xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ngành nghề kinh doanh dịch vụ: Bơm nước tưới- tiêu cho xã viên sản xuất lúa, mua bán vật tư nông nghiệp, gia công suốt lúa và vận chuyển lúa cho xã viên. 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban hợp tác xã: Hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt là loại hình doanh nghiệp tập thể nên cơ cấu tổ chức được thể hiện như sau: (Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt) 2.1- Chủ nhiệm HTX: Chủ nhiệm HTX do đại hội xã viên bầu có các nhiệm vụ quyền hạn sau: - Trực tiếp quản lý toàn bộ nhân lực thi công các công trình thông qua các hoạt động của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý hành chính, cán bộ giám sát và các bộ phận khác. - Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của và tuân thủ pháp luật. - Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo kế hoạch kinh doanh của HTX. Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp khuyến khích mở rộng sản xuất, kinh doanh. - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với những cán bộ công nhân dưới quyền. Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, đồng thời đại diện doanh nghiệp trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp HTX. 2.2- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được Đại hội tín nhiệm bầu có quyền kiểm tra, giám sát: Các hoạt động của HTX như sau: Kiểm tra thực hiện điều lệ, nội quy HTX và Nghị quyết đại hội xã viên; Giám sát hoạt động Ban quản trị: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và xã viên; Kiểm tra tài chính (thu, chi, tồn quỷ), tham gia xử lý các khoản lỗ, kiểm tra giam sát các tài sản vốn vay, các khoản hổ trợ của nhà nước; Tham gia giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến HTX; Tham dự các cuộc họp Ban quản trị. 2.3- Phó chủ nhiệm: Do ban quản trị bầu ra trong số các thành viên ban quản trị, phó chủ nhiệm là người giúp việc cho chủ nhiệm quản lý điều hành hợp tác xã trong lỉnh vực được ban quản trị phân công. 2.4- Tài chính kế toán: Thực hiện công tác hạch toán, thống kê, báo cáo tài chính trong đơn vị cụ thể là: Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch; - Quản lý các loại vốn, các quỹ tập trung của đơn vị, lập quyết toán chi trả lương cho cán bộ và công nhân; - Tham gia lập phương án điều hoà vốn, bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị. Tổng hợp quyết toán tài chính và báo cáo lên trên theo quy định và tham gia xây dựng và quản lý các mức giá. 2.5- Thủ quỷ- thủ kho: Quản lý quỷ tiền mặt thu- chi theo lệnh chi của chủ nhiệm đảm bảo đúng pháp luật, liên hệ giao dịch với những địa điểm nhận vật tư, bảo quản vật tư tại nhà kho và cung ứng vật tư cho tổ đội phục vụ sản xuất và thi công công trình. 2.6 - Cán bộ kỹ thuật: Cán bộ kỹ thuật làm tham mưu tổng hợp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, có nhiệm vụ kiểm tra những trang thiết bị, vật liệu, dụng cụ, trang bị phương tiện bảo hộ lao động và trực tiếp hướng dẫn, giám sát về mặt kỷ thuật cho công nhân trong quá trình hoạt động và thi công của doanh nghiệp. 2.7- Tổ thủy nông: Tổ có trách nhiệm phục vụ tưới tiệu nước cho đồng ruộng, kiểm tra tính an toàn trong quá trình sản xuất và có giãi pháp đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. 3- Tình hình nhân sự: Việc xác định đúng về số lượng biên chế là một việc làm hết sức khó khăn nhưng thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Muốn làm được việc này phải căn cứ vào nhiều nội dung để xác định. Về nhân sự biên chế của HTX thì bộ máy quản lý gồm 16 người trong đó bao gồm: Chủ nhiệm 01 người; Kiểm soát 01 người; Phó chủ nhiệm 01 người; Kỷ thuật 04 người; Kế toán 01 người; Thủ quỹ - Thủ kho 01 người; Tổ nông vụ 07 người; Về trình độ: Năm  Quản lý  LĐ kỹ thuật  Tổng lao động    ĐH  Dưới ĐH  ĐH  Dưới ĐH  Nam  Nữ   2008  00  03  00  10  10  3   2009  00  03  00  10  11  2   2010  01  02  00  10  11  2   (Bảng 2: cơ cấu trình độ lao động của doanh nghiệp) Về kinh nghiệm: Phần lớn cán bộ quản lý và người lao động đều trải qua kinh nghiệm thực tiển, đối với ban quản trị thì đả từng trải qua giai đoạn từ tổ đoàn kết sản xuất sang tổ hợp tác sản xuất rồi đến hợp tác xã nên có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành hợp tác xã. Bộ phận quản lý – kỹ thuật củng được sơ tuyển những người có kinh nghiệm nên việc thi công các công trình đạt chất lượng cao cũng như việc hướng dẫn bà con xã viên sản xuất nông nghiệp tăng sản- chất lượng, giảm chi phí, tăng giá thành sản phẩm. Tuổi tác: Tuổi đời bình quân của cán bộ và nhân viên hợp tác xã là 42 tuổi, phần lớn cán bộ quản lý có tuổi đời hơi cao (47- 52 tuổi), cán bộ kỹ thuật thì trẻ hơn ( 27- 35 tuổi). 4- Hoạt động tài chính: Đơn vị tính triệu đồng Năm  Doanh thu và thu nhập khác    THU  CHI  LỢI NHUẬN   2008  627,282  319,353  307,929   2009  509,955  371,821  138,134   2010  740,104  514,581  225,523   (Bảng 3: Doanh số năm 2008-2009 -2010, Nguồn báo cáo tài chính HTX) Nhận xét: Doanh thu của HTX tăng rõ rệt qua các năm, cụ thể năm 2008 đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. Nguyên nhân tăng doanh thu trong năm 2008, 2009, 2010 là trong HTX có sự thay đổi về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân, đồng thời HTX trang bị những phương tiện thiết bị mới hiện đại. Do đó, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Mặt khác các xã viên thấy được lợi ích của việc gia nhập HTX sản xuất có lãi nên chủ động đầu tư vốn ủng hộ thúc đẩy HTX phát triển. 5- Phạm vị hoạt động kinh doanh: Địa bàn hoạt động kinh doanh trong Ấp 4 xã Tân Mỹ - Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp; Diện tích sản xuất lúa 2 vụ của hợp tác xã là 800 hecta; Sản phẩm lúa-gạo các xã viên sản xuất ra chủ yếu bán cho Công ty lương thực Đồng Tháp để xuất khẩu và lúa giống cho mùa vụ sau. 6- Phương thức kinh doanh: Hợp tác xã tự chủ về việc kinh doanh dich vụ của mình, tự tìm cho mình thị trường ổn định như: - Về xây dựng - dịch vụ: Hợp tác xã đã trực tiếp thực hiện nhiều hợp đồng và các hợp đồng điều thực hiện có chất lương cao; Về mua bán hàng hóa: Việc mua các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón cho cây trồng và bán hàng hóa như lúa gạo, các mặt hàng nông sản thì HTX củng tự tìm cho mình thị trường có uy tín và chất lượng cao để thực hiện hợp đồng nhờ vậy mà trong những năm qua các xã viên hợp tác xã sản xuất không phải mua nhầm hàng. 7- Tình hình tái chính: Vốn huy động xã viên: 99 triệu đồng; Vốn điều lệ: 126,716 triệu đồng; Tổng nguồn vốn là: 225,716 triệu đồng. Hiện tại hợp tác xã không vay nợ bên ngoài kể cả các nguồn vay ưu đãi khác. 8- Khả năng cạnh tranh: Về uy tín và chất lượng đã được khẳng định trong thời gian qua, doanh số hoạt động và doanh thu hàng năm đều tăng, nguồn vốn hoạt động ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng chuyên, tay nghề kỹ thuật ngày càng đáp ứng nhu cầu và được nâng cao, các thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, đáp ứng tốt cho việc thực hiện tưới tiêu trên địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, quy mô hoạt động ngày càng lớn, đủ sức và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề trên địa bàn hoạt động. 9- Kết quả hoạt động kinh doanh: Đơn vị tính: triệu đồng Năm  Cân đối thu chi    THU  CHI  LỢI NHUẬN   2008  627,282  319,353  307,929   2009  509,955  371,821  138,134   2010  740,104  514,581  225,523   (Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2008-2009-2010 – Nguồn: Báo cáo tài chính HTX) Nhận xét: Qua bảng thể hiện doanh thu của doanh nghiệp hàng năm đều tăng và cả lợi nhuận cũng tăng. Điều này thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với sự tăng nhanh về doanh thu thì quỹ lương của doanh nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh. Nhờ vậy thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện hơn, đó là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. 10- Nhận xét: Hợp tác xã Nông nghiệp Phát Đạt là đơn vị kinh doanh tập thể có hiệu quả cao, lợi nhuận hàng năm đều tăng nhất định, đảm bảo đúng theo chủ trương của nhà nước về hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước thực hiện đúng các tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành trung ương và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và các quy đinh phát luật về Nông thôn mới của địa phương. Đồng thời hợp tác xã hoạt động đúng theo Luật Hợp Tác Xã năm 2003 và các quy định của Pháp luật về chế độ thu chi; tuyển dụng, kỹ luật ; khen thưởng…; Hợp tác xã nông nghiệp Phát Đạt hoạt động đúng theo chủ trương và định hướng của địa phương. 10.1 Ưu điểm: - Ban quản trị biết vận dụng vào tình hình thực tế địa phương nên tạo được thế mạnh hướng đi vững chắc, đồng thời có sự đoàn kết nội bộ nên trong hoạt động điều hành đều được thuận lợi; - Cán bộ nhân viên Hợp tác xã có sự đồng thuận cao, có ý thức tổ chức kỹ luật, chấp hành tốt sự phân công giao nhiệm vụ được tập thể hợp tác xã và nhân dân tin tưởng. Chế độ của cán bộ nhân viên hợp tác xã có thu nhập ổn định và an tâm công tác lâu dài; - Hàng năm Hợp tác xã điều được UBND xã và cấp trên khen thưởng và đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Hợp tác xã; - Hệ thống đê bao thuỷ lợi nội đồng được gia cố định kỳ đảm bảo sản xuất cho vụ hè thu, hệ thống kênh tưới- tiêu được nạo vét thường xuyên do đó tạo thuận lợi cho bà con xã viên sản xuất rất an tâm; - Nhờ có cải tiến khoa học kỹ thuật mà xã viên sản xuất giảm giá thành sản phẩm, lợi nhuận ngày càng cao, sản lượng hàng năm đều tăng hơn trước. Trong những lúc vào vụ thu hoạch thu hút hàng trăm lao động tham gia thu hoạch gốp phần giải quyết việc làm của nhân dân tại địa phương củng như ở nơi khác đến. 10.2 Nhược điểm: - Trình độ chuyên môn của Ban quản trị còn hạn chế, độ tuổi trung bình cao, Hợp tác xã chưa có chế độ thu hút nhân tài (kỹ sư nông nghiệp, cử nhân kế toán) không có đội ngũ cán bộ có trình độ cao để kế thừa; - Hàng năm chưa đưa cán bộ bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề, chưa có kế hoạch thi đua trong đơn vị; Chưa thành lập được tổ chức công đoàn. 11- Định hướng phát triển của HTX trong doanh nghiệp năm 2011 và những năm tiếp theo: - Trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có lãi nên ban chủ nhiệm có bàn bạc và được sự thống nhất về chủ trương của địa phương, được đại hội xã viên đồng ý. Hợp tác xã sẽ mở rộng địa bàn kinh doanh dịch vụ (mở rộng hợp tác xã ra toàn xã 3.786 hecta). - Mở rộng kinh doanh thành lập cửa hàng bán các loại thuốc bảo vệ thực vật
Tài liệu liên quan