Đề tài Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020

Ngày 16 tháng 1năm 2008, Thủtướng Chính phủ đã ký Quyết địnhsố 10/2008/Q Đ-TTgvề việc “Phê duyệt chiếnlược phát triển chăn nuôi đếnnăm 2020”. Đây là hành lang pháp lý vô cùng quan tr ọng vàcần thiết, địnhhướng chosự phát triểncủa ngành ch ăn nuôi nói chung và chăn nuôigiac ầm nói riêng. Theo đócần“đẩy nhanh vi ệc đổimới vàpháttriển chăn nuôi giacầm theohướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi giacầm phải trở thành ngànhs ản xuất hàng hoá hiệu quả vàbền vững.Mục tiêuphải đạtlàtổng đàn gàtăng bình quântừ 2008 đến 2020 là 5%/năm, đếnnăm 2020 đàn gà đạt 300 tri ệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%;sảnlượng th ịt gà đạt 1.760t ấn, chiếm 32%t ổngsảnlượng th ịtxẻ các loại;sảnlượng trứng đạt 14t ỷ quả,sản lượngthịt xẻ thuỷ cầm: 293.000t ấn, cho người/n ăm đạt 3,0kg. Đâylà nh ững chỉ tiêu vô cùng tolớn, đòihỏi tronghơnmột thậpkỷtừ nay đếnnăm 2020 ngành chăn nuôi phải th ực hiện đồngbộ, có hiệu quảmột loạt các giảipháp quan trọng nhưtrong công tác quy hoạch và bố trí đất đai,tổ chứcsản xuất, khoahọc công nghệ, tài chính và tíndụng,sản xuất và kiểm soát chấtlượng th ức ăn giacầm, phòng chốngdịchbệnh, giếtmổ chế biến, thị trường,tạo nguồn nhânlực, đặc biệt làbảovệ môi trường trong quá trình phát triển chăn nuôi giac ầmtừ nay đến 2020và các năm tiếptheo. Trong khuôn kh ổ bài viết này , chúng tôixin nêum ột sốsuy ngh ĩ vàkiếnnghịliên quan đến các giải pháp khoahọc công nghệ và giải pháptổ chứcsản xuất, chính sách. Đặc biệt là “côngtác giốnggiacầm”,yếu tố tiền đề trongmọiyếu tốcủasự phát triển chăn nuôi giacầm trong chiếnlược pháttriển chănnuôi đến 2020.

pdf22 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM BỀN VỮNG TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2020 Trần Công Xuân Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt nam MỞ ĐẦU Ngày 16 tháng 1 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết, định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững. Mục tiêu phải đạt là tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến 2020 là 5%/năm, đến năm 2020 đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả, sản lượng thịt xẻ thuỷ cầm: 293.000 tấn, cho người/năm đạt 3,0kg. Đây là những chỉ tiêu vô cùng to lớn, đòi hỏi trong hơn một thập kỷ từ nay đến năm 2020 ngành chăn nuôi phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả một loạt các giải pháp quan trọng như trong công tác quy hoạch và bố trí đất đai, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, tài chính và tín dụng, sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn gia cầm, phòng chống dịch bệnh, giết mổ chế biến, thị trường, tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển chăn nuôi gia cầm từ nay đến 2020 và các năm tiếp theo. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ và kiến nghị liên quan đến các giải pháp khoa học công nghệ và giải pháp tổ chức sản xuất, chính sách. Đặc biệt là “công tác giống gia cầm”, yếu tố tiền đề trong mọi yếu tố của sự phát triển chăn nuôi gia cầm trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020. 2 Phần thứ nhất HIỆN TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ 1. Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Hàng năm, cung cấp khoảng 350-450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5-3,5 tỷ quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà của nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm hàng hoá còn nhỏ bé. Bình quân sản lượng thịt xẻ, trứng/người chỉ đạt 4,5-5,4kg/người/năm và 35 trứng/người/năm. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Một lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn dù thuế suất cao nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường Việt Nam. Như vậy, chăn nuôi gà còn thị trường rộng lớn ở trong nước trong nhiều năm tới mà chúng ta cần chủ động chiếm lĩnh, nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO. 2. Công nghiệp giết mổ, chế biến nhằm cung cấp các sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi gà đến nay gần như chưa có gì đáng kể. Đến 01/3/2006, toàn quốc có 136 cơ sở giết mổ, chế biến nhưng phần lớn là các cơ sở nhỏ, dây chuyền thủ công là chính, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm chưa thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát, quản lý thị trường còn nhiều bất cập, chưa kiểm soát được việc buôn bán, giết mổ gà sống trong các nội thành, nội thị nên người đầu tư chưa yên tâm; sản xuất, kinh doanh nhiều khi bị thua lỗ nên đến nay công nghiệp chế biến, giết mổ và thị trường sản phẩm chăn nuôi gà qua chế biến còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, hơn 95% sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng tươi sống. Buôn bán, giết mổ thủ công tràn lan làm ô nhiễm môi trường, lây lan phát tán dịch bệnh. Sản phẩm sản xuất không được chế biến không những làm giảm giá trị ngành chăn nuôi gà mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, thị trường phát triển không bền vững. 3 3. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam trong 4 năm qua đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đặc biệt là chăn nuôi gà để lại hậu quả nặng nề cả về kinh tế, xã hội. Từ tháng 12/2003 đến tháng 6/2007, dịch đã xảy ra 5 đợt, số gà chết và tiêu huỷ gần 50 triệu con, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dịch cúm gia cầm H5N1 còn gây nguy hiểm, lây nhiễm sang người. Trong 4 năm qua, Việt Nam đã có 98 người nhiễm H5N1, trong đó 44 người đã tử vong. Dịch cúm gia cầm còn làm ngừng trệ nhiều ngành sản xuất liên quan, ảnh hưởng lớn đến thị trường, góp phần làm gia tăng lạm phát liên tục trong hai năm qua. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đã nhận xét: lạm phát 3 năm qua của Việt Nam do tăng giá xăng dầu và dịch cúm gia cầm do đó lạm phát tiếp tục ở mức cao. Nguyên nhân bùng phát và tái phát dịch chủ yếu do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông; buôn bán, vận chuyển, giết mổ thủ công tràn lan…. Dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm lây lan dịch bệnh. Chính phủ đã phải thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ Trung ương xuống tận các xã, phường. Đã huy động mọi tổ chức chính trị, xã hội…tham gia phòng chống dịch. Thời kỳ cao điểm có đến gần 100.000 người tham gia tiêm phòng và phòng chống dịch. Chi phí phòng chống dịch của Chính phủ và các địa phương trong 4 năm qua tuy chưa thống kê hết được nhưng ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng ngàn tấn hoá chất đã được sử dụng, ảnh hưởng xấu đến môi trường. 4. Từ những tồn tại và nguy cơ trên, để nâng cao năng suất chăn nuôi, chủ động kiểm soát, khống chế và tiến tới thanh toán bệnh cúm gia cầm, giảm nguồn gốc của nguy cơ lây nhiễm sang người cần đòi hỏi cấp bách phải tổ chức lại ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gà theo hướng tập trung, công nghiệp, chăn nuôi có kiểm soát, đồng thời xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ nhằm bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Đổi mới ngành chăn nuôi gà còn làm tăng năng suất, hiệu quả và phát triển bền vững, nó phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Để phòng chống dịch cúm H5N1, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế huy động mọi nguồn lực cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đại dịch cúm trên người. Tại hội nghị Bắc Kinh, Việt Nam đã trình bày kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống đại dịch cúm gia cầm “Sách đỏ” (Red book). Sau tuyên bố Bắc Kinh, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nhà tư vấn quốc tế xây dựng chi tiết kế hoạch này “Sách xanh” (Green book). Tại hội nghị APEC diễn ra vào ngày 4-6/5/2006 tại Đà Nẵng, Việt Nam lại một lần nữa nhấn mạnh và kêu gọi cộng đồng các quốc gia APEC tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm trên người và đã được các nước đồng tình và cam kết ủng hộ mạnh mẽ với ngân sách dự kiến cho giai đoạn 2006-2010 là 452.000.000 USD, trong đó Chính phủ Việt Nam cam kết chi 227.000.000 USD và đề xuất quốc tế hỗ trợ 225.000.000 USD để phòng chống dịch cúm gia cầm. Hiện các nguồn viện trợ đến 2007 đã đạt 38 triệu USD (cho cả ngành nông nghiệp và y tế-Dự án V AHIP). Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới cũng đã cho Việt Nam vay 65 triệu USD để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi. Chính vì những lý do trên, đề án đổi mới chăn nuôi gà giai đoạn 2007-2020 đã được xây dựng. 6. Quá trình phát triển ngành chăn nuôi gà vào những năm trước 1970 chăn nuôi gà ở gia đình, nhưng từ năm 1970-1980 với sự giúp đỡ của Chính phủ Cu Ba viện trợ cho nước ta 3 bộ giống thuần chủng: bộ giống gà chuyên thịt Plymuoth Rock TD3, TD8, TD9), bộ giống gà kiêm dụng lông màu đỏ (Rosislan, trứng màu), bộ giống gà chuyên trứng (Leghorn BVx, Bvy,L). Cùng thời gian này Hungari viện trợ cho Hà Nội, Bungari viện trợ cho Hải Phòng phát triển gà công nghiệp. Và được nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống gà bao gồm các Trung tâm gà giống dòng thuần ông bà Tam Đảo, Ba Vì, Hồng Sanh, Minh Tâm, các xí nghiệp gà 4 sinh sản (bố mẹ) Tam Dương, Lương Mỹ, Hoà Bình, Tàu Đức An, Quảng Ninh… thuộc Liên hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam và nhiều xí nghiệp thuộc các tỉnh. Đến năm 1986 Cu Ba viện trợ tiếp bộ giống gà chuyên thịt Hybro (gồm 4 dòng), năm 1989 nhập từ Hungari gà kiêm dụng lông màu Moravia (trừng màu, thịt vàng), năm 1999 nhập từ Hà Lan giống gà lông màu chuyên trứng Goldline 54 (3 dòng). Từ năm 1993 đến nay nhập các giống gà cao sản chuyên thịt: AA, ISA, Ross 208 và 308… gà chuyên trứng: Hyline, ISA Brown… gà kiêm dụng JA57. Các giống gà công nghiệp có năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp nhưng đòi hỏi công nghệ chăn nuôi cao và chưa được thị trường ưa chuộng, vì vậy tốc độ phát triển chậm. Tuy nhập rất nhiều giống nhưng đến nay không lưu giữ được bởi một số giống nhập từ Cu Ba, do năng suất thấp, đến 1990 không phù hợp nên loại bỏ, còn các giống gà nhập kế tiếp tuy năng suất cao những không nhập được dòng, giống thuần nên hàng năm vẫn phải nhập. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 giảm 0,41% về số lượng đầu con, trong đó giai đoạn trước cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,2%. Sản lượng gà tính theo đầu con đã tăng từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003 là 185,22 triệu con. Do dịch cúm gia cầm, năm 2004, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003, năm 2005 đàn gà đạt 159,35 triệu con, tăng 0,09% so với 2004; năm 2006, đàn gà đạt 151,9 triệu con, giảm 4,67% so với năm 2005. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng số đàn gia cầm hàng năm. Hàng năm, ngành chăn nuôi gà đã sản xuất một khối lượng thịt hơi chiếm khoảng 14- 15% trong tổng khối lượng thịt hơi các loại (thịt lợn chiếm 75-76%). Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2003 sản lượng thịt, trứng gà đạt cao nhất; khối lượng thịt gà là 271,7 ngàn tấn và số lượng trứng là 3,5 tỷ quả. Năm 2004, do d ịch cúm xảy ra, ngành chăn nuôi gà bị thiệt hại lớn, sản lượng sản phẩm thịt, trứng đều giảm sút. Tính đến 1/8/2004 khối lượng thịt 231 ngàn tấn (bằng 84,89% của năm 2003), sản lượng trứng đạt 2,8 tỷ quả (bằng 81,27% của năm 2003). Theo số liệu tính quay vòng, năm 2005 sản lượng thịt đạt 453,6 ngàn tấn, sản lượng trứng đạt 2,87 tỷ quả. Năm 2006, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm sản lượng thịt, trứng giảm hơn năm 2005 (thịt gà đạt 538,9 ngàn tấn, trứng đạt 2,4 tỷ quả). Chăn nuôi gà phát triển mạnh, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13; 34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ, chiếm 26%, các vùng có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu con. 7. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gà. Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông (chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn) và chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung). a) Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là đầu tư thấp, gà nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp (theo điều tra của Viện chăn nuôi quốc gia năm 2001, tỷ lệ nuôi sống của đàn gà nuôi thả rông từ 01 ngày tuổi đến lúc trưởng thành chỉ đạt 53%) và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có khả năng chịu đựng kham khổ cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo 5 phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà) với tổng số gà theo thời điểm khoảng 110-115 triệu con (ước đạt khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm). b) Chăn nuôi bán công nghiệp Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà lông mầu có năng suất cao. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn gà từ 200-500 con; đàn gà vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%. c) Chăn nuôi công nghiệp Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Điểm đáng chú ý của phương thức chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đầu tư xây dựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ. Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản xuất thịt, trứng chủ yếu là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà giống công nghiệp lông trắng (gần 80%). Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước và các trang trại tư nhân chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn. Tính đến 01/10/2006 cả nước có 1950 trang trại chăn nuôi gà với quy mô phổ biến từ 2.000-10.000 con/trại; có một số trang trại chăn nuôi với quy mô từ 50.000 đến 100.000con. Các tỉnh có số lượng trang trại chăn nuôi gà lớn là Hà Tây (cũ): 392 trang trại, Bình Định 315 trang trại, Bình Dương: 235 trang trại, Đồng Nai: 164 trang trại, Thanh Hoá: 106 trang trại. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi. 8. Hệ sống sản xuất giống a) Các giống gà nội Việt Nam có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hoá từ lâu đời như gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Hơ Mông, gà Tre, gà Ác… Một số giống trong đó có chát lượng thịt, trứng thơm ngon như gà Ri, gà Hơ Mông. Tuy nhiên, do không được đầu tư chọn lọc lai tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng bình quân của các giống gà nội chỉ đạt 1,2-1,5kg/con) với thời gian nuôi kéo dài 6-7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60-90 quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Do năng suất thấp chăn nuôi các giống gà nội chỉ được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng canh, vì vậy, việc sản xuất và cung cấp con giống do các hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương. Hiện nay, cả nước chỉ có một cơ sở nghiên cứu chọn lọc, cải tạo giống gà Ri nhưng quy mô quần thể và đầu tư kinh phí còn rất hạn chế, giống được cải tiến chậm, chất lượng chưa cao, số lượng đưa ra sản xuất chưa nhiều (giống gà Ri lông vàng rơm). Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có chọn tạo…. dẫn đến con giống bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả chăn nuôi của các giống nội địa, thậm chí còn nguy cơ triệt tiêu các giống quý hiếm, các giống gà nội cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy những tính năng ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn, trung do, miền núi. 6 b) Các giống gà nhập nội Trong những năm qua, nước ta đã nhập 14 giống gà. Các giống nhập khẩu chủ yếu là bố mẹ và một số ít giống ông bà. Do công nghệ chăn nuôi chưa hoàn toàn đồng bộ nên năng suất của các giống nhập khẩu nuôi ở nước ta chỉ đạt 85-90% so với năng suất chuẩn của giống. Các giống nhập khẩu được nuôi tại các cơ sở giống của nhà nước, công ty nước ngoài và trong nước. Hiện nay, có 4 thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống gà nhập nội như sau: - Các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cổ phần - Các doanh nghiệp nước ngoài (có 3 công ty lớn là CP.Group, Japfa Comfeed, Topmill). - Các đơn vị nghiên cứu khoa học về chăn nuôi gà - Các trang trại gà tư nhân Cả nước hiện có 11 cơ sở giống trực thuộc Trung ương chăn nuôi gà giống gốc với số lượng giống nuôi giữ khoảng 3.000 con gia cầm cụ kỵ và 18.000 gia cầm giống ông bà. Bên cạnh đó, còn có 106 trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (10 cơ sở của các công ty có vốn nước ngoài, 20 cơ sở của các doanh nghiệp địa phương, số còn lại là của trang trại tư nhân). Với số lượng giống nêu trên, các cơ sở có khả năng sản xuất được 100-120 triệu con giống mỗi năm. Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít giống ông bà, không giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở này phải nhập giống mới thay thế. Như vậy, chăn nuôi gà hoàn toàn lệ thuộc vào nước ngoài về các giống có năng suất cao. Những năm qua, cả nước nhập khẩu khoảng 1 triệu gà bố mẹ và 4.000-5.000 gà ông bà mỗi năm để sản xuất giống thương phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước. Đây là tồn tại lớn trong ngành chăn nuôi gà ở nước ta cần có sự thay đổi về đầu tư lớn, chính sách để có thể chủ động con giống chất lượng cao, các giống cao sản cung cấp cho sản xuất. 9. Sự tăng trưởng đầu con và sản lượng thịt, trứng a) Sự tăng trưởng số lượng đầu con Đàn gà ở nước ta trong những năm qua liên tục tăng. Tốc độ tăng đàn từ năm 2000 đến 2003 bình quân là 8,01%/năm; năm 2002 so với 2001 tăng 6,96% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 9,59%. Tỷ lệ tăng trưởng thay đổi giữa các tỉnh, các vùng. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long là hai vùng có số lượng gà lớn nhất của cả nước, chiếm trên 50% tổng đàn toàn quốc. Tây Nguyên là vùng có mức tăng trưởng đầu con đạt 9%/năm, tuy vậy giá trị tuyệt đối không lớn. Vùng Đông Nam Bộ và Đông Bắc cũng có sự phát triển khá cao trong những năm qua, mức độ tăng trưởng của hai vùng này tương ứng là 10,01% và 0,69%/năm. Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1190-2003 nhưng Tây Nguyên và Tây Bắc vẫn là 2 vùng chưa phát triển mạnh chăn nuôi gà. Tỷ trọng đầu con của 2 vùng này chỉ chiếm 2,6-3% tổng số gà cả nước. Do ảnh hưởng của dịch cúm vào cuối năm 2003, sản lượng gà đã giảm đáng kể qua gần 4 năm xảy ra dịch cúm gia cầm. So với năm 2003, số lượng gà năm 2004 giảm 14,04%, trong đó miền Nam giảm 26,10%, miền Bắc giảm 7,22%, giảm nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Hồng. So với năm 2004, số lượng gà năm 2005 có tăng (159,9 triệu con) nhưng không đáng kể. Toàn giai đoạn 2003-2005, đàn gà giảm 6,67 %. Năm 2006 đàn gà có 151,98 triệu con, giảm gần 8 triệu con so với 2005. Trong chăn nuôi gia cầm gà chiếm tỷ trọng lớn về đầu con và sản lượng thịt, trứng. Gà chiếm tới 73-74% tổng đàn. 7 b) Sự tăng trưởng về sản lượng thịt, trứng gà - Sự tăng trưởng khối lượng thịt Cùng với sự tăng về số lượng đầu con, khối lượng thịt gà sản xuất hàng năm cũng tăng khá mạnh, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2003 là 7,34 %, tổng khối lượng thịt đạt cao nhất vào năm 2003 là 371,7 ngàn tấn. Sự tăng trưởng sản lượng thịt gà có sự khác nhau giữa các vùng và các địa phương. Do có sự phát triển mạnh về đầu con, nên đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vẫn là hai vùng có sản lượng thịt gà lớn nhất. Năm 2003, sản lượng thịt gà hơi của hai vùng này đạt tương ứng 83,4 và 50 ngàn tấn. Do dịch cúm gia cầm, khối lượng thịt gà sản xuất năm 2004 giảm xuống còn 231 ngàn tấn, chỉ bằng 84,89% năm 2003. Vùng Đô
Tài liệu liên quan