Đề tài Phát triển đô thị và công tác bảo tồn các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển đô thị là các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp đô thị. Đô thị hóa cũng là một biểu hiện của hoạt động phát triển, song sự phát triển còn là các hoạt động khác về chất, diễn ra một các liên tục cả sau khi chuyển đổi thành đô thị. Cả hai nhóm phát triển đô thị (1) phát triển mới, mở rộng và (2) cải tạo phát triển. Quá trình phát triển đô thị mở rộng còn gọi là phát triển đô thị lan tỏa. Các vùng lãnh thổ thuận lợi phát triển sẽ có mạng lưới đô thị phát triển dày đặc thành những vùng đô thị với lõi trung tâm và các đô thị bên ngoài kết thành dạng chùm vệ tinh, hay mạng lưới.

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển đô thị và công tác bảo tồn các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Tiểu luận: PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TP.HCM, tháng 9 năm 2010 Sonier00 Phát triển đô thị là các hoạt động xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp đô thị. Đô thị hóa cũng là một biểu hiện của hoạt động phát triển, song sự phát triển còn là các hoạt động khác về chất, diễn ra một các liên tục cả sau khi chuyển đổi thành đô thị. Cả hai nhóm phát triển đô thị (1) phát triển mới, mở rộng và (2) cải tạo phát triển. Quá trình phát triển đô thị mở rộng còn gọi là phát triển đô thị lan tỏa. Các vùng lãnh thổ thuận lợi phát triển sẽ có mạng lưới đô thị phát triển dày đặc thành những vùng đô thị với lõi trung tâm và các đô thị bên ngoài kết thành dạng chùm vệ tinh, hay mạng lưới. Các đô thị đã hình thành luôn diễn ra hoạt động tái phát triển. Quá trình này phức tạp hơn phát triển mới do phải nghiên cứu để bảo tồn và giữ gìn các công trình cũ có giá trị. Các đô thị có nhiều công trình “cũ” sẽ đẩy các khu vực mới ra bên ngoài hình thành các trung tâm mới, cũ có tính tương phản. Phát triển đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh trong thực tiễn đang diễn ra trên hai bình diện, đó là sự chỉnh trang, cải tạo nâng cấp đô thị hiện có và đô thị hóa vùng ngoại thành - cả hai bình diện trong quá trình thực hiện, đều có những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh liên quan đến việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố và các vấn đề xã hội. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở TP.HCM diễn ra rất nhanh, kèm theo đó là sự gia tăng không ngừng của các công trình xây dựng ở các khu vực và đặc biệt là ở khu trung tâm. Quá trình đó đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi diện mạo của TP đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội. Tuy vậy, việc hỉnh thành các cao ốc đang tạo áp lực cho thành phố trong việc hài hòa giữa phát triển và giữ gìn bản sắc riêng của thành phố trong tương lai. Nghị quyết 20/BCT năm 2008 chỉ rõ TP.HCM phải từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại, thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông nam Á. Một thành phố hiện đại rất cần xây dựng thương hiệu Tp văn minh. Trên thực tế, khu Trung tâm ngày nay đang hình thành một không gian các công trình và cao ốc hiện đại theo chủ nghĩa công năng tôn vinh đường thẳng và vuông góc và hậu hiện đại có cấu trúc phổ cập là các đường cong và góc vát, tạo hình tượng kiến trúc khả năng biểu cảm. Kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại đang cùng song song tồn tại ở trung tâm TP. Tuy nhiên, TP cần bảo tồn các không gian ký ức về thiên nhiên như cảnh quan sông rạch, về lịch sử như các công trình cũ của Sài gòn và Chợ lớn xưa để TP có bản săc riêng, TP hấp dẫn (TS. Nguyễn Đăng Sơn – bài góp ý cho Văn kiện ĐH Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX). Thực trạng các công trình kiến trúc cổ Theo các trung tâm văn hóa, đợt điều tra công trình kiến trúc cổ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xúc tiến từ giữa năm 2003 và hiện đang tiếp tục. Đối tượng điều tra lần này bao gồm các nhà hát, nhà thờ, bưu điện, trường học, khách sạn, cầu, chợ; mang giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và có niên đại tạo lập xấp xỉ 100 năm trở lên... Theo thống kê tháng 3/2004, giai đoạn điều tra bước đầu các kiến trúc cổ ở TP Hồ Chí Minh đã thống kê lập danh sách hơn 50 công trình. Trong đó phần lớn nằm trên địa bàn hai quận trung tâm (quận 1, 3) và Chợ Lớn (quận 5). 50 công trình kiến trúc này thuộc nhiều dạng: từ cột cờ Thủ Ngữ, rạp hát Công Nhân, tu viện Saint Paul, các chợ Bến Thành, Bình Phước, Thủ Đức, đến các nhà thờ Huyện Sỹ, Tân Định, Chợ Quán, Ngã Sáu (Jeanne d"Arc), Cha Tam, Thị Nghè, Thánh Mẫu và các bệnh viện Chợ Rẫy, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, các trụ sở, nhà văn hóa, nhà truyền thống, có nơi tuổi đời ít hơn con số 100 năm, nhưng xét giá trị tiêu biểu vẫn được mạnh dạn đề xuất xem xét. Về công trình văn hóa giáo dục, trường nữ sinh Áo Tím (Gia Long) nay mang tên Nguyễn Thị Minh Khai xây cách đây 91 năm. Trường Marie Curie: 86 năm, Trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong): 77 năm, Trưng Vương: 47 năm... Lâu hơn có Trường đạo Taberd (Sư phạm mẫu giáo) 124 năm và xưa nhất trong các nơi còn hoạt động học đường nổi tiếng tới nay là Trường Lê Quý Đôn (tức Chasseloup Laubat thời Pháp) xây từ 130 năm trước (1874). Trong cụm 5 công trình kiến trúc được khảo sát gồm Tòa án thành phố, Bưu điện thành phố, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Nhà hát thành phố, UBND quận Bình Thạnh thì Bưu điện thành phố được xem là công trình còn được gìn giữ toàn vẹn. Tường và một vài mái vòm phù điêu Nhà hát thành phố đã bắt đầu xuất hiện những vết nứt. Trong đợt sửa chữa gần đây, mái của nhà hát cũng được lợp lại bằng loại tôn lạnh hiện đại không hợp mấy với kiến trúc cổ của tòa nhà. Mái của cụm kiến trúc cổ địa chỉ số 6 - Phan Đăng Lưu (UBND và HĐND quận Bình Thạnh) cũng được thay bằng ngói mới. Những công trình mới như tường rào, phòng tiếp nhận và giao trả hồ sơ được xây án ngữ trước một phần của tòa nhà cổ cũng chia cắt, phá vỡ một khoảng không gian kiến trúc nơi đây. Tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khoảng sân giữa tòa nhà bị biến thành sân tennis. Nếu muốn đứng giữa sân để chiêm ngưỡng không gian kiến trúc bên trên của tòa nhà hẳn cũng bị mất hứng vì ba sợi dây cáp sắt giăng ngang ở phía trên. Một trong hai cổng phía đường Nguyễn Thị Hồng Gấm của bảo tàng cũng bị biến thành chỗ buôn bán cây cảnh lấn cả vào phần sân trong của bảo tàng. Nhưng có lẽ cũ kỹ và hư nhiều hơn là tòa nhà Tòa án Nhân dân thành phố. Nếu đi ngang nhìn vào thì bề ngoài của tòa án thật lộng lẫy với những tường rào, cột, bệ vừa được sơn mới, nhưng bước lên lầu một sẽ thấy cầu thang, cột, phù điêu... của tòa nhà hiện ra cũ kỹ, hư hại, dấu hiệu của việc đã lâu chưa được tu sửa. Dãy cột, cầu thang bị bể, tróc mảng vôi nhiều nơi. Những phù điêu bên trên bám bụi bẩn, một số cái đã bị nứt, có dấu hiệu hư hại. Trần nhà bị thấm nước, một vài nơi bóc vôi loang lổ, có nơi bị mục bể lộ ra cả sắt xây bên trong... Những kiến trúc thể hiện sự giao thoa văn hóa        Trong quá trình khẩn hoang, mở mang vùng đất Nam Bộ, ngoài vai trò chủ yếu của người Việt, còn có sự tham gia của cộng đồng người Hoa nhập cư với nhiều công lao sáng tạo nên và để lại những di sản văn hóa quí báu.        Hình thái cư trú phổ biến, mang tính cộng đồng cao của người Hoa di dân là sinh sống theo từng dãy phố, khu phố mang tính đặc trưng văn hóa tộc người khá rõ. Chính vì thế mà các "China town" ở nước nào có đông người Hoa cư trú bao giờ cũng là điểm tham quan lý thú của các tour du lịch. Các khu phố cổ người Hoa ở Xingapo, Malaixia... đã được nhà nước sở tại đầu tư bảo tồn và trở thành một trong những khu vực bất động sản có giá trị về kinh tế và hoạt động hiệu quả tốt về văn hóa.         Tại TP. HCM, chỉ tính riêng ở quận 5, trên các con đường lớn như Trần Hưng Đạo, Châu Văn Liêm, Nguyễn Trãi, Triệu Quang Phục... đã có khá nhiều dãy nhà cổ và khu phố cổ trước đây của người Hoa. Nhưng hầu hết các dãy phố cổ này cũng chung số phận với các nhà cửa, công trình kiến trúc có niên đại khoảng 100 năm ở thành phố đang bị rêu phong, xuống cấp và có nguy cơ bị "xóa sổ" bởi nhu cầu và thị hiếu xây dựng, sửa chữa theo kiến trúc hiện đại (mà oái oăm thay, không ít kiến trúc mới do tự phát xây dựng, thiếu qui hoạch nên kém thẩm mỹ). Có hiện tượng phổ biến là nhiều căn nhà cổ rêu phong xen kẽ các căn nhà mới xây dựng theo kiến trúc hiện đại tạo thành những khu phố chắp vá, thiếu hài hòa, kém mỹ quan trong một đô thị lớn.        Tại khu vực được xem một khu phố cổ vốn trước đây của người Hoa, nơi chủ yếu kinh doanh đông dược tọa lạc ở ngã tư đường Hải Thượng Lãn Ông và Triệu Quang Phục, thuộc phường 10 - quận 5. Khối nhà gồm những căn một trệt hai lầu này khá đồ sộ, được xây dựng cách nay khoảng 100 năm theo phong cách kiến trúc khá độc đáo, đặc trưng của người Hoa đầu thế kỷ XX: đó là sự pha trộn giữa trường phái kiến trúc Pháp và Hoa, mà có nhà nghiên cứu cho rằng nó được mô phỏng chủ yếu từ kiểu nhà người Hoa ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Một trong những nét đặc trưng của nó là các "mặt dựng" ở đầu diềm mái nhà, nơi được trang trí nhiều dạng môtip khác nhau. Riêng "mặt dựng" nơi đầu mái của khối nhà cổ này có hình con long mã đội hà đồ - biểu tượng cho điềm lành, thái bình an lạc). Hiện nay, hằng ngày có khá nhiều khách du lịch nước ngoài đến tham quan khu phố cổ này và chụp ảnh, thậm chí họ còn xin phép được bước vào các căn hộ vì muốn xem cách trình bày nội thất của gia đình người Hoa ở Việt Nam. Điều may mắn, thuận lợi là toàn bộ khu phố cổ này đều thuộc diện Nhà nước quản lý. Chính nhờ vậy mà cho tới nay khối nhà này tương đối còn giữ được tổng thể nguyên dạng của nó. Trong tổng số 15 căn nhà ở đây (với 33 hộ và 143 nhân khẩu), chỉ có một căn thuộc quyền sở hữu tư nhân (được hóa giá từ 1992). Khu phố cổ này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, mà còn là một trong những khu di tích cổ thể hiện yếu tố văn hóa tộc người của người Hoa ở TP.HCM; và trong chừng mực nó gắn với lịch sử hình thành và phát triển của TP. HCM. Khu phố cổ này nếu được sự hợp tác đầu tư, sửa chữa nâng cấp để phục hồi vẻ đẹp nguyên trạng của nó (ít ra là ở bên ngoài); chọn một số căn hộ nơi đây để tái tạo không gian nội thất với cách bài trí truyền thống của nhà người Hoa; đồng thời tổ chức tốt các điểm dịch vụ, thương xá, điểm du lịch... thì hiệu quả kinh tế và các mặt khác của nó đem lại chắc chắn sẽ không nhỏ. Một số bất cập trong công tác bảo tồn Di tích tại TPHCM vẫn bị xâm hại Qua thực tế khảo sát, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TPHCM vẫn đang bị xâm hại dưới nhiều hình thức: người dân vào cư ngụ trong di tích hoặc xây dựng lấn chiếm khuôn viên di tích; và tình trạng sử dụng sai mục đích di tích như ở một số nơi, người trực tiếp quản lý đã cho sử dụng mặt bằng để mở dịch vụ kho chứa hàng, buôn bán, sản xuất ngay trong khuôn viên di tích. Tình trạng xâm hại di tích vừa nghiêm trọng vừa kéo dài, điển hình có thể kể đến di tích chùa Phụng Sơn (quận 11), chùa Giác Viên (quận 11), di tích lò gốm Hưng Lợi (quận 8) đến nay vẫn chưa được xử lý ổn thỏa. Không chỉ bị xâm hại, nhiều di tích trên địa bàn TPHCM còn rơi vào tình trạng bị xuống cấp, nhiều nhất là loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Hiện TPHCM có 73 di tích kiến trúc nghệ thuật (26 di tích cấp quốc gia và 47 di tích cấp TP), trong đó có nhiều di tích niên đại phổ biến hàng trăm năm đang bị xuống cấp do tác động của khí hậu, thời gian, sự thoái hóa của các chất liệu, kết cấu. Việc tu bổ, sửa chữa các di tích này không đơn giản, bởi ngoài kinh phí, yếu tố quan trọng hàng đầu là làm sao để cải tạo, tu bổ mà không làm mất đi giá trị lịch sử. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, từ Gia Định thành, rồi Hòn ngọc Viễn Đông thời Pháp thuộc đến thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, thì việc chỉ còn lại một khu phố cổ (đoạn đường Hải Thượng Lãn Ông - Triệu Quang Phục) đáng để chúng ta suy nghĩ về việc bảo tồn, gìn giữ di sản cho thế hệ mai sau. Chưa nhận chứng nhận di tích, đã nhận đền bù giải tỏa Theo những bước thăng trầm của lịch sử, kiến trúc Sài Gòn có thể được nhận dạng qua ba mảng chính: kiến trúc bản địa, kiến trúc thuộc địa Đông Dương và kiến trúc hiện đại. Trong khi các kiến trúc sư đang loay hoay tìm một sắc thái riêng cho nền kiến trúc nước nhà, thì buồn thay, các công trình kiến trúc cổ, mang bề dày văn hóa, lịch sử của Sài Gòn, lại đang có nguy cơ biến mất! Đó là trường hợp của một trong những căn nhà cổ ở khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 của ông Nguyễn Minh Chính. Ngôi nhà được xây vào khoảng năm 1883, thời vua Tự Đức, diện tích khoảng 400m2 với đặc trưng hệ vì kèo, hoành phi câu đối, bao lam, bộ tràng kỷ mang đậm phong cách trang trí Nam bộ. Theo chủ nhân: “đây là một trong hai căn nhà đủ điều kiện được xếp hạng di tích, nhưng do nằm trong diện giải tỏa nên vẫn chưa được xếp hạng nên vẫn chưa có phương án trùng tu, bảo vệ. Thế mới thấy, tìm được nhà cổ đã khó, để được công nhận là di tích và có kế hoạch bảo tồn còn khó gấp trăm lần. Trường hợp khác, không quá khó để nhận diện những căn nhà cổ nằm lẫn trong những ngôi nhà mới xây dựng ở khu vực này. Đó là những căn nhà với mặt tiền được trang trí theo phong cách kiến trúc Roman, Gothic, Barocco. Dù đã may mắn được các cấp chính quyền phục dựng lại cách đây 3 - 4 năm, nhưng chúng cũng không còn giữ được nguyên vẹn “chất cổ”. Nguyên nhân là do người dân sống trong những căn nhà này đã tự ý sửa chữa kiến trúc sẵn có. “Để thuận tiện trong việc thi công, họ cho thợ dùng vữa trét kín các gờ chỉ ở cột và bịt kín các vòm cửa thành ngang phẳng cho tiện sử dụng”, anh Hưng, một trong những chủ hộ của căn nhà số 45, chia sẻ. Đó là mới nói về phần “mặt tiền”, tệ hơn, không gian bên trong những căn nhà này đã bị băm nát, chia năm xẻ bảy. Trong mỗi căn nhà một trệt, một lửng (do người dân cơi nới thêm), hai lầu có từ ba đến bảy hộ chung sống, với khoảng 15 - 30 nhân khẩu. Vì đa số dân cư thuộc thành phần lao động phổ thông, nên việc quan tâm duy trì, bảo tồn công trình kiến trúc mà họ đang sở hữu quả thực là rất khó thực hiện. “Trong nhà chẳng còn gì là cổ ngoài chiếc cầu thang còn tương đối nguyên vẹn. Mọi thứ đều được tân trang nếu không do bị mối mọt ăn, thì cũng do người ta muốn thay mới để tiện dùng”, anh Hưng nhận xét. Anh tự hào khi đưa chúng tôi đi tham quan và giới thiệu về chiếc cầu thang cổ duy nhất còn lại trong dãy nhà. Có lẽ không phải người dân ở đây không nhận thức được giá trị văn hóa của kiến trúc căn nhà mình đang sở hữu, mà do lực bất tòng tâm. Bảo tồn nằm trên giấy, nhà cổ đang mất dần Cấu trúc bên trong nhiều căn nhà cổ đã thay đổi rất nhiều, nét cổ kính chỉ còn thể hiện ở bên ngoài. Nằm ngay sau đình Tăng Phú (phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9) là căn nhà cổ của ông Huỳnh Hữu Thời (27/2B đường 236, phường Tăng Nhơn Phú A). Nếu không để ý, nhiều người dễ lầm ngôi nhà vách thưng ván gỗ hở lỗ chỗ, mái lợp ngói âm dương đã xập xệ nằm giữa mảnh vườn đầy cỏ dại ấy là một căn nhà bỏ hoang chứ không phải là căn nhà cổ đang được bảo tồn. Trải qua gần 200 năm dãi dầu mưa nắng, giờ đây căn nhà cổ ba gian hai chái đã xuống cấp nghiêm trọng. Ván thưng vách co lại, tạo ra những kẽ hở lớn. Mái ngói âm dương cũ kỹ, mục nát, phần lớn những cây cột, kèo đều bị mối mọt gặm nham nhở. Khoảng 10 cây cột gỗ ngoài hàng hiên trước nhà đã “đột quỵ”, được ông Thời thay thế bằng cột bê tông. Hàng hiên lát đá ong cũng được thay bằng loại gạch tàu. “Tôi biết cứ dặm vá tạm mãi thế này căn nhà sẽ không còn nguyên như trước nhưng không sửa không được vì nhà đã cũ quá rồi. Đêm nằm nghe tiếng mọt nghiến gỗ rồn rột tôi thấy xót xa lắm” - ông Thời nói. Hàng cột lim mủn nát trước hiên căn nhà cổ của ông Thời đã được thay bằng những chiếc cột bê tông. Ảnh: Thu Hương Theo ông Thời, do căn nhà quá cũ, không biết sẽ sập lúc nào nên nhiều năm trước ông đã có ý định đập đi xây nhà gạch cho an toàn. Tuy nhiên, khi nghe TP có chủ trương bảo tồn nhà cổ, ông quyết định giữ lại căn nhà với hy vọng nó sẽ sớm được trùng tu. “Trên TP cũng đã vài lần cử người xuống xem xét căn nhà, có nói sẽ hỗ trợ để bảo tồn làm di tích. Nhưng tôi chờ hoài chẳng thấy hỗ trợ, thôi nhà mình hư thì phải tự sửa chứ đợi chờ gì ai” - ông Thời tâm sự. Những ngôi nhà cổ ở quận 5 lại khác. Từ phía ngoài nhìn vào chắc ai cũng đều nhận xét những căn nhà cổ sơn màu vàng nhạt nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông (phường 10, quận 5) rất đẹp, còn đậm dấu ấn xưa với những đường nét kiến trúc mang dáng dấp cổ kính. Nhưng thực tế lại không phải như vậy các hộ dân sống trong khu nhà cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) cũng đều phải tự bỏ tiền ra sửa nhà. “Qua báo đài, chúng tôi đều nhận thức được đây là khu nhà cổ cần phải giữ gìn nên khi sửa sang bất cứ thứ gì tôi đều rất cẩn thận.Tuy nhiên, đến giờ chúng tôi chưa hề nhận được hỗ trợ từ phía chính quyền trong việc sửa chữa nhà cửa” - bà Thủy khẳng định. Theo những người dân đang sống trong các ngôi nhà cổ, nếu tình trạng như hiện nay cứ kéo dài thì sẽ đến lúc những ngôi nhà cổ từng được coi là di tích hoặc sẽ thành phế tích, hoặc sẽ khoác lên mình bộ áo khác. “Do đó, nếu TP có chủ trương hỗ trợ bảo tồn nhà cổ thì nên sớm thực hiện. Hoặc TP có mua lại nhà để làm địa điểm tham quan chúng tôi cũng không phản đối, miễn quyền lợi được giải quyết thỏa đáng” - bà Nguyễn Thị Đức Hạnh, số 59 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, nói. Qua đó có thể thấy công tác bảo tồn giữ gìn các công trình kiến trúc cũ vẫn chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò của người dân tham gia trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống cũng là vấn đề rất đáng quan tâm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhân dân. Kinh nghiệm bảo tồn công trình kiến trúc cổ Kinh nghiệm thành phố Sawara - Nhật bản Một số minh họa nghiên cứu của ThS.KTS Nguyễn Phương Nga (ĐH Xây dựng) về kinh nghiệm bảo tồn phố cổ ở Sawara - Nhật Bản  Kinh nghiệm từ Genova Kiến trúc sư (KTS) Giorgio Parodi - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Genova (Ý), người đã có một bài viết về Ô Quan Chưởng Hà Nội đăng trên một tờ báo lớn ở Ý - cho biết để Genova (nơi có các khu phố cổ ở Ý được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2006) trở thành một bảo tàng sống, cả chính quyền lẫn người dân ở đó đã phải mất 20 năm nỗ lực tôn tạo và bảo tồn. 20 năm trước, Genova cũng phải đối mặt với những vấn đề như phố cổ Hà Nội bây giờ, cũng “đau đầu” để tìm ra kế sách hài hòa giữa bảo tồn, phát triển và chìa khóa cho sự thành công của Genova chính là sự ủng hộ tích cực của người dân. Kinh nghiệm của TP này là không bảo tồn toàn bộ TP mà chỉ chọn ra 48 công trình cổ có giá trị nhất đưa vào danh sách đặc biệt. Số còn lại, tùy theo giá trị kiến trúc mà có những biện pháp hỗ trợ từ phía chính quyền. Theo KTS Giorgio Parodi, nhận thức được lợi ích từ việc bảo tồn, ở nhiều con phố, người dân tự bỏ tiền ra tu bổ mà không chờ chính quyền hỗ trợ. Việc bảo tồn Genova được thực hiện cẩn thận, bảo tồn đến đâu, xây dựng cơ sở dữ liệu đến đó. Các hộ gia đình tự bỏ tiền ra tu bổ cũng phải theo chuẩn của bảo tồn và sự giám sát của chính quyền và Hội Kiến trúc sư TP. Các nhà máy, xí nghiệp trong TP phải di chuyển ra khỏi khu phố cổ... Hướng nào cho nhà cổ trên địa bàn TP.HCM Trong buổi hội thảo, kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm đã phát biểu: "Chúng ta phải nhanh chóng bảo tồn và phát triển phù hợp với nhịp phát triển đô thị. Hiện nay tốc độ phát triển đô thị nhanh hàng ngàn lần, nếu ta chậm chân, nhiều công trình di sản cũ sẽ bị phá hết...". Cùng với ý này, kiến trúc sư Lê Quang Ninh - chủ nhiệm chương trình Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị - đã nhấn mạnh trong Hội nghị khoa học về xây dựng TP. HCM năm 2000: "Dự án bảo tốn khả thi càng chậm hoàn tất, chậm triển khai thì cảnh quan kiến trúc đáng bảo vệ càng bị xâm phạm...". Theo nội dung Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, UBND TP.HCM vừa trình Bộ Xây dựng, thiết kế đô thị theo quy hoạch chung xây dựng tại TP.HCM được phân chia dựa trên các điều kiện tự nhiên của từng khu vực để hình thành đặc trưng riêng. Trong đó, khu vực trung tâm hiện hữu gồm các quận: 1, 3, 4, một phần quận Bình Thạnh và trung tâm Chợ Lớn (quận 5) có nhiều công trình kiến trúc cần được bảo tồn, tôn tạo, TP sẽ nghiên cứu cụ thể từng khu vực nhằm tạo nét đặc trưng riêng, đồng thời được định hướng là khu vực kiến trúc bảo tồn đặc biệt. Bên cạnh đó, tại huyện Củ Chi sẽ  hình thành nên “vành đai sinh thái”, có vai trò là trục phát triển, đảm bảo môi trường sống lý tưởng nhất; khu vực kiến trúc cảnh quan có điều kiện địa chất thủy văn không thuận lợi. Cần sự phối hợp các ban ngành Nhiều người bày tỏ sự xót xa khi thực tế có những khu phố được xây từ năm 1872, mấy năm trước đang còn trong tình trạng rất tốt thì nay đã bị xóa bỏ để xây dựng các cao ốc, trung tâm thương mại. Nhiều đại biểu giật mình khi biết TPHCM chỉ còn một khu phố cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông. Được xây dựng đầu thế kỷ 19, nếu tính “tuổi đời” thì TP còn nhiều khu phố khác nhiều tuổi hơn khu phố Hải Thượng Lãn Ông, tuy nhiên những khu này chỉ còn lại