Đề tài Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu (techsimex)

Hàng hoá là sản phẩm của lao động được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua bán và dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Nếu sản phẩm của lao động không được đưa ra trao đổi trên thị trường thì đó không phải là hàng hoá. Quá trình trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường được gọi là thương mại. Thương mại được coi là hệ thống nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng, tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá và làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá - Tiền tệ. Trong hoạt động thương mại, nếu nội thương là lĩnh vực hoạt động trong phạm vị một nước (mua hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc từ đơn vị nhập khẩu để bán hàng trong nước) thì ngoại thương là sự hoạt động thương mại ra khỏi phạm vị một nước. Nhập khẩu là một khâu quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất trong nước. Nhập khẩu để bổ xung hàng hoá trong nước không thể sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập về những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không lợi bằng Nhập khẩu. Hai mặt Nhập khẩu bổ xung và Nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động, đóng vai trò quan trọng nhất. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của Nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau: -Tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước. -Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. ở đây, Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào của sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự thúc đẩy này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài.

doc99 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu (techsimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng nhập khẩu ở công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu (techsimex) PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. I. Nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường 1.Hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong cơ chế thị trường. 1.1.Khái niệm, ý nghiã của nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường. Hàng hoá là sản phẩm của lao động được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua bán và dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Nếu sản phẩm của lao động không được đưa ra trao đổi trên thị trường thì đó không phải là hàng hoá. Quá trình trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường được gọi là thương mại. Thương mại được coi là hệ thống nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng, tạo ra sự liên tục của quá trình sản xuất. Thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá và làm cho sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá - Tiền tệ. Trong hoạt động thương mại, nếu nội thương là lĩnh vực hoạt động trong phạm vị một nước (mua hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất trong nước hoặc từ đơn vị nhập khẩu để bán hàng trong nước) thì ngoại thương là sự hoạt động thương mại ra khỏi phạm vị một nước. Nhập khẩu là một khâu quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất trong nước. Nhập khẩu để bổ xung hàng hoá trong nước không thể sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập về những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không lợi bằng Nhập khẩu. Hai mặt Nhập khẩu bổ xung và Nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động, đóng vai trò quan trọng nhất. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của Nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau: -Tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đất nước. -Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. ở đây, Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảo đầu vào của sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự thúc đẩy này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài. 1.2. các đặc trưng cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong cơ chế thị trường. Trong chế độ tập trung quan liêu bao cấp trước kia, nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế đóng, chủ yếu tự cung tự cấp. Quan hệ quốc tế chỉ thu hẹp trong một vài nước xã hội chủ nghĩa dựa trên các khoản viện trợ và mua bán theo Nghị định thư... đã làm thui chột hoạt động Nhập khẩu, do đó không phát huy được vai trò Nhập khẩu. Sự quản lý quá sâu của Nhà nước đã làm mất đi tính linh hoạt, uyển chuyển của hoạt động nhập khẩu do đó không phát huy được vai trò của nó trong việc phát triển nền kinh tế xã hội. Chủ thể của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế cũ là các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền thụ động, cơ cấu cồng kềnh kém năng động, do vậy công tác Nhập khẩu rất trì trệ, không đáp ứng đúng lóc nhu cầu về hàng hoá trong nước. Chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động Nhập khẩu được khởi sắc trong môi trường thuận lợi đã tạo ra thị trường trong nước sôi động tràn ngập hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự phá sản cũng như sự vươn lên của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Đó là bước ngoặt giúp cho nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong cơ chế thị trường, nhập khẩu không những phát huy được vai trò của mình mà còn thể hiên được tính ưu việt đó là cho phép thúc đẩy khai thác tiềm năng thế mạnh của đất nước vào việc phát triển kinh tế đồng thời tạo ra sự cạnh tranh để thị trường rong nước muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao chất lượng. Tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất phải không ngừng vươn lên tạo ra sự phát triển xã hội. Nhập khẩu trở thành cầu nối thông suốt nền kinh tế trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác Quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Những điều này chứng tỏ tính ưu việt hơn của nền kinh tế thị trường cũng như khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế thị trường. 1.3. Các quy định và điều kiện để một doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khÈu. Căn cứ vào Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà nước đối với đối với hoạt động xuất nhập khẩu (điều 5 chương III của nghị định), muốn được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương, các thể nhân (hoặc pháp nhân) phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. Để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, cần phải có đủ 4 điều kiện sau: -Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành. -Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. -Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu bằng tiền Việt nam tương đương 200,000USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu.Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các tình khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi phải có nhiều vốn, mức vốn lưu động được nêu trên quy định tương đương 100,000USD. -Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. 2. Các phương thức nhập khẩu và các thủ tục cần thiết trong hoạt độngnhập khẩu. 2.1.Các phương thức nhập khẩu. Hiện nay tồn tại hai phương thức Nhập khẩu chủ yếu là Nhập khẩu trực tiếp và Nhập khẩu uỷ thác. 2.1.1. Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất Nhập khẩu được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh xuất Nhập khẩu, trực tiếp tổ chức giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng hàng hoá với nước ngoài. Chỉ doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, có trình độ giao dịch, quản lý kinh doanh, thành lập hợp pháp mới được quyền Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp có thể tiến hành theo hiệp định hay Nghị định thư ký kết giữa hai Nhà nước, hoặc có thÓ Nhập khẩu trực tiếp ngoài Nghị định thư theo hợp đồng thương mại ký kết giữa hai hay nhiều tổ chức buôn bán cụ thể thuộc nước nhập hàng và nước xuất hàng. a/ Nhập khẩu theo Nghị định thư Nhập khẩu theo Nghị định thư là phương thức mà các doanh nghiệp phải tuân theo các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chính phủ ta ký kết với các Chính phủ các nước khác những Nghị định thư hoặc các hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Đối với ngoại tê thu được phải nộp vào quỹ tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ thương mại và được thanh toán trả bằng tiền Việt nam tương ứng với số ngoại tệ đã nộp căn cứ vào tỷ giá khoán do Nhà nước quy định. trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng các đơn vị kinh doanh theo phương thức này Ýt, chỉ trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. b/Nhập khẩu ngoài Nghị định thư. Nhập khẩu ngoài Nghị định thư là phương thức hoạt động trong đó các doanh nghiệp phải tự cân đối về ngân sách tài chính và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.Theo phương thức này, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động nhập khẩu của mình từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Đơn vị phải tự tìm nguồn hàng, bạn hàng, tổ chức giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng trên cơ sở tuân thủ các chính sách, chế đọ kinh tế của Nhà nước. Đối với số ngoại tệ thu được không phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung mà có thể bán ở trung tâm giao dịch ngoại tệ hoặc ngân hàng. Nhập khẩu theo phương thức này tạo cho doanh nghiệp tính năng động, sáng tạo, độc lập trong hạch toán kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trường. 2.1.2. Nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác là hình thức Nhập khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép Nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng với nước ngoài hoặc chưa thể trực tiếp lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nên phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng Nhập khẩu hộ hàng hoá cho mình. theo phương thức này, đơn vị giao uỷ thác nhập khẩu là đơn vị được tính doanh số, đơn vị nhận uỷ thác chỉ là đơn vị làm đại lý và được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ thoả thuận giữa hai bên ghi trong hợp đồng uỷ thác Nhập khẩu. trong nhiều quan hệ uỷ thác, đơn vị uỷ thác Nhập khẩu chỉ giao cho người nhận uỷ thác thực hiện hợp đồng thương mại đã ký bao gồm những khâu: Tiếp nhận, thanh toán chi trả hộ tiền hàng, thuế Nhập khẩu... Nói chung, đối với các đơn vị kinh doanh xuất Nhập khẩu, tuỳ thuộc vào điều kiện Bộ thương mại quy định và khả năng tài chính của mình mà lựa chọn phương thức Nhập khẩu hàng hoá thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Song hoạt động Nhập khẩu theo phương thưc trực tiếp có lợi hơn vì doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt thông tin và tín hiệu thị trường nước ngoài một cách toàn diện, chính xác, kịp thời, không bị phụ thuộc vào các đơn vị khác, lợi nhuận không bị chia sẻ, có điều kiện mở rộng quan hệ và uy tín với bạn hàng nước ngoài. 2.2.Các phương thức thanh toán hợp đồng ngoại trong kinh doanh Nhập khẩu. Khái niệm hợp đồng buôn bán ngoại thương ở các nước khác nhau thì không giống nhau tuỳ theo quan điểm luật pháp các nước, tuy nhiên về cơ bản được hiểu như sau: Hợp đồng ngoại hay còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận bằng lời hoặc bằng văn bản của các bên có quốc tịch khác nhau, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hoá còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán hợp đồng ngoại và nó cũng ảnh hưởng lớn đến việc hạch toán kế toán hoạt động lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. Phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lực chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán hợp đồng ngoại gồm có: 2.2.1. Phương thức chuyển tiền: (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng ( người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Việc chuyển tiền này có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: Điện báo( T/T- Telegraphic Transfer) là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Thư chuyển tiền (M/T- Mail Transfer): là hình thức mà ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Trong hai hình thức này thì hình thức T/T có lợi cho nhà xuất khẩu hơn vì thời gian thực hiện nhanh hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn cho nhà nhập khẩu. Sơ đồ 1: Trình tự tiến hành nghiệp vụ Ng©n hµng ®¹i lý Ng©n hµng chuyÓn tiÒn (3) (2) (4) Ng­êi h­ëng lîi Ng­êi chuyÓn tiÒn (1) (1) Giao dịch thương mại (2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền ( Bằng thư hoặc bằng điện) cùng với uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng). (3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng. (4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi. Ưu điểm của phương thức này là thủ tục đơn giản, phí thanh toán không cao, cho nên được áp dụng thanh toán cho những lô hàng có giá trị nhỏ hoặc thanh toán các phí dịch vụ ngoại thương, trả tiền vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường thiệt hại... ở Việt nam phương thức này sử dụng tương đối phổ biến khi nhập những lô hàng có giá trị không lón. tuy nhiên trong phương thức này, đơn vị nhập khẩu có thể gặp rủi ro do bộ chứng từ giả, cho nên trong nhiều trường hợp nhà nhập khẩu nhận được hàng rồi mới chuyển tiền cho người bán. Nhờ thu phiếu trơn ( CLean Collection) là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi ngân hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. SƠ ĐỒ II: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ NHỜ THU PHIẾU TRƠN. Ng©n hµng ®¹i lý Ng©n hµng phôc vô bªn b¸n (2) (4) (1) (4) (4) (3) Ng­êi mua Ng­êi b¸n Gửi hàng và chứng từ (1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, lập một hối phiếu đòi tiền ngươì mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu. (2) Ngân hàng phục vô cho bên bán gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài nhờ thu tiền. (3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu ( Nếu trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu ( nếu mua chịu). (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán, nếu chỉ chấp nhận hối phiéu thì ngân hàng gửi hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán. Phương thức này đơn giản và thường áp dụng với những bạn hàng tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau, công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Phương thức này không được áp dụng nhiều trong thanh toán mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, đối với người mua phương thức này cũng có điều bất lợi vì hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng không? Nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection) Là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại: -Nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ ( Documentary against Payment - D/P) nếu bên mua trả tiền hối phiếu. Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay. -Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ( Documentary against Acceptance) nếu bên mua chấp nhận trả tiền hối phiếu sau mét thời gian nhất định. -Phương thức này sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Sơ đồ 3: Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Ng©n hµng phôc vô bªn b¸n Ng©n hµng phôc vô bªn b¸n (2) (4) (1) (4) (4) (3) Ng­êi mua Ng­êi b¸n GỬI HÀNG . Trình tự nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo, ở khâu (3) là ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua chấp nhận trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu. Cũng giống như phương thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức này thủ tục đơn giản, dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là người mua có thể kéo dài thời gian trả tiền và việc trả tiền thực hiện chậm chạp, trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. 2.2.3. Tín dụng chứng từ: ( Letter of credit - L/C) Tín dụng chứng từ là sự thoả thuận trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng). theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi) số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Các bên tham gia -Người xin mở L/C là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác. -Ngân hàng mở L/C là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu. -Người hưởng lợi L/C là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định. -Ngân hàng thông báo L/C là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. SƠ ĐỒ 4 : TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. Ng©n hµng th«ng b¸o L/C Ng©n hµng më L/C (2) (5) (6) (8) (7) (1) (6) (5) (3) Ng­êi xuÊt khÈu Ng­êi nhËp khÈu (4) (1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. (2) căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu. (3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng. (5)Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. (6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. (8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Phương thức thanh toán này có tính đảm bảo cao vì vậy được sử dụng phổ biến nhất nhưng có nhược điểm là người nhập khẩu thường gặp rủi ro nhiều hơn nhà xuất khẩu, rủi ro có thể từ phía nhà xuất khẩu, ngoài ra việc thanh toán chỉ dựa trên chứng từ, chi phí thanh toán tốn kém. Ngoài ra, trong thanh toán hợp đồng ngoại còn có các phương thức sau: Phương thức ghi sổ ( Open account): Người bán mở một tài khoản ( hoặc một quyển sổ) để ghi nợ ngưòi mua sau khi người bán đã hoàn thanh giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ ( tháng, quý, năm) người mua trả tiền cho người bán). Phương thức uỷ thác mua( Authority to Purchase - A/P) là phương thức mà trong đó ngân hàng nước người mua theo yêu cầu của người mua viết đơn yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài phát hành một A/P tròn đã cam kết sẽ mua hối phiéu của người bán ký phát với điều kiện đặt trong A/P. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ. Thư bảo đảm trả tiền ( Letter of Guarantee - L/G): Ngân hàng bên người mua theo yêu cầu của người mua viết thư bảo đảm trả tiền cho người bán, đảm bảo sau khi giao hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định, sẽ trả tiền hàng. Thanh toán qua tài khoản treo ở nước ngoài ( Escrow Account) là phương thức thanh toán mà khi hai nhà xuất khẩu và nhập khảu thoả thuận treo tài khoản ở nước người nhập khẩu để ghi có số tiền của nhà xuất khẩu bằng tiền của nước nhập khẩu hoặc bằng ngoại tệ tự do, số tiền này dùng để mua lại hàng của nước nhập khẩu. II. Tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu. 1.ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác kế toán hạch toán lưu chuyển hàng
Tài liệu liên quan