Đề tài Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Giới thiệu chung về nghề truyền thống hàng thủ công mỹ nghệ Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên làng làm ra nó. Sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Nhiều làng nghề truyền thống của ta nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài hoa, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt thường ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá mà còn là một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó bảo lưu cả những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hoá làng nghề cũng chính là khung cảnh làng quê, cây đa, bến nước, đình chùa, đền miếu , các lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam. Chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trước khi có nền sản xuất cơ khí hoá và hiện đại hoá, kể cả tự động hoá như hiện nay, thì mọi sản phẩm trong xã hội đều được làm ra bởi một nền công nghệ duy nhất, đó là công nghệ truyền thống với đôi bàn tay và khối óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ công cùng việc sử dụng các loại công cụ sản xuất thô sơ. Nói khác đi, mọi giá trị vật phẩm vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể) trong các thời kỳ lịch sử – xã hội lúc đó của dân tộc ta, cũng như các dân tộc khác trên thế giới, đều là sản phẩm thủ công, đều hội tụ ở các sản phẩm thủ công. Hơn thế nữa, ngay cả ở thời hiện đại, khi mà máy móc đã thay thế phần lớn sức lao động của con người, nền sản xuất và sản phẩm thủ công cũng không mất đi. Chúng tồn tại, phát triển song song với công nghệ và sản phẩm hiện đại. Với sự giúp đỡ của máy móc và thiết bị hiện đại, công nghệ truyền thống sẽ được hiện đại hoá, nền sản xuất thủ công thủ công truyền thống ngày càng phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn.

doc79 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan