Đề tài Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng

Trong một tác phẩm văn học, tư duy logic và tư duy hình tượng có một vai trò hết sức quan trọng, có thể nói chính chúng đã góp phần đưa tác phẩm trở nên có gía trị trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong văn học nghệ thuật nói riêng; thậm chí còn có tác dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác như: Khoa học chính trị, ngoại giao, thương mại, v.v. Chúng ta hẳn còn nhớ những lời lẽ bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, tư duy logic và tư duy hình tượng trong bản Tuyên ngôn của Bác lại dựa trên luận đề trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp (1791): Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Và ngay sau khi dẫn trích, Người đã đưa ra hàng loạt các bằng chứng, dẫn chứng. để kết tội tày trời giặc Pháp: chúng chẳng những cướp nước ta mà còn làm cho nhân dân ta lâm vào tình cảnh cơ hàn tủi nhục. Vậy, cái gì đã giúp cho bản Tuyên ngôn của Bác hết sức đanh thép và đầy sức thuyết phục sau khi công nhận luận đề trong Tuyên ngôn độc lập và nhân quyền của Pháp và Mĩ để kết tội chúng, rồi tuyên bố cho cả toàn thể nhân dân và trên toàn thế giới được biết từ nay: dân tộc Việt Nam hoàn toàn được tự do, hoàn toàn được độc lập ? Phải chăng chính tư duy logic và tư duy hình tượng đã góp phần tạo cho sự thắng lợi của bản Tuyên ngôn của Người đi vào lịch sử. Vậy tư duy logic và tư duy hình tượng là gì? Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giảng viên khoa Ngữ văn trường ĐHKHXH và Nhân Văn: tư duy lôgic là tư duy chính xác{tiền đề, kết đề và lý lẽ}, có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách trực diện trong tác phẩm. Còn tư duy hình tượng lại là cơ sở sáng tạo ra các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng trong tác phẩm; qua đấy người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một số kết luận nào đó của tác phẩm.

doc9 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng Trong một tác phẩm văn học, tư duy logic và tư duy hình tượng có một vai trò hết sức quan trọng, có thể nói chính chúng đã góp phần đưa tác phẩm trở nên có gía trị trong cuộc sống của chúng ta nói chung và trong văn học nghệ thuật nói riêng; thậm chí còn có tác dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác như: Khoa học chính trị, ngoại giao, thương mại, v.v... Chúng ta hẳn còn nhớ những lời lẽ bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, tư duy logic và tư duy hình tượng trong bản Tuyên ngôn của Bác lại dựa trên luận đề trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp (1791): Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng... Và ngay sau khi dẫn trích, Người đã đưa ra hàng loạt các bằng chứng, dẫn chứng... để kết tội tày trời giặc Pháp: chúng chẳng những cướp nước ta mà còn làm cho nhân dân ta lâm vào tình cảnh cơ hàn tủi nhục... Vậy, cái gì đã giúp cho bản Tuyên ngôn của Bác hết sức đanh thép và đầy sức thuyết phục sau khi công nhận luận đề trong Tuyên ngôn độc lập và nhân quyền của Pháp và Mĩ để kết tội chúng, rồi tuyên bố cho cả toàn thể nhân dân và trên toàn thế giới được biết từ nay: dân tộc Việt Nam hoàn toàn được tự do, hoàn toàn được độc lập ? Phải chăng chính tư duy logic và tư duy hình tượng đã góp phần tạo cho sự thắng lợi của bản Tuyên ngôn của Người đi vào lịch sử. Vậy tư duy logic và tư duy hình tượng là gì? Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giảng viên khoa Ngữ văn trường ĐHKHXH và Nhân Văn: tư duy lôgic là tư duy chính xác{tiền đề, kết đề và lý lẽ}, có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách trực diện trong tác phẩm. Còn tư duy hình tượng lại là cơ sở sáng tạo ra các hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối chiếu liên tưởng trong tác phẩm; qua đấy người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một số kết luận nào đó của tác phẩm. Trong văn học, sự sáng tạo nên một tác phẩn hay của mỗi nhà văn đều có sự khác nhau mà chủ yếu là do trình độ văn hóa, học vấn, do nguồn gốc xuất thân, do hoàn cảnh xã hội….Đây là những yếu tố chi phối đến thói quen và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà văn cụ thể. Chính những sự chi phối trên mà mỗi nhà văn khi cho ra đời một tác phẩm văn học nghệ thuật đều mang những phong cách ngôn ngữ riêng biệt của mình. Thế nhưng sự thành công của mỗi tác phẩm văn học nghệ thụât chính là ở chỗ đem đến cho người đọc sự chia sẻ cảm thông, làm cho người đọc có thể vui với cái vui của nhân vật, có thể buồn với cái buồn của nhân vật, sót xa với những số phận oan trái, căm hờn với những cảnh đời nghiệt ngã, đau đớn với nỗi đau của nhân vật. Không những thế người đọc còn cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả thông qua hệ thống các nhân vật và nội dung của tác phẩm. Muốn đạt được sự thành công như vậy thì đòi hỏi mỗi nhà văn khi sáng tạo một tác phẩm văn học phải am hiểu cuộc sống, có vốn từ ngữ phong phú, có thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tinh xảo, có khả năng tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người đọc. Như vậy đối với quá trình sáng tạo văn học, muốn tác phẩm của mình đến được với công chúng và được công chúng đón nhận thì đòi hỏi mỗi nhà văn không ngừng lao động và sáng tạo, để có thể cho ra những tác phẩm văn học nghệ thuật hay. Một tác phẩm văn học nghệ thuật được công nhận là hay, là thành công không chỉ được đánh giá bởi nội dung phản ánh của tác phẩm đó, mà nó còn phụ thuộc vào trình độ sáng tạo nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm đó, trong đó vấn đề về tư duy lôgic và tư duy hình tượng của tác giả được phản ánh trong tác phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng để góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Trong phạm vi đề tài ở đây, chúng ta chỉ đi sâu vào phân tích về tư duy lôgic và tư duy hình tượng ở một vài tác phẩm văn học hiện đại để thấy được vai trò và chức năng của nó có ý nghĩa như thế nào tác phẩm, mà ở đây xin được phân tích tùy bút: Người lái đò Sông Đà của nhà văn lớn Nguyễn Tuân. Trong văn học Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Tuân (1910-1987) được biết đến như một nhà văn tài hoa, kiêu bạc, với quan điểm duy mĩ về nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, ông được đánh giá là hiện tượng phức tạp nhưng những trong tuỳ bút, những truyện ngắn đậm chất lãng mạn của ông vẫn được độc giả yêu thích. Càng về sau Nguyễn Tuân càng gắn bó và thành công với tuỳ bút chúng ta biết đến ông giai đoạn này qua tuỳ bút “kháng chiến và hoà bình”, “Sông Đà” và những bài in rải rác khác. Tính chất tự do phóng túng của thể tài này đã thử thách rất nhiều cây bút, song! dường như chỉ đến Nguyễn Tuân nó mới tìm được ra đúng dáng hình và bản chất. Đòi hỏi của nghề văn trước hết là sự tự biết mình, một sự dũng cảm dám làm mình, kèm với nó là một sự tự tin rằng mình có ích cho đời ngay ở sự đơn nhất, độc đáo, không lập lại. Nguyễn Tuân hiểu điều này và qua thể tuỳ bút ông thực sự tìm thấy lẽ sống, lẽ sáng tác, ở đó ông không chỉ biết những điều mình cảm nhận mà còn có đất phô bày cái mảng tri thức cổ kim mà sự học mang đến cho ông. Từ trước đến nay giới nghiên cứu và đông đảo độc giả đều đánh giá cao tài của Nguyễn Tuân nhưng việc đi sâu vào lãnh địa tuỳ bút của ông với tư cách là văn bản nghệ thuật ngôn từ vẫn chưa được chú tâm . Một trong những điều làm nên đặc sắc của văn Nguyễn Tuân chính là ở tư duy logic và tư duy hình tượng một cách tài tình của ông. Trước cách mạng, trung tâm thế giới nghệ thuật tuỳ bút Nguyễn Tuân là những cái tôi với nhiều hoàn cảnh trên từng chặng đường xê dịch, những con người buồn chán sống vô vị và vui thú những trò tầm thường, đều mang nhiều tâm trạng dằn vặt, giằng xé giữa sở thích và nghĩa vụ của một cái tô Nguyễn Tuân. Không gian thiên nhiên chỉ là những cái mơ hồ vụn vặt gắn với nỗi ám ảnh thời gian và gợi sự bức bối, ngột ngạt. Ngược lại sau cách mạng ta tìm thấy sự phong phú tươi rói, sống động của nhiều vùng đất Tây bắc, cảnh vật mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ và bè bạn với con người, tham gia vào công cuộc cải tạo của con người. Ta không còn bắt gặp những cái nhân luôn đấu tranh nội tâm về lý tưởng, về bổn phận như trước. Những cá nhân bây giờ rất ít, nếu có thì hoặc hiện lên với tư cách là đại biểu cho những phẩm chất đẹp, tư thế khoẻ, tinh thần hứng khởi của người công dân một nước độc lập. Ta bắt gặp rất nhiều “con người số đông”, đó là cộng đồng, là sức mạnh của người lao động, họ đang rất hăng hái dựng xây chiến đấu, nếu người dân lao động được miêu tả như những người hùng thì bọn giặc hiện ra rất hèn hạ yếu ớt và bé nhỏ. Đây là mảnh đất nở hoa tài năng liên tưởng, sáng toạ của nhà văn gây nên sức hấp dẫn trang viết và là điều khiến chúng ta thán phục. Nó phản ánh cái tài hoa và thái độ, tình cảm của tác giả đối với thế giới, con người. 1. Trước cách mạng  2. Sau cách mạng   1.1. Con người và những tính cách trạng thái, hoạt động của con người:    - Con người: gái mãi dâm bị căn vặn về quá trình truỵ lạc, đám son phấn lầu hồng, người đàn bà nhẫn nhục, các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử (My phu nhân, Cam phu nhân, Triệu Vân), kẻ có tính đồng bóng, chàng Tân La, cô gái hoá, một vài cái tài hoa thần đồng, kẻ trốn chạy nhân tình cũ, tên chăn cừu, viên thiếu uý kinh kỵ, thứ tội nhân, đời mình, ông tù trưởng xứ Mường, người đi thi, người đi tù…  - Hình ảnh con người: Những kẻ nắm chắc bí mật tạo tác vùng Đại Bục, những người đi bể, những người lái đò cạn , người thổi khèm, bộ đội ta, vẻ mặt hồn nhiên của anh bộ đội…   - Trạng thái hoạt động: Nét cười của một người công bình lúc tắt nghỉ, đám chúng nhân đi xem hội tây, cô gái nhà lành say rượu, kẻ đi biển tìm phương hướng, giai nhân tài tử chơi xuân, cô thiếu nữ vu quy, người đi chơi xa…    1.2. thế giới tự nhiên xã hội.  2.2. Thế giới tự nhiện và xã hội:   - Tự nhiên thuần tuý: Sao chổi, hơi lửa lò vôi, mưa ngày tháng của tội nhân bị khổ sai có kỳ hạn, nước lá dội qua cây gỗ rắn, dầu sôi trong vạc, cái bóng, đêm ở phố phủ, hoa sim rằng, thung lũng, rừng đào, gió nồm, bông hoa cúc…  - Tự nhiên thuần tuý: Giăng xuông, sao hôm, nắng loé, cái vắng vẻ của rừng, dòng nước, sóng bể, cây núi Tây Bắc, lửa, sóng vấp bờ, thuỷ triều dâng, cỏ bồng nước lũ, mùa xuân Tây Bắc, nếp sóng bạc đầu, mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông, trùng dương thạch trận, cánh đồng đá, trận bão tố, đất vỡ hoang, con sóng đã khô chắc lại, giống hoa nhiều màu sắc, tổ phượng hoàng, rêu mùa xuân, đài hoa thơm, ngàn bọng ong, mặt giăng chiếu xuống vạc nương ruộng lúa, con hổ giữ…   - Sự vật, sự việc hiện tượng gắn với cuộc sinh hoạt: giấy hoa tiên, tiếng nhạc ngựa, tiếng diều sáo, ngọn lửa chài, chiếc thuyền rồng, bãi chợ đầu làng, khăn tang và áo vải đen, tượng đá tượng Chàm, ngọn đèn rọi đường, xe thổ mộ ở Nam kỳ…  - Sự vật, sự việc hiện tượng gắn với cuộc sinh hoạt: tuyết thảm nhung, trận sốt, vách thành, lỗ giếng đào, cái hào cạn, hầm máy tàu bể, truyện quái hiệp, đèn pha vị trí, tờ giấy lệnh, cái bánh đa, lớp học, con đường biển ra đảo Côn Lôn, nồi cơm vừa sôi, tường luỹ, gạch cũ của một cái thành xưa, tóc mây, cái mộc nhĩ, con ngựa điện biên, tấm áo người nghèo, cái thân đê nhà Lý, một công trình văn hoá, cái nhà mồ, chợ chiều họp vội trên mặt gềnh sông Đà, cái sân một nhà Mỡo, viên gạch mới, cái nhẫn vàng, chuông khánh…   -Đát rơi huỳnh huỵch như giặc bổ nhào - Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa - Cái buồn thảm trong lòng tôi đã bỏ xa cái buồn thảm của một cuốn “Việt Nam vong quốc sử”. - Thóc lúa của đồng ruộng không nhiều bằng cây lúa của những sơn hệ mịt mù Tây Bắc. Sóng xô đá, đá xô sóng cuồn cuộn cộn vào nhau... Nhiều cửa tử, ít của sinh... Có thể thấy về cơ bản, Nguyễn Tuân sử dụng những phương thức biểu thị quan hệ tư duy hết sức độc đáo tạo ra sự mới lạ và nét đặc tính trong phong cách của Nguyễn Tuân. Trước cách mạng, nói đến Nguyễn Tuân tức là nói đến một cá tính phức tạp. Ông là minh hoạ chuẩn cho ý kiến của Plekhanốp về quy luật phát sinh quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật “khuynh hướng thừa nhận quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật của những nhà nghệ sĩ và những người tha thiết quan tâm đến sáng tác nghệ thuật, đã phát sinh và được củng cố trên cơ sở mối bất hoà tuyệt vọng giữa họ với toàn cảnh xã hội xung quanh họ” (dẫn theo Nguyễn Đăng Mạnh). Giai đoạn văn học 1930 - 1945 Nguyễn Tuân thuộc lớp nhà văn nằm ở danh giới giữa một bên là dòng văn học lãng mạn, bên kia là dòng hiện thực phê phán. Không thể nói Nguyễn Tuân “đóng cửa” với cuộc đời, xa rời hiện thực đất nước để đắm chìm trong lạc thú xê dịch cá nhân. Bởi vì với chủ trương “đi để viết”, ông còn dựng lên được bức tranh nghèo khổ của người bình dân, còn phát hiện ra những vẻ thơ mộng thiên nhiên đất nước. Điều này lần lượt hiện ra trong các trang tuỳ bút. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân là lòng yêu nước của trí thức tiểu tư sản, không thể dung hoà và bất lực với hoàn cảnh thuộc địa của thực dân nhưng chỉ kín đáo phản đối và lên án trong tác phẩn của mình (ví dụ một số truyện trong “Vang bóng một thời”). Dẫu vậy không ít tác phẩn đã cho thấy sự thu mình, sự tách biệt của cái tôi Nguyễn Tuân với xã hội, nhà văn chỉ đi sâu vào việc bộc lộ, cái bản thể kiêu ngạo của mình. Có lúc cái tôi ấy đã tách rời hiện thực, rút sâu vào nội tâm phức tạp để dẫn tới trạng thái chán chường và bi quan. Đấy là lý do vì sao phần lớn những đối tượng trong cách so sánh ở những trang tuỳ bút trước cách mạng là hắn, tôi, lòng ta… còn thiên nhiên thì chỉ là thời gian, ngày tháng, đêm, trời,… tất cả nhằm giải toả một tâm trạng o ép, bất hợp tác với cuộc đời trong một dân tộc nô lệ. Đồng thời bày tỏ những khát khao xê dịch và những xúc cảm thẩm mỹ tích cực. Cách mạng tháng Tám thành công không chỉ có ý nghĩa với lịch sử dân tộc mà còn làm biến đổi những nhà văn trong xã hội cũ. Nguyễn Tuân được hồi sinh từ biến cố trọng đái đó. Niềm vui lớn của đất nước làm tươi lại cái tài hoà, làm mới niềm mê say của ông đối với cuộc sống đang đổi thay xây dựng. Nguyễn Tuân đã làm một cuộc “lột xác” thông qua “chùa Đàn” chúng ta thấy để đạt được kết quả trên, ông phải trải qua sự đấu tranh tư tưởng không dễ dàng. Vẫn giữ thói quen, sở thích xê dịch, nhưng Nguyễn Tuân đã có những chuyến đi dài đem về những trang viết thơm mùi cuộc sống mới. Đó không phải là những hành trình trên xe, trên tàu thui thủi mà là đi bộ với nhân dân, với bộ đội, không phải là cuộc lông bông vô định mà là đi thực tế để viết “tờ hoa”, là đi cùng đoàn cán bộ cứu quốc có khi đến rất gần mặt trận. Hoạt động của nhà văn bây giờ là của một nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hoá văn nghệ. Những chuyến đi Tây bắc, những cuộc hành trình những chiến khu Việt Bắc thật sự là đường về với nhân dân với cách mạng. Đối tượng của tuỳ bút Nguyễn Tuân là thiên nhiên hung vĩ, khoẻ đẹp của đất nước, là nhân dân, là chiến sĩ, là những chiến dịch. điều này phần nào phản ánh ở cách lựa chọn đối tượng so sánh trong cấu trúc so sánh của Nguyễn Tuân như đã phân tích ở phần trên. Tập tuỳ bút pha chất ký “Sông Đà” có thể nói là một mốc son đánh dấu sự thành công trong quá trình sáng tác của ông sau cách mạng. Nhà văn đã hoàn thành sứ mệnh khám phá và lưu giữ lại vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc và chất vàng 10 của con người Tây Bắc trong những trang văn. Mặc dù đó đây còn có chỗ hơi dễ dãi và tô hồng khi hướng về tương lai (có lần ông tự nhận mình “sục sặc hấp tấp”). Nhưng đấy cũng là nét đáng yêu của Nguyễn Tuân. Sau “Sông Đà”, ông đi nhiều hơn, viết nhiều hơn và “chín” hơn về công cuộc dựng xây và chiến đấu của dân tộc kế tiếp chủ đề mà “Sông Đà” đã mở ra. Với bản tính ngông vì tự nhận thức được chân giá trị của mình Nguyễn Tuân đến với văn chương để thoả cái ao ước được là chính mình. Bao trùm cuộc đời và sự nghiệp ông là chủ nghĩa độc đáo. Hình như mỗi khi cầm bút ông tự đặt yêu cầu: phải chứng tỏ được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Những trang tuỳ bút dù trước hoặc sau cách mạng đều toát lên một trí tuệ uyên bắc, một phong cách tài hoa, chứng tỏ sự lao động nghệ thuật nghiêm túc. Từ việc đi sâu phân tích về tư duy lôgic và tư duy hình tượng trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân, ta thấy sự kế thừa của nhà văn về một lối diễn đạt không còn mới mẻ trong cảm thức ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Bằng tài năng sáng tạo và con mắt nghệ thuật “không lặp lại”, Nguyễn Tuân đã biết tạo cho mình nét độc đáo ở từng câu so sánh đối chiếu. Ở vế chuẩn trong cấu trúc so sánh ta mới thực sự nhận ra phong cách giọng văn Nguyễn Tuân. Những điều đã quá quen thuộc, qua so sánh của nhà văn trở nên mới mẻ và đẹp theo một chiều kích khác. Phần lớn ở về này nhà văn diễn đạt theo lối dàn trải, chi tiết hoá và trừu tượng hoá. Bằng sự linh hoạt trong hành văn, tác giả lúc thì cụ thể hoá cái trừu tượng có khi trừu tượng hoá cái cụ thể hoặc cũng có khi trừu tượng hoá theo một cách khác những cái trừu tượng. Nghĩa là phong phú và đa dạng. Nhưng tài năng của Nguyễn Tuân minh chứng cho sức tưởng tượng ghê gớm của ông là bằng cách này hay cách khác người tiếp nhận văn bản đều hiểu và thích thú với lối ví von giàu tính biểu cảm, kích thích óc tư duy của mình. Rõ ràng, tư duy logic và tư duy hình tượng là một cơ sở sáng tạo đặc biệt trong nhiều ngành khoa học khác nhau, không chỉ trong khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học xã hội nói chung và trong ngành Ngôn ngữ học nói riêng. Có tư duy logic và có tư duy hình tượng chẳng những giúp cho ta sáng tạo nội dung và nghệ thuật với một hệ thống lập luận chặt chẽ cả khi nói cũng như khi viết. Bởi vậy giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau để cho tác phẩm trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục, cuốn hút được người nghe và người đọc như trong tuỳ bút: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là một minh chứng thực tiễn./.