Đề tài Quản lý và Sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và Giải pháp

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của khu vực Đông Nam Á nóiriêng, việc hỗ trợ cho các nước đang và chậm phát triển để phát triển nền kinh tế của cácnước này là một vấn đề mang tính toàn cầu. Các quốc gia phát triển đã có những chính sách và biện pháp hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho các nước đang và kémphát triển, trong đó có nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (nguồn vốn ODA) được các nước phát triển cung cấp nhiều nhất vì mục tiêu của ODA là nhằm tạo điều kiện cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các nướcđang và kém phát triển. Việc thành lập các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB-World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB-Asian Development Bank) và các tổ chức thuộc hệ thống của Liên Hiệp Quốc đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng loại hình viện trợ cho các nước đang và chậm phát triển và thực hiện tương đối khách quan hơn sự giúp đỡ giữa các nước với nhau. Đối với Việt Nam, ngoại trừ các năm bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực thì các năm cònlại, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế luôn ở tốc độ cao. Từ năm 2000 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP luôn diễn ra theo xu hướng tăng dần (Năm 2000: 6,79%; Năm 2001: 6,89%; Năm 2002: 7,04%; Năm2003: 7,24%; Năm 2004:7,70%). Để đạt được những thành tựu đó, Việt Nam đã tận dụng và phốihợp mọi nguồn lực trong sự nỗ lực không ngừng của mình. Trong số đó, nguồn vốn là một trong những nguồn lực chính và có ý nghĩa quyết định. Theo báo cáo Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2004, nguồn vốn trong nước thực hiện ước đạt 206,5 nghìn tỷ đồng, nguồn vốn nước ngoài ước đạt 97,52 nghìn tỷ đồng. Trong đó: 1. Vốn ngân sách nhà nước: 137 nghìn tỷ đồng. 2. Vốn từ khu vực dân cư và tư nhân trong nước: 69,5 nghìn tỷ đồng. 3. Vốn ODA: 53,32 nghìn tỷ đồng. 4. Vốn FDI: 44,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, gần 1/3 trong tổng cơ cấu nguồn vốn nước ta phải được bổ sung từ nguồn vốn ngoài nước để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước. Nguồn ODA với sự khác biệt so với cácnguồn vốn khác ở tính ưu đãi, đã được thu hút đến 53,32 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 50% trên tổng số vốn nước ngoài vào Việt Nam. Do vậy, vai trò của nguồn vốn ODA ngày càng trở nên vô cùng 2 vàhội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cùng hòa nhịp vào quátrình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, hội nhập vào kinh tế quốc tế của đất nước, thành phố Hồ Chí Minh đang đặt ra nhiều định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn sắp tới. Nguồn vốn ODA cũng được Thành phố sử dụng để hỗ trợ cho mọi nỗ lực phát triển của mình. Thực tế cho thấy, nhiều chương trình, dự án ODA của Thành phố đã hoàn thành và đang dần phát huy hiệu quả đóng góp cho sự pháttriển của Thành phố. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn là khu vực kinh tế năng động nhất nước và là nơi tiếp nhận phần lớn nguồn vốn ODA của cả nước. Chính vì vậy, việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay việc thu hút nguồn vốn ODA vẫn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của xã hội(cụ thể vốn đầu tư phải đạt khoảng 30.000 đến 40.000tỷ để giữ tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố đạt được 11% đến 12%, trong khi đó nguồn vốn ODA thu hút được chỉ đạt khoảng 5% (150 đến 200 tỷ)), chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án còn chậm/chưa đảm bảo tiến độ dự án đã dẫn đến tình hình giải ngân chậm gây lãng phí rất lớn cho nguồn vốn này, việc sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, Thành phố cần phải có những sự thay đổi và điều chỉnh trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA theo hướng có hiệu quả hơn mới có thể mang lại sự phát triển bền vững của nền kinh tế Thành phố, nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Thành phố. Với mong muốn góp phần nhỏ bé trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng nguồnvốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý và Sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và Giải pháp”.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý và Sử dụng nguồn vốn ODA tại thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan