Đề tài Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần

Có thể nói rằng, công ty cổ phần (CTCP) ra đời là một phát minh quan trọng của loài người trong nền sản xuất xã hội. Các CTCP đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nó gắn liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc tại các nước thuộc địa. Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, CTCP là loại hình doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cũng giống như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của CTCP. Nó không những quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp; quyết định quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, chủ đầu tư của công ty; quyết định quy mô của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh . Để tìm hiểu về “Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần”, trong phạm vi một bài luận cá nhân, em xin đề cập tới một số khía cạnh sau đây:

doc22 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - LỜI MỞ ĐẦU B - NỘI DUNG I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II./ NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 1999 III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1/ Khái niệm 1.2/ Đặc điểm 2. Cấu trúc vốn trong CTCP 2.1/ Vốn điều lệ 2.2/ Vốn vay 3. Chủ thể góp vốn 4. Tài sản góp vốn 5. Vấn đề chuyển nhượng cổ phần 5.1/ Chuyển nhượng cổ phần cho người khác 5.2/ Yêu cầu công ty mua lại cổ phần 6. Các trường hợp thay đổi vốn của CTCP 6.1/ Các trường hợp tăng vốn của công ty 6.2/ Các trường hợp giảm vốn của công ty 7. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn IV./ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN C - LỜI KẾT A – LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói rằng, công ty cổ phần (CTCP) ra đời là một phát minh quan trọng của loài người trong nền sản xuất xã hội. Các CTCP đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nó gắn liền với sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc tại các nước thuộc địa. Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, CTCP là loại hình doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Cũng giống như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động của CTCP. Nó không những quyết định sự sống còn của doanh nghiệp mà còn thể hiện khả năng gánh chịu nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp; quyết định quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, chủ đầu tư của công ty; quyết định quy mô của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh ... Để tìm hiểu về “Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần”, trong phạm vi một bài luận cá nhân, em xin đề cập tới một số khía cạnh sau đây: B - NỘI DUNG I./ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm Tại khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này”. Từ quy định trên, ta có thể hiểu khái niệm CTCP một cách khái quát như sau: “CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. CTCP được quyền phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân”. 2. Đặc điểm Từ khái niệm đã nêu trên, có thể nhận thấy một vài đặc điểm cơ bản của CTCP dựa vào đó để phân biệt với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh như sau: -Thứ nhất, về thành viên của công ty: tối thiểu phải có ba thành viên tham gia công ty trong suốt quá trình hoạt động, không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân (trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp được quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp). Thứ hai, về vốn: vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Pháp luật không quy định mỗi thành viên có thể mua tối đa bao nhiêu cổ phần nhưng các thành viên có thể thoả thuận trong điều lệ công ty giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty. Thứ ba, về chế độ chịu trách nhiệm tài sản: có sự tách bạch tài sản của công ty và của cổ đông công ty, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, CTCP chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi tài sản của công ty. Thứ tư, về chuyển nhượng cổ phần: cổ đông công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật. Thứ năm, về phát hành chứng khoán: CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện lợi thế của CTCP là có khả năng huy động vốn lớn. Thứ sáu, CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. II./ NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 1999 Trong Luật doanh nghiệp cũ (ban hành năm 1999), quy định về CTCP cũng là phần quy định chặt chẽ nhất, chi tiết nhất. Tuy nhiên, với Luật doanh nghiệp mới, các quy định này còn cụ thể hơn, chi tiết hơn và tiến rất gần tới chuẩn mực chung của thế giới về CTCP. Trong Luật có gần 50% nội dung liên quan về CTCP. Điều này thể hiện rất rõ chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển loại hình doanh nghiệp này - một loại hình doanh nghiệp được cho rằng đã giải quyết gần như triệt để các nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhìn chung, Luật doanh nghiệp 2005 được ban hành đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn các quy định về CTCP. Trong phạm vi đề tài này em chỉ xin đề cập tới một số điểm mới liên quan đến quy chế pháp lý về vốn của CTCP. Cụ thể: Mở rộng quyền của cổ đông phổ thông: Ngoài những quyền tại Luật doanh nghiệp 1999, cổ đông còn được quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông; có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Bảo vệ quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số, cụ thể: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông công ty khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế… Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết, trước đây theo Luật doanh nghiệp 1999 là 51%. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định, trước đây là 51%. Quy định cơ chế xử lý đối với cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua Luật doanh nghiệp 2005 quy định xử lý như sau: (i) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; (ii) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; (iii) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Về cổ phiếu: Luật doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể, chi tiết hơn về trường hợp cổ phiếu có sai sót trong nội dung và hình thức thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng; trường hợp cổ phiếu bị mất, rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó. Về chào bán và chuyển nhượng cổ phần: Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định cụ thể hơn đồng thời bổ sung thêm một số quy định mới như: luật quy định tỷ lệ chiết khấu cụ thể trong trường hợp cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Về phát hành trái phiếu: Luật doanh nghiệp 1999 quy định một cách chung chung “Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác ...” (Khoản 4 Điều 62). Luật doanh nghiệp 2005 tiếp tục kế thừa quy định trên, bên cạnh đó Luật có quy định các trường hợp CTCP không được quyền phát hành trái phiếu, trừ khi pháp luật về chứng khoán có quy định khác, tại các điểm a), b) khoản 2 Điều 88. Đây là quy định một mặt làm đảm bảo an toàn về mặt tổ chức cho công ty, mặt khác vừa bảo vệ được quyền lợi cho các chủ nợ (người sở hữu trái phiếu). III./ QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1/ Khái niệm Vốn: khái niệm vốn nói chung được nhiều ngành khoa học tiếp cận theo nhiều phương diện và phạm vi khác nhau. Trong khoa học tài chính, vốn của doanh nghiệp (cũng như của CTCP) được quan niệm là vốn kinh doanh, là giá trị của toàn bộ tài sản(đại lượng bằng tiền) được đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn là cơ sở vật chất không thể thiếu cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Quy chế pháp lý về vốn trong CTCP Xét về mặt khách quan, tất cả những quy phạm pháp luật liên quan đến vốn của CTCP đã hình thành một “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP”. Do đó có thể định nghĩa: “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp vốn, quản lý sử dụng vốn, chuyển nhượng vốn và những vấn đề khác liên quan đến sự thay đổi vốn của CTCP. Xét theo nghĩa chủ quan, trên cơ sở những quy định của pháp luật, trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành công ty các chủ sở hữu công ty có thể cùng nhau xây dựng một hệ thống quy tắc điều chỉnh quan hệ mang tính chất nội bộ trong quá trình quản lý, sử dụng vốn của công ty. Như vậy, dưới góc độ này, “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” là tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt của nhà đầu tư vốn đối với những vấn đề liên quan đến vốn và tài sản của CTCP. 1.2/ Đặc điểm Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể thấy “quy chế pháp lý về vốn trong CTCP” có những đặc điểm sau: Thứ nhất, nó vừa thể hiện ý chí của Nhà nước vừa thể hiện ý chí của nhà đầu tư vốn. Bởi lẽ, trên cơ sở những quy phạm pháp luật, những chuẩn mực pháp lý do Nhà nước ban hành, các nhà đầu tư cùng thoả thuận để xây dựng nên những quy tắc mang tính chấp nội bộ trong quá trình quản lý, sử dụng vốn của công ty. Thứ hai, nó quy định quyền và nghĩa vụ của công ty, của các thành viên công ty đối với vốn và tài sản của công ty. Thứ ba, nội dung chủ yếu của quy chế pháp lý về vốn trong CTCP được thể hiện chủ yếu và cụ thể trong điều lệ công ty, bao gồm những nội dung cơ bản như: cấu trúc vốn, chủ thể góp vốn, huy động vốn, vấn đề chuyển nhượng cổ phần, các trường hợp tăng, giảm vốn của công ty ... 2. Cấu trúc vốn trong CTCP Xét về phương diện cấu trúc, vốn của doanh nghiệp nói chung và của CTCP nói riêng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cấu trúc vốn là đặc điểm cơ bản nhất tạo nên bản chất pháp lý của CTCP. Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, cấu trúc vốn của công ty nói chung và CTCP nói riêng bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Nhìn từ góc độ pháp lý, cấu trúc vốn của doanh nghiệp gồm: vốn điều lệ và vốn vay. 2.1/ Vốn điều lệ Vốn điều lệ của CTCP là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của CTCP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và được phản ánh trong cổ phiếu. Vốn điều lệ của công ty có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất pháp lý khác nhau. Cụ thể đó là: Cổ phần phổ thông: đây là loại cổ phần bắt buộc phải có của CTCP. Cổ phần phổ thông tạo cho người nắm giữ nó các quyền lợi về kinh tế và “quyền lực” trên cơ sở nguyên tắc đối vốn. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Tỷ suất cổ tức mà cổ đông phổ thông được hưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, cổ đông phổ thông chỉ được trả cổ tức khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Việc trả cổ tức cho cổ đông phổ thông cũng phải đảm bảo là ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có các quyền khác như: quyền biểu quyết, quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông, được tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập) ...Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty. Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần có tính chất pháp lý khác biệt so với cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi, được hưởng một số quyền lợi cao hơn quyền lợi của người sở hữu cổ phần phổ thông và phải chịu một số hạn chế khác. Cổ phần ưu đãi có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông nhưng cổ phần phổ thông không thể được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi của CTCP bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Người sở hữu loại cổ phần ưu đãi này gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp 2005 thì chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong CTCP. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không có quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả số cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ đông phổ thông hoặc mức cổ tức hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Do đã được ưu đãi trong việc trả cổ tức nên cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức bị hạn chế một số quyền như: không có quyền biểu quyết; quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Tuy nhiên, ngoài quyền ưu đãi về cổ tức, cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức còn có một số quyền như của cổ đông phổ thông, đó là quyền chuyển nhượng cổ phần; quyền đối với tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản ... Cổ phần ưu đãi hoàn lại: đây là loại cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu cổ phần hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại (Điều 83 Luật doanh nghiệp 2005). Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi này có các quyền như cổ đông phổ thông và cũng bị hạn chế một số quyền như đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Có thể thấy rằng, với cơ cấu vốn điều lệ có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất pháp lý đa dạng, CTCP có thể thiết lập cơ chế góp vốn linh hoạt, đáp ứng được những nguyện vọng, yêu cầu khác nhau của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cách thức góp vốn phù hợp với điều kiện cụ thể và nhu cầu lợi ích của mình. Mặt khác, tính tự do chuyển nhượng của các cổ phần đã quy định cấu trúc “vốn mở” của CTCP. Với cấu trúc này, vốn của công ty có thể dễ dàng xã hội hoá, cơ cấu cổ đông có thể thay đổi uyển chuyển, linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc hình thành thị trường vốn mà đỉnh cao là thị trường chứng khoán. 2.2/ Vốn vay Vốn vay có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty đang trong tình trạng khó khăn về tài chính hay công ty muốn thay đổi quy trình công nghệ cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Vốn vay là nguồn vốn huy động từ bên ngoài bằng các hình thức khác nhau như: vay ngân hàng; vay của các tổ chức, cá nhân khác ... và phát hành trái phiếu. Nguồn vốn vay bằng hình thức trái phiếu có vị trí quan trọng và thể hiện rõ ưu thế của CTCP so với nhiều hình thức doanh nghiệp khác. Tóm lại, cấu trúc vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng. Nguồn vốn của công ty phải đáp ứng được một cách đích thực cho quá trình đầu tư, phát huy được vai trò và ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh của công ty. Các nhà đầu tư cần chú trọng đến tỷ lệ, mối tương quan về mặt giá trị giữa các loại vốn sao cho thật phù hợp, tạo khả năng mạnh mẽ nhất để công ty đạt lợi nhuận tối đa và có nền tài chính lành mạnh phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Chủ thể góp vốn Tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tại Điều 57 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Trên cơ sở của Hiến pháp, khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này...”. Kinh doanh là một hoạt động hết sức khó khăn và phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có các quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu... Do vậy, mặc dù pháp luật thừa nhận quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, song không phải mọi chủ thể đều có thể thực hiện quyền năng này, khoản 2 Điều 13 đã quy định một số đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng. Chủ thể góp vốn vào CTCP sẽ trở thành cổ đông của công ty. Khi đã trở thành cổ đông của công ty, họ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Khi tiếp nhận vốn góp của các nhà đầu tư, công ty cũng cần xem xét những trường hợp tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần của CTCP tại Khoản 4 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, đó là: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 4. Tài sản góp vốn Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền tài sản khác. Theo quy định tại Điều 89 Luật doanh nghiệp 2005, các tài sản góp vốn vào CTCP bao gồm các loại: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Những tài sản góp vốn vào CTCP này phải được thanh toán đủ một lần (Điều 89 Luật doanh nghiệp 2005). 5. Vấn đề chuyển nhượng cổ phần Khi đã góp vốn vào CTCP, nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty. Sau đó, vì một lý do nào đó họ không muốn tiếp tục quá trình đầu tư vào công ty nữa và muốn thu hồi
Tài liệu liên quan