Đề tài Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại diễn ra hằng ngày trong đời sống và quan hệ mua bán hàng hóa đựoc xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, dưới góc nhìn của một sinh viên và bằng một số tài liệu tham khảo, em xin phân tích vấn đề : quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/LỜI MỞ ĐẦU Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại diễn ra hằng ngày trong đời sống và quan hệ mua bán hàng hóa đựoc xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, dưới góc nhìn của một sinh viên và bằng một số tài liệu tham khảo, em xin phân tích vấn đề : quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. II/ NỘI DUNG     Căn cứ vào quy định của Luật thương mại năm 2005 và các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự ( BLDS ) năm 2005 có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng Năng lực chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa đó là : - Có điều kiện thành lập hợp pháp - Có nội dung đăng kí kinh doanh của thương nhân Hai yếu tố trên là thước đo năng lực thực hiện hành vi kinh doanh của thương nhân để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hiện nay, trong một số ngành nghề kinh doanh, pháp luật thương mại đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải đáp ứng thêm những yếu tố cần thiết đó là trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì các chủ thể cần phải có giấy phép hành nghề kinh doanh. Đây là cơ sở để xác định năng lực pháp luật của các chủ thể tham gia hợp đồng . Như vậy, có thể thấy rằng : - Các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Nếu chủ thể của hợp đồng là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu chủ thể là thương nhân tham gia hợp đồng mua bán với mục đích lợi nhuận thì còn có thêm điều kiện các thương nhân này phải có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán và phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định nếu hàng hóa trong hợp đồng là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. 2. Đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp Khái niệm người đại diện hợp pháp được quy định trong BLDS năm 2005. Theo đó, đại diện hợp pháp bao gồm: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Theo Bộ luật Dân sự (BLDS) “ Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản ”. (Điều 151). Hiện nay, đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết do một bên chủ thể không có thẩm quyền được xử lí theo quy định tại Điều 145 BLDS 2005 đó là người không có quyền đại diện giao kết lại thực hiện việc giao kết hợp đồng thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện. 3. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử giữa người với người trong đời sống xã hội được xã hội thừa nhận. Vấn đề quan trọng ở đây là đối tượng của hợp đồng : hàng hóa và dịch vụ phải là những hàng hóa, dịch vụ được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán… vào thời điểm giao kết. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trong thương mại hiện nay được quy định trong danh mục ban hành theo nghị định số 56/2006/NĐ – CP ngày 12/06/2006. 4. Hợp đồng giao kết phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định hợp đồng giao kết phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện xuất phát từ quyền tự do kí kết hợp đồng và phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích khác được pháp luật bảo vệ. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để kí kết hợp đồng … đều bị coi là vi phạm pháp luật và hợp đồng sẽ không có hiệu lực. 5. Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo các hình thức được quy định tại điều 24 Luật thương mại năm 2005. Theo quy định tại Điều 24 Luật thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ trường hợp pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó . Hiện nay ,việc công chứng hợp đồng chỉ áp dụng đối với một số loại hợp đồng mua bán, cho thuê, cho mượn các đối tượng là quyền sử dụng đất, bất động sản, hợp đồng bảo lãnh, v.v. III/ KẾT LUẬN Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung quan trọng, do đó các bên tham gia quan hệ hợp đồng cần phải hiểu rõ các điều kiện trên để bảo vệ quyền lợi của mình. Do thời gian có hạn cũng như khả năng nắm bắt vấn đề còn hạn chế, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, khắc phục từ các thầy cô.
Tài liệu liên quan