Đề tài Quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt Á- Thực trạng và giải pháp

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các đường lối phát triển nền kinh tế với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”. Sau hơn 20 năm thực hiện các đường lối đó, nền kinh tế đã đạt được một số kết quả ban đầu: Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp được chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở đã và đang từng bước được kết nối với nền kinh tế thế giới. Để có được những kết quả đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ, bổ sung chủ yếu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển kinh tế trong kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa cuả nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, điện năng là ngành công nghiệp quan trọng, được coi là dòng máu giúp cơ thể vận động. Một nhu cầu cấp thiết được đặt ra là việc cung cấp các thiết bị điện phục vụ cho ngành điện - một ngành công nghiệp mà chúng ta chưa đủ khả năng để sản xuất máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay Nhà nước cũng đã cho phép các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu được trực tiếp nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành, do đó đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu đó. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ với một số các doanh nghiệp Việt Nam, nên trên thực tế các doanh nghiệp đã phải gánh chịu các hậu quả khôn lường. Những thiệt hại về tài chính, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều các thua thiệt khác của các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng trong đó, chủ yếu vẫn là việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu. Bởi vậy, việc nghiên cứu để xây dựng, củng cố và hoàn thiện quy trình nhập khẩu đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Với tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, tính cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ quốc tế và hợp tác kinh doanh tốt đẹp với rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đây chính là tiền đề tạo nên triển vọng vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như đa dạng hoá hướng tiếp cận với các thị trường nhập khẩu tiềm năng, chất lượng. Nhưng vấn đề đặt ra và cũng chính là thách thức với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương Việt Nam như đã nói ở trên đó là sự yếu kém về kinh nghiệm thậm chí tồn tại một thực trạng đáng buồn tại không ít các doanh nghiệp ngoại thương trong nước đó là sự chưa chú trọng hoặc dành sự quan tâm chưa thích đáng đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình nhập khẩu thực sự hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại công ty thiết bị điện Việt á em đã có cơ hội tiếp xúc và làm quen bước đầu với công tác nhập khẩu tại công ty. Thiết nghĩ với lộ trình hội nhập sâu rộng và toàn diện đang đặt ra với Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương là công tác xây dựng và hoàn thiện quy trình nhập khẩu, xuất khẩu tại Doanh nghiệp mình. Xuất phát từ thực tế và đặc điểm kinh doanh tại công ty thiết bị điện Việt á( Một doanh nghiệp với nghiệp vụ chính là nghiệp vụ nhập khẩu) em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt á. Em chọn đề tài “ Quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt Á- thực trạng và giải pháp” Về nội dung_ xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, báo cáo thực tập của em được chia thành những phần mục nội dung cụ thể như sau: Chương I: Giới thiệu chung về công ty thiết bị điện Việt á Chương II:Thực trạng quy trình nhập khẩu thiết bị điện tại công ty thiết bị điện Việt Á Chương III. Những giải phỏp nhằm hoàn thiện quy trỡnh nhập khẩu ở cụng ty thiết bị điện Việt Á Mục tiêu chính của đề tài là đi sâu phân tích và tìm hiểu quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt á từ đó tìm ra những nhược điểm còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty và kiến nghị giải pháp khắc phục. Với lượng kiến thức, kinh nghiệm có hạn, trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập này em không thể tránh khỏi những sai sót, nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo hướng dẫn GS. TS Vũ Sĩ Tuấn cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị làm việc tại công ty thiết bị điện Việt á em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Nhân đây em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thày Vũ Sĩ Tuấn và các anh, các chị làm việc tại phòng vật tư xuất nhập khẩu công ty thiết bị điện Việt á đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện báo cáo thực tập này.

doc75 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt Á- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các đường lối phát triển nền kinh tế với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...”. Sau hơn 20 năm thực hiện các đường lối đó, nền kinh tế đã đạt được một số kết quả ban đầu: Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp được chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nền kinh tế mở đã và đang từng bước được kết nối với nền kinh tế thế giới... Để có được những kết quả đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ, bổ sung chủ yếu cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển kinh tế trong kỹ thuật và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa cuả nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước, điện năng là ngành công nghiệp quan trọng, được coi là dòng máu giúp cơ thể vận động. Một nhu cầu cấp thiết được đặt ra là việc cung cấp các thiết bị điện phục vụ cho ngành điện - một ngành công nghiệp mà chúng ta chưa đủ khả năng để sản xuất máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Hiện nay Nhà nước cũng đã cho phép các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu được trực tiếp nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành, do đó đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu đó. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ với một số các doanh nghiệp Việt Nam, nên trên thực tế các doanh nghiệp đã phải gánh chịu các hậu quả khôn lường. Những thiệt hại về tài chính, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều các thua thiệt khác của các doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng trong đó, chủ yếu vẫn là việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của quá trình thực hiện quy trình nhập khẩu. Bởi vậy, việc nghiên cứu để xây dựng, củng cố và hoàn thiện quy trình nhập khẩu đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Với tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, tính cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ quốc tế và hợp tác kinh doanh tốt đẹp với rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Đây chính là tiền đề tạo nên triển vọng vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như đa dạng hoá hướng tiếp cận với các thị trường nhập khẩu tiềm năng, chất lượng. Nhưng vấn đề đặt ra và cũng chính là thách thức với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương Việt Nam như đã nói ở trên đó là sự yếu kém về kinh nghiệm thậm chí tồn tại một thực trạng đáng buồn tại không ít các doanh nghiệp ngoại thương trong nước đó là sự chưa chú trọng hoặc dành sự quan tâm chưa thích đáng đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình nhập khẩu thực sự hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại công ty thiết bị điện Việt á em đã có cơ hội tiếp xúc và làm quen bước đầu với công tác nhập khẩu tại công ty. Thiết nghĩ với lộ trình hội nhập sâu rộng và toàn diện đang đặt ra với Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương là công tác xây dựng và hoàn thiện quy trình nhập khẩu, xuất khẩu tại Doanh nghiệp mình. Xuất phát từ thực tế và đặc điểm kinh doanh tại công ty thiết bị điện Việt á( Một doanh nghiệp với nghiệp vụ chính là nghiệp vụ nhập khẩu) em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt á. Em chọn đề tài “ Quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt Á- thực trạng và giải pháp” Về nội dung_ xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, báo cáo thực tập của em được chia thành những phần mục nội dung cụ thể như sau: Chương I: Giới thiệu chung về công ty thiết bị điện Việt á Chương II:Thực trạng quy trình nhập khẩu thiết bị điện tại công ty thiết bị điện Việt Á Chương III. Những giải phỏp nhằm hoàn thiện quy trỡnh nhập khẩu ở cụng ty thiết bị điện Việt Á Mục tiêu chính của đề tài là đi sâu phân tích và tìm hiểu quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt á từ đó tìm ra những nhược điểm còn tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty và kiến nghị giải pháp khắc phục. Với lượng kiến thức, kinh nghiệm có hạn, trong quá trình hoàn thành báo cáo thực tập này em không thể tránh khỏi những sai sót, nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo hướng dẫn GS. TS Vũ Sĩ Tuấn cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị làm việc tại công ty thiết bị điện Việt á em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Nhân đây em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Thày Vũ Sĩ Tuấn và các anh, các chị làm việc tại phòng vật tư xuất nhập khẩu công ty thiết bị điện Việt á đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện báo cáo thực tập này. Hà Nội tháng 10 năm 2007 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thiết bị điện Việt á Công ty TNHH Thiết bị điện Việt á thuộc tập đoàn Việt á, tên giao dịch quốc tế của công ty là: VIET A ELECTRICAL ENGINEERING COMPANY LIMITED. Viết tắt : VAE Địa chỉ: số 2/2 ngõ 370 đường Cầu Giấy - Q.Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: 84 4 7931666 ; Fax: 84 4 7545743 Ngay từ khi mới được thành lập ( vào năm 1995), ban lãnh đạo công ty đã nhìn thấy tiềm năng của một thị trường rất lớn tại Việt Nam - đó là thị trường cung cấp vật tư thiết bị (VTTB) cho ngành Điện lực. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số mặt hàng thông thường cho ngành Điện lực thì tại Việt Nam đã có một số lượng tương đối lớn các cửa hàng hay các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân chuyên về lĩnh vực này, chính vì vậy ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn đưa ra quyết định mở rộng mạng lưới kinh doanh, cung cấp VTTB có đặc tính kỹ thuật cao và bước vào sản xuất lắp ráp các loại tủ điện và trạm biến áp. Qua nhiều khó khăn ban đầu, hiện nay Việt á đã chiếm được một thị phần tương đối lớn trong việc cung cấp VTTB cho ngành Điện lực và trở thành một nhà thầu tên tuổi bên cạnh các nhà thầu nước ngoài cung cấp VTTB cho các dự án lưới điện quốc gia do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam mời thầu. Điều này bắt nguồn từ tính hiệu quả của một số hoạt động chính của công ty: đó là đấu thầu, nhập khẩu và sản xuất. Trên thực tế đây cũng là ba giai đoạn chính để Việt á tìm kiếm khách hàng và cung cấp VTTB với nhiều chủng loại phong phú. Hằng năm, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các công ty trực thuộc thường tiến hành việc gọi thầu cung cấp VTTB cho các dự án làm mới, bổ sung hay mở rộng, điều này đã tạo ra cơ hội cho tất cả các nhà thầu trong nước tham gia rộng rãi. Tuy nhiên, dựa trên tiềm lực và uy tín của mình, Việt á đã nhanh chóng đạt được thành công trong nhiều dự án đấu thầu, chẳng hạn như dự án cung cấp VTTB cho trạm 110kV Thanh Đa (TPHCM), Vĩnh Bảo, Lộc Trù, Quán Trữ (Hải Phòng), Nông Cống (Thanh Hoá), Trình Xuyên (Nam Định), Vân Đình (Hà Tây), Đô Lương, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, đặc biệt là những dự án lớn như dự án 75 trạm biến áp cho lưới điện quốc gia… II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2004 - 2006) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 15,958,980,010 40,593,589,050 60,709,643,400 Doanh thu thuần 15,900,930,310 40,486,070,850 60,491,221,600 Lợi nhuận gộp 2,952,073,615 3,763,406,000 6,582,334,400 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,821,992,780 2,611,169,200 4,435,284,400 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 681,974,620 637,048,650 1,584,709,000 Lợi nhuận bất thờng 448,106,215 515,188,150 562,341,000 Thuế TNDN ( thuế suất 28%) 826,580,612 1,053,753,680 1,843,053,632 Lợi nhuận sau thuế 2,125,493,003 2,709,652,320 4,739,280,768 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2006 công ty thiết bị điện Việt á Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2004-2006), ta thấy: Tổng doanh thu của công ty các năm sau tăng hơn so với năm trước tốc độ tăng trung bình qua các năm là 102% - đó là một con số kỷ lục, năm 2005 tăng 154% so với năm 2004 hay tăng tương ứng về số tuyệt đối là 24.634 tỷ đồng, năm 2006 tăng 50% so với năm 2005 tương ứng với số tuyệt đối là 20.116 tỷ đồng .Giải thích cho tốc độ tăng trưởng kỷ lục này là do công ty đã bước qua giai đoạn thâm nhập thị trường và đang trong giai đoạn phát triển, đồng thời công ty đang dần mở rộng dần thị trường tiêu thụ ra nước ngoài như Lào, Campuchia…. Đây cũng là một nỗ lực vượt bậc của các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài ra hàng năm công ty đều hoàn thành vượt mức tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước ngày càng tăng tỷ lệ với doanh thu, điều đó cho thấy công ty có mức đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng ngày càng tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình là 51%, trong đó năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 2,125,493,003đ, so với năm 2004 đã tăng 27% và tương ứng với số tuyệt đối là 584,159,317đ, đến năm 2006 con số này đã là 4,739,280,768đ bằng gần 2 lần năm 2005, tăng 75% tương ứng với số tuyệt đối là 2,029,628,448đ. Tuy nhiên nếu so sánh với tổng doanh thu qua các năm thì con số này là quá nhỏ, chính vì vậy, công ty cần phải kiểm tra, đánh giá lại các nguyên liệu, linh kiện đầu vào sao cho hạ giá đầu vào mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, giảm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động, đặc biệt cần quản lý tốt sự lưu chuyển nguồn vốn trong công ty để tăng lợi nhuận. Về vốn, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động thêm các nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay từ ngân hàng công ty đã huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty từ việc bán cổ phiếu, do đó số vốn của công ty luôn được bảo toàn và phát triển. Tình hình vốn của công ty như sau: Bảng 2: Tổng số vốn kinh doanh của công ty qua các năm 2004-2006 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn 6,103,367,092 100 21,350,106,333 100 44,750,193,225 100 Vốn CĐ 1,911,478,220 31 4,293,297,438 20 16,557,571,295 37 Vốn LĐ 4,191,888,872 69 17,056,808,895 80 28,192,621,930 63 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006 Ta nhận thấy tổng số vốn của công ty tăng lên rất nhanh qua các năm, điều này chứng tỏ qua nhiều năm hoạt động công ty càng có kinh nghiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Tỷ trọng vốn lưu động bao giờ cũng lớn hơn tỷ trọng vốn cố định, điều này hoàn toàn hợp lý vì chức năng chính của công ty là kinh doanh nên tỷ trọng vốn lưu động lớn hơn là tốt. III. Cơ cấu tổ chức của công ty thiết bị điện Việt á Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH XƯỞNG SƠN MẠ KHỐI KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY KHỐI KỸ THUẬT NHÀ MÁY ĐIỆN PHÒNG QC NHÀ MÁY CƠ KHÍ PHÒNG TC-KT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh, công ty Việt á không ngừng tự đổi mới và hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức và nhân sự, được BVQI (Viện chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế) và QUACERT (Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam) cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9001. Các bộ phận, phòng ban của Việt á ngày càng được chấn chỉnh cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ riêng để có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Trong cơ cấu tổ chức của công ty thì phòng Vật tư – XNK thuộc phòng kế hoạch vật tư và nhiệm vụ chính của phòng là: Tổ chức mua sắm vật tư thiết bị đầu vào cho dự án( thực hiện các mua sắm vật tư thiết bị trong nước và nhập khẩu ) căn cứ theo yêu cầu của hợp đồng đầu ra và thiết kế của phòng kỹ thuật đặc biệt là thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu các vật tư thiết bị điện phục vụ cho các dự án. IV. Các hoạt động chính của công ty thiết bị điện Việt á 4.1. Chức năng hoạt động chính của công ty thiết bị điện Việt á Công ty thiết bị điện Việt á có chức năng tổ chức sản xuất, lắp ráp tất cả các sản phẩm điện theo kế hoạch của Tập đoàn giao như: tủ bảng điện ( tủ trung thế, tủ hạ thế, tủ điều khiển…), cầu dao cách ly và các thiết bị về điện và đặc biệt phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001- 200 4.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Công ty TNHH thiết bị điện Việt á thường xuyên thay đổi, bổ sung vào cơ cấu mặt hàng nhập khẩu để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường trong nước, phù hợp với phương hướng kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện khá rõ qua bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty từ năm 2004 đến năm 2006 S T T Tên hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KNNK TT% KNNK TT% KNNK TT% Thiết bị thành phẩm 6,356,086,500 83.00 22,849,320,900 75.87 29,595,389,380 86.83 1 Máy cắt các loại 2,388,298,500 31.19 8,443,676,450 24.63 8,960,387,840 26.29 2 Cầu dao, cầu chì tự rơi. 1,489,994,000 19.46 4,059,263,600 11.69 7,263,830,100 21.31 3 Biến điện áp các loại 536,009,400 7.00 1,310,521,300 5.01 4,287,258,420 12.58 4 Biến dòng điện các loại 597,074,800 7.80 1,122,878,800 4.29 27,165,300 0.08 5 Chống sét van các loại 3,903,200 0.05 289,778,900 1.11 368,532,680 1.08 6 Rơ le bảo vệ các loại 527,924,200 6.89 1,799,935,200 6.88 2,406,360,740 7.06 7 Tủ trung thế 770,800 0.01 2,467,051,200 9.43 3,480,024,660 10.21 8 Cáp lực&cáp điều khiển 3,804,800 0.05 182,792,350 0.70 211,885,660 0.62 9 Thiết bị đo đếm 325,777,800 4.25 1,143,266,850 4.37 1,417,914,580 4.16 10 Phụ kiện cáp 308,656,200 4.03 1,279,309,950 4.89 149,630,180 0.44 11 Aptomat 173,872,800 2.27 750,846,300 2.87 1,022,399,220 3.00 Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng từ năm 2004 - 2006 Đơn vị : VNĐ Nguồn: Các mặt hàng nhập khẩu từ 2004-2006 KNNK: kim ngạch nhập khẩu TT: tỷ trọng = KNNK/ tổng giá trị vật tư nhập khẩu và mua trong nước Qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu của công ty ta có thể thấy: Thiết bị thành phẩm là loại mặt hàng nhập khẩu chính của công ty, chiếm tỷ trọng cao (trên 80%). Trong việc nhập khẩu thiết bị thành phẩm thì mặt hàng nhập khẩu chính của công ty là các loại máy cắt, cầu dao, cầu chì tự rơi và tủ trung thế, rơle. Các loại cầu chỉ tự rơi là mặt hàng truyền thống được đưa vào kinh doanh từ năm 1995 cùng với sự ra đời của công ty, tủ bảng điện Hạ thế và thiết bị Trung thế là mặt hàng mới của công ty được công ty đưa vào mặt hàng kinh doanh năm 1999. Qua bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chứng tỏ công ty đã có được định hướng, có bước đi đúng đắn trong việc xác định mặt hàng nhập khẩu chiến lược. Tuy nhiên để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty vẫn phải nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước để mở rộng số lượng mặt hàng, tăng số mặt hàng chiến lược để góp phần ổn định và phát triển hơn nữa hoạt động nhập khẩu của mình 4.3. Thị trường nhập khẩu của công ty: Công ty TNHH thiết bị điện Việt á không ngừng đẩy mạnh kinh doanh,tìm kiếm thị trường nhập khẩu chất lượng cũng như các nhà cung cấp ổn định có khả năng cung cấp các mặt hàng đạt tiêu chuẩn tại mức giá tốt, do vậy thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, đồng thời công ty có thêm ngày càng nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Nếu trước đây thị trường nhập khẩu của công ty chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ tại các nước trong khu vực như Singapore, Trung Quốc…thì hiện tại thị trường của công ty đã được mở rộng sang cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển rất mạnh như Nhật Bản, EU, Mỹ... Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường từ năm 2004-2006 Đơn vị: Đô la Mỹ (USD) STT Thị trường Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 KNNK TT% KNNK TT% KNNK TT% 1 EU 139,682.40 35% 448,778.46 36% 691,135 41% 2 Bắc Âu 72,549.10 18% 248,631.96 20% 383,448 23% 3 Hàn Quốc 26,439.40 7% 72,915.42 6% 113,923 7% 4 Nhật Bản 21,062.60 5% 56,671.44 5% 67,798 4% 5 Mỹ 17,360.20 4% 47,369.19 4% 64,833 4% 6 Indonesia 21,819.20 5% 61,629.48 5% 11,170 1% 7 Malaysia 21,581.30 5% 63,613.17 5% 9,260 1% 8 Đài Loan 24,727.30 6% 83,331.57 7% 77,985 5% 9 ấn Độ 52,958.10 13% 157,114.41 13% 248,963 15% Tổng cộng 398,179.60 100% 1,240,055.10 100% 1,668,513 100% Nguồn: Báo cáo tình hình nhập khẩu từ 2004-2006 Qua bảng trên ta thấy EU và các nước Bắc Âu là những thị trường nhập khẩu chính của công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, bởi đây chính là những thị trường có khả năng cung cấp các loại thiết bị điện có chất lượng cao. Bên cạnh đó các thị trường khác như ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Đài Loan là những thị trường có khả năng cung cấp những thiết bị có tính năng sử dụng phù hợp với môi trường Việt Nam, giá cả hợp lý. Ngoài ra các quốc gia khu vực Bắc Âu thì lại có quan hệ thương mại và ngoại giao tương đối tốt đối với Việt Nam, do đó trong tương lai công ty cần nghiên cứu để khai thác triệt để thị trường này. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUI TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty thiết bị điện Việt Á 1. Nghiên cứu thị trường Quá trình nghiên cứu thị trường của công ty TNHH thiết bị điện Việt á gồm hai quá trình đó là nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị trường nhập khẩu. 1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước Công ty TNHH thiết bị điện Việt á nghiên cứu thị trường trong nước với mục tiêu nắm bắt được nhu cầu trong nước, kết nối công ty và khách hàng. Do công ty không có phòng Marketing nên quá trình này do các cán bộ phòng kinh doanh thực hiện có sự phối hợp của phòng kỹ thuật và phòng vật tư xuất nhập khẩu. Thực chất nghiên cứu thị trường trong nước chính là nghiên cứu yêu cầu của các dự án công ty được mời thầu. Mỗi dự án công ty tham gia đấu thầu do một cán bộ trong phòng kinh doanh phụ trách, người này là chủ nhiệm dự án, sau khi tiếp nhận những yêu cầu của bên mời thầu chủ nhiệm dự án yêu cầu phòng kỹ thuật bóc tách vật tư thiết bị để hình thành một bản dự toán thiết kế chào thầu. Bản dự toán thiết kế chào thầu này bao gồm các thông số kỹ thuật của các vật tư thiết bị dùng trong dự án cũng như mức giá chào thầu của các vật tư thiết bị này, để dự án có thể trúng thầu thì ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu thì yếu tố quan trọng nhât quyết định việc trúng thầu là giá của các vật tư thiết bị dùng cho các trạm biến áp hay các tủ AC, DC…mà Việt á tham gia chào thầu. Chính bởi vậy phòng kỹ thuật và chủ nhiệm dự án cần phối hợp cùng phòng vật tư xuất nhập khẩu để có thể chào thầu các vật tư thiết bị đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của bên mời thầu với mức giá tốt. Khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra: - Nếu các vật tư thiết bị cần thiết trong các dự án chào thầu là các vật tư thiết bị Việt á đã từng dùng cho các dự án trước thì phòng vật tư – XNK lấy báo giá của các các dự án đó làm căn cứ để chào thầu sau khi đã trao đổi lại với các nhà cung cấp để có thể có một khoảng giá về vật tư thiết bị đó ( do giá trên thị trường luôn biến động nên nhà cung cấp sẽ không đưa ra một mức giá cố định do thời gian từ lúc tham gia đấu thầu đến lúc trúng thầu có thể kéo dài
Tài liệu liên quan