Đề tài Sấy mực bằng phương pháp sấy đối lưu

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt hơn 3,2 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so kế hoạch năm; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 nghìn USD. Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 nghìn USD. Năm 2006, tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2007, Bộ Thuỷ sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Thuỷ sản sẽ triển khai nhiều biện pháp quyết liệt hơn trong việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của sản phẩm thuỷ sản trong quá trình vận chuyển, chế biến và bảo quản là phương pháp sấy khô thực phẩm. Trong đồ án này em xin trình bày về: Sấy mực bằng phương pháp sấy đối lưu Để góp phần vào việc thực hiện xong đồ án này, em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo: Nguyễn Văn Minh. Người đã đem lại cho em những kiến thức đầu tiên và cơ bản của môn: Quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm. Và cũng là người đã hướng dẫn tận tụy, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này. Mặc dù đã thực hiện xong, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ, tài liệu và thời gian có hạn. Kính mong thầy giáo và các bạn góp ý để giúp cho đồ án của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn !

doc10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sấy mực bằng phương pháp sấy đối lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt hơn 3,2 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so kế hoạch năm; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 nghìn USD. Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng mạnh là do kim ngạch xuất khẩu cá tra, ba sa sang các thị trường, nhất là thị trường Đông Âu và EU tăng. Sản lượng cá tra, ba sa xuất khẩu ước đạt 210 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 560 nghìn USD. Năm 2006, tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm hơn 44% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2007, Bộ Thuỷ sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Thuỷ sản sẽ triển khai nhiều biện pháp quyết liệt hơn trong việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của sản phẩm thuỷ sản trong quá trình vận chuyển, chế biến và bảo quản là phương pháp sấy khô thực phẩm. Trong đồ án này em xin trình bày về: Sấy mực bằng phương pháp sấy đối lưu Để góp phần vào việc thực hiện xong đồ án này, em xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo: Nguyễn Văn Minh. Người đã đem lại cho em những kiến thức đầu tiên và cơ bản của môn: Quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm. Và cũng là người đã hướng dẫn tận tụy, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này. Mặc dù đã thực hiện xong, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ, tài liệu và thời gian có hạn. Kính mong thầy giáo và các bạn góp ý để giúp cho đồ án của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn ! Sinh viên thực hiện: Võ văn Tài Lớp: 46TP2; MSSV: 46134340. I.1 TỔNG QUAN VỀ SẤY I.1.1 Khái niệm :sấy là quá trình làm khô các vật thể, các vật liệt, các sản phẩm bằng phương pháp bay hơi nước. Sấy là quá trình tách ẩm ra khỏi vật liệu bằng cách cấp cho nó một lượng nhiệt. 1. Mục đích của sấy: để bảo đảm các yêu cầu về: Bảo quản. Chế biến. Vận chuyển. 2. Vị trí của quá trình sấy: là một trong ba phương pháp làm khô sản phẩm, đó là: Phương pháp sấy bằng nhiệt . Phương pháp có hơi. Phương pháp hoá hơi. 3. Lượng nhiệt dùng cho quá trình sấy: được dùng để thực hiện 3 nhiệm vụ: Nâng lượng nhệt của vật liệu sấy từ nhiệt độ ban đầu đến nhiệt độ bay hơi ẩm. Cung cấp năng lượng cho ẩm bay hơi. Cung cấp năng lượng để tách hơi ra ngoài môi trường. I.1.2 Các phương pháp sấy: 2 phương pháp: Sấy tự nhiên (phơi khô) Sấy nhân tạo 1. Sấy tự nhiên: là sử dụng năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình sấy. Ưu điểm: rẻ tiền Nhược điểm: Điều kiện vệ sinh kém. Phụ thuộc vào thời tiết. Thời gian dài Cần diện tích bề mặt lớn. Vì chất lượng sản phẩm không cao nên chỉ phù hợp với những vùng mà khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng nhiều để sấy các sản phẩm có giá trị kinh tế thấp và trung bình 2. Sấy nhân tạo có sử dụng tác nhân sấy: a, Tác nhân sấy là vật chất thực hiện các nhiệm vụ: Vận chuyển cung cấp cho vật liệu sấy. Vận chuyển lượng ẩm tách khỏi vật liệu sẩy ra. b, Các loại tác nhân sấy như: Không khí ẩm Hơi nước bão hoà Hơi quá nhiệt Khói lò Tia bức xạ nhiệt. 3. Không khí ẩm: a, Khái niệm: không khí ẩm là một hỗn hợp của sự kết hợp giữa không khí khô và hơi nước. Trong đó: Không khí khô là thành phần không đổi. Hơi nước là thành phần thay đổi theo mùa, theo thời gian. Nó tồn tại chủ yếu ở trạng thái hơi quá nhiệt. Tuỳ theo trạng thái hơi nước trong không khí mà người ta phân không khí thành: Không khi ẩm chưa bão hoà Không khí ẩm bão hoà Không khí ẩm quá bão hoà. Trong tính toán, người ta xem không khí ẩm như khi lý tưởng nên theo phương trình ta có : pV = GRT Với P = Pk + Ph G = Gk + Gh V = Vk + Vh T = Tk + Th Với P: áp suất tuyệt đối của không khí ẩm. Pk: áp suất tuyệt đối của không khí khô Ph: áp suất tuyệt đối của hơi nước b, Các thông số đặc trưng của không khí ẩm Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí (kg/m3) Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ giữa lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm và lượng hơi nước cực đại có thể chứa trong không khí ẩm ở trong cùng nhiệt độ và áp suất (%) Ph: áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường không khí. Ps: áp suất hơi nước bão hoà ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Độ chứa ẩm của không khí ẩm: là lượng hơi nước tính bằng gam hoặc kg chứa trong 1 kg không khí khô tuyệt đối. d= Gh/Gk (kg/g) c, Enthapie của không khí ẩm I = 1,006 t + (2500 + 1,89 t).d (kj/kg). d, nhiệt độ không khí ẩm gồm: Nhiệt độ bầu khô Nhiệt độ bầu ướt Nhiệt độ điểm sương 4. Tương tác giữa môi trường không khí ẩm và vật ẩm: a,Tương tác về nhiệt: tuỳ theo nhiệt độ của vật ẩm và môi trường không khí ẩm mà có thể nhận nhiệt hay thải nhiệt. b, Tương tác về ẩm: tuỳ theo tương tác giữa độ ẩm của vật và môi trường ẩm mà vật ẩm có thể thu nhiệt hay thải nhiệt. chúng cân bằng nhiệt độ Chúng cân bằng ẩm I.1.3. Cơ chế thoái ẩm: Khi sấy ở áp lực thấp: việc khuyếch tán của nước ra môi trường bên ngoài rất dễ dàng: trong quá trình làm khô nước ở trong nguyên liệu chuyển dần ra ngoài đi vào không khí làm cho không khí xung quanh tăng độ ẩm. Nếu không có sự lưu chuyển không khí thì đến một lúc nào đó quá trình làm khô sẽ dừng lại, sự khuyếch tán của nước từ nguyên liệu ra môi trường bên ngoài có 2 quá trình: 1. Quá trình khuyếch tán nội: Là quá trình tách ẩm từ các lớp bên trong dịch chuyển ra các lớp bề mặt do sự chênh lệch nồng độ ẩm giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt Ta tính được lượng ẩm dịch chuyển: Gw = - Kw. Fgrad(c).t Với F : diện tích bề mặt ẩm dịch chuyển T : thời gian Kw: hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào: + Dạng vật liệu ẩm + Dạng liên kết ẩm grad(c): gradien nồng độ hướng từ nồng độ thấp đến nộng độ cao (-): ẩm dịch chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp. Ngoài ra quá trình khuyếch tán nội còn dịch chuyển do sự chênh lệch nhiệt độ. Khi đó, ta tính được lượng ẩm dịch chuyển: Gt = - Kt.F.grad(t). t Với : Kt : hệ số tỉ lệ phụ thuộc: + Dạng vật liệu ẩm + Dạng liên kết ẩm + Dạng thiết bị sấy, phương pháp sấy Vậy lượng ẩm dịch chuyển trong quá trình khuyếch tán nội là: G = Gw ± Gt 2. Quá trình khuyếch tán ngoại: là quá trình ẩm dịch chuyển từ lớp bề mặt dịch chuyển vào môi trường bên xung quanh do sự chệnh lệch áp suất hơi trên bề mặt và áp suất riêng phần của môi trường không khí. Ta tính được lượng ẩm dịch chuyển: Gp = β.(Ps - Ph).F. t Với β: Hệ số bay hơi nước phụ thuộc: Cách sắp xếp vật liệu sấy Tốc độ gió và hướng gió Dạng vật liệu ẩm Dạng liên kết ẩm Phương pháp sấy 3.Mối liên hệ giữa khuyếch tán nội và khuyếch tán ngoại: Quá trình khuyếch tán ngoại là động lực của quá trình khuyếch tán nội và ngược lại Quá trình khuyếch tán ngoại có xảy ra thì quá trình khuyếch tán nội mới xảy ra và ngược lại. Nếu quá trình khuyếch tán ngoại lớn hơn quá trình khuyếch tán nội rất nhiều sẽ gây cản trở quá trình thoát ẩm. I.1.4. Các giai đoạn của quá trình sấy: có 3 giai đoạn Giai đoạn nung nóng vật liệu Giai đoạn sấy đẳng tốc Giai đoạn sấy giảm tốc I.1.5. Các loại thiết bị sấy: gồm nhiều thiết bị sấy khác nhau: Thiết bị sấy phòng. Thiết bị sấy chân không tiếp xúc. Thiết bị sấy trục. Thiết bị sấy hầm. Thiết bị sấy tầng sô.i Thiết bị sấy thùng quay. Thiết bị sấy bức xạ hồng ngoại. Thiết bị sấy bằng dong điện cao tầng. Thiết bị sấy chân không thăng hoa. 1. Thiết bị sấy phòng: Là thiết bị sấy làm việc theo chu kỳ: vật liệu đưa vào buồng sấy từng mẻ một. Độ ẩm và nhiệt độ thay đổi theo thời gian sấy, chế độ nhiệt là không ổn định. Trong thiết bị sấy buồng môi chất có thể chuyển động tự nhiên hay cưỡng bức nhờ gió. Vật liệu được đặt trên khay, trên giá đổ trên các băng tải. Phòng sấy khô kiểu phòng thông gió nhân tạo Nguyên lý làm việc: Không khi qua lưới lọc gió vào phòng được đốt nóng đi qua bộ phận giữ nhiệt và được thổi vào phòng nhờ quạt gió. Hơi ẩm đi qua bộ phận giữ nhiệt bổ sung trở thành không khí nóng đi qua buồng sấy rồi đi ra. Hơi ẩm được thoát ra ngoài. Ở đây, khí nóng chuyển động ngang qua các khay. Ưu điểm Thông gió rễ ràng nhờ quạt gió. Điều chỉnh được tốc độ gió theo ý muốn. Luồng gió đi trong phòng sấy được ổn định. Nếu ta sử dụng phòng sấy đường hầm để sấy mực sẽ có những nhược điểm: Mực khó thoát ẩm, lâu khô, nhiệt độ sấy cao. Thời gian sấy dài, xây dựng tốn kém I.2. TỔNG QUAN VỀ MỰC I.2.1. Nguồn lợi mực ống: Nước ta ở phía đông Thái Bình Dương có bờ biển dài trên 3200 km, nguồn nguyên liệu thuỷ sản rất đa dạng và có cả trong 4 mùa. Ngoài nguồn nguyên liệu cá thì nguồn nguyên liệu nhuyễn thể và sản lượng của nó được xếp vào hạng thứ 2. Mực thường tập chung ở nơi gặp nhau giữa hai vùng nước nóng và lạnh. Sản lượng mực hàng năm của nước ta bình quân đạt 3,5 % tổng sản lượng toàn thế giới.Mực phân bố không đều ở nước ta. Bảng 1.1. Nguồn lợi mực ở vùng biển Việt Nam dự tính: Nguồn lợi Vịnh Bắc Bộ Biển Trung Bộ Biển Đông Nam Bộ Biển Tây Nam Bộ Mực ống Trữ lượng 16647,00 369,78 6284,76 953,4 Khả năng khai thác 658,80 135,00 2514,00 381,00 (Đơn vị: tấn) I.2.2. Các loại mực: Mực ống Mực nang 1. Mực ống: a, Hình dạng: Như cái ống trên lưng có một thanh mảnh, cấu tạo bởi chất sừng. Trong bụng có chứa túi chất màu đen gọi là túi mực. Mực ống có chiều dài gấp 6 lần chiều rộng, đuôi nhọn, chúng sống ở tầng mặt và tầng giữa của vùng xa bờ. Mực ống phân bố từ vùng Nam Nhật Bản đến Việt Nam và Malaisia. Mực ống có chiều dài trung bình từ 200 - 400 mm khối lượng từ 20- 250 g. b, Phân loại: Mức ống có nhiều loại 2. Mực thẻ: Có hình dạng tương tự như mực ống nhưng kích thước nhỏ hơn chúng có chiều dài thân gấp 3-4 lần chiều rộng, đầu bằng không nhọn, mực thẻ sống ở tầng mặt và tầng giữa, tính hướng quang mạnh, phân bố khắp bờ biển Việt Nam. I.2.3. Cấu tạo thành phần khối lượng thành phần hoá học của mực ống: 1. Cấu tạo: Mực là loại hải sản không xương sống, thân mềm, không phân đốt và có vỏ đá vôi bị thoái hoá còn lại vết tích trên da. Một phần cơ thể phát triển thành chân( râu) dùng để bắt mồi. Tuỳ theo từng loại chúng có khối lượng khác nhau từ 90-750 g/con. Cơ thể mực chia thành 3 phần rõ rệt: đầu, thân và vây. 2. Tổ chức cơ của mực: Thân mực được tạo bởi 3 lớp mô, lớp chính giữa là mô cơ, bó cơ chiềm 98% tổng số chiều dài thân mực. Hai mặt có lớp mô cơ được che bởi lớp mô liên kết, màng trong và màng ngoài có câu tạo bằng colagen liên kết với nhau. Lớp bên ngoài hay gọi là lớp màng lót có chức năng liên kết màng ngoài với da. 3. Thành phần trọng lượng của mực: Khái niệm: thành phần trọng lượng là tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các phần trong cơ thể so với toàn bộ cơ thể nguyên liệu. Sự phân chia này dựa vào tỉ lệ phần trăm ăn được của chúng. Trong công nghệ chế biến cũng như trong phân chia theo hình thái học. Thành phần trọng lượng của mực được chia ra : Cơ thịt đầu, râu, túi mực, nội tạng. Thành phần trọng lượng của mực thay đổi theo giống loài, giới tính, thức ăn, thời tiết. Bảng 2.1 thành phần khối lượng của mực ống Thân Chân Túi mực Gan Phần còn lại 51,9 - 54,6 17,6 - 20,1 6,3 - 10,6 2,4 - 4,6 12,2 - 15,6 4. Thành phần hoá học của mực: Thịt mực có đủ các thành phần hoá học như nước, protein, lipit, gluxit, muối khoáng và vitamin. Các thành phần này có các tỷ lệ khác nhau giữa các thành phần trong cơ thể, khác nhau giữa độ thành thục sinh lý, ngư trường khai thác. Bảng 1.3 Thành phần hoá học của mực ống Thành phần đối tượng Nước Lipit Protein Tro Glycogen Thân 79,5 0,3 17,9 1,4 0,9 Râu 80,6 0,4 16,4 1,5 1,0 Nội tạng 74,0 12,0 17,1 1,0 1,0 Gan 40,5 37,0 16,5 1,0 1,0 Tim 82,9 0,9 15,1 1,2 1,0 5. Giá trị dinh dưỡng và giá trị thực phẩm của mực: Tỷ lệ phần ăn được của mực rất cao khoảng 70-80% khối lượng thân, phế phẩm của mực có thể làm thức ăn cho gia súc, chúng chứa tất cả các axit amin không thay thế và có tỷ lệ gần giống với tỷ lệ của thịt( theo FAO). Mực có chứa nhiều thành phần rất cần thiết cho cơ thể, giá trị dinh dưỡng và giá trị thực phẩm của mực rất cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thực phẩm tiêu dùng. I.2.4. Những biến đổi của mực ống trong quá trình sấy khô: Biến đổi về trạng thái Biến đổi về khối lượng Biến đổi về thể tích Biến đổi về màu sắc mùi vị Biến đổi về tổ chức nguyên liệu Biến đổi về khoa học: Sự thối rữa và oxy hoá của lipít. Sự oxy hoá lipit làm ôi hoá học, ôi sinh học. Sự đông đặc biến tính protein. Sự biến đổi thành phần chất ngấm sa. I.2.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm mực khô theo tiêu chuẩn Việt Nam: Bảng 1.4 Chỉ tiêu hoá học của mực ống khô xuất khẩu: Tên chỉ tiêu Giới hạn cho phép Hàm lượng muối NaCl ≤ 2,2 - 2,5 % Hàm lượng nước ≤ 22% Hàm lượng đạm NH3 ≤ 30 mg% II: CHỌN CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ 1. Chọn năng suất thiết bị: Vật liệu sấy( mực): G1 = 756 kg (mực) Nguyên liệu chọn: w1 = 80% w2 = 20% 2.Chọn chế độ sấy: Thông số không khí tươi( không khí ngoài trời) chọn: t1 = 25oC, j1 = 80%. Dựa vào nguyên liệu mực tươi khi sấy, ta có thể chọn: t2 = 55oC ,(nhiệt độ sấy). Nhiệt độ không khí thải: t3 = 35 oC. III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY III.1. Tính toán: 1. Lượng ẩm cần tách ra: (kg ẩm) 2. Số kg ẩm tách ra trong 1h là: Chọn thời gian sấy: = 10( h), (kg ẩm/h) 3. Năng suất thiết bị: Tính theo sản phẩm sau khi sấy: G2 = G1 – Gt = 756 – 567 = 189(kg) 4. Các thông số của không khí ngoài trời( không khí tươi): Chọn: t1 = 25oC, j = 80%. a, Độ chứa ẩm: (kg/kg) b, Nhiệt dung riêng dẫn xuất của không khí tươi: Cs1 = 1,006-1,84.d1=1,006-1,84.0,016=1,035 (kj/kg) c, Enthanpie của không khí ẩm: I1= 15.5( kcal/kg) = 64.79( kj/kg) 5. Các thông số của không khí sấy: Chọn: t2 = 55oC, d1 = d2= 0,016 (kg/kg). Dựa vào đồ thị ta tìm được: I2 = 23 ( kcal/kg) = 96.14 ( kj/kg) 6. Xây dựng quá trính sấy lý thuyết trên đồ thị I-d: Với: I2 = I3 = 96.14 ( kj/kg) a, Độ chứa ẩm của không khí: (kg/kg) b, Độ ẩm tương đối: Vậy độ ẩm của không khí thải j3 = 70% Î (70-80)% là độ ẩm rất thích hợp. 7. Lượng không khí khô cần cung cấp: a, Lượng không khí khô tiêu hao riêng là: (kg k2 khô/kg ẩm) b, Lượng không khí khô cần cung cấp: L = w.l = 125.56.7 = 7087,5 ( kg k2 khô/h) 1.0 m 25 cm 25 cm 8. Xác định kích thước cơ bản của buồng sấy: a, Gọi chiều cao của buồng xấy là: H, Trên mỗi xe gòong có số khay: k = 14( khay); Khối lượng vật liệu sấy trên mỗi khay: m = 4,5( kg); Khối lượng mực trên một xe gòong được tính toán: Gx = m.K = 4,5.14 = 63 kg (mực) Vậy số xe gòong cần là: ( xe) Mỗi khay trên xe gòong cách nhau: 14 cm; Cách mặt đất: 25( cm); ÞDo đó: chiều cao của phòng sấy: H = Hx + 20 +25 = 13.14 + 20 + 25 = 227( cm) = 2,27( m). Cách trần phòng sấy là: 20( cm). Vậy có 12 xe gòong xếp thành: 3 hàng trong buồng sấy và trên mỗi hàng có 4 xe gòong. 0.8 m 14 cm 20 cm b, Chiều dài của buồng sấy: L = 4.Lx + 5.25( cm) Chiều dài của xe gòong: Lx = 1 (m) Ta có: L = 4.100 + 5.25 = 525( cm) = 5,25( m) c, Chiều rộng của phòng sấy: B = 3.Bx + 4.25 ( cm) Với Lx là chiều rộng của xe gòong: Bx = 0,8(m) Vậy: B = 3.80 + 4.25 = 340( cm) = 3,4( m) 9. Lượng nhiệt tổn thất: a, Trong quá trình sấy lý thuyết: Ql = L(I3 – I1) = 7087,5.(96,14 – 64,79) = 222193,125 ( kj/h) Lượng nhiệt tiêu hao cho 1 kg ẩm trong quá trình sấy lý thuyết: = 3918,75 ( kj/kg ẩm) b, Trong quá trình sấy thực: Mỗi xe gòong nặng: 65 ( kg) Vật liệu làm xe gòong bằng thép có: Cvc = 0,47 ( kj/kg.độ) Lượng tổn thất do thiết bị vận chuyển: 183,3 (kj/kg) Với: q2 = 55 – 25 = 30oC, q1 = t1 = 25oC. -Nếu tính toán cho 1 kg ẩm: ( kj/kg ẩm) Lượng tổn thất nhiệt đun nóng: (kj/h) Với: C2 = 2 (kj/kg.độ) -Nếu tính toán cho 1 kg ẩm: ( kj/kg) c, Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh: Qm = 8%.Ql = 0,08.222193,125 = 17775,45 ( kj/h) + Nếu tính cho 1 kg ẩm: ( kj/kg) Lượng nhiệt bổ sung: Qbs = 6%Ql = 0,06.222193,125 = 13331,5875 ( kj/h) + Nếu tính cho 1 kg ẩm: ( kj/kg ẩm) Lượng nhiệt tiêu hao cho 1 kg ẩm trong quá trình sấy thực: .q = ql + qđm + qvc +qm - Cn.q1 - qbs = l.(I2 – I1) = 3918,75 + 3,23 + 3,33 + 313,5 – 4,18.25 – 235,125 = 3899,185 ( kj/kg) Cn.q1 + qbs – (qđm + qvc +qm) = 26,225 ( kj/kg); q = ql – [Cn.q1 + qbs – (qđm + qvc +qm)] = l.(I2 – I1) Với: ql = l.(I3 – I1) ( kj/kg) 10. Xác định các thông số của không khí thái trong quá trình sấy thực: a, Độ chứa ẩm . ( g/kg) b, Enthapie: I3 = 1,006.t3 + (2500 + 1,84.t3).d3 = 1,006.35 + (2500 + 1,84.35).0,024115 = 97,153 ( kj/kg). Là quá trình sấy thực với t3 = 35oC 11. Xác định lượng tiêu hao không khí khô trong quá trình sấy thực: ( kg khô/kg ẩm) Lượng không khí khô cần cung cấp: L = l.w = 122,62.56,7 = 6952,554 (kg khô/h) 12. Lượng nhiệt tiêu hao riêng: q = l.(I2 – I1) = 122,62.(96,14 – 64,79) = 3844,137 ( kj/kg ẩm). Lượng nhiệt tiêu hao: Q = q.w = 3844,137.56,7 = 217962,5679 ( kj/h). 13. Tính năng suất của quạt gió: a. Năng suất: ( m3/s) Với : ( kg/m3) b. Tổn thất áp suất: Ta chọn: Vận tốc dòng khi :w = 12 ( m/s) Vật liệu làm đường ống: = 0,025 Ống có chiều dài: L = 6 m Ống có 2 chỗ cua: x = 1,4 Khối lượng riêng của không khí: rk2 = 1,111 ( kg/m3) Vậy DP = DPms + DPcb = Với tiết diện của ống: (m) Þ (N/m) Với: b.= 1,3 h = 0,7 Þ (W) 14. Chọn Calorifer: Ta chọn : th = 110oC k = 140 kj/kg.độ h = 0,65 (hiệu suất của Calorifer) 68,915 oC (m2) 15. Tính lượng hơi đốt: Chọn: x = 0,95 th = 110oC ® r = 2234 ( kj/kg) (tra bảng hơi nước bão hoà) Vậy ta tính được: ( kg/h)
Tài liệu liên quan