Đề tài Sử dụng phương pháp graph trong dạy học phần sinh thái học trung học phổ thông

Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược. Dựa trên quan điểm trên, trong mấy thập kỷ gần đây, các nhà tõm lớ học và các nhà giáo dục học có xu hướng đưa ra những phương pháp khoa học mang tính khái quát cao, có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh để vận dụng trong dạy và học nhiều môn ở nhà trường.

doc26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp graph trong dạy học phần sinh thái học trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược. Dựa trên quan điểm trên, trong mấy thập kỷ gần đây, các nhà tõm lớ học và các nhà giáo dục học có xu hướng đưa ra những phương pháp khoa học mang tính khái quát cao, có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh để vận dụng trong dạy và học nhiều môn ở nhà trường. Lý thuyết Graph là một trong những phương pháp khoa học có tính khái quát cao như thế. Đây là một hướng nghiên cứu quan trọng trong lí luận dạy nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng và đây cũng là một gợi ý để thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết và ứng dụng lí thuyết này vào dạy học sinh học ở trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường luôn là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn giáo dục, việc sử dụng graph vào dạy học sinh học sẽ tạo điều kiện rộng rãi để mỗi giáo viên có cơ sở tìm tòi phương pháp dạy học mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay Giê học sinh học từ trước đến nay vẫn là giảng dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh chủ yếu là thụ động trong việc tìm tòi kiến thức có sẵn nên học sinh thiếu tính tích cực, chưa hứng thó học tập môn này. Đặc biệt, sinh học là môn khoa học gắn bó thiết thực với thực tế nhưng học sinh chưa biết áp dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu tìm cách đưa các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp Graph nói riêng vào dạy học sinh học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập của học sinh, tạo cho các em có cơ hội để tìm tòi độc lập nhận thức và hệ thống hoá kiến thức là hết sức cần thiết . 3. Xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức sinh thái học trong chương trình sinh học phổ thông. Sinh thái học với sắc thái môi trường mang tính toàn cầu đang được nhân loại hết sức quan tâm với hiện trạng môi trường và nguồn tài nguyên đang suy giảm nghiêm trọng, nên việc rèn luyện nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người nói chung và học sinh nói riêng là mối quan tâm lớn trong cộng đồng. Hơn nữa, sinh thái học mang tính tầng bậc rõ ràng mà graph lại có điểm mạnh trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tầng bậc Êy. Vì vậy sử dụng graph vào dạy học sinh thái học sẽ có nhiều lợi thế. Là một giáo viên dạy môn sinh học ở THPT, tôi rất quan tâm đến vấn đề này, do đó tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC THPT”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, xây dựng các graph và vận dông vào quá trình dạy bài lờn lớp và bài ôn tập phần sinh thái sinh học líp 12, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy và học phần sinh thái học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Học sinh líp 12 THPT và giáo viên sinh học ở mét số trường THPT tỉnh Ninh Bình. 2. Đối tượng nghiên cứu Lí thuyết Graph, Graph nội dung, vận dụng Graph nội dung vào dạy phần sinh thái học trong chương trình sinh học 12. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Graph trong dạy học sinh học. Phân tích nội dung, xác định mục tiêu dạy học phần sinh thái học trong chương trình sinh học 12. Xõy dùng hệ thống Graph trong phần sinh thái học 12. Nghiên cứu, đề xuất sử dông Graph thiết kế giáo án phần sinh thái học 12 cho việc dạy bài mới và bài ôn tập chương. Thực nghiệm sư phạm của việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy bài mới, bài ôn tập để đánh giá tính khả thi của giả thiết. V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Sử dông Graph trong dạy học bài mới và bài ôn tập chương phần sinh thái học trong sinh học 12, qua cỏc khõu của quỏ tỡnh dạy học ở một số trường THPT tỉnh Ninh Bình. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sử dụng Graph hợp lí vào cỏc khõu của quá trình dạy học thì hiệu quả thu nhận tri thức phần sinh thái học sẽ tăng lên. VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu lí thuyết graph, các giáo trình lí luận dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan. Phương pháp điều tra - Dự giê, trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo ý kiÕn, các giáo án của giáo viên. Phương pháp thực nghiệm: - Đánh giá mức độ xây dựng graph. - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp graph vào dạy học. VIII. ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề xuất cơ sở lí luận và ứng dông phương pháp Graph trong dạy học phần sinh thái học. Xây dựng hệ thống Graph phần sinh thái học trong sinh học 12. Sử dông Graph vào một số bài lờn lớp và bài ôn tập sinh thái học trong sinh học 12 để nâng cao chất lượng trí dục của học sinh. Xõy dùng một số giáo án dạy phần sinh thái học để thực nghiệm sư phạm và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Graph qua thực nghiệm sư phạm. IX. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Thế giới Lí thuyết Graph - còn được gọi là lí thuyết sơ đồ được ra đời từ hơn 250 năm trước, khi mới ra đời lí thuyết này chủ yếu nghiên cứu giải quyết những bài toán có tính chất giải trí và tiêu khiển. Vào thời điểm đú, lớ thuyết graph chỉ là một bộ phận nhỏ của toán học, nó chưa thu hót được sự chú ý của các nhà khoa học nên thành tựu về graph chưa nhiều. Mãi cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, khi toán học ứng dụng và lí thuyết đồ thị phát triển mạnh, thỡ lớ thuyết graph mới được thực sự xem là một ngành toán học riêng biệt [2]. Năm 1965 - 1966, nhằm mục đích giúp học sinh có được một phương pháp tư duy và tự học mang tính khái quát nhất, đạt hiệu quả cao nhất, nhà sư phạm người Nga L.N.Lanđa đã tiến hành thực nghiệm chuyển hoá phương pháp algụrit của toán học thành phương pháp dạy học chung cho nhiều bộ môn khoa học trong nhà trường. Có thể nói, L.N.Lanđa đã trở thành một trong những người mở ra một hướng đi mới trong việc dạy học, đó là tìm cách chuyển hoá những phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính chính xác, khái quát cao thành những phương pháp dạy học có hiệu quả trong nhà trường phổ thông. Sau L.N.Lan đa, A.M.Xụkhov được nhìn nhận như một trong những người đầu tiên vận dông lí thuyết graph, đặc biệt là những nguyờn lớ về xây dựng một graph định hướng cho việc dạy học Tiếp tục kết quả nghiên cứu của A.M.Xokhov và mở rộng hơn, năm 1967, V.X.Poloxin đó dựng graph để diễn tả trực quan tiến trình một giê dạy học thông qua việc phân tích tiến trình giảng dạy một bài hoá học ở nhà trường phổ thông. Và cho tới thời điểm này, ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, các công trình nghiên cứu về graph cũng như tìm hiểu và ứng dụng graph trong dạy học ở tất cả các bộ môn- cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng sâu sắc. Trong nước: Ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là nhà sư phạm đầu tiên nghiên cứu việc vận dụng lí thuyết graph vào dạy học nói chung và dạy hoá học nói riêng. Theo ông, sở dĩ có thể chuyển graph của lí thuyết toán thành graph trong dạy học là vì graph có ưu thế đặc biệt trong việc mô hình hoá cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, lại vừa có tính trực quan, cô thể . Năm 1984, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học của GS Nguyễn Ngọc Quang, nhà giáo Phạm Tư đó cú “Dùng graph nội dung của bài lờn lớp để dạy học chương “Nitơ - Phốt pho” ở líp 11 trường THPH”[53]. Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách sâu sắc việc sử dụng graph để dạy học. Trong đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ những cơ sở lí luận của việc chuyển hoá từ phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua việc xử lí sư phạm để trở thành phương pháp dạy học. Sau đó, vào năm 2003, TS Phạm Tư đã cho công bố liên tiếp hai bài báo: “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giê giảng” và “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học” nhằm mục đích khẳng định hiệu quả của graph trong việc nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học Như vậy, tác giả Phạm Tư đó gúp thờm một tiếng nói khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng graph trong dạy học và công trình là một bằng chứng xác nhận tính khả thi của việc chuyển hoá phương pháp nghiên cứu khoa học thành phương pháp dạy học trong nhà trường. Gần đây những công trình nghiên cứu về lí thuyết graph và ứng dụng của nó đã được nhiều tác giả quan tâm. Năm 2000, Phạm Thị My với “Ứng dụng lí thuyết graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT” (luận văn thạc sỹ). Năm 2002, Phạm Minh Tâm đã nghiên cứu “Sử dông graph vào dạy học địa lớ lớp 12 THPT”. Trong đó, tác giả đã xác lập một hệ thống các graph dạy học địa lí 12 và bước đầu đề xuất một số cách thức cơ bản để áp dụng hệ thống này vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng giê dạy học. Năm 2003, Vũ Thị Thu Hoài với “Sử dông phương pháp graph kết hợp với một số biện pháp nâng cao chất lượng giê ôn tập tổng kết Hoá học líp 10 THPT” (luận văn thạc sỹ). Trong đó, tác giả đã chú ý đến việc thiết kế các graph nội dung và graph phương pháp các bài ôn tập - tổng kết và đề ra một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng bài ôn tập tổng kết. Năm 2004, Nguyễn Thị Ban nghiên cứu “ Sử dông Graph trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh THCS”. Năm 2005, Nguyễn Phóc Chỉnh đã nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lÝ người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”, tác giả đã thiết kế được các graph nội dung và graph hoạt động, từ đó thiết kế hệ thống graph nội dung dạy học giải phẫu sinh lÝ người. Ông cũng đã đưa ra được một số hình thức sử dụng graph trong dạy học giải phẫu sinh lÝ người nâng cao chất lượng dạy môn học. Nếu như ban đầu lí thuyết graph chủ yếu được ứng dụng trong giảng dạy mụn Hoỏ học thì nay việc áp dụng lí thuyết này đã mở rộng ra nhiều môn khoa học khác nhau được dạy trong nhà trường, các tác giả đó dựng lớ thuyết toán học này trong nhiều bộ môn khác nhau. Nh­ vậy, chúng ta thấy việc vận dụng lí thuyết graph vào quá trình dạy học ở Việt Nam từ lâu đã được các nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu và đưa nó vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên đến nay việc sử dụng graph để dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành phương pháp dạy học phổ biến, đặc biệt là trong môn sinh học. Ở môn Sinh học nghiên cứu về graph có thể nói mới chỉ có thầy Nguyễn Phóc Chỉnh là người đầu tiên nghiên cứu và vận dông phương pháp graph để soạn giảng từng phần kiến thức bài giảng sinh học cụ thể và đõy là những gợi mở góp phần cho chúng tôi định hướng bắt đầu cũng như hiểu biết khái quát về graph và sử dụng nó để dạy học trong nhà trường. Với đề tài đó lựa chọn này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học sinh học nói riêng một cách có hiệu quả. X. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN: Luận văn gồm 95 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn cũn cú 3 chương: Chương I: Khái quát về lí thuyết graph và việc vận dụng phương pháp Graph vào quá trình dạy học ở trường THPT. Chương II: Xây dựng và sử dông Graph vào dạy học phần sinh thái học 12. Chương III: Thực nghiệm sư phạm. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT GRAPH VÀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY. I. Khái quát về lí thuyết Graph: Khi mới xuất hiện, Graph là một thuật ngữ toán học được hiểu là một tập hợp hữu hạn các điểm (các đỉnh) cùng với tập hợp các đoạn đường cong hay thẳng (các cạnh) nhưng đến thời điểm hiện nay, Graph đã được sử dụng rộng rãi và trở thành tên gọi chung, khá quen thuộc của nhiều ngành khoa học. Ở nước ta, trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học thường sử dụng tên gọi GRAPH theo cách phiên âm và viết là Graph thay cho cách dịch định nghĩa, chuyển nghĩa như đó dựng trước đây. Chữ Graph được dịch nghĩa là sơ đồ hay mạng, mạch. I-1. Khái niệm “graph”: Theo cách hiểu của lí thuyết toán, graph là một tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và cung có đầu mót tại các đỉnh đó, mỗi cạnh nối 2 đỉnh khác nhau được nối bằng nhiều nhất là một cạnh. I-2. Đặc điểm của graph: I-2.1. Tính khái quát và tính hệ thống: Graph là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một phần. Khi nhìn vào graph ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản và quan trọng nhất của bài lờn lớp thể hiện được rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Sơ đồ graph chủ yếu là sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc, nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể hiện những kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm được, cần ghi nhớ, củng cố và khắc sâu. Trong mét graph chỉ có một đỉnh xác định đề tài của graph, còn lại các đỉnh chính, đỉnh phụ và đỉnh nhỏnh. Cỏc đỉnh này thuộc các từng bậc khác nhau nh­: đỉnh chính - đỉnh bậc 1, đỉnh phụ - đỉnh bậc 2,đỉnh nhánh - đỉnh bậc 3,...bản thõn sự phân chia thành các từng bậc, đỉnh nh­ vậy nói lên tính hệ thống của graph. Sự sắp xếp hệ thống kiến thức là điều kiện quan trong nhằm giúp học sinh nắm bắt và nhớ kiến thức tốt hơn. I-2.2. Tính logic: Do sự sắp xếp hệ thống các kiến thức nờn cỏc graph mang tính logic cao. Logic của graph thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhỏnh,...giữa cỏc đơn vị kiến thức. Qua graph người đọc có thể thấy logic của sự phát triển các nội dung (nảy sinh và phát triển nh­ thế nào). Tính logic của graph giúp cho tư duy của học sinh rõ ràng và khúc triết hơn trong tiếp thu vấn đề. I-2.3. Tính trực quan: Trực quan là tính có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan. Nhìn vào graph ta có thể nhận thấy được các kiến thức một cách chọn lọc, cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của bài, thể hiện trọng từng phần và của toàn bộ bài học. Nhìn graph ta có thể nhận thấy rõ ràng các mối liên hệ Èn tàng giữa các loại kiến thức với nhau. Nhìn vào graph ta có thể nhận thấy được toàn bộ logic phát triển của đề tài dạy học của bài lờn lớp. I-3. Vai trò của graph trong quá trình dạy học: I-3.1. Graph giúp giáo viên xây dựng bài soạn hợp lí: I-3.2. Graph giúp nâng cao chất lượng tự học trờn lớp của học sinh: I-3.3. Grpah giúp học sinh lĩnh hội và tái hiện nội dung bài lờn lớp tốt hơn: I-3.4. Graph giúp sử dụng sách giáo khoa có hiệu quả trong dạy và học trờn lớp: I-4. Các loại graph: Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của đối tượng nghiên cứu mà chúng ta có thể phân graph ra thành các loại graph khác nhau: I-4.1. Graph có hướng và graph vô hướng: Graph có hướng là có sự xác định rõ đỉnh nào là đỉnh xuất phát trong graph. Vớ dô: Còn graph vô hướng là graph không chỉ rõ đâu là chiều liên hệ, chiều vận động của các yếu tố. Vì đặc tính này nờn cỏc đoạn nối đỉnh trong graph vô hướng đều không cần thể hiện bằng những đọan nối có chiều mũi tờn. I-4.2. Graph khép và graph mở: Dùa vào đặc tính liên thông hay đặc tính treo của các đỉnh trong graph để chia thành graph khép hay graph mở. Loại graph khép là graph trong đó mọi cặp đỉnh đều có sự liên thông với nhau. Còn graph mở là graph trong đó không phải tất cả các đỉnh đều có quan hệ liên thông với nhau, mà có Ýt nhất hai đỉnh treo. Với những graph trên, graph khép không được sử dụng trong việc biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố trong một tổng thể hoàn chỉnh, nhỡn cỏc yếu tè trong sự chuyển đổi, tuần hoàn, tạo ra mét chu trình khép kín. Trong khi đó, graph mở lại được sử dụng thiên về việc biểu diễn mối quan hệ bao hàm, quan hệ phân chia hoặc quan hệ mang tính thứ bậc. Sử dụng graph vào dạy học, chúng ta chủ yếu sử dụng graph mở, vì loại này phù hợp với đặc tính hệ thống, đặc tính thứ bậc của sinh học nói chung và sinh thái học nói riêng. I-4.3. Graph đủ, graph câm và graph khuyết: Graph đủ là graph mà tất cả các đỉnh của nó đều được ghi chú hoặc ghi kí hiệu một cách đầy đủ, không thiếu một đỉnh nào. Graph trờn có 10 đỉnh thì cả 10 đỉnh đó đều được lấp đầy bằng các ghi chú, giải thích, nên graph đó là graph đủ. Graph câm là graph mà tất cả các đỉnh của nó đều rỗng. Điều này có nghĩa là tất cả các đỉnh chỉ là một ô trắng, không có bất kì một sự lấp đầy nào bằng ngôn từ, kí hiệu hoặc một sự ghi chú nào ở mọi đỉnh. Còn graph khuyết là một graph trong đó có một hoặc một số đỉnh rỗng, các đỉnh còn lại không rỗng. Graph câm và graph khuyết là những loại graph được sử dụng một cách có hiệu quả trong việc luyện tập, củng cố kiến thức cho học sinh. II. Phương pháp graph trong dạy học: II-1. Khái niệm về phương pháp và phương pháp graph trong dạy học: II-1.1. Khái niệm phương pháp : Khái niệm phương pháp khá phức tạp và rất phong phó. Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã cho rằng “phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo để tìm ra và chứng minh chõn lớ”. II-1.2. Phương pháp dạy học: Từ cách hiểu trên về phương pháp thì trong lí luận dạy học, phương pháp dạy học là sự thống nhất hữu cơ giữa phương pháp dạy và phương pháp học. Phương pháp dạy là toàn bộ những con đường, cách thức giáo viên tổ chức, dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức, tiếp thu nội dung trí dục; đồng thời qua đó chỉ đạo nội dung hoạt động học, phương pháp học của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Còn phương pháp học là phương pháp nhận thức, là “phương pháp chiếm lĩnh các khái niệm khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức, biến các hiểu biết của nhân loại thành học vấn của bản thân II-1.3. Phương pháp graph dạy học: Xét từ góc độ phương pháp dạy học, graph trong nghiên cứu toán học có thể chuyển hoá thành phương pháp dạy học thông qua việc xử lí sư phạm. Việc tìm tòi phương pháp khoa học thường bắt đầu từ việc nghiên cứu phương pháp tìm tòi khoa học của các nhà nghiên cứu Cùng với các phương pháp dạy học khác, phương pháp graph chịu sù chi phối của mục đích và nội dung dạy học. Về phía người dạy, có thể hiểu phương pháp graph là hệ thống những cách thức, biện pháp giáo viên sử dụng để kết quả nội dung bài học thành một graph dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Về phía người học, graph còn là con đường dẫn học sinh chiếm lĩnh một cách hiệu quả nội dung bài học, trên cơ sở đó đạt được mục đích học tập, hình thành được phương pháp nhận thức khoa học cho bản thân II-2. Các bước lập graph nội dung: Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lùa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập graph nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có một loại graph tương ứng. Sự lùa chọn đã là cần thiết vì không phải bài học nào cũng có thể lập được graph nội dung và graph nội dung các kiến thức khác nhau mang tính đặc thù. Sau đó, thiết kế graph nội dung theo các bước sau: X¸c ®Þnh c¸c ®Ønh cña graph KiÓm tra tÝnh hîp lÝ cña graph ThiÕt lËp c¸c c¹nh Không hợp lí Bè trÝ c¸c ®Ønh vµ c¸c cung lªn mét mÆt ph¼ng Hợp lí Bước 1: Xác định các đỉnh của graph : Bước 2: Thiết lập các cung: Bước 3: Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng: II-3. Các bước sử dụng graph trong dạy và học sinh học: II-3.1. Đối với giáo viên : II-3.1.1. Lập graph nội dung cho bài lờn lớp II-3.1.2. Chuyển graph nội dung thành graph bài lờn lớp khi soạn giáo án: II-3.1.3. Triển khai graph bài lờn lớp: II-3.1.4. Kiểm tra chất lượng nắm vững bài của học sinh bằng graph: - Kiểm tra bằng trắc nghiệm nhiều lùa chọn để đánh giá việc nắm vững kiến thức của bài học so với dạy học bằng các phương pháp khác. - Kiểm tra bằng graph dưới những dạng sau: +. Đưa ra graph thiếu ( thiếu đỉnh hoặc thiếu cung), yêu cầu học sinh hoàn chỉnh làm cho graph đầy đủ. +. Đưa ra graph câm (chỉ có khung), yêu cầu học sinh hoàn chỉnh bằng cách điền vào khung những từ cần thiết. +. Đưa ra graph sai (xác lập cung sai), yêu cầu học sinh xác lập lại cho chính xác. +. Học sinh tự lập graph. KiÓm tra chÊt l­îng n¾m v÷ng bµi cña häc sinh b»ng graph TriÓn khai x©y dùng graph bµi míi ë trªn líp ChuyÓn graph néi dung thµnh bµi lªn líp khi so¹n gi¸o ¸n Chóng ta có
Tài liệu liên quan