Đề tài Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường

Phật giáo được khởi nguyên từ Ấn Độ, sau truyền qua Trung Quốc - một đất nước phồn thịnh, đất rộng người đông, vốn sẵn có một nền văn minh truyền thống, cổ xưa từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền Hán. Song phải đến thời Hậu Hán, Phật giáo mới chính thức được du nhập tới miền đất này. Nhờ nguồn giáo lý cao diệu của mình, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nếp sống tình cảm cũng như tư tưởng của người dân Trung Quốc. Chẳng bao lâu Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được địa vị của Nho giáo và Đạo giáo. Cho tới thời nhà Đường thì Phật giáo trở thành tôn giáo trọng yếu nhất của Trung Quốc. Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc không chỉ bó hẹp phát triển ở trong nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá phương đông thì "Phật giáo Trung Quốc là một kho tàng phong phú nhất của nền tư tưởng Á Đông. Muốn khảo cứu văn hoá Á Đông, phải tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc bởi chính Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Quốc nói riêng là tinh tuý của nền văn hoá Á Đông". Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập chuyên đề Phật giáo Trung Quốc là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thông thường khi nói tới Phật giáo là nói tới giáo chủ, giáo lý và giáo đoàn. Giáo đoàn Phật giáo có thể được chia theo địa lý: hình thành phái Nam truyền và phái Bắc truyền. Giáo đoàn Phật giáo cũng có thể được chia theo giáo lý đạo Phật: hình thành phái Tiểu thừa và phái Đại thừa. Quà trình phát triển của giáo đoàn Phật giáo được gắn liền với sự phát triển của giáo lý đạo Phật. Các trường phái khai thác tư tưởng của giáo chủ ở mức độ khác nhau sẽ có các giáo lý khác nhau. Càng về sau này thì giáo đoàn Phật giáo càng phong phú hơn và có ý nghĩa chính trị sâu sắc hơn. Vấn đề đặt ra là vậy giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc đã có quá trình hình thành, phát triển như thế nào trong thời cổ trung đại? Điều đó thực sự đã lôi cuốn em, khiến em cảm thấy thích thú với đề tài “Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường". Hay nói một cách khác đi sâu tìm hiểu giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời kỳ du nhập; hình thành, bản địa hoá tới thời kỳ chín muồi qua đó thấy được sự phát triển cũng như những vai trò trong xã hội của giáo đoàn Phật giáo là nội dung chính trong bài tiểu luận của em.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Phật giáo được khởi nguyên từ Ấn Độ, sau truyền qua Trung Quốc - một đất nước phồn thịnh, đất rộng người đông, vốn sẵn có một nền văn minh truyền thống, cổ xưa từ các thời đại nhà Hạ, Ân, Chu tới Tiền Hán. Song phải đến thời Hậu Hán, Phật giáo mới chính thức được du nhập tới miền đất này. Nhờ nguồn giáo lý cao diệu của mình, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới nếp sống tình cảm cũng như tư tưởng của người dân Trung Quốc. Chẳng bao lâu Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được địa vị của Nho giáo và Đạo giáo. Cho tới thời nhà Đường thì Phật giáo trở thành tôn giáo trọng yếu nhất của Trung Quốc. Sau khi được du nhập, Phật giáo Trung Quốc không chỉ bó hẹp phát triển ở trong nước mà còn truyền bá ra bên ngoài theo các ngả khác nhau. Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhật Bản ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá phương đông thì "Phật giáo Trung Quốc là một kho tàng phong phú nhất của nền tư tưởng Á Đông. Muốn khảo cứu văn hoá Á Đông, phải tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc bởi chính Phật giáo nói chung và Phật giáo Trung Quốc nói riêng là tinh tuý của nền văn hoá Á Đông". Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập chuyên đề Phật giáo Trung Quốc là một việc có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thông thường khi nói tới Phật giáo là nói tới giáo chủ, giáo lý và giáo đoàn. Giáo đoàn Phật giáo có thể được chia theo địa lý: hình thành phái Nam truyền và phái Bắc truyền. Giáo đoàn Phật giáo cũng có thể được chia theo giáo lý đạo Phật: hình thành phái Tiểu thừa và phái Đại thừa. Quà trình phát triển của giáo đoàn Phật giáo được gắn liền với sự phát triển của giáo lý đạo Phật. Các trường phái khai thác tư tưởng của giáo chủ ở mức độ khác nhau sẽ có các giáo lý khác nhau. Càng về sau này thì giáo đoàn Phật giáo càng phong phú hơn và có ý nghĩa chính trị sâu sắc hơn. Vấn đề đặt ra là vậy giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc đã có quá trình hình thành, phát triển như thế nào trong thời cổ trung đại? Điều đó thực sự đã lôi cuốn em, khiến em cảm thấy thích thú với đề tài “Sự hình thành và phát triển của Giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường". Hay nói một cách khác đi sâu tìm hiểu giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc từ thời kỳ du nhập; hình thành, bản địa hoá tới thời kỳ chín muồi qua đó thấy được sự phát triển cũng như những vai trò trong xã hội của giáo đoàn Phật giáo là nội dung chính trong bài tiểu luận của em. Đề tài được hoàn thành do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo trong suốt quá trình học tập chuyên đề. Với trình độ còn hạn chế của một sinh viên mới bước đầu tập sự làm khoa học, chắn hẳn bài tiểu luận sẽ có nhiều thiếu sót. Kính mong cô giáo chỉ bảo và giúp đỡ. Do nội dung cũng như mục đích của đề tài như vậy nên em lựa chọn phương pháp lịch sử là phương pháp chính để hoàn thành bài tiểu luận. PHẦN NỘI DUNG I. VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO CỔ TRUNG ĐẠI TRUNG QUỐC 1. Sự ra đời của Phật giáo Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, Hoàng Hậu nước Ca-ti-na biên giới phía nam Ne-pan (Nepal) ngày nay, trước khi sinh con đã nằm mơ thấy một con voi trắng dùng vòi dâng lên cho bà một bông sen trắng, đặt hẳn vào lòng bà. Sau đó bà đã sinh được một Hoàng Tử ở Lum-bi-ni. Hoàng Tử vừa mới sinh ra đã đi được 7 bước, mỗi bước đi đều nở hoa sen. Vị Hoàng Tử kỳ lạ ấy là Cau-ta-ma-xi-da-ta (Gautama Seddhartha: Tất đạt đà), sau này trở thành người sáng lập ra Đạo Phật và được gọi là vị thánh của dân tộc Sưka (Thích ca mẫu ni). Xi-da-ta thông minh hiếu học, tri thức thâm uyên, lại rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Song Hoàng tử lại là người đa sầu đa cảm và rất từ thiện. Một hôm Hoàng tử đi xe ngựa ra ngoài thành chơi trông thấy một ông già gù, quần áo lam lũ, chống gậy đi lại một cách khó khăn lúc nào cũng chỉ chực ngã xuống. Một lát sau, Hoàng tử lại gặp một người bệnh gầy như que củi đang ngồi rên trên một tảng đá, tiếng rên đau đớn khiến người nghe tan nát cõi lòng. Tiếp đó, Hoàng tử lại gặp một xác người nằm bên vệ đường... Gặp những cảnh thương tâm đó, Hoàng tử Xi-đa-ta ngẩn ngơ cả người, lấy hai tay ôm mặt và bảo người xà ích: “Về ngay thôi, nhanh lên!”. Người xà ích đánh xe quay về, buồn rầu than: “Đó là con đường của một đời người”. Câu nói ấy của người xà ích làm cho Hoàng tử trầm tư. Sinh, lão, bệnh, tử đó là con đường mà một đời người phải trải qua đó ư ! Không kể là người sang hay kẻ hèn, chẳng ai thoát khỏi con đường này ư? Làm cách nào để con người được “giải thoát”, được cứu ra khỏi con đường đau khổ đó? Hoàng tử đã đọc biết bao nhiêu kinh Vê-đa, mời biết bao nhiêu thầy thuộc đạo Bà-la- môn giảng cho song đều không tìm thấy câu trả lời. Từ đó, Hoàng tử Xi-đa-ta nảy ra ý định xuất gia tu hành, hy vọng tự mình tìm ra lời giải. Vua Tịnh Phạn nghe nói Hoàng tử muốn đi tu giật mình vội cưới cho Hoàng tử một công chúa xinh đẹp của Vương quốc láng giềng, hòng đánh tan ý định tu hành của Hoàng tử. Năm Xi-đa-ta 29 tuổi, Công chúa sinh được một người con trai là Rô-hao-đô, Xi-đa-ta cho rằng vương vị đã có người nối dõi. Và đúng lúc vua Tịnh Phạn vui mừng mở tiệc chúc mừng đứa cháu nội ra đời, Xi-đa-ta đã lặng lẽ từ giã vợ con ra khỏi hoàng cung, trở thành một hành giả trong tay không một đồng xu. Sáu năm trời, ông đi khắp mọi nơi tìm đến các thầy giỏi, các bậc thánh thần để cùng họ đàm đạo, tìm hiểu về cội nguồn của lẽ sống nhưng vẫn không thu được gì hơn. Ông cảm thấy thất vọng, lang bạt đến U-ru-vi-rô, nơi đây có rừng cây rậm rạp, sông nước sạch trong, có thể là nơi tu hành được. Ông ở lại đây, tự dày vò, hành hạ mình để tìm ra con đường giải thoát nhưng kết quả thân suy lực kiệt mà vẫn không thu được gì. Do đó ông quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh và tìm cách khác để tu hành. Ông xuống sông tắm rửa sạch sẽ, uống sữa bò do các cô gái chăn bò đem cho, ngồi dưới gốc cây bồ đề, mặt quay về hướng đông, xếp chân bàn tròn. Sau bẩy lần bẩy 49 ngày, cuối cùng trong một đêm sao thưa trăng sáng bỗng thấy “đại triệt đại ngộ”, thấu hiểu mọi lẽ của cuộc sống, ngộ đạo thành Phật. Phật có nghĩa là giác ngộ, lĩnh hội được chân lý. Sau này đệ tử của ông tôn ông là Phật đà Bút-đa (Buddha) tức “người ngộ đạo”, còn gọi ông là Thích ca mẫu ni có nghĩa là “thánh nhân của dân tộc Sư ca”. Từ đó ông bắt đầu một cuộc đời truyền đạo, và người ta gọi tôn giáo của ông là Phật giáo. Đợt đầu ông truyền dạy ở Xác-na (Sarnath) cho 5 vị công tử. Từ đó Phật giáo đã có tam bảo: Thích ca mẫu ni là Phật bảo, kinh điển Phật giáo là Pháp bảo và các môn đồ Phật giáo là Tăng bảo. Thích ca mẫu ni phản đối Bà-la-môn giáo, phản đối chế độ đẳng cấp, đề ra khẩu hiệu “Chúng sinh bình đẳng”. Ông nói: “sông Hằng, sông Ấn… đều có tên riêng, chảy vào biển cả lại hoà làm một”, nói như vậy là để biểu thị cho nội bộ Phật giáo không có sự phân biệt đẳng cấp. Chủ trương của ông là sự phản ánh của những người cùng khổ chống lại chế độ giòng giống, đòi hỏi sự bình đẳng. Ông truyền đạo với lời lẽ rất phổ thông, dễ hiểu nên mọi người có thể tiếp thu một cách dễ dàng. Sau đó ông lại nhận thêm 60 đệ tử ở thành Bô-rô-na, lấy đó làm hạt nhân vân du các nước để giảng đạo. Tín đồ Phật giáo ngày càng đông và ảnh hưởng của Phật giáo ngày càng sâu rộng. Phật đà đi truyền đạo ở mọi nơi, dấu tích in khắp hai bờ sông Hằng. Những năm cuối đời ông chỉ đi lại trong vùng giữa thành Vương Xá và Xá Vệ. Ông đưa ra mục tiêu cơ bản cho mọi người, tức là đạt đến độ hạnh phúc nhất cho người ta là thoát khỏi mọi dục vọng, khi đó con người đạt đến sự viên mãn về tinh thần và linh hồn. Học thuyết của ông đã có ảnh hưởng quan trọng đến mọi tầng lớp trong xã hội, bản thân ông được toàn Ấn Độ kính trọng. Để phổ độ chúng sinh, Phật đà đã không mệt mỏi vân du truyền đạo khắp mọi nơi trong suốt 45 năm. Ngày 15-2-485 TCN ông dẫn các đệ tử đến Cô-xư-na-rô, lúc này ông đã là một ông già 80 tuổi. Con người luôn kêu gọi mọi người bình đẳng, yêu hoà bình, từ bi bác ái đã không còn đi nổi nữa. Ông già nằm nghiêng dưới hai gốc cây Bô-rô, lấy tay phải gối đầu, đầu ở hướng Bắc, chân ở hướng Nam, lưng hướng Đông, mặt hướng Tây, lặng lẽ rời khỏi thế gian. Trăm họ đổ về đây tưởng niệm, họ phủ lên mình ông những bó hoa tươi và các loại hương liệu. Họ cúng ông 12 con vật: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn. Bảy ngày sau, thi thể ông được hoả táng. Quốc vương của 8 nước yêu cầu được chia Xá lị Phật (tro cốt) xây tháp để cúng. Xá lị Phật được chia thành 9 phần và nơi hoả táng đức Phật là nơi được xây tháp đầu tiên trong 9 tháp Xá lị. Vào thế kỷ thứ III TCN, dưới triều đại Khổng Tước của Ấn Độ, vua A-uy lấy đạo Phật làm quốc giáo. Từ đó đạo Phật bắt đầu được truyền bá rộng khắp sang các nước Đông Nam Á, Trung Á và Trung Quốc. Ngày nay, Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên Thế Giới. 2. Phật giáo cổ trung đại Trung Quốc Như trên đã nói Phật giáo được sinh ra ở Ấn Độ. Trong quá trình trưởng thành đã như hai thân cây lớn: một phát triển về hướng Nam tức là Phật giáo Nam truyền, một hướng phát triển về phía Bắc tức là Phật giáo Bắc truyền. Nói đến Bắc truyền Phật giáo, trước hết phải kể tới quốc độ lớn nhất và có ảnh hưởng quyết định đến những nước xung quanh đó là Trung Quốc. Đó cũng chính là dòng Đại thừa Phật giáo. Theo ngả đường Bắc truyền của Phật giáo Ấn Độ thì trước hết Phật giáo được truyền vào các nước Đại Nhục Chi, An Tức ở phía Bắc Ấn, dần dần lan tới các nước Tây Vực rồi vào Trung Quốc. Con đường bộ xuyên qua nước Tây Vực lúc này là con đường giao thông trọng yếu giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu theo đường phía Nam Tây Vực tới thì bắt đầu từ Đôn Hoàng và Ngọc Môn, rồi nương theo dãy Bắc núi Côn Lôn, qua các nước Lop-Nor, Vu Điền (Kho Tan), XaSa (Yarkand) rồi đến Sớ Lặc (Karhgar). Từ Sớ Lặc phải vượt qua con đường hiểm trở phía Tây dải núi Thông Lĩnh, rẽ về phía Nam, ăn thông với ngả đường Bắc Ấn Độ. Nếu theo đường Bắc Tây Vực thì cũng khởi điểm từ Đôn Hoàng, Ngọc Môn rồi nương theo chân phía Nam của dải Thiên Sơn, xuyên qua các nước Y Ngô (Hà Mì), Các Xương (Turfan), Yên Kỳ (Karshar), Khâu Tư (Kucha), Cô Mặc (Akru), Ôn Túc (Ush) đến Sở Lặc, nối liền với con đường phía Nam Ấn Độ. Giữa hai con đường trên còn có con đường “Nhập trúc cầu pháp” của ngài Pháp Hiển. Con đường “Nhập trúc cầu pháp” củng bắt đầu từ Đôn Hoàng, qua Lop-Nor, tới Yên Kỳ xuyên qua bãi sa mạc rồi đến Vu Điền, hợp với con đường phía Nam. Sau này ngài Pháp Hiển thời Đông Tấn đã mở đầu con đường thuỷ truyền Phật giáo vào Trung Quốc. Đó là con đường nối Ấn Độ với Quảng Đông-Trung Quốc qua các nước Đông Nam Á. Con đường này khá tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Về niên đại du nhập của Phật giáo tới Trung Quốc thì có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó ý kiến có tính thuyết phục nhất là ý kiến cho rằng Phật giáo tới Trung Quốc vào niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 dương lịch) đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán. Vua Minh Đế sai các ông Thái Hâm, Vương Tuân, cả thảy 18 người qua nước Đại Nhục Chi (một nước ở phía Tây, trên đường từ Ấn Độ sang Trung Quốc) để rước Xá Lị Phật về thờ. Các ông Thái Hâm, Vương Tuân còn mời được cả hai vị sư là Ca Diếp Ma Đằng và Phúc Pháp Lan qua Trung Quốc. Vua Hán Minh Đế truyền cho xây dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và mời hai ngài ở đó để dịch Kinh, truyền đạo. Vua Hán Minh Đế cũng sai thợ vẽ tượng Thích Tôn do ông Thái Hâm đem về để thờ ở đài “Thanh Lương”. II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO ĐOÀN PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC TỪ THỜI HÁN ĐẾN THỜI ĐƯỜNG. 1. Thời kỳ sơ khai của giáo đoàn Phật giáo nhà Hán Sau khi đến Trung Quốc, hai vị sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan chuyên về công việc phiên dịch Kinh điển. Hai ngài đã phiên dịch bộ Kinh điển đầu tiên tại chùa Bạch Mã-chùa Phật giáo đầu tiên trên đất Trung Quốc. Bộ kinh đó là Kinh “Tứ thập nhị chương”. Riêng ngài Trúc Pháp Lan sau đó còn dịch được một số bộ Kinh như “Thập địa đoạn kết kinh” 8 quyển, “Pháp hải tạng kinh” 1 quyển, “Phập bản hạnh kinh” 5 quyển, “Phật bản sinh kinh” 1 quyển và “Nhị bách lục thập giới hợp dị” 2 quyển... Dần dần, Phật giáo được triều đình Trung Quốc thừa nhận, nhà vua cho phép xây chùa, dịch Kinh và truyền Đạo. Lúc này các nhà truyền đạo từ Tây Vực kéo sang Trung Quốc bắt đầu đông dần lên. Trong số đó có các bậc nổi tiếng như ngài An Thế Cao, ngài Chi Câu La Sấm. An Thế Cao vốn là thái tử của vua An Tức. Sau khi xuất gia, ngài đã chuyên chú học Kinh, luận, thông hiểu phép thiền quán. Niên hiệu Kiến Xương năm đầu 147 đời vua Hoàn Đế, ngài tới đất Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Từ đó về sau trong khoảng hơn 20 năm, ngài chuyên lo công việc phiên dịch Kinh điển. Những Kinh điển ngài đã dịch sang chữ Hán có tất cả 34 bộ gồm 40 quyển. Ngài Chi Câu La Sấm là người nước Đại Nhục Chi, tới Trung Quốc vào khoảng niên hiệu Quang Hoà (178-183) và Trung Bình (184-189) đời vau Linh Đế. Trong khoảng 12 năm, ngài đã phiên dịch sang chữ Hán được những bộ Kinh điển Đại Thừa như: “Kinh thư lăng nghiêm” 2 quyển, “Kinh ban chu tam muội” 1 quyển, “Kinh vô lương thanh tịnh Bình Đẳng Giáp”. Tất cả Kinh điển ngài Chi Câu La Sấm dịch là 10 bộ gồm 20 quyển. Có thể nói rằng: Sự nghiệp phiên dịch Kinh điển của ngài An Thế Cao và ngài Chi Câu La Sấm đã khai nền đắp móng cho Phật giáo Trung Quốc. Ngoài ngài An Thế Cao, Chi Câu La Sấm còn có ngài Trúc Phật Sóc người nước Thiên Trúc (Ấn Độ), Ưu Bà Tắc An Huyền (người nước An Tức), ngài Nghiêm Phật Điều người nước Hán. Trong số ấy, có ngài Nghiêm Phật Điều là người Trung Quốc. Nghiêm Phật Điều là người đất Lâm Hoài (tỉnh An Huy) là vị Sa môn Trung Quốc đầu tiên và cũng là người Trung Quốc đầu tiên tham gia vào công việc phiên dịch Kinh điển. Bước sang thời Tam Quốc, tuy đất nước bị phân chia thành 3 nước Ngụy, Thục, Ngô song từ vua chúa cho đến thứ dân các nước đề tu theo đạo Phật và mỗi nước đều có các vị cao tăng từ Tây Vực sang truyền Đạo. Phật giáo ở nước Ngụy lấy dịch kinh là chủ yếu nhưng do các Phạm tăng từ Ấn Độ tới Trung Quốc ngày một nhiều nên phong trào hoằng pháp đã sôi nổi hơn. Tiêu biểu cho phong trào này là hai ngài Đàm Ma Ca La và Đàm Đế. Đó là hai vị dịch giả và cũng là thuỷ tổ của tông phái Luật tông Trung Quốc. Trong thời gian này đã có người Trung Quốc được thụ giới Luật đầu tiên đó là Chu Sinh Hành. Phật giáo được truyền tới nước Ngô có sớm hơn nước Ngụy. Các bậc dịch Kinh điển ở nước Ngô gồm có ngài Chi Khiêm, ngài Chi Khương Lương và ngài Khương Tăng Hội... Ngài Chi Khiêm đã dịch bộ “Đại A Di Đà kinh”, “Duy Ma Kinh” "chú thích bộ “Liểu Bản Sinh Tử kinh” và trước tác bộ “Tán Bồ Tát liên cú”. Những kinh điển mà ngài Khương Tăng Hội đã dịch gồm: “Lục Độ Tập kinh”, “Tạp Thí Dụ kinh” và chú thích bộ “Pháp Kính kinh”, “Đạo Thụ Vương kinh”. Ở nước Thục Phật giáo đến tuy có chậm hơn nhưng đặc biệt có ngài Châu Tử Hoàng là một cao tăng Trung Quốc đã qua Tây Vực học chữ Phạn và tìm nguyên bản kinh chữ Phạn để dịch lại góp phần làm giàu thêm kho tàng kinh điển Trung Quốc. Có thể kết luận lại rằng Phật giáo Trung Quốc thời kỳ du nhập chỉ lấy việc phiên dịch kinh điển và truyền bá kinh điển làm chính. Sự truyền bá giáo lý cũng đã phát triển rộng rãi đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Phật giáo thời kỳ tiếp theo. Kinh điển từ chữ Phạn dịch sang chữ Hán trong thời kỳ sơ khai đã lên đến 300 quyển. Phải từ sau thời kỳ du nhập thì giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc mới thể hiện rõ quá trình phát triển của nó. Trên nền tảng chung ấy em chia ra thành bốn thời kỳ tiêu biểu. 2. Bốn thời kỳ tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển của giáo đoàn Phật giáo Trung Quốc. a. Thời Tấn (265- 317). Từ khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đến thời đại Tây Tấn đã có hơn 300 năm nên Phật giáo đã được phổ cập rộng rãi. Vua Huệ Đế cho dựng chùa Hưng Thành ở Lạc Dương, đặt tiệc trai cúng dàng 100 vị tăng. Còn vua Mẫn Đế dựng chùa Linh Thông và Bạch Mã ở kinh thành Tràng An, hết sức bảo hộ Phật giáo. Vào thời Tây Tấn, số chùa ở Trung Quốc có 108 chùa, số tăng ni có hơn 3.700 người. Tuy vậy, trạng thái Phật giáo đời Tây Tấn cũng không ngoài công việc phiên dịch kinh điển mà người dịch kinh điển tiêu biểu là Đàm Ma La Sát và Trúc Pháp Hộ. Đến thời Đông Tấn, ngài Cưu Ma La Thập tiếp nối sự nghiệp hoằng dương chính pháp của các bậc tiền bối và đưa Phật giáo Trung Quốc đến một vị trí vô cùng rực rỡ. Trong thời Đông Tấn, ngoài việc dịch kinh điển ra đã bắt đầu có sự hình thành tổ chức giáo đoàn Phật giáo. Giáo đoàn Phật giáo Ấn Độ có tứ chứng, đó là Tỳ khiêu, Tỳ khiêu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Tỳ khiêu và Tỳ khiêu ni thuộc phía xuất gia. Còn Ưu bà tắc, Ưu bà di thuộc phía tại gia. Vào thời Đông Tấn, số tăng ni ở Trung Quốc đã lên tới 24.000 người với 1.708 ngôi chùa. Chính lý do tăng ni ngày càng đông, chùa cảnh ngày một nhiều mà vấn đề giáo đoàn được chú ý, quan tâm nhiều hơn. Giáo đoàn Phật giáo thời kỳ phôi thai nhất phải kể đến là giáo đoàn của ngài Phật Đồ Trừng rồi đến giáo đoàn của ngài Thích Đạo An và ngài Cưu Ma La Thập. Song giáo đoàn được hoàn chỉnh hơn cả là giáo đoàn của ngài Tuệ Viễn với hình thức tổ chức “Bạch Liên Xã”. Sau đó ngài Đạo An đã lập ra pháp chế cho giáo đoàn này gồm 3 điều. Điều thứ nhất là phép “Hành hương, Đình tọa”, điều thứ hai là phép “Sáu thói hành đạo”, điều thứ ba là phép “Bồ tát, sám hối”. Bên cạnh đó ngài Tuệ Viễn cũng nêu ra một số qui định như “Pháp xã tiệt độ tự”, “Ngoại tự tăng tiết độ tự”, “Tỳ khiêu ni tiết độ tự”. Ngoài ra còn đặt các chức vụ để quản lý các công việc trong giáo đoàn như đệ tử ngài La Thập là Tăng Lược làm chức Tăng chính, ngài Tăng Tiên làm chức Duyệt chúng, ngài Pháp Khâm làm chức Tăng lục... Trong sự hình thành tổ chức giáo đoàn, Phật giáo Đông Tấn không chỉ chú trọng đến công việc phiên dịch kinh điển mà còn chú trọng đến việc nghiên cứu để phát triển tư tưởng của Phật giáo. Cụ thể thời đại Đông Tấn, Phật giáo lấy tư tưởng “Không” trong kinh Bát Nhã làm trọng yếu, đã tách tư tưởng Lão Trang ra ngoài. Ngài Đạo Sinh sáng tạo ra phương pháp chia khoa mục để chú thích kinh điển. Ngài Tuệ Quán khi sửa chữa bản dịch của kinh Niết Bàn đã đem giáo lý của Đức Phật trong một đời thuyết giảng chia ra thành Đốn giáo, Tiệm giáo. Trong Tiệm giáo lại chia ra làm Ngũ thời giáo. Vì ở thời kỳ này, kinh A Hàm và Tiểu Thừa A Tỳ đã được dịch ra chữ Hán nên có phong trào nghiên cứu A tỳ đàm học, sau này hình thành “A tỳ đàm tông”. Từ chỗ ngài Cưu Ma La Thập dịch các bộ luận Đại thừa như “Trung luận”, “Bách luận”, “Thập nhị môn luận” mà thành lập “Tam luận tông”. Từ thành thực luận lập ra “Thành thực tông”, tư tưởng kinh Niết Bàn trở thành cơ sở của “Niết bàn tông”, tư tưởng kinh Hoa nghiêm trở thành cơ sở của “Hoa Nghiêm tông” sau này. b. Thời Nam Bắc Triều (420-588). Có thể nói, giáo đoàn Phật giáo được hình thành từ thời Tây Tấn và Đông Tấn, đến thời Nam Bắc Triều thì phát triển nhanh chóng. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sau đây: Thời đại  Tự Viện (ngôi)  Số tăng, ni (người)   Tây Tấn  108  3.700   Đông Tấn  1.768  23.000   Tống  1.913  36.000   Tề  2.015  32.000   Lương  2.815  82.000   Trần  2.846  32.000   Ngụy (kể cả công, tư)  30.896  2.000.000   Bắc Tề  40.000  3.000.000   Theo bảng thống kê trên ta thấy rõ ràng tăng ni và số tự viện tăng lên rất nhiều. Việc này được lý giải là do thời kỳ này các triều vua đều bảo hộ cho Phật giáo, cho xây dựng nhiều chùa, tháp. Mặt khác các Vương công, Bách quan, Quý tộc cũng thi nhau xây dựng chùa tư, tạc tượng. Trong số các ngôi chùa thời Nam Bắc Triều có nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ như chùa Vĩnh Minh ở thành Lạc Dương do Linh Thái Hậu phát nguyện xây cất vào niên hiệu Hy Bình (516) đời vua Hiếu Minh Đế Bắc Ngụy. Trong chùa có Phật điện lộng lẫy nguy nga với 3.000 pho tượng. Chùa Vĩnh Minh có hơn 1.000 gian phòng và nhiều lầu quán. Ngoài ra còn có chính điện tới tam quan dài 7 dặm, gồm 36 viện trong nội tự, trong đó có cảnh suối nước, rừng cây như động thiên cung. Nơi đây có tới hàng nghìn tăng chúng tu trì học đạo. Vào thời dỳ này nhà vua thường tổ chức nhiều lễ hội như Võ giá đại hội, Bát quán trai hội hay tổ chức những buổi cầu phúc. Thời Nam Bắc Triều ở Trung Quốc ngoài sự phát triển của giáo đoàn
Tài liệu liên quan