Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc

Sau 15 năm kiên trì đàm phán, ngày 11/12/2001 Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO. Từ đó đến nay đã được gần 5 năm, khoảng thời gian chưa phải đã đủ dài để có thể đánh giá một cách chính xác tác động tới mọi mặt trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta đều có thể nhận thấy rằng sau gần 5 năm tham gia vào ngôi nhà chung WTO, đã có rất nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc, tích cực có mà tiêu cực cũng có. Trung Quốc cũng đã tận dụng được nhiều cơ hội mà WTO đem lại và ứng phó một cách tốt nhất với những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi. Là một một sinh viên học chuyên ngành trung quốc muốn nghiên cứu về TRUNG QUỐC muốn hiểu rõ về nền kinh tế TRUNG QUÔC thì đây quả thực là một đề tài “nóng hổi” ,là môt cánh cửa lớn cần phải mở. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc”

doc42 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU lí do chọn đề tàI Sau 15 năm kiên trì đàm phán, ngày 11/12/2001 Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO. Từ đó đến nay đã được gần 5 năm, khoảng thời gian chưa phải đã đủ dài để có thể đánh giá một cách chính xác tác động tới mọi mặt trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta đều có thể nhận thấy rằng sau gần 5 năm tham gia vào ngôi nhà chung WTO, đã có rất nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc, tích cực có mà tiêu cực cũng có. Trung Quốc cũng đã tận dụng được nhiều cơ hội mà WTO đem lại và ứng phó một cách tốt nhất với những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi. Là một một sinh viên học chuyên ngành trung quốc muốn nghiên cứu về TRUNG QUỐC muốn hiểu rõ về nền kinh tế TRUNG QUÔC thì đây quả thực là một đề tài “nóng hổi” ,là môt cánh cửa lớn cần phải mở. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO tới một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc” Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích các tác động từ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới một số ngành kinh tế của nước này. Phân tích những biến chuyển cụ thể trong một số ngành kinh tế chủ chốt của TRUNG QUỐC Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của niên luận là một số ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc - đặc điểm, tác động, đối sách và thực trạng của các ngành này từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cho đến nay. Phương pháp nghiên cứu Niênluận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu bao gồm : phương pháp thu thập, so sánh, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Bố cục của đề tài NgoàI phần lời nói đầu và kết luận, đề tàI gồm 4 chương ChươngI: Những tác động chung của việc gia nhập wto tới nền kinh tế của trung quốc Chương II: Tác động đến ngành nông nghiệp CHƯƠNG III: Tác động đến ngành công nghiệp CHƯƠNG IV: Tác động đến ngành dịch vU Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian , tài liệu tham khảo .đề tài không tránh khỏi nhiều chỗ thiéu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô. Chương I: NHỮNG TÁC ĐỘNG CHUNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI NỀN KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC Đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt Trung Quốc trước khi gia nhập WTO Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế (bắt đầu từ năm 1978) các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đã có những thay đổi nhanh và mạnh xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như tốc độ tăng trưởng, cơ cấu giữa các ngành, trình độ phát triển, mức độ tự do hoá…Một số đặc điểm cơ bản của các ngành kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc là: Tăng trưởng với tốc độ khá cao Bảng 1 : Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành kinh tế chủ chốt Trung Quốc thời kỳ 1970 -2000 (đơn vị : % hàng năm)  Trước cải cách (1970-1978)  Thời kỳ cải cách     1979-1984  1985-1995  1996-2000   Công nghiệp  6,8  8,2  12,8  9,6   Dịch vụ  -  11,6  9,7  8,3   Nông nghiệp  2,7  7,1  4,0  3,4   Nguồn: Võ Đại Lược (2004) , Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – thời cơ và thách thức, NXB Khoa học xã hội , Hà Nội. Kể từ khi bắt đầu tiến hành cải cách nền kinh tế (1978) cho đến khi gia nhập WTO (2001) các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đều đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong đó mức tăng cao nhất là của ngành công nghiệp, sau đó là dịch vụ và thấp nhất là ngành nông nghiệp. Qua bảng số liệu có thể thấy, mặc dù có chậm lại so với hai thời kỳ 1979-1984 và 1985-1995 nhưng tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế chủ chốt ở Trung Quốc vẫn đạt ở mức cao trong thời kỳ ngay trước khi gia nhập WTO (1996-2000) là 9,6% đối với công nghiệp ; 8,3% với dịch vụ và 3,4% với nông nghiệp . Mức tăng trưởng cao của các ngành khiến cho Trung Quốc luôn là một trong số những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới . Sự chênh lệch trong phát triển kinh tế Mặc dù đã có những bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá nhưng trình độ phát triển không chỉ giữa các ngành mà ngay trong nội bộ ngành ở Trung Quốc cũng rất khác biệt. Thực vậy, trong nền kinh tế Trung Quốc song song tồn tại những ngành kinh tế được hiện đại hoá ở mức cao với những ngành thủ công nghiệp thô sơ. Hơn thế nữa, lợi thế so sánh của Trung Quốc vẫn chỉ tập trung vào các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên như sản xuất nông nghiệp, nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm chế tạo cơ bản …còn những ngành tập trung nhiều vốn và kỹ thuật thì còn rất non trẻ và sức cạnh tranh không cao như sản xuất sản phẩm hoá học, máy móc, thiết bị… Ngày càng được tự do hoá Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, các ngành kinh tế của Trung Quốc đã ngày càng được tự do hoá hơn, xét cả về bên trong lẫn bên ngoài. + Tự do hoá bên trong : thể hiện ở quá trình tự do hoá giá cả và phân bố các nguồn lực, cũng như ở việc giảm bớt vai trò của nhà nước trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ như tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp bán theo giá cố định của nhà nước đã giảm từ 94% năm 1978 xuống còn 23% năm 1999; với sản phẩm công nghiệp thì tỷ trọng đó giảm tương ứng từ 100% xuống còn 12%. + Tự do hóa bên ngoài : Cùng với quá trình cải cách nền kinh tế, những rào cản với đầu tư nước ngoài cũng như các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá của các ngành kinh tế chủ chốt đã được dần tháo dỡ. Đối với đầu tư nước ngoài, trong 20 năm cải cách và mở cửa, dòng vốn nước ngoài đặc biệt là FDI đã liên tục tăng mạnh (từ mức trung bình 1,769 tỷ USD/năm thời kỳ 1979-1982 lên 46,878 tỷ USD năm 2001). Phạm vi của tất cả các hàng rào phi thuế quan đối với nhập khẩu đã giảm từ mức 32,5% năm 1996 xuống 21,6% năm 2001. Trong thời kỳ 1992-2001 mức thuế quan trung bình đối với tất cả các sản phẩm của Trung Quốc liên tục giảm từ mức 49,2% (không tính theo tỷ trọng) xuống còn 16,6% hay từ 40,6% (tính theo tỷ trọng) giảm còn 12%. Mặc dù đã giảm mạnh như vậy nhưng mức thuế trung bình này ở Trung Quốc vẫn còn cao hơn so với mức trung bình của các nước thành viên WTO (khoảng 10% ở nước đang phát triển và 3% ở nước công nghiệp phát triển ). Qua một số đặc điểm kể trên của các ngành kinh tế chủ chốt Trung Quốc có thể thấy rằng tính đến trước khi gia nhập WTO các ngành này đã được tự do hóa khá mạnh, đặc biệt là trong việc giảm thuế quan, hạn ngạch cũng như giảm mức độ độc quyền của nhà nước trong ngoại thương. Điều này cho thấy mức độ sẵn sàng cao của các ngành kinh tế chủ chốt của Trung Quốc đối với việc gia nhập WTO . Những tác động chung tới kinh tế Trung Quốc từ việc gia nhập WTO Tác động tích cực Việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ có những tác động nhiều chiều đến nền kinh tế của nước này. Mặc dù có những tác động tiêu cực nhất định nhưng các nhà kinh tế nhấn mạnh rằng tác động tích cực của việc gia nhập WTO đối với Trung Quốc còn lớn hơn nhiều: + Thứ nhất, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Trung Quốc chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế –một xu thế tất yếu và đóng vai trò chi phối mọi hoạt động của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Tham gia WTO sẽ giúp Trung Quốc nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế, phát huy tính chủ động và ảnh hưởng của mình với tư cách là một nước lớn bằng việc tham gia vào quá trình xây dựng và thiết lập một cơ chế mậu dịch công bằng và hợp lí hơn cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có cả Trung Quốc). Khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ có được khuôn khổ chính sách rõ ràng để tiếp tục cải cách mạnh hơn nữa nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. + Thứ hai, dưới sức ép của cạnh tranh quốc tế, Trung Quốc sẽ phải sử dụng tài nguyên và nhân lực hợp lí hơn, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất, thay đổi phương thức kinh doanh cũng như nâng cao trình độ quản lí của mình. Ngoài ra khi tham gia vào WTO, Trung Quốc sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế cũng như dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của thế giới…Trở thành thành viên của tổ chức thương mại tự do quy mô toàn cầu, Trung Quốc sẽ có điều kiện phân bổ tối ưu các nguồn lực, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng sức cạnh tranh, đi vào thị trường quốc tế thuận lợi, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, các quy định và điều kiện của WTO còn buộc chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc phải được nâng lên một bước và mang tính ổn định hơn, công khai hơn…Tất cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang thiếu những động lực từ bên trong, tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và tăng trưởng nhanh hơn nữa. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng sẽ được lợi từ việc tiếp cận với các loại hàng hoá và dịch vụ, không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn đa dạng hơn về chủng loại, hợp lí hơn về giá cả và tốt hơn về chất lượng. Tác động tiêu cực Đánh giá những tác động tiêu cực đối với Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, các chuyên gia kinh tế đều nhấn mạnh yếu tố cạnh tranh quốc tế. Thực hiện các nguyên tắc của WTO, các ngành kinh tế của Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn, trong khi các ngành này xét về quy mô sản xuất, chất lượng dịch vụ cũng như trình độ kỹ thuật và quản lí đều được xem là vẫn còn thua kém các nước phương Tây. Hậu quả là các vấn đề xã hội sẽ bộc lộ rõ nét, đặc biệt là vấn đề thất nghiệp và phá sản. Một cách cụ thể hơn, xem xét những cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO sẽ thấy Trung Quốc sẽ phải thực hiện nhiều nghĩa vụ mà với trình độ phát triển của nền kinh tế vào thời điểm gia nhập thì đó là những thách thức hết sức gay gắt, không thể dễ dàng vượt qua trong một thời gian ngắn. Một nền kinh tế vốn chưa mở cửa rộng rãi, nhiều ngành, nhiều khu vực được nhà nước ưu đãi, trợ cấp, bảo hộ ở mức cao nay phải tự do hoá các hoạt động thương mại, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, xoá bỏ độc quyền, cho phép kinh tế phi quốc hữu tham gia sâu rộng hơn vào các hoạt động thương mại…ban đầu chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, thậm chí bị đảo lộn. Rõ rệt nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc, như tờ Asiaweek số 3/12/1999 đã viết, “do bị sức ép cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài sẽ hoặc phải đạt đẳng cấp quốc tế hoặc phải chết”. Chương II: TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP Vài nét về nông nghiệp Trung Quốc Đặc điểm cơ bản Mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhưng vẫn có tới 49% lực lượng lao động nước này tham gia vào sản xuất nông nghiệp và 64% dân số Trung Quốc đang sống ở nông thôn ( bảng 3). Hơn thế nữa, sự gia tăng của dân số, của trình độ tiêu dùng và sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp khác khiến nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Do đó nông nghiệp luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định kinh tế cũng như chính trị của Trung Quốc. Sau 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá ngành nghề và nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như những hình thức quản lí và kinh doanh mới (khoán sản phẩm, phát triển các xí nghiệp hương trấn…). Tuy vậy trên thực tế ở Trung Quốc, nông nghiệp vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức, trong một thời gian dài tài nguyên của khu vực nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc liên tục bị thu hút để xây dựng công nghiệp và thành thị. Ngoài ra Trung Quốc còn có nhiều hình thức bảo hộ dành cho nông nghiệp gồm cả thuế quan và phi thuế quan. Cùng với quá trình cải cách mở cửa và chuẩn bị gia nhập WTO mức độ bảo hộ này đã giảm nhưng vẫn còn rất phức tạp và khó đánh giá hết được một cách chính xác. Những khó khăn , trở ngại chủ yếu Thứ nhất, giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc cao hơn so với giá trung bình của thế giới do chi phí sản xuất cao, cơ sở hạ tầng yếu kém...Kể từ đầu những năm 1990, giá cả các hàng nông sản Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ khoảng 10%/năm , khiến giá cả nhiều sản phẩm như tiểu mạch, ngô, đậu, bông…đều cao hơn giá thế giới 20% đến 70%. Nhìn chung chỉ có thịt lợn, hoa quả, thuốc lá là tương đối có ưu thế, nhiều loại nông sản còn lại của Trung Quốc thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế [21] . Thứ hai, sau một thời gian dài có tác động tích cực tới việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, các xí nghiệp hương trấn với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ và máy móc lạc hậu, năng suất thấp đang ngày càng trở nên kém hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường cũng như tạo gánh nặng đối với ngân sách địa phương. Thứ ba, hàng nông sản trong nước khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng chậm. Tỷ lệ tăng thu nhập ròng của nông dân nước này đã giảm từ 9% năm 1996 xuống còn 4,3% năm 1998 và 2,1% năm 2000. Sự giảm sút trong thu nhập kéo theo sự giảm sút trong chi tiêu, kể cả chi tiêu cho sản xuất lẫn cho tiêu dùng. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến việc mở rộng thị trường nội địa, đến sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới và đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Thứ tư, bị dần thoái hoá cũng như chịu tác động mạnh từ quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, tài nguyên nông nghiệp ngày càng khan hiếm, môi trường nông nghiệp ô nhiễm nặng nề…Năm 1999 diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động nông nghiệp ở Trung Quốc là 0,2 ha - bằng 1/25 mức trung bình của thế giới. Dự báo những ảnh hưởng tới nông nghiệp Tầm quan trọng của nông nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội, những khó khăn mà ngành này đang phải đương đầu cũng như tính khó xác định mức độ bảo hộ của ngành đã dẫn đến những kết luận khác nhau về mức độ tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới nông nghiệp nước này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nông nghiệp sẽ chịu tác động mạnh và nhanh từ việc Trung Quốc gia nhập WTO hơn so với các ngành khác. Hơn thế nữa, dù có cả tác động tích cực và tiêu cực, cả thách thức và cơ hội nhưng thách thức là trực tiếp và hiện thực còn cơ hội là tiềm tàng. Điều này có nghĩa là về lâu dài việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp Trung Quốc phát triển thuận lợi song trước mắt sẽ đưa đến nhiều khó khăn. 2.1 Những tác động tích cực + Trung Quốc có thể tận dụng mạnh mẽ hơn các nguồn lực của thị trường quốc tế sau khi gia nhập WTO để điều tiết cung cầu, tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, sản lượng cao, hiệu quả cao. Nhờ có được quan hệ thương mại bình đẳng, không phân biệt đối xử từ tất cả các thành viên còn lại của WTO, Trung Quốc có thể mở rộng lĩnh vực, thị phần, thị trường cho xuất khẩu nông sản. Việc gia nhập WTO còn giúp cho Trung Quốc có quyền chủ động tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề nông nghiệp và có được khuôn khổ pháp lí được quốc tế công nhận để bảo vệ quyền lợi cho hàng nông sản của mình ở những thị trường có mức bảo hộ cao đối với nông sản như Nhật Bản, Hàn Quốc… + Trong dài hạn việc thực hiện cam kết với WTO sẽ tạo điều kiện để ngành nông nghiệp Trung Quốc cải tiến được kỹ thuật và nâng cao chất lượng quản lí, kinh doanh (thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật và kỹ năng quản lí từ bên ngoài nhiều hơn). Cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế (tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như nuôi trồng, thuỷ sản, hoa quả, rau xanh…). Việc gia nhập WTO cũng có lợi cho sự an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng do phải không ngừng nâng cao để phù hợp với yêu cầu cao của các nước trong hệ thống mậu dịch quốc tế. + Buộc các bộ ngành quản lí các cấp phải thay đổi cách nghĩ, tăng cường hiểu biết và quan niệm thị trường, tôn trọng pháp luật, nhanh chóng xoá bỏ tàn dư ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch đồng thời thúc đẩy cải cách chính sách thị trường trong nước. 2.2 Những tác động tiêu cực Thứ nhất, do sức cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc đều thấp hơn so với thị trường quốc tế nên việc thực hiện các cam kết như giảm mạnh thuế quan và xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường trong nước cho hàng ngoại nhập sẽ có tác động mạnh đến thị trường trong nước. Nó sẽ làm tăng khó khăn cho việc ổn định sản xuất, thị trường và giá cả nông sản Trung Quốc, làm mất đi tấm lá chắn bảo hộ truyền thống, khiến cho nhập khẩu gia tăng. Khi nhập khẩu nông sản tăng, đến lượt nó sẽ làm giá hàng nông sản ở thị trường nội địa giảm. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp trong nước suy giảm, số người thất nghiệp trong nông nghiệp gia tăng. Mà nhập khẩu nông sản có điểm khác so với nhập khẩu hàng công nghiệp. Đó là, khi nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ có khả năng nhập được một phần kỹ thuật trong đó còn nhập khẩu nông sản thì khó mà tận dụng được kỹ thuật và tri thức bao hàm trong đó. Thứ hai, an toàn thực phẩm và kiểm dịch : Đây là những đòi hỏi có lợi và tất yếu đối với mọi quốc gia, song ít nhất trong thời gian đầu thì đây lại là một khó khăn rất lớn cho nền sản xuất lạc hậu và phân tán của Trung Quốc mà xưa nay quản lí nhà nước về mặt này thường yếu kém. Nông sản xuất khẩu của Trung Quốc rất dễ bị các hệ thống kiểm dịch chặt chẽ, nghiêm ngặt, đòi hỏi độ minh bạch cao của các nước phát triển khác cản trở. Thứ ba, xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng xuất khẩu của nông nghiệp Trung Quốc có cơ cấu không hợp lí: nhiều sản phẩm sơ cấp (lương thực, thức ăn gia súc, lông, tơ, bông…) còn sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao và giá trị gia tăng cao thì ít, hàng truyền thống nhiều mà hàng có tính sáng tạo thì lại ít…Do đó thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu nông sản không cao. Mặt khác thị trường xuất khẩu nông sản của Trung Quốc cũng không hợp lí, chủ yếu mới chỉ tập trung vào Hồng Kông, Macao, Nhật Bản, Mỹ, Tây Âu còn các thị trường khác thì hầu như chưa chiếm lĩnh được. Thứ tư, chống bán phá giá và chống trợ giá là những biện pháp cần thiết để đảm bảo công bằng của hoạt động mậu dịch tự do. Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ bị nhiều nước lạm dụng, coi đó là cái cớ để bảo hộ nông sản nước mình, gây khó dễ cho các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng lao động cao của Trung Quốc vì những loại sản phẩm này có sực cạnh tranh đáng kể về giá cả . Như vậy theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, do mức độ bảo hộ của nhiều sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO vẫn giữ nguyên hoặc thay đổi nhỏ nên tác động của việc thực hiện các cam kết của nước này với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp là không quá mạnh nếu xét trong ngắn hạn và trung hạn, dù việc này sẽ khiến cho sản xuất nông nghiệp sụt giảm (so với trường hợp không gia nhập) và thất nghiệp trong lĩnh vực này gia tăng. Việc gia nhập WTO nhìn chung sẽ có tác động tiêu cực tới sản lượng của các sản phẩm sử dụng nhiều đất đai và tích cực với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra mức độ tác động của việc gia nhập WTO tới nông nghiệp của Trung Quốc là mạnh hay nhẹ còn phụ thuộc vào những chính sách cụ thể sau khi gia nhập. Tóm lại, gia nhập WTO với nông nghiệp Trung Quốc vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức, vừa có ảnh hưởng tích cực lại có cả ảnh hưởng tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào để biến những ảnh hưởng bất lợi thành có lợi và tìm cách đưa nông nghiệp tiến lên thành một ngành kinh tế hiện đại có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Đối sách của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp Để khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, nắm chắc cơ hội, các ngành các giới ở Trung Quốc đã đề ra nhiều khuyến nghị về chính sách, biện pháp nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp Trung Quốc, làm cho ngành này tiến lên hiện đại, hội nhập mà không bị lép vế, dần thích ứng với thị trường thế giới, cụ thể là: Đánh giá đúng đắn tác động đến từng lĩnh vực sản xuất Ví dụ về lương thực, hạn ngạch nhập khẩu ban đầu là 18,3 triệu tấn, cao nhất là 22,15 triệu tấn. Quy mô nhập khẩu này mặc dù bằng khoảng 15% tổng mức tiêu thụ trên thị trường lương thực của Trung Quốc nhưng cũng không gây ra những tác động quá lớn, càng không thể gây ra hậu quả mang tính tai hoạ. Hạn ngạch thuế quan cũng chỉ là chỉ tiêu, cũng giốn