Đề tài Tài nguyên biển Việt Nam

Trước sự suy giảm của tài nguyên trên cạn, con người ngày càng hướng sự khai thác vào biển khơi. Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu, nghiên cứu tài nguyên biển là điều rất quan trọng. Nước ta, có diện tích biển rất lớn (hơn 1 triệu km2) lại ở trong vùng biển Đông trù phú. Vì vậy việc nghiên cứu tài nguyên biển càng trở nên cấp thiết hơn. Về đề tài này đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Chúng tôi, những sinh viên không thuộc chuyên ngành địa lý, khi đề cập đến vấn đề này chắc chắn chẳng có đóng góp gì mới hơn. Mục đích của chúng tôi là hệ thống lại một cách khái quát về tài nguyên biển Việt Nam. Từ đó, để hiểu biết thêm phần tài nguyên quý giá này.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4603 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài nguyên biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ------  TIỂU LUẬN Đề tài : TÀI NGUYÊN BIỂN VIỆT NAM PHẦN ĐẦU Trước sự suy giảm của tài nguyên trên cạn, con người ngày càng hướng sự khai thác vào biển khơi. Chính vì lẽ đó việc tìm hiểu, nghiên cứu tài nguyên biển là điều rất quan trọng. Nước ta, có diện tích biển rất lớn (hơn 1 triệu km2) lại ở trong vùng biển Đông trù phú. Vì vậy việc nghiên cứu tài nguyên biển càng trở nên cấp thiết hơn. Về đề tài này đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Chúng tôi, những sinh viên không thuộc chuyên ngành địa lý, khi đề cập đến vấn đề này chắc chắn chẳng có đóng góp gì mới hơn. Mục đích của chúng tôi là hệ thống lại một cách khái quát về tài nguyên biển Việt Nam. Từ đó, để hiểu biết thêm phần tài nguyên quý giá này. Trong phần trình bày chúng tôi chia các phần như sau: I. Điều kiện tự nhiên: Địa hình Khí hậu Thổ nhưỡng. II. Tài nguyên: Tài nguyên sinh vật Tài nguyên hải sản Tài nguyên khoáng sản Tiềm năng giao thông trên biển Tài nguyên du lịch biển. III. Hiện trạng và phương hướng khai thác tài nguyên biên. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Nước ta nằm ở phía tây của biển Đông - Một trong những biển rộng lớn và giàu có nhất thế giới. Với đường bờ biển dài hơn 3 nghìn km và vùng đặcquyền kinh tế rộng hơn một triệu km2 nên Việt Nam cũng được coi là một trong những nước có diện tích biển lớn nhất trong khu vực. Cũng chính vì điều đó mà biển nước ta vừa mang đặc trưng chung của biển Đông vừa mang những sắc thái riêng biệt : 1. ĐỊA HÌNH Do lịch sử kiến tạo lâu dài; quá trình xâm thực của nước biển kết hợp với sự bồi tụ của các dòng sông đã tạo cho bờ biển nước ta những nét đặc biệt. Dọc theo chiều dài của lãnh thổ, bờ biển nước ta có sự phân hoá phức tạp. Bên cạnh những vũng, vịnh, những hải cảng, bãi sú, vẹt đước còn có những dải đồng bằng phì nhiêu hay những bờ cát trắng; thậm chí còn tồn tại những mỏm núi lô nhô giữa chốn biển khơi. Dải bờ biển từ Quảng Ninh tới Hải Phòng rất khúc khuỷu gồ gề. Có những chỗ biển lấn sâu vào đất liền tạo ra những vịnh, hải cảng, hang động… có nơi núi bị lấn ra biển tạo ra những mỏm núi lô nhô, những đảo nhỏ nổi tiếng về phong cảnh hữu tình. Bên cạnh đó còn có những bãi đước, rừng sú vẹt, những bãi cá là nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Một số những thắng cảnh ở vùng biển này là: Vịnh Bái Tử Long, Hạ Long, những cảng thiên nhiên như Vạn Hoá, Hòn Gai. Từ cửa sông Thái Bình cho tới Nga Sơn (Thanh Hoá) bờ biển lại phẳng lỳ phù sa. Nơi đây là sự giao tranh giữa biển và đất liền. Có những nơi tưởng là làng mạc trù phú bị nhấn chìm xuống biển sâu. Song lại có nơi đất lấn biển tạo ra những làng mới (như huyện Kim Sơn- Ninh Bình, huyện Tiền Hải - Thái Bình). Bờ biển ở đây phẳng, thỉnh thoảng mới có một vài cửa sông dạng phễu. Dọc bờ biển là rừng sú vẹt; những bái trồng đay, cói. - Từ Thanh Hoá tới Thừa Thiên bờ biển cong như cánh ná dương ra biển khơi. Bờ biển ở đoạn này cũng tương đối bằng phẳng tạo ra những bãi tắm nổi tiếng, những đồng bằng nhỏ hẹp, những bãi cát trắng và một vài cảng biển. Ở đây cũng có nhiều bãi đầm phá để nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra thế mạnh của vùng. - Tiếp theo; từ Thừa Thiên trở vào bờ biển hoàn toàn đổi khác chen giữa những mỏm núi đá, bán đảo; khối đảo là những đầm phá lớn (đầm Sa Huỳnh; đầm Ông Tong…) để nuôi trồng thuỷ sản. - Phía Nam Bình Định ; cảnh núi non ở ven biển là một nét đặc trưng. Đặc biệt, nơi đây có những cảnh núi non hiểm trở của dãy Trường Sơn ăn ra biển. Có rất nhiều mũi đá (mũi nạy, mũi Cà Ná…) và những vịnh đẹp nổi tiếng (Nha Trang - Cam Ranh). - Từ Đông Nam Bộ tới Nam Bộ bờ biển trở nên bằng phẳng hơn, có rất nhiều những cồn cát, song cũng lắm đồng bằng và kênh rạch chằng chịt. Một số cửa sông tạo ra những cảng biển quan trong cho vùng. Ngoài khơi vẫn tồn tại một vài mỏm núi nhấp nhô. Đặc biệt từ sau vịnh Rạch Giá ; lại xuất hiện đảo, vịnh, hang động và những bãi tắm. Như vậy ta thấy, bờ biển nước ta có sự phân hoá rất sâu sắc theo chiều dài đất nước. Chính sự phân hoá này vừa là những thuận lợi, vừa là thách thức để mỗi vùng có chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý. Chìm sâu xuỗng mực nước biển là vùng thềm lục địa. Cũng như bờ biển, thềm lục địa nước ta có sự phân hoá theo chiều dài đất nước. Vùng thềm lục địa Bắc bộ trải rộng bao chiếm toàn bộ vịnh. Song xuống miền Trung, thềm lục địa lại co lại có khi cách bờ biển chỉ 80m. Tới miền Nam, đặc biệt là ở vịnh Thái Lan, thềm lục địa lại trải rộng ra toàn vùng. Thềm lục địa là nơi hội tụ của các loài sinh vật, của khoáng sản, nơi có nồng độ muối cao… Vì vậy với vùng thềm lục địa rộng lớn là thế mạnh cho nước ta khai thác. Tiếp theo thềm lục địa là sườn lục địa và vực sâu. Nói chung do thềm lục địa nước ta bằng phẳng nên sườn lục địa không dốc lắm và rất ít vực sâu (lòng chảo biển). Nơi đây cũng là nơi tồn tại của các quần thể san hô, của các bể trầm tích dầu… 2. KHÍ HẬU Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên biển Việt Nam cũng mang tính chất đó. Tuy nhiên do phức tạp của môi trường biển nên khí hậu biển mang “những nét độc đáo” và “chịu nhiều nhiễu loạn”. * Gió: Có hai loại gió thịnh hành trên biển là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Vào mùa Đông - gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng X đến tháng IV năm sau nên các tỉnh phía Bắc mang khí hậu lạnh. Càng xuống phía Nam, độ lạnh càng giảm đi, ở miền Trung, do gió thổi vuông góc với bờ biển nên gây ra sóng cồn đổ bộ vào bờ. Gió mùa Tây Nam từ tháng V đến tháng XI thường gây mưa lớn. Ở miền Bắc gió mùa Tây Nam thường bị nhiễu loạn bởi các vùng áp thấp, bão hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ. Ở phía Nam gió Tây Nam có tính chất điển hình hơn. Ngoài hai loại gió trên biển Việt Nam còn có nhiều loại gió khác như gió Lào (khô nóng), gió đất - gió biển và đặc biệt là bão. Đây là những khó khăn rất lớn cho mỗi vùng để điều chỉnh hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt. * Mưa : Sự phức tạp của gió, kéo theo chế độ mưa và độ ẩm của biển nước ta cũng phức tạp thêm. Lượng mưa trung bình trên biển là 2000 mm/năm và độ ẩm là 80%. Mưa lớn ở phía Bắc và phía Nam, còn miền Trung mưa rất ít và rất phức tạp phân hoá theo mùa. Mùa mưa chiếm tới 70% lượng nước cả năm trong khi mùa khô lại hạn hán. Đây cũng là một khó khăn nữa cho các vùng để điều tiết lượng nước cho hợp lý. * Lượng bức xạ: Biển Đông nằm gần như hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nên lượng bức xạ khá dồi dào nhất là các tháng mùa hạ. Tổng lượng bức xạ khoảng 126 Kcal/cm3/năm. Lượng bức xạ mặt trời lớn là điều kiện tốt để cây cối phát triển, tận dụng làm điện năng. * Lượng nhiệt: Nhiệt độ của nước biển tương đối lớn và có nhiều biến động theo mùa, theo tầng nước. Trung bình nhiệt độ vào khoảng từ 190C. Vào mùa Xuân và mùa thu nước biển dịu mát hơn. Nhiệt độ còn phân hoá theo tầng nước. Càng xuống tầng nước sâu nhiệt độ càng giảm mạnh. Nhiệt độ nước biển thay đổi tạo ra sự đa dạng về các loài sinh vật phù hợp với chế độ nhiệt độ khác nhau. Nó cũng giúp cho quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh tạo ra thức ăn cho sinh vật. 3. THỔ NHƯỠNG Thổ nhưỡng trên biển nước ta hết sức đa dạngvề loại hình. Do sự bồi tụ của các con sông tạo ra những khoáng vật cho biển cả (cát, bùn, các chất hoà tan trong nước…) đặc biệt cho sự phân hoá của các loại đá mẹ trong đất biển nên tạo ra nhiều loại đất khác nhau. Quan trọng nhất là đất Feralit, đất mặn; đất phù sa… Chính thành phần thổ nhưỡng đa dạng này là điều kiện quan trọng để các sinh vật phát triển phù hợp với các loại thổ nhưỡng khác nhau. II. TÀI NGUYÊN 1. TÀI NGUYÊN SINH VẬT a) Rong tảo biển Dọc bở biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận lợi cho đời sống của nhiều loài tảo bám. Đến nay, theo số liệu thống kê (1994 - Nguyễn Văn Tiến) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24biến loài, 20 dạng, trong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam trên 500 loài. Ngành rong Đỏ chiếm ưu thế (310 loài), rong lục (151 loài), rong nâu (124), rong lam số lượng ít. Trong chúng, 90 loài (14%) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất dược liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Các loài rong câu thường có giá trị bậc nhất. - Sự phát triển về sinh vật lượng của từng loài hoặc nhóm phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi chúng sinh sống. + Vùng nền cứng : số lượng loài rong thường đa dạng nhất. + Vùng đáy mềm : số lượng loài rong giảm đi nhanh chóng. - Ở vùng đáy đá, loài chiếm ưu thế là rong mơ : Mật độ 200 - 300 bụi/m2 cho sản lượng bình quân ( 1kg trọng lượng khô, trữ lượng chung khoảng 30.000 - 35.000 tấn. Sau rong mơ là rong câu : Phát triển thuận lợi ở các đầm nước lợ, độ muối thấp và ít sóng gió : Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá… Mật độ 20 - 25 cụm/m2, sản lượng 10 - 13 kg tươi, trữ lượng 7000 - 9000 tấn hiện tại có khoảng 12.000 - 17.000 ha diện tích thuận lợi cho trồng rong câu. -Ngoài những giá trị kể trên, rong biển còn là nguồn nguyên liệu quí để khai thác các hoá chất như agar, alginat, mannitol… trong các loại rong còn phát hiện được hàng loạt các nguyên tố hoá học : nhôm, silic, manhê, canxi, sắt… Với tầm quan trọng như thế, rong biển không chỉ khai thác tự nhiên mà còn được trồng trong các đầm nước lợ. Năng suất trông hiện nay còn thấp. Muốn nâng cao năng suất phải mở rộng qui mô và thâm canh. b) Rừng ngập mặn: - Trước đây rừng ngập mặn nước ta có diện tích khá lớn 400.000 ha, tập trung ở Nam bộ 250.000ha, nhất là bán đảo Cà Mau, nay diện tích bị thu hẹp chỉ còn khoàng 252.500 ha chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng, rừng cây bụi. - Rừng ngập mặn ở phía Bắc thường nghèo nàn nhưng ở Nam bộ được thừa hưởng nền nhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác “đe, hè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn của biển đối với lục địa, đồng thời còng là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương. - Cây ngập mặn tập trung thành rừng, kéo theo chúng là chim trời, cá nước, trăn, rắn, thú rừng tạo nên một hệ sinh thái đặc trưng, ổn định trong điều kiện bất ổn của các yếu tố môi trường- Hệ sinh thái rừng ngập mặn. 2. TÀI NGUYÊN HẢI SẢN Nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km bằng 6/7 biên giới lục địa và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2, Biển nứơc ta là biển nhiệt đới. Theo sự phân bố của các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trug bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Ưu điểm của biển Việt Nam là có thềm cát lục địa mở rộng, kèm theo những dãy sơn đảo rất thuận tiện cho việc đánh cá. Đồng thời biển Việt Nam còn có những dòng hải lưu ven biển và những dòng sông lớn từ các vùng sâu trong nội địa chảy ra đem theo những sinh vật trôi nổi làm mồi cho cá, khiến cho mật độ hải sản có thể cao hơn so với một số vùng biển nhiệt đới khác. Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. - Ngoài các loại cá biển là nguồn lợi chính còn có loại đặc sản khác có giá trị cao tôm, cua, mực, rong biển,… - Theo đánh giá sơ bộ có khoảng trên 2000 loài cá trong đó có khoảng trên 100 loài có giá trị kinh tế cao (Thu, trích, ngừ, bạc má,…). Có đủ các loại cá nổi, cá tầng giữa và cá tầng đáy. Nhưng nhiều hơn cả là cá nổi chiếm 63% tổng trữ lượng cá biển. + Trữ lượng cá biển nước ta đạt khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm từ 1,2 - 1,4 triệu tấn, trong đó gần 50% sản lượng phân bố ở vùng biển Nam Bộ. Khả năng khai thác tốt nhất là ở độ sâu : 21 - 50 mét chiếm 58% khả năng khai thác toàn vùng biển. Khu vực có độ sâu từ 51 - 100 mét chiếm 24%. Khu vực ven bờ từ 20 mét nước trở vào chiếm 18%. Mức khai thác hiện nay đối với hải sản biển đã đến giới hạn cho phép, cần có biện pháp hạn chế. Nguồn lợi cá nổi đại dương lớn và có nhiều triển vọng. - Biển nước ta có 1647 loại giáp xác trong đó có 70 loài tôm, có những loài có giá trị xuất khẩu cao, như tôm he, tôm hùm, tôm sú. Nhuyễn thể có hơn 2.500 loài. Rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,… + Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và có giá trị kinh tế cao, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Các khu vực tập trung là ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, cửa Ba lạt, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, và đặc biệt là vùng ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá. Khả năng khai thác tôm biển khá lớn, trong đó trên 70% ở viên biển Nam Bộ. + Khả năng khai thác mực là 30 - 40 ngàn tấn/năm và tập trung nhiều ở vùng biển Trung bộ (45 - 50%). Các đặc sản như của, yến sào, bào ngư, trai ngọc, sò huyết,… rất phong phú. Dự tính có thể khai thác hàng ngàn tấn/năm, nhưng chưa được điều tra đầy đủ. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị, mở ra triển vọng lớn cho việc khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai. + Dọc ven biển có 37 vạn ha mặt nước các loại, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu,… Riêng diện tích có thể nuôi tôm nước lợ có tới 3 vạn ha. Ngoài ra còn có tới 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven biển như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long phá Tam Giang, vịnh Văn Phong,… Đây là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển. - Các nguồn lợi cá, tôm, mực… tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường. Nước ta có 15 ngư trường trong đó 12 ngư trường ở ven biển và 2 ngư trường ngoài khơi. Có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là : Ngư trường Minh Hải - Kiên Giang; ngư trường Ninh Thuận - Bình thuận , Bà Rịa - Vũng Tàu; ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa. + Trên 50% ngư trường ở phía Nam : Kiên Giang , cà Mau, Minh Hải, Bà Rịa… + Ngư trường ven biển suy giảm mạnh, nhiều vùng có dấu hiệu cạn kiệt do sự bành trướng của tàu thuyển cỡ nhỏ. Vì thế những năm gần đây, ngành này đã chú ý đầu tư vào các phương tiện đánh bắt xa bờ và cơ sở hạ tầng của nghề cá. - Việc khai thác hải sản hiện nay tập trung ở các ngư trường vùng biển vịnh Bắc bộ : là vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú và thuận lợi cho việc đánh bắt. Độ sâu trung bình 50m, tập trung rất nhiều đảo trong đó có Cát Bà, Bạch Long Vĩ với tư cách như hai trung tâm khai thác chính. Tiềm năng của vịnh Bắc bộ khá lớn, cho phép hàng năm có thể khai thác 325 nghìn tấn (49,2% cá nổi và 50,8% cá đáy), chiếm 24,9% trữ lượng có khả năng đánh bắt của toàn quốc. Tuy nhiên thực trạng khai thác mới chỉ đạt 35,5% khả năng (114 nghìn tấn, năm 1995). Vấn đề cấp bách là phải vươn ra khơi, nhưng lại gặp khó khăn ở chỗ vốn đầu tư đóng tàu công suất lớn vượt quá khả năng của các hộ ngư dân. + Vùng ven biển Trung bộ : Thềm lục địa hẹp nên hầu như việc khai thác hải sản tập trung ở ven bờ. So với các vùng biển khác, tiềm năng ở đây hạn chế hơn. Khả năng hàng năm có thể khai thác 240 nghìn tấn (83,3% cá nổi, 16,7% cá đáy) chiếm 18,4% trữ lượng cá cả nước. Sản lượng đánh bắt thực tế là 83% khả năng cho phép (gần 20 vạn tấn, năm 1995). + Vùng biển Đông Nam bộ Vùng giàu tiềm năng nhất với phần lớn diện tích có độ sâu dưới 60 m. Trữ lượng hải sản hàng năm có thể khai thác là 490 nghìn tấn (42,9% cá nổi và 57,1% cá đáy) chiếm 37,5% trữ lượng toàn quốc. Khả năng khai thác hiện nay khá cao : 82,3% trữ lượng (401 nghìn tấn, năm 1995) với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong những năm gần đây là 9,2%. + Vùng Tây Nam bộ Có độ sâu trung bình 50m, thềm lục địa rộng. Khả năng khai thác hàng năm có thể đạt 250 nghìn tấn (52% cá nổi, 48% cá đáy) chiếm 19,2% trữ lượng cá cả nưỡc. Sản lượng đánh bắt tăng lên khá nhanh và đạt 85,2% khả năng cho phép (213 nghìn tấn, năm 1995). Tốc độ gia tăng ở mức cao nhất toàn quốc đạt 9,5% hàng năm. - Nhìn chung sản lượng đánh bắt hải sản (chủ yếu cá biển) trong những năm qua liên tục tăng. Thời kỳ : 1981 - 1985 : sản khai thác 1.548 nghìn tấn 1986 - 1990 : sản khai thác 3.177 nghìn tấn 1991 - 1995 : sản khai thác 4.013 nghìn tấn Nghìn tấn 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 1986-1990 1991-1995 1996-2002 năm Biểu đồ thể hiện sản lượng đánh bắt hải sản. - Cùng với việc khai thác tài nguyên hải sản phù hợp với mục đích kinh tế thì ta gặp một số khó khăn : + Nguồn vốn hạn hẹp + Tự nhiên có nhiều khó khăn : Hàng năm có từ 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc. Bão và gío mùa Đông Bắc ảnh hưởng chủ yếu tới các tỉnh miền Bắc và miền Trung nhiều khi gây thiệt hại về người và của của ngư dân, hạn chế số ngày ra biển. 3. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN a. Dầu mỏ và khí đốt. Nước ta nằm trên “bản lề” của 2 vành đai khiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của hành trình: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Phải chang lục địa và vùng thềm của nó là nơi hội tụ của những mỏ khoáng và những trú dầu khổng lồ của cả 2 vùng rộng lớn đó. Nhiều nhà địa chất nước ngoài dựa vào những tài liệu mới mẻ đã mạnh dạn dự đoán rằng, dầu mỏ của thềm lục địa Đông Nam Á có thể có “tầm cỡ Trung Đông”. - Dầu mỏ ở đây được xác định trong các trầm tích trẻ, chủ yếu thuộc tuổi Miôxen (khoảng 28 triệu năm về trước) và thường nằm ở độ sâu 1000 - 2000m. Những kết quả nghiên cứu trước đây về cấu trúc địa chất và sự phân bố của 305 mỏ dầu và 205 mỏ khí của giải này cho thấy 100% các lớp chứa dầu và 82,1% các lớp chứa khí đều tập trung trong các “miền võng”. + Miền võng sông Hồng với bồn trầm tích đáy dày 5.000m, kéo dài ra ít tận vịnh Bắc bộ với lớp sa thạch dày 2.000m. + Bồn trầm tích Cửu Long có bề dày 2.500 - 3.500m chạy từ ngoài khơi vào tận châu thổ sông Cửu Long. Chúng ta được xem là những nơi chứa dầu vì nhiều nhà địa chất đã xác định “chúng có cấu trúc tương tự như miền võng khác ở Đông Nam Á, nơi đã tìm ra các mỏ dầu lớn cỡ công nghiệp”. - Với trữ lượng 180 - 330 tỉ m3 khí và dự kiến đến năm 2010 có thể khai thác khoảng 7,5 - 8 tỉ m3. Dầu mỏ với trữ lượng địa chất có thể đạt tới 5 - 6 tỉ tấn. Với hệ số khai thác trên dưới 30% thì trữ lượng dự đoán có thể đạt 1,5 - 2 tỉ tấn dầu quy đổi và khai thác hàng năm khoảng 23 - 25 triệu tấn dầu thô. - Hiện nay sản lượng dầu khai thác mỗi năm gia tăng từ 0,4 triệu (1986) lên trên 7,0 triệu tấn (1995). Xuất khẩu thô đạt khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. - Theo những tài liệu thống kê hiện nay gần đây (1989) trữ lượng dầu mỏ trên một số vùng được đánh giá vào khoảng 1.500 triệu tấn, trong đó : Vịnh Bắc bộ : 500 triệu tấn. Cửu Long : 300 triệu tấn. Biển Tây Nam bộ : (Vịnh Thái Lan) : 300 triệu tấn. Ngoài mỏ Bạch Hổ với gần 100 giếng Khoang khai thác, những mỏ mới như Đại Hùng, Rồng… có trữ lượng dầu lớn đang từng bước vào sử dụng. - Theo dự đoán của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam có trữ lượng dầu khá lớn, ước tính khoảng 300 tỉ thùng (mỗi thùng - 159 lít). Họ còn dự báo vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI nước ta có thể sản xuất tới 300 đến 500 nghìn thùng trong mỗi ngày đêm. Nhờ bậy trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế mở cửa thì hàng loạt các hãng, các công ty dầu khí nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam để hợp tác thăm dò khai thác và tinh chế dầu mỏ như hàng shell (Hà Lan), Total (Pháp), BP (Anh)… cùng với nhiều công ty khác của Ấn Độ, Indônêxia… - Hiện nay chúng ta đang tập trung khai thác trong 4 bồn trầm tích lớn : Bồn trầm tích Nam Côn sơn với trữ lượng 4,5 tỉ tấn. Bồn trầm tích Cửu Long có trữ lượng 2,5 tỉ tấn. Bồn trầm tích miền Trung trữ lượng 1,5 tỉ tấn. Bồn trầm tích vịnh Bác Bộ trữ lượng hơn 1,5 tỉ tấn. - Khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa riêng hay nền công nghiệp dầu khí của nước ta nói chung đang mở ra những triển vọng to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành này càng được đẩy mạnh, càng được mở rộng thì mặt trái của nó gây ra cũng sẽ tăng tiến, đe doạ đến đời sống của sinh vật biển và đến môi trường tại một vùng biển được coi là trù phú nhất của đất nước. b. Hoá chất và khoáng sản. Các nhà hoá học cho rằng b