Đề tài Tao đàn chiêu anh các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ

Nền văn học Việt Nam là một chỉnh thể được tạo nên từ hai bộ phận: văn học miền Bắc và văn học miền Nam. Thiếu một trong hai bộ phận ấy, văn học Việt Nam không còn là chính mình. Văn học mỗi miền có những đặc trưng riêng, bản sắc riêng nhưng đều không quên đóng góp làm giàu cho nền văn học nước nhà. Thế mà trong khi văn học miền Bắc luôn giành được sự ưu ái, quan tâm thì văn học miền Nam ít được để ý tới. Nó buộc phải chấp nhận sự thiệt thòi cho dù ngay từ buổi đầu, Nam Bộ đã là đất văn chương, đã nỗ lực hết mình, đã cống hiến hết mình, để lại những đóng góp đáng tự hào cho nền văn học dân tộc. Mặt khác, nhắc đến văn học miền Nam, chẳng chần chừ, ngần ngại, mọi người sẽ nghĩ ngay tới Nguyễn Đình Chiểu. Cố nhiên, điều đó có cái lý của nó. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không tự nhiên được sinh ra và cũng chẳng từ trên trời rơi xuống. Nguyễn Đình Chiểu là kết quả tất yếu của cả một quá trình hình thành, vận động, phát triển của dòng văn học phía Nam giữa nguồn chung là nền văn học nước nhà. Không nên quên rằng, trước Nguyễn Đình Chiểu còn có những tác giả khác, những người đã góp công vun trồng mảnh đất văn học Nam Bộ , trong đó không thể không kể đến Tao đàn Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các là một trong những cái mốc hiếm hoi tạo ra sự phát triển đột biến trong nền văn học Nam Bộ. Phải thừa nhận rằng, có không ít công trình nghiên cứu về Chiêu Anh Các nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước. Việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu về Chiêu Anh Các cũng không phải dễ dàng. Chiêu Anh Các có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển văn học dân tộc, nhưng ngay cả với không ít sinh viên văn khoa ngoài Bắc ( trong đó có tôi), Chiêu Anh Các vẫn là một cái tên xa lạ, thậm chí có lúc từng bị hiểu oan là một bộ truyện chưởng mới của Kim Dung (! ). Nữ sĩ Mộng Tuyết một con người mà cả cuộc đời gắn bó máu thịt với mảnh đất Hà Tiên, đã từng ngậm ngùi trong một bài thơ lấy tên là Chiêu Anh Các:

doc47 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tao đàn chiêu anh các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC  Trang   LỜI MỞ ĐẦU    CHƯƠNG I- HÀ TIÊN TRONG BỐI CẢNH CỦA VĂN HOÁ NAM BỘ    1- Vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ rưỡi mở đất và dựng nước    2- Trấn Hà Tiên - vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - Quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các    CHƯƠNG II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC    1- Sự thành lập Chiêu Anh Các    2- Tổ chức và hoạt động của Chiêu Anh Các    3- Đặc điểm lực lượng sáng tác ở Chiêu Anh Các    4- Tác phẩm và tình trạng văn bản    5- Mạc Thiên Tích và vị trí của ông trong Tao đàn Chiêu Anh Các    CHƯƠNG III- NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HỌC CỦA CHIÊU ANH CÁC    1- Nội dung sáng tác của thơ văn Chiêu Anh Các    1.1- Đất nước Hà Tiên tươi đẹp    1.2- Một con người - một nhân cách- một tâm hồn- Mạc Thiên Tích    2 - Giá trị nghệ thuật    2.1 - Văn chương chữ Hán    2.2- Văn chương chữ Nôm    3- Vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn hoá dân tộc và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ    VÀI DÒNG KẾT    TÀI LIỆU THAM KHẢO    LỜI MỞ ĐẦU Nền văn học Việt Nam là một chỉnh thể được tạo nên từ hai bộ phận: văn học miền Bắc và văn học miền Nam. Thiếu một trong hai bộ phận ấy, văn học Việt Nam không còn là chính mình. Văn học mỗi miền có những đặc trưng riêng, bản sắc riêng nhưng đều không quên đóng góp làm giàu cho nền văn học nước nhà. Thế mà trong khi văn học miền Bắc luôn giành được sự ưu ái, quan tâm thì văn học miền Nam ít được để ý tới. Nó buộc phải chấp nhận sự thiệt thòi cho dù ngay từ buổi đầu, Nam Bộ đã là đất văn chương, đã nỗ lực hết mình, đã cống hiến hết mình, để lại những đóng góp đáng tự hào cho nền văn học dân tộc. Mặt khác, nhắc đến văn học miền Nam, chẳng chần chừ, ngần ngại, mọi người sẽ nghĩ ngay tới Nguyễn Đình Chiểu. Cố nhiên, điều đó có cái lý của nó. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không tự nhiên được sinh ra và cũng chẳng từ trên trời rơi xuống. Nguyễn Đình Chiểu là kết quả tất yếu của cả một quá trình hình thành, vận động, phát triển của dòng văn học phía Nam giữa nguồn chung là nền văn học nước nhà. Không nên quên rằng, trước Nguyễn Đình Chiểu còn có những tác giả khác, những người đã góp công vun trồng mảnh đất văn học Nam Bộ , trong đó không thể không kể đến Tao đàn Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các là một trong những cái mốc hiếm hoi tạo ra sự phát triển đột biến trong nền văn học Nam Bộ. Phải thừa nhận rằng, có không ít công trình nghiên cứu về Chiêu Anh Các nhưng chưa được phổ biến rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước. Việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu về Chiêu Anh Các cũng không phải dễ dàng. Chiêu Anh Các có một vị trí vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển văn học dân tộc, nhưng ngay cả với không ít sinh viên văn khoa ngoài Bắc ( trong đó có tôi), Chiêu Anh Các vẫn là một cái tên xa lạ, thậm chí có lúc từng bị hiểu oan là một bộ truyện chưởng mới của Kim Dung (! ). Nữ sĩ Mộng Tuyết một con người mà cả cuộc đời gắn bó máu thịt với mảnh đất Hà Tiên, đã từng ngậm ngùi trong một bài thơ lấy tên là Chiêu Anh Các: Đất Việt Nam ta chữ S liền Hải Ninh, Trà Cổ chấm đầu tiên. Hà Tiên điểm cuối cô em út Ngủ giấc hằng nga trong lãng quên. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn Chiêu Anh Các là đối tượng tìm hiểu của bài viết này. Đây là một vấn đề thuộc về văn học sử, cho nên, chúng tôi sẽ nhìn nhận nó từ nhiều góc độ : Lịch sử - Văn hoá - Văn học. Các thao tác nghiên cứu được sử dụng là tập hợp, hệ thống hoá tài liệu, thống kê dựa trên văn bản, đối chiếu so sánh, phân tích - tổng hợp… . Trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ giới thiệu một cách tổng quan về Chiêu Anh Các - Tao đàn. Từ đó, chúng tôi muốn góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng của Chiêu Anh Các và đặt Chiêu Anh Các ở vị trí xứng đáng hơn, đúng với tầm vóc của nó. Nội dung đề tài “Tao đàn Chiêu Anh Các trong sự phát triển của văn học Nam Bộ” của chúng tôi được chia làm 3 chương : Chương I : Hà Tiên trong bối cảnh của văn hoá Nam Bộ : chúng tôi trình bày vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ rưỡi mở đất và dựng nước ; giới thiệu đôi điều về lịch sử - văn hoá Hà Tiên, quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các. Chương II : Tổng quan về Chiêu Anh Các: chúng tôi giới thiệu một cách khái quát nhất về Chiêu Anh Các : sự thành lập, tổ chức, hoạt động, đặc điểm lực lượng sáng tác, các tác phẩm của Chiêu Anh Các và vài nét về Mạc Thiên Tích - vị chủ soái của Tao đàn. Chương III : Những đóng góp về văn học của Chiêu Anh Các : chúng tôi tìm hiểu các giá trị về nội dung, giá trị nghệ thuật của văn chương chữ Hán và văn chương chữ Nôm của Tao đàn Chiêu Anh Các. Từ đó, chúng tôi nhận xét, đánh giá về vị trí của Tao đàn Chiêu Anh Các trong tiến trình văn hoá dân tộc và trong sự phát triển của văn học Nam Bộ. I- HÀ TIÊN TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ NAM BỘ 1- Vài nét về lịch sử và tình hình văn học Nam Hà trong một thế kỷ rưỡi mở đất và dựng nước ( từ khi Nguyễn Hoàng vượt Hoành Sơn lập nghiệp ở Thuận Hoá đến khi họ Nguyễn hoàn thành xong cuộc Nam tiến 1600-1759). a- Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá từ 1558. Lúc đầu, ông vẫn phục tùng họ Trịnh và vua Lê ở Tây Đô. Thậm chí, khi Trịnh Tùng lấy được Thăng Long năm 1593, ông đã đưa cả quân lính, súng ống ra giúp, laị ở lại 8 năm bên vua Lê, giúp Trịnh đánh Mạc. Mãi đến tháng 5 (ta) năm 1600, Nguyễn Hoàng do bất bình, mới nhân một lần lấy cớ đi đánh giặc, đem cả bản bộ, tướng sĩ về Thuận Hoá, lo kế lâu dài, muốn tự gây dựng một giang sơn, làm chủ một cõi trời riêng. Ước mơ, hoài bão cả đời của ông, khát vọng " gây dựng cơ nghiệp muôn đời" của " người anh hùng dựng võ" đã được truyền lại cho cháu con họ Nguyễn. Và, bước đầu tất nhiên của ý chí xưng hùng ấy là phải đối kháng đến cùng với họ Trịnh. Hai bên giao binh trong hơn nửa thế kỷ ( 1627-1672) quanh bờ sông Gianh, họ Nguyễn quyết giữ vững phòng tuyến của mình. Không biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống từ cuộc nội chiến đầy xót đau ấy. Tuy nhiên, cái được của nó là: bị họ Trịnh bít lối phương Bắc, họ Nguyễn sẽ mang tất cả sinh lực, chí khí, hùng tâm mà kinh dinh một cuộc Nam tiến tốt đẹp. Quân Chúa Nguyễn - và đằng sau là dòng Việt ngữ - sẽ lần theo dải đất chữ S mà mở rộng biên cương. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tấn đặt phủ Diên Khánh. Năm 1697, Nguyễn Phúc Chu đặt phủ Bình Thuận. Năm sau, Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào kinh lược đất Chân Lạp coi Trấn biên, phiên trấn mới thu phục. Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên. Năm 1759 nhận đất Tầm Phong Long, Chúa Nguyễn Phúc Khoát kiểm soát tất cả miền Hậu Giang. Đến đây, sau 7 đời chúa, giang sơn của họ Nguyễn đã mở rộng mênh mông về phương Nam. Miền Nam đến Võ Vương ( ông chúa thứ tám ) đã trở thành một nước "Đàng Trong" có triều đình bá quan văn võ, có tổ chức chính trị vững vàng, có những địa điểm kinh tế thương mại phát đạt ( Phú Xuân, Quảng Nam, Phú Yên…) chẳng hề thua kém nước "Đàng Ngoài" của chúa Trịnh. b- Trong suốt một thế kỷ rưỡi mở đất và dựng nước ấy, tình hình văn học Nam Hà ra sao? Trước hết, họ Nguyễn cũng lấy Hán tự làm văn tự, dùng Hán học để giáo dục dân chúng và trị nước. Tuy nhiên, học thuật chữ Hán ở đây chẳng thể tiến bộ đến độ thịnh đạt như đất Bắc. Và việc truyền bá Hán học, nhìn chung kém chất lượng, bởi những lý do dễ thấy: - Đất Nam Hà từ quá Thuận Quảng trở vào là đất mới khai thác, những phần tử đi tiên phong trong cuộc Nam Tiến là gia đình binh sĩ, cùng đinh vô sinh kế có khi là tù nhân hay trộm cướp, đào vong nữa, đến đất mới, tất nhiên không thể không nhọc lòng tính kế mưu sinh. Bởi vậy, trong những năm tháng này văn chương ít được để ý đến là điều dễ hiểu. - Công cuộc của các chúa Nguyễn trong một thế kỷ rưỡi ấy chủ yếu diễn ra trên phương diện quân sự. Dốc hết sức lực vào cuộc phòng thủ chống họ Trịnh, chăm lo binh bị và luyện sĩ tốt để gây dựng cơ nghiệp muôn đời, các chúa Nguyễn chẳng thể dành nhiều chú ý cho học thuật, văn chương. - Đàng Trong cách xa nước Tàu vời vợi. Mặt khác, quay lưng lại dãy Hoành Sơn, miền Nam phải lo đối phó với lân chủng trong những mối bang giao mà Hán học không thật sự cần thiết. Ít tiếp xúc, va chạm với Hán học thì làm sao văn chương học thuật phát triển được. Do đó, Hán học ở Nam Hà có phần sơ sài, không đạt tới được một trình độ tinh tế, một phạm vi phổ biến đầy đủ. Cho nên, ở thời điểm đó sáng tác văn chương bằng chữ Hán chưa thể nảy nở và phát triển được. Hệ luỵ của nó là, thiếu sự đào luyện lâu đời của Hán học, thiếu phong vị văn chương, phần Việt văn cũng không có gì kiệt xuất ( như Chinh Phụ Ngâm, Truyện Kiều ở Đàng Ngoài) vì chỉ mới đi những bước đầu tiên. Duyệt qua văn Nôm trong một thế kỷ rưỡi ở Nam Hà, ta thấy mấy đặc tính sau: - Về nội dung: Văn ấy thường vụ đạo lý rõ rệt. Nhà nho miền Nam phải hành động nhiều, sống với bổn phận ràng buộc hơn là với những xúc cảm, rung động. Cho nên, văn chương cá nhân ít có nét trữ tình. Thay vì quan tâm đến tình cảm hồn nhiên, họ, những trí thức hiếm hoi được chúa Nguyễn quý chuộng, tin dùng phải lo việc quốc kế dân sinh. Thảng hoặc, có tâm sự thì đó lại là và không thể khác là tiếng nói đắc thời, lạc quan, phụng sự, tin tưởng vào chúa sáng. - Về hình thức: Thơ văn Nôm miền Nam cũng có đủ các thể thi phú quen thuộc, song thường quảng dụng câu lục bát và bắt đầu làm quen với thể song thất. Văn chương thường nghiêng về khuynh hướng bình dân, đưa lục bát vào các bài vãn dài, đề cao thể vè. Ở những câu vè, bắt gặp cả những thuyết lý cao xa. Về văn từ, các tác phẩm sử dụng những thành ngữ nôm na, những giọng điệu thổ ngơi miền Nam khác hẳn với văn Nôm miền Bắc. - Các tác phẩm còn lưu lại: + Đào Duy Từ: hai bài vãn + Nguyễn Hữu Hào: truyện Song tinh bất dạ + Nguyễn Cư Trinh: có nhiều bài thơ Nôm và vè sãi vãi + Các tác phẩm thơ văn của Tao đàn Chiêu Anh Các. Để hiểu rõ vùng văn học Hà Tiên, ngoài việc đặt nó lên bản đồ Văn học Nam Bộ, thì sẽ là một thiếu sót lớn nếu vô tình hay cố ý bỏ rơi việc tìm hiểu dù chỉ là vài nét sơ bộ về Hà Tiên, quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các. 2- Trấn Hà Tiên - Vùng đất mới trên bản đồ Nam Hà - quê hương của Tao đàn Chiêu Anh Các. Hai ngàn năm trước, người Malayopôlynesia, chủ nhân dũng mãnh và tài ba của những hòn đảo ngoài khơi Đông Nam Á đã đặt chân lên xứ sở mà ngày nay có tên là đồng bằng Sông Cửu Long. Suốt 600 năm sống chung với lũ, cư dân đầu tiên của Châu Thổ đã tạo dựng nền văn hoá Óc Eo mà lịch sử sau này không thôi chiêm ngưỡng và ngợi ca là nền văn hoá phát triển sớm nhất và rực rỡ nhất Đông Nam Á. Nhưng sau trận biển tiến ( xảy ra vào thế kỷ thứ VI ) toàn bộ châu thổ chìm trong biển nước và thiếp ngủ trong 6 thế kỷ. Phải đến thế kỷ XIII, tộc người Khmer của nước Chân Lạp mới có mặt ở đây. Cùng thời gian đó hay muộn hơn một chút, người Việt từ Thuận Quảng cũng giong thuyền tới đây và quần tụ cùng người Khmer, người Ấn, người Đồ Bà ( Java )… Giữa thế kỷ XVII, tộc người Mãn từ Mãn Châu tràn vào chiếm toàn bộ Trung Quốc, diệt nhà Minh, lập nên triều đình Mãn Thanh. Nhiều mưu toan phục Minh chống Thanh không thành lớp sĩ phu người Hán thất vọng. Không chịu cạo tóc, gióc bím theo phong tục Mãn, nhiều người đã bỏ nước ra đi. Trong số những vong thần nhà Minh di cư đến nước ta thời đó có Mạc Cửu. Mạc Cửu sinh năm 1655 tại xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu tỉnh Quảng Đông. Năm 16 tuổi ( 1671) ông cùng gia nhân lên thuyền vượt biển xuống phía Nam vừa để thoát khỏi ách thống trị của ngoại tộc, vừa tìm nơi lập nghiệp dung thân lâu dài. Đặt chân đến đất Mang Khảm ( vốn là đất của vua nước Chân Lạp), trong chí hướng tu- tề- trị- bình của kẻ sĩ phương đông, như bất cứ ai khác, Mạc Cửu cũng muốn tạo dựng cho mình trời riêng một cõi. Và Mạc Cửu trên thực tế đã kiến tạo Hà Tiên theo mô hình một tiểu quốc. Nhưng Mạc Cửu cũng không thôi ý thức rằng một vùng đất mới mở mang ăn nên làm ra như vậy thật khó giữ được vẹn toàn. Mạc Cửu, không thể khác phải đứng trước sự lựa chọn. Chân Lạp vừa hèn yếu, vừa hẹp hòi không thể quy thuận. Xiêm thì xa và ít nhiều bộc lộ những hành động bạo tàn. Như kẻ sĩ chọn chủ, cô gái chọn chồng, Mạc Cửu nhìn về hướng đông, hoàn toàn không phải là sự ngẫu nhiên, hành vi lựa chọn của Mạc Cửu hẳn là kết quả của một quá trình trăn trở suy tư. Một mặt, những đồng bang của ông được chúa Nguyễn tin dùng. Nhưng quan trọng hơn là trong cộng đồng cư dân Hà Tiên, người Việt là chủ công không chỉ về số lượng mà cả về vai trò hàng đầu trong kinh tế, chính trị, xã hội. Cuối cùng, Mạc Cửu đã đưa ra quyết định sáng suốt mang ý nghĩa lịch sử: thần phục Đại Việt. Đó là vào tháng 8 mùa thu năm Mậu Tí 1708. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã sẵn sàng đón nhận vùng đất mới, thần dân mới của mình với tấm lòng bao dung và tin cậy. Nguyễn Phúc Chu đã cho lập trấn Hà Tiên của Đại Việt, phong Mạc Cửu tước Cửu Ngọc Hầu, chức tổng binh. Từ đó trở đi, Mạc Cửu và sau này là Mạc Thiên Tích, con ông, ra sức xây dựng và phát triển trấn Hà Tiên hùng mạnh. Với tư cách là người đứng đầu một trấn ngoài biên thuỳ có nhiều quyền hành, hai cha con họ Mạc đã dốc lòng xây dựng Hà Tiên như một quốc gia không chỉ về chính trị mà còn về quân sự quốc phòng. Bên cạnh đó, họ còn mở mang kinh tế, khuyến khích nông nghiệp đặc biệt là phát triển thương nghiệp, đưa miền đất này trở thành trung tâm thương mại khu vực. Về văn hoá, hai cha con họ Mạc còn trù hoạch kế sách phát triển văn hoá một cách căn cơ. Như vậy Hà Tiên sau khi về với Đại Việt đã phát triển như một " tiểu quốc gia" phong kiến hoàn chỉnh. Nhưng, là một vùng đất mới khai phá, ăn nên làm ra, lại ở một vị trí thuận lợi nhiều mặt, Hà Tiên khó tránh khỏi sự nhòm ngó của ngoại bang. Sau cuộc xâm lăng của Xiêm La ( 1771- 1773) Hà Tiên bị chiếm, đốt phá nặng nề và không còn đủ sức gượng dậy được nữa. Dù sao thì, Hà Tiên cũng hoàn thành vai trò lịch sử của mình trong việc bước đầu mở mang đồng bằng sông Cửu Long. Nói đến Hà Tiên, nói đến văn hoá Hà Tiên, có một vấn đề quan trọng không thể không bàn tới. Đó là việc có không ít người có mặc cảm rằng các thành quả văn hoá Hà Tiên, đặc biệt thơ văn Chiêu Anh Các là một thứ sản phẩm "ngoại nhập". Mặc cảm đó xuất phát từ quan niệm tổng binh trấn Hà Tiên là người gốc Minh Hương, nước Tàu. Là " ông vua nhỏ" của một "tiểu quốc" thờ " nước lớn", Mạc Cửu đã xây dựng một quốc gia phong kiến với phong tục và chế độ phảng phất giống nhà Minh, ít thấy bản sắc văn hoá Việt. Cách nghĩ khắc kỷ, thiếu công bằng và ấu trĩ ấy cần phải được xét lại, cho dù việc xác định bản sắc văn hoá của một dân tộc về mặt lý thuyết cũng như vận dụng vào thực tế không phải là điều dễ dàng. Khi Mạc Cửu đặt chân lên mảnh đất Hà Tiên thì trên mảnh đất ấy đã thấy những người dân sinh sống quần tụ. Công bằng mà nói, người Minh Hương sở hữu một nền văn hoá lâu đời có bề dầy truyền thống và một nền văn minh phát triển ở một trình độ hơn hẳn so với người bản địa. Bởi thế, tất yếu vào thời điểm ấy, đã diễn ra quá trình " di thực" văn hoá. Với phông văn hoá cao hơn, trình độ văn minh phát triển hơn, khi xuất hiện ở mảnh đất này, văn hoá của những người gốc Minh Hương đã lấn át văn hoá bản địa và vươn lên giữ vị trí, vai trò chủ đạo, buộc văn hoá bản địa đứng xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên, khi quy phục chúa Nguyễn về với Đại Việt, khi cái tên Hà Tiên được gắn lên bản đồ Việt Nam thì sự "di thực" phải dành một phần đường để nhường chỗ cho qúa trình " bản địa hoá". Là những vong thần nhà Minh, cha con họ Mạc không thôi mang trong mình một nỗi niềm hoài cảm ngoái về nước cũ; nhưng hàng chục năm ròng sống dưới bầu trời Việt, ăn cơm người Việt, đủ để cuộc sống Việt, tinh thần Việt ăn sâu, bén rễ trong tâm hồn họ một cách tự nhiên như hơi thở, như nhịp đập con tim và Hà Tiên đã trở thành quê hương thứ hai gắn bó máu thịt với họ. Nói như thế, không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận sự tác động trở lại của văn hoá Minh Hương với văn hoá Đại Việt. Như vậy, văn hoá Hà Tiên, nói tóm lại là sự cộng sinh của văn hoá Đại Việt, văn hoá Minh Hương và văn hoá của những cư dân bản địa mà dòng chủ lưu vẫn là văn hoá Đại Việt, nền văn hoá đó là kết quả của các quá trình " di thực", " bứng trồng", " bản địa hoá". Bởi thế sự ngộ nhận văn hoá Hà Tiên là một thứ sản phẩm "ngoại lai" phải được gạt bỏ. Và sẽ chẳng sợ bị coi là "vơ vào" khi khẳng định rằng những thành quả văn hoá mà Hà Tiên đạt được cũng là thành quả chung của nền văn hoá Đại Việt và văn học Hà Tiên - Chiêu Anh Các là bộ phận hữu cơ của văn học Việt Nam. II- TỔNG QUAN VỀ CHIÊU ANH CÁC 1- Sự thành lập Chiêu Anh Các Ngay những buổi đầu dựng nghiệp, Mạc Cửu đã dành nhiều ưu ái cho việc phát triển văn hoá và giáo dục. Chẳng những thế, ông còn trù hoạch kế sách phát triển văn hoá một cách căn cơ: mở trường dạy học. Trong điều kiện của mình, ông lập nhà nghĩa học thu hút con em thân hào, chức sắc và cả con em bình dân hiếu học. Trường không chỉ dạy chữ mà còn là nơi chiêu tập nhân tài. Đó vừa là câu lạc bộ văn chương vừa là viện hàn lâm thu nhỏ. Hình thức nhà trường như vậy quả đã tác động tích cực đến sự phát triển của Hà Tiên. Và thành qủa kiệt xuất là từ nghĩa học đã sản sinh ra Mạc Thiên Tích. Sau khi kế tập cha được 1 năm, năm 1736, chàng trai 30 tuổi Mạc Thiên Tích đã dựng Tao đàn Chiêu Anh Các. Không có những cứ liệu thực sự rõ ràng, nhưng theo chúng tôi có thể hình dung ra khả năng này: Mạc Thiên Tích lớn lên trong giang sơn của cha, được học với các thầy người Hoa, người Việt trong nghĩa học. Đến tuổi thành niên, ông đã đọc thông hiểu thạo chữ nghĩa thánh hiền, tư tưởng của bách gia chư tử, và cũng minh tường quân cơ mưu lược. Kế tục cha chèo lái giang sơn, do thiên chức riêng, Mạc Thiên Tích đã học và nắm vững nghệ thuật làm thơ viết phú. Rồi nhằm dịp tết nguyên tiêu năm Bính Thân 1736, Thiên Tích mở hội thơ, dựng cờ Tao đàn. Đó là ngày tết lịch sử của đất Hà Tiên vì nó chứng kiến sự ra đời của Tao đàn đầu tiên ở phía Nam và cũng là Tao đàn thứ hai trong lịch sử văn hoá dân tộc, đánh dấu bước phát triển rất quan trọng của đời sống văn hoá và văn học xứ Đàng Trong. Trong bài tựa tập thơ Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích viết: "… Mùa hè năm Ất Mão, tiên quân mất đi, tôi nối theo mối trước, trong khi chính trị thư rỗi, hàng ngày cùng với văn nhân bàn việc vịnh thơ. Mùa xuân năm Bính Thìn, Trần Tử Hoài ở Việt Đông cưỡi thuyền tới đây, tôi tiếp đãi làm thượng khách, mỗi buổi hoa sớm, trăng hôm ngâm vịnh không dứt. Nhân đem 10 bài vịnh cảnh Hà Tiên để xin nhau hoạ vần,Trần Tử dựng cờ Tao đàn, thủ xướng phong nhã. Kịp khi trở về Châu Giang, chia đề trong Bạch xã, vâng được các ông không bỏ, theo đề vịnh tiếp, đóng thành một quyển, xa gửi cho tôi, nhân đem khắc in. Do đó, biết núi sông nhờ được phong hoá của tiên quân mà thêm phần tráng lệ, lại được các danh sĩ phẩm đề mà thêm vẻ linh tú. Thơ này chẳng những chỉ làm cho chốn ven biển thêm phần tươi đẹp, mà cũng là một trang sử của Hà Tiên vậy…" Đó là những dòng văn xuôi duy nhất còn lại của thi sĩ họ Mạc, và cũng là một chứng cớ thuyết phục cho ta biết hoàn cảnh và cách thức ra đời của Tao đàn Chiêu Anh Các. Từ lâu Mạc Thiên Thích đã làm thơ, xướng hoạ với các văn nhân thi sĩ gần gũi. Nhưng phải đợi đến khi Trần Tử Hoài từ Trung Quốc sang thì đó mới là cơ duyên để thơ Mạc Thiên Tích cất cánh. Có thể là, khi làm thượng khách của đất Hà Tiên, Trần Tử Hoài với con mắt tinh đời của một văn nhân có tiếng Trung Quốc đã phát hiện ra một Mạc Thiên Tích- thi nhân. Và ông đã dựng cờ Tao đàn, mở hội thơ xướng hoạ. Trở về nước, Tử Hoài chia thơ Thiên Tích để các danh sĩ Trung Hoa phẩm đề. Thế là từ 10 bài thơ ban đầu của Mạc Thiên Tích, nay đã được nhân lên thành 320 bài của 32 nhà thơ Việt - Hoa. Chính vì có khối lượng lớn và giá trị như thế nên các tác phẩm đó được đem khắc in thành Hà Tiên thập vịnh - thi tập đầu tiên của Chiêu Anh Các. 2- Tổ chức và hoạt động của Chiêu Anh Các. Chiêu Anh Các vẫn được nhìn nhận như một Tao đàn. Nhưng trên thực tế không chỉ có vậy, hoạt động của Chiêu Anh Các là rất rộng: đề cao, quảng bá Nho giáo, mở trường dạy học và sáng tác văn chương. Khi đã xây dựng một giang sơn riêng, họ Mạc cũng muốn xây dựng trật tự cho giang sơn của mìn