Đề tài Thiết kế tổng thể công trình hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức do SNC/LAVALIN

Trong những thập kỷ gần đây tốc độ phát triển kinh tế của thế giới tăng quá nhanh. Mức sống của con người ngày càng cao cho nên tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia. Trong khi thế giới đang chờ tìm ra nguồn nguyên liệu mới thì hiện tại dầu và khí vẫn là nguồn năng lượng chính của toàn cầu phục vụ cho sự phát triển công nghiệp -nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Theo thèng kê của liên hợp quốc thì mức tiêu thụ dầu là: 47 và của khí là: 18.4% thị phần năng lượng của toàn thế giới. Đứng trước tình đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải liên tục đầu tư, thăm dò, tìm kiếm các mỏ dầu khí mới để bù đắp các mỏ đã khai thác cạn kiệt và cho nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế. Không nằm ngoài quy luật thực tế đó Việt Nam là một nước đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về năng lượng phải được ưu tiên hàng đầu. Được sù quan tâm của đảng và nhà nước ngành dầu khí Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển nhanh chóng sản lượng khai thác dầu thô liên tục tăng trưởng tính đến năm 1998 sản lượng dầu thô khai thác được đã tăng lên 11 triệu tấn. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phần lớn ngoại tệ thu được của nước ta là do xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên theo các chuyên gia năng lượng thì vùng thềm lục địa phía nam Việt Nam bao gồm mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và các vùng lân cận có trữ lượng dầu không lớn ngược lại trữ lượng khí lại rất lớn. Trong những năm đầu khai thác do thiếu phương tiện thu gom vận chuyển nên một khối lượng khí đồng hành rất lớn khai thác cùng với dầu thô đã bị đốt. Số lượng khí đốt bỏ tính cho đến năm1994 vào khoảng 4 tỉ mét khối và thêm ngần đó nữa chỉ trong 4 năm từ 1994 đến1998. Điều đó cũng có nghĩa là gần 1 triệu USD đã bị đốt bỏ hàng năm và tổng số khí đồng hành của mỏ bạch Hổ bị đốt bỏ cho tới nay tương đương với sự lãng phí khoảng 7 đến 8 trăm triệu USD. Việc đốt khí tại mỏ Bạch Hổ không những gây lãng phí nguồn tài nguyên quý giá mà còn gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường biển. Mục tiêu của đề án sử dụng khí là thu hồi khí thiên nhiên đang bị đốt một cách lãng phí ở ngoài mỏ và sử dụng nó phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Việc triển khai nhanh chóng đưa khí vào bờ đem lại những lợi Ých vô cùng to lớn đã được nêu trong “Thiết kế tổng thể công trình hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức do SNC/LAVALIN thực hiện đã được công ty điện lực II và bộ năng lượng xác nhận như sau

doc91 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế tổng thể công trình hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức do SNC/LAVALIN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống thu gom dầu và khí mỏ Bạch Hổ MỤC LỤC PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG Chương 1 Tính khả thi của dự án và nhu cầu khí trên thị trường Tính khả thi của dự án. Nhu cầu khí tự nhiên ở Việt Nam. Nhu cầu khí tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nam Á, và thế giới. Chương 2 Hệ thống thu gom dầu và khí mỏ Bạch Hổ 2.1 Tổng quan về mỏ Bạch Hổ. 2.2 Tổng quan về tuyến ống thu gom vận chuyển khí từ mỏ Bạch Hổ tới Long Hải và các trạm tiếp nhận trên bờ. Chương 3 Số liệu thiết kế 3.1 Mục đích và nhiệm vụ thiết kế 3.2 Tên công trình. 3.3 Vị trí xây dựng công trình. 3.4 Điều kiện địa hình của toàn tuyến ống. 3.5 Điều kiện địa chất. 3.6 Số liệu khí tượng hải văn. 3.7 Nhiệt độ và áp suất của khí. 3.8 Lưu lượng khí. 3.9 Thành phần khí. 3.10 Vật liệu và tính chất vật liệu làm ống. PHẦN 2 THIẾT KẾ TUYẾN ỐNG Chương 1 Xác định các thông số cơ bản của tuyến ống Lựa chọn tuyến ống Cơ sở để lựa chọn tuyến ống. Xây dựng các phương án. Lựa chọn tuyến ống. Chọn sơ bộ đường kính ống. Tính toán chiều dày ống. Chọn chiều dày ống. Chương 2 Kiểm tra ổn định cho tuyến ống 2.1 Tính toán kiÓm tra ổn định cục bộ cho tuyến ống. 2.2 Tính toán kiểm tra ổn định lan truyền. 2.3 Tính toán kiểm tra ổn định vị trí Chương 3 Tính toán tuyến ống vượt qua địa hình phức tạp 3.1 Tính toán chiều dài cho phép của hố lõm khi đường ống vượt qua 3.2 Tính toán chiều cao cho phép của đỉnh lồi khi đường ống vượt qua. 3.3 Tính toán chiều dài nhịp tĩnh cho phép của đường ống. 3.4 Tính toán chiều dài nhịp động cho phép của đường ống. Chương 4 Tính toán chống ăn mòn cho đường ống ngầm 4.1 Khái quát chung. 4.2 Các yếu tố gây ăn mòn đường ống biển. 4.3 Các phương pháp chống ăn mòn. 4.3.1 Phương pháp sử dụng các lớp phủ bảo vệ. 4.3.2 Phương pháp điện hoá. 4.4 Lựa chọn biện pháp chống ăn mòn. 4.4.1 Lựa chọn lớp bọc chống ăn mòn 4.4.2 Thiết kế hệ thống bảo vệ điện hoá PHẦN 3 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG Chương 1 Thi công đường ống biển Công tác chuẩn bị. Các phương pháp thi công đường ống ngầm. Phương pháp kéo ống sát đáy biển Phương pháp kéo ống trên đáy Phương pháp kéo ống trên mặt biển. Phương pháp kéo ống sát mặt biển Phương pháp dùng tàu thả ống Lựa chọn phương pháp thi công đường ống ngầm. Các phương pháp thi công đào hào Phương pháp xói thuỷ lực. 1.4.2 Phương pháp cắt cơ học. 1.4.3 Phương pháp hoá lỏng. 1.4.4 Phương pháp cày. 1.5 Lựa chọn phương pháp thi công đào hào 1.6 Thi công nối ống đứng với ống ngầm 1.7 Thi công đoạn ống vào bờ. 1.8 Quy trình thi công hệ thống đường ống biển. 1.9 Tính toán thi công trong một số trường hợp điển hình. Chương 2 Công nghệ con thoi và quy trình thử áp lực cho đường ống 2.1 Công nghệ con thoi. 2.2 Thử áp lực cho đường ống. Chương 3 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 3.1 An toàn lao động. 3.2 Bảo vệ môi trường. Chương 4 Tính toán nhân lực và lập tiến độ thi công 4.1 Tính toán nhân lực. 4.2 Lập tiến độ thi công. DANH MỤC BẢN VẼ ĐO-01 MẶT BẰNG TỔNG THỂ TUYẾN ỐNG BẠCH HỔ - THỦ ĐỨC ĐO-02 MẶT CẮT ĐỊA HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TUYẾN ỐNG BẠCH HỔ - LONG HẢI PHƯƠNG ÁN 1 ĐO-03 MẶT CẮT ĐỊA HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TUYẾN ỐNG BẠCH HỔ - LONG HẢI PHƯƠNG ÁN 2 ĐO- 04 CẤU TẠO CỐT THÉP BỌC ỐNG ĐO- 05 CẤU TẠO CỐT THÉP BỌC ỐNG ĐO-06 CẤU TẠO RISER ĐO-07 CẤU TẠO KẸP ỐNG ĐO-08 BẢN VẼ TÀU CÔN SƠN ĐO-09 QUY TRÌNH THI CÔNG TUYẾN ỐNG NGẦM BẠCH HỔ – LONG HẢI ĐO-10 QUY TRÌNH THI CÔNG ỐNG ĐỨNG ĐO-11 QUY TRÌNH THU VÀ HẠ ĐƯỜNG ỐNG XUỐNG BIỂN Đ0-12 SỬA CHỮA ĐƯỜNG ỐNG ĐO-13 THI CÔNG ĐÀO HÀO ĐẶT ỐNG ĐO-14 TIẾN ĐỘ THI CÔNG PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 1: TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN VÀ NHU CẦU KHÍ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THU GOM DẦU VÀ KHÍ MỎ BẠCH HỔ CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU THIẾT KẾ CHƯƠNG 1 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN VÀ NHU CẦU KHÍ TRÊN THỊ TRƯỜNG 1.1 TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN Trong những thập kỷ gần đây tốc độ phát triển kinh tế của thế giới tăng quá nhanh. Mức sống của con người ngày càng cao cho nên tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia. Trong khi thế giới đang chờ tìm ra nguồn nguyên liệu mới thì hiện tại dầu và khí vẫn là nguồn năng lượng chính của toàn cầu phục vụ cho sự phát triển công nghiệp -nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Theo thèng kê của liên hợp quốc thì mức tiêu thụ dầu là: 47( và của khí là: 18.4% thị phần năng lượng của toàn thế giới. Đứng trước tình đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải liên tục đầu tư, thăm dò, tìm kiếm các mỏ dầu khí mới để bù đắp các mỏ đã khai thác cạn kiệt và cho nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế. Không nằm ngoài quy luật thực tế đó Việt Nam là một nước đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về năng lượng phải được ưu tiên hàng đầu. Được sù quan tâm của đảng và nhà nước ngành dầu khí Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển nhanh chóng sản lượng khai thác dầu thô liên tục tăng trưởng tính đến năm 1998 sản lượng dầu thô khai thác được đã tăng lên 11 triệu tấn. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phần lớn ngoại tệ thu được của nước ta là do xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên theo các chuyên gia năng lượng thì vùng thềm lục địa phía nam Việt Nam bao gồm mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và các vùng lân cận có trữ lượng dầu không lớn ngược lại trữ lượng khí lại rất lớn. Trong những năm đầu khai thác do thiếu phương tiện thu gom vận chuyển nên một khối lượng khí đồng hành rất lớn khai thác cùng với dầu thô đã bị đốt. Số lượng khí đốt bỏ tính cho đến năm1994 vào khoảng 4 tỉ mét khối và thêm ngần đó nữa chỉ trong 4 năm từ 1994 đến1998. Điều đó cũng có nghĩa là gần 1 triệu USD đã bị đốt bỏ hàng năm và tổng số khí đồng hành của mỏ bạch Hổ bị đốt bỏ cho tới nay tương đương với sự lãng phí khoảng 7 đến 8 trăm triệu USD. Việc đốt khí tại mỏ Bạch Hổ không những gây lãng phí nguồn tài nguyên quý giá mà còn gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường biển. Mục tiêu của đề án sử dụng khí là thu hồi khí thiên nhiên đang bị đốt một cách lãng phí ở ngoài mỏ và sử dụng nó phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Việc triển khai nhanh chóng đưa khí vào bờ đem lại những lợi Ých vô cùng to lớn đã được nêu trong “Thiết kế tổng thể công trình hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức do SNC/LAVALIN thực hiện đã được công ty điện lực II và bộ năng lượng xác nhận như sau: - Cung cấp khí thiên nhiên khai thác được làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu cho ngành điện lực cũng như các ngành công nghiệp khác. - Sản phẩm lỏng dưới dạng liquefied petroleum Gas (LPG) và condensate chiết suất được từ dòng khí trên bờ ban đầu sẽ được xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó khi nhu cầu về gas trong nước tăng lên thì việc sẵn có LPG ngay tại thị trường trong nước sẽ đem lại lợi Ých to lớn cho các hộ tiêu thụ trong nước. - Việc thay thế dầu nhiên liệu nhập khẩu bằng khí hoá lỏng sẽ cải thiện đáng kể cán cân ngoại thương của Việt Nam. - Sự sẵn có một nguồn khí thiên nhiên giá rẻ và đáng tin cậy cho các ngành công nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí cho ngành điện lực và cho các hộ tiêu dùng. - Việc sử dụng khí đốt sạch sẽ làm cho ô nhiễm khí quyển giảm xuống đáng kể. 1.2 NHU CẦU VỀ KHÍ TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM Về trước mắt và lâu dài điện năng vẫn phải sử dụng khí đốt ở miền nam Việt Nam. Hiện nay ở miền nam đang rất thiếu điện, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Người dân ở miền nam nói riêng và cả nước nói chung đã chuyển dần thói quen đốt than, củi sang sử dụng khí sạch dưới dạng gas. Chỉ riêng ở thành phố Hồ Chí Minh các chuyên gia tính toán là năm 1994 thành phố đã tiêu thụ 1000 tấn LPG như vậy theo tỉ lệ tăng trưởng đến năm 2000 thành phố sẽ tiêu thụ khoảng 8000 tấn trong 1 năm. Theo ‘Word Bank’ và một số tổ chức quốc tế khác thì một khi LPG được phân phối rộng rãi trong một nền kinh tế đang phát triển thì lượng tiêu thụ sẽ nhanh chóng đạt Ýt nhất 1kg/ đầu người / tháng và sẽ dần thay các nguồn năng lượng khác . Nhận xét này hoàn toàn phù hợp với tốc độ phát triển của sự tiêu dùng LPG hiện nay ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam chất đốt chủ yếu dùng trong hàng ngày là kerosene khoảng 300000 tấn/năm, than củi và các loại khác khoảng 37 triệu tấn/ năm (tính quy đổi ra than). Theo dự báo vào cuối thế kỷ này 1/20 số hộ đang sử dụng các chất đốt trên sẽ chuyển sang LPG lúc đó lượng tiêu thụ gas ở Việt Nam vào khoảng 1triệu tấn/ năm chưa kể các nhu cầu khác. Trước mắt chưa có hệ thống phân phối rộng khắp thì lượng khí khai thác được sẽ được tiêu thụ ngay tại các vùng lân cận như : + Thành phố Vũng Tàu : Là một thành phố du lịch khí đốt chủ yếu dành cho các hộ dân cư, khách sạn, nhà hàng, các khu chế xuất như Phước Thắng, Mỹ Xuân, Long Sơn, Bà Rịa. Theo số liệu điều tra ban đầu nhu cầu tiêu thụ ở thành phố Vũng Tầu trong năm 1994 khoảng 10 triệu m3 khí. Đường ống chính dẫn khí cần thiết đến năm 2015 phải đảm bảo công suất 3918 m3 / h . + Tỉnh Đồng Nai : Biên hoà là một thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai nơi mà có rất nhiều khu công nghiệp quan trọng của Việt Nam như điện tử, chế biến thực phẩm, dệt may... Lượng tiêu thụ của các nhà máy đang hoạt hàng năm có khả năng dùng 112,3 triệu m3 khí /năm. + Thành phố Hồ Chí Minh : Là một thành phố lớn nhất của Việt Nam, ở đây tập trung hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước hiện đang sử dụng các nhiên liệu như dầu, điện, than... như vậy nhu cầu sử dụng khí để thay thế các nguồn nguyên liệu khác rất cần thiết. Ngoài ra ở Việt Nam nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm hàng năm. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay nhu cầu phân bón sẽ tăng rất nhanh trong nhưng năm tới. Việc đưa khí vào bờ phục vụ cho sản xuất phân bón là vô cùng cần thiết. Như vậy trước mắt khí đồng hành khai thác từ mỏ Bạch Hổ đủ để thoả mãn nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Ngoài ra có các nguồn cung cấp từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ... mới phát hiện sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp đầu khí và các ngành khác có liên quan trong đó có ngành “xây dựng công trình biển” phát triển nhanh. 1.3 NHU CẦU VỀ KHÍ Ở VÙNG ĐÔNG NAM Á, NAM Á, VÀ THẾ GIỚI Nhu cầu về LPG trong năm 1989 ở Nam Á là 28,5 triệu tấn. Tổng số LPG được xuất khẩu trong khu vực này là 14,5 triệu tấn trong sè LPG xuất khẩu ở trên sẽ tạo khả năng cho việc sản xuất LPG ở Bạch Hổ . Các bảng dưới đây được trích từ một tài liệu nghiên cứu của hãng Misubishi (Nhật) tháng 3 năm 1993 tổng hợp các dự báo về nhu cầu phạm vi sử dụng LPG của một số nước lớn trên thế giới cho thấy phạm vi sử dụng rộng rãi của LPG. Bảng 1: Nhu cầu sử dụng khí ở Nhật Bản (triệu tấn) Nhu cầu về LPG  1990  1995  2000   Dùng trong công sở và thương mại  6,21  6,99  7,41   Phát điện  0,91  1,04  1,5   Dùng trong sinh hoạt  2,31  2,81  3,06   Nhiên liệu ô tô  1,81  1,84  1,87   Công nghiệp hoá dầu  2,33  3,09  3,6   Dự trữ lưu thông  0,31  0,08  0,3   Dùng trong công nghiệp  5,07  5,22  6,0   Tổng cộng  18,95  21,36  23,74   Bảng 2: Nhu cầu sử dụng khí ở Hàn Quốc(triệu tấn) Nhu cầu về LPG  1990  1995  2000   Dùng trong công sở và thương mại  1,65  2,0  2,21   Dùng trong sinh hoạt  1,13  0,6  0,85   Nhiên liệu ô tô  1,15  1,36  1,6   Công nghiệp hoá dầu  0,03  1,36  1,6   Dùng trong công nghiệp  0,16  0,24  0,34   Tổng cộng  4,12  5,56  6,36   Bảng 3: Nhu cầu sử dụng khí ở Châu Âu (triệu tấn) Nhu cầu về LPG  1990  1995  2000   Dùng trong công sở và thương mại  8,86  8,29  7,74   Dùng trong sinh hoạt  0,93  1,04  1,0   Nhiên liệu ô tô  2,5  2,84  2,98   Công nghiệp hoá dầu  5,89  9,44  11,68   Dự trữ lưu thông  1,35  1,39  1,30   Dùng trong công nghiệp  3,59  3,33  3,14   Tổng cộng  24,27  26,44  27,61   Bảng 4: Nhu cầu về LPG trên thị trường thế giới (nghìn tấn) Khu vực  Cung ứng  Nhu cầu  Cân đối   Bắc mỹ  45946  35500  10407   USA  40300  33500  6800   Ca Na Đa  6646  3039  3607   Châu âu  18913  22312  -3399   Nhật  4485  19558  -15076   Trung đông  23319  4168  19151   Châu phi  7327  3720  3607   Châu Á( trừ nhật bản)  18,95  21,36  23,74   Các nước XHCN cò  10458  10203  255   Oxtralia  2440  1623  817   Tổng  143242  128638  14604   Số liệu trên chưa tính đến nhu cầu khoảng 15 triệu tấn/năm sử dụng làm nguyên liệu cho các khu lọc dầu và công nghiệp hoá dầu ở Mỹ. Ba thị trường LPG lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật và Châu Âu chiếm hơn 60% nhu cầu, Châu Á đặc biệt là Hàn Quốc là khu vực nhập khẩu LPG lớn nhất. Các chuyên gia dự báo rằng sản lượng LPG sẽ tăng trung bình 17 triệu tấn/năm giai đoạn 1996 ( 2000. Như vậy lượng LPG tham gia xuất khẩu vào khoảng 5 ( 6 triệu tấn/năm. Nguồn cung cấp LPG cho thị trường thế giới chủ yếu là Trung Đông và một số nước Châu Á, Châu Phi như Iran, IRắc, Côoét, Angieri, Inđônexia. Các nước này vẫn là nguồn cung cấp chính cho đến năm 2000. Qua các con số trên cho ta thấy tình hình Gas trên thế giới và một số nước trong khu vực rất sôi động. Nhu cầu về LPG tăng theo tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhu cầu về LPG rất lớn. Đối với Việt Nam nằm trong khu vực có sự tăng trưởng mạnh nhất về nhu cầu sử dụng LPG trong vòng 15 năm qua xét về mặt địa lý Việt Nam rất gần với các hộ tiêu thụ lớn là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia... Khu vực Đông và Đông Nam Á này cũng là nơi diễn ra các hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác, tiếp nhận và phân phối LPG nhộn nhịp nhất hiện nay. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng phát triển hội nhập vào thị trường LPG của khu vực và trên thế giới một điều chắc chắn là một vài năm tới thị trường LPG sẽ bùng nổ do tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì trữ lượng khí thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam là rất lớn. Cho nên việc đầu tư thăm dò khai thác và chế biến khí thiên nhiên là rất cần thiết, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tiết kiệm được một lượng ngoại tệ đáng kể do phải nhập khẩu LPG và hướng tới xuất khẩu. Trước tình hình đó nhà nước Việt Nam quyết định khẩn trương đẩy nhanh quá trình hội nhập điển hình là đã và đang triển khai xây dựng các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2000. Theo các phương án dự kiến thì ngoài các sản phÈm chính nhà máy sẽ sản xuất từ 200000 ( 250000 tấn LPG năm. Như vậy vào cuối thế kỷ này Việt Nam sẽ sản xuất một lượng LPG khá lớn đó là chưa kể đến việc khai thác các mỏ có trữ lượng khí rất lớn được dự báo tại các lò khai thác của BHP (Oxtralia) , BP (Anh )... Đây không chỉ là nguồn xuất khẩu quan trọng mà còn là một nhân tố thúc đẩy việc sử dụng LPG tại Việt Nam đặc biệt trong những khó khăn về điện và các nguồn năng lượng khác như than, củi... Chắc chắn cuối thế kỷ này và đầu thế kỷ 21 LPG sẽ trở thành một nguyên liệu quan trọng cả trong lĩnh vực sinh hoạt gia đình và trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - nông nghiệp ở Việt Nam. Đề án sớm đưa khí vào bờ đã trở thành hiện thực, cụ thể là công trình vận chuyển khí từ Bạch Hổ đến Long Hải đã góp phần to lín vào sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam đem lại lợi Ých thiết thực cho đất nước. CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG THU GOM DẦU VÀ KHÍ MỎ BẠCH HỔ 2.1 TỔNG QUAN VỀ MỎ BẠCH HỔ Để phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển ở mỏ Bạch Hổ xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Xô đã xây dựng nhiều dàn khoan biển với một hệ thống đường ống dẫn dầu và khí khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Cho đến nay, mỏ Bạch Hổ đã xây dựng các công trình và các tuyến ống sau: - 10 dàn MSP (MSP 1,3,4,5,6,7,8,9,10,11). - 01 dàn công nghệ trung tâm CTP-2. - 07 dàn nhẹ BK (BK1,2,3,4,5,6,8). - 03 trạm rót dầu không bến UBN 1, UBN 2, UBN 3. - 01 dàn nén khí lớn. - 01 dàn nén khí nhỏ. - 01 dàn bơm Ðp vỉa. - 03 dàn khoan tự nâng (Jakup) để phục vụ khoan khai thác. Trong thời gian tới dự kiến sẽ tiến hành xây dựng: - Một dàn công nghệ trung tâm CTP-3 - Một trạm rót dầu không bến UBN 4. - 2 dàn nhẹ BK (BK 7, 9) - Một tuyến ống dẫn dầu từ dàn CTP 2 đến trạm rót dầu không bến UBN 3. Tính đến năm 1998 mỏ Bạch Hổ đã có một hệ thống đường ống ngầm bao gồm: - 20 đường ống dẫn dầu tổng chiều dài 60.7 Km. - 10 đường ống dẫn khí tổng chiều dài 24.8 Km. - 18 đường ống Gaslift tổng chiều dài 28.8 Km. - 17 tuyến ống dẫn nước Ðp vỉa với tổng chiều dài 28.6 Km. - 11 đường ống dẫn hỗn hợp dầu và khí tổng chiều dài 19.3 Km. Tổng chiều dài toàn bộ đường ống ngầm ở Bạch Hổ hiện nay khoảng gần 200 Km. 2.2 TỔNG QUAN VỀ TUYẾN ỐNG THU GOM VẬN CHUYỂN KHÍ TỪ BẠCH HỔ ĐẾN LONG HẢI VÀ CÁC TRẠM TIẾP NHẬN TRÊN BỜ Tuyến ống có chiều dài 115 km chạy dọc theo hướng Tây Bắc từ mỏ Bạch Hổ nằm ngoài biển Đông ở độ sâu khoảng 50 m nước thuộc chủ quyền của nước Việt Nam đến Long Hải và từ Long Hải phân phối đi các trạm phát điện Bà Rịa, Thủ Đức và nhà máy hoá lỏng khí Dinh Cố với lưu lượng khoảng 0,32 tỷ nm3/năm. Đường ống được đặt trên đáy biển có tầng địa chất tương đối tốt không có biến động lớn về địa chất cũng như sói lở, địa hình toàn tuyến ống tương đối bằng phẳng. CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU THIẾT KẾ 3.1 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 3.1.1 Mục đích thiết kế Nhằm cung cấp khí cho cả một vùng rộng lớn bao gồm các trạm phát điện, nhà máy hoá lỏng khí của các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.1.2 Nhiệm vụ thiết kế Xác lập lựa chọn được một tuyến ống hợp lý về kinh tế và kỹ thuật. Tính toán kỹ thuật xác định được đường kính ống và chiều dày ống. Kiểm tra ổn định cho đường ống khi đặt trên đáy biển cũng như khi vùi ống. Đưa ra các giải pháp chống ăn mòn. Đưa ra các giải pháp thi công hợp lý. Tính toán kiểm tra độ bền của đường ống khi thi công. Tổ chức thi công trên biển. Lập tiến độ thi công. 3.2 TÊN CÔNG TRÌNH Thiêt kế kỹ thuật và thi công tuyến ống dẫn khí từ Bạch Hổ đến Long Hải 3.3 VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Tuyến ống dài 115 km từ Bạch Hổ đến Long Hải kéo dài từ ngoài biển vào bờ theo hướng Tây Bắc. 3.4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH CỦA TOÀN TUYẾN ỐNG Địa hình tương đối bằng phẳng độ dốc ngoài vùng nước sâu tương đối nhỏ trung bình là 0,30, độ dốc lớn nhất là 90. 3.5 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT Theo số liệu khảo sát của viện NIPI và căn cứ vào mặt cắt địa chất ta thấy dọc tuyến ống từ Bạch Hổ đến Long Hải thì lớp đất trên cùng có độ dày 2,75 m hầu hết là lớp cát thô, cát pha có hệ số ma sát dao động từ 0,5(0,7. 3.6 SỐ LIỆU VỀ KHÍ TƯỢNG HẢI VĂN Chế độ gió Gió thổi theo hai hướng chính là Đông Bắc và Tây Nam Gió đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3. Gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 9. Vận tốc gió cực đại là 38,5 m/s. Vận tốc gió trung bình là 4,2 m/s. Tốc độ gió cực đại chu kỳ 100 năm lấy trung bình giật 3s là 64,3 m/s. Chế độ sóng Số liệu sóng được thống kê theo bảng ở 6 vị trí điển hình sau: Bảng 5: Chiều cao sóng HS và chu kỳ sóng TS Độ sâu nước  Chu kỳ    1 năm  100 năm    Hs (m)  Tz (s)  Hs (m)  Tz (s)   12  3,8  9  7,8  11,5   17,5  4,25  9  9,9  11,5   22  4,4  9  10,25  11,5   28  4,7  9  10,95  11,5   38  4,8  9  11,6  11,5   50  5,0  9  12,0  11,5   Bảng 6: Chiều cao sóng Hmax và chu kỳ sóng Tmax Độ sâu nước  Chu kỳ    1 năm  100 năm    Hmax(m)  Tmax(s)  Hmax(m)  Tmax(s)   12  7,07  10,8  Sóng vì  13   17,5  7,91  10,8  Sóng vì  13   22  8,18  10,8  19,07  13   28  8,74  10,8  20,37  13   38  9,11  10,8  21,58  13   50  9,3  10,8  22,32  13   Chế độ dòng chảy Bảng 7: Số liệu dòng chảy ở độ sâu 12 m (cm/s) Hướng  Chu kỳ    1 năm  100 năm    Dòng chảy mặt  Dòng chảy cách đáy
Tài liệu liên quan