Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam

Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm quanh năm, có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng xuất khẩu cao Càphê là một trong những loại cây trồng đó, hiện nay ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Tuy nhiên để xuất khẩu càphê thật sự trở thành một trong những thé mạnh của Việt Nam, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội đến sự tác động của thị trường thế giới Với mong muốn ngành xuất khẩu càphê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài : “Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam” Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Hoàng Đức Thân đã cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận cho em ngay từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô trong thư viện trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh được những sai sót trong đề tài của mình. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, chỉnh sửa của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2008

docx52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục 1 Lời mở đầu 3 Chương I:1 số vấn đề lí luận về xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 4 I. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam 4 I. 1 Vai trò của xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế XH 4 I. 2 Vai trò của xuất khẩu cà phê đói với Việt Nam 6 II. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam(đặc biệt trong thời kì hội nhập, gia nhập WTO) 7 I. 1 Cơ hội đối với xuất khẩu cà phê của Viẹt Nam 7 I. 1. 1 Mở rộng thị trường xuất khẩu 8 I. 1. 2 Thu hút đầu tư nước ngoài 9 I. 1. 3 Tiếp thu KHKT, kĩ năng quản lí và kinh doanh doanh nghiệp 9 I. 1. 4 Khả năng cạnh tranh cua các doanh nghiệp được nâng cao 10 II. 1 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam 10 III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 13 III. 1Các nhân tố thuộc nguồn cung cà phê xuất khẩu 13 III. 1. 1 Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên 14 III. 1. 2 Các yếu tố thuộc chủ trương chính sách nhà nước 14 III. 1. 3 Các yếu tố thuộc KHCN 15 III. 2 Các nhân tố thuộc cầu và giá cà phê trên thị trường thế giới 16 III. 2. 1 Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam 16 III. 2. 2 Các yếu tố về giá cả thị trường. 17 Chương II : Thực trạng cà phê xuất khẩu của Việt Nam I. Thực trạng sản xuất cà phê của Việt Nam 18 I. 1 Thực trạng sản xuất cà phê xuất khẩu 18 I. 1. 1 Về diện tích 18 I. 1. 2 Về năng suất 19 I. 1. 3 Về giống 21 I. 2 Thực trạng thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam 22 II. Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam 23 II. 1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê 23 II. 2 Giá cà phê xuất khẩu 26 II. 3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam 30 III. Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 33 III. 1 Khó khăn 33 III. 2 Thuận lợi 36 Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm tới I. Đẩy mạnh hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 39 II. Đẩy mạnh vai trò của hiệp hội cà phê-ca cao Việt Nam 45 III. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 46 Kết luận 50 Danh mục tài liệu tham khảo 51 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm quanh năm, có một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng xuất khẩu cao… Càphê là một trong những loại cây trồng đó, hiện nay ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Thực tế đã cho thấy, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu càphê đóng một vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ thương mại trên thế giới. Tuy nhiên để xuất khẩu càphê thật sự trở thành một trong những thé mạnh của Việt Nam, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài… từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội… đến sự tác động của thị trường thế giới… Với mong muốn ngành xuất khẩu càphê thật sự lớn mạnh, em xin được nghiên cứu đề tài : “Thúc đẩy xuất khẩu càphê của Việt Nam” Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Hoàng Đức Thân đã cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp luận cho em ngay từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn thành. Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể thầy cô trong thư viện trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài này. Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn chế, em không thể tránh được những sai sót trong đề tài của mình. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, chỉnh sửa của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Nguyễn thị Huyền Trang CHƯƠNG MỘT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU CÀPHÊ Ở VIỆT NAM I. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam I. 1. Vai trò của xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế XH Xuất khẩu hàng hóa là một trong những hoạt động kinh doanh mà phạm vi hoạt động của nó vượt qua ngoài biên giới của một quốc gia, là một hoạt động mang tính quốc tế tức là phải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc tế của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia. Đây là hình thức kinh doanh quan trọng đóng ghóp phần lớn vào kết quả kinh doanh của hoạt động thương mại quốc tế. Xuất khẩu hàng hóa có những đặc điểm sau: - Thị trường rộng lớn, tách biệt, thông qua thông lệ quốc tế và các quy tắc chung của các tổ chức thương mại trên thế giới. Vì vậy mà cần phải đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu pháp luật và các điều kiện lien quan tới việc trao đổi buôn bán hàng hóa dịch vụ của quốc gia mà chúng ta đã đang và sẽ có quan hệ hợp tác, làm ăn. - Khi xuất khẩu hang hóaphải chú ý đến vấn đề thuộc về phong tục tập quán thói quen, nề nếp sống… của nước nhập khẩu để đảm bảo hang hóa xuất khẩu có thể mang lại lợi nhuận như ta mong muốn. Đây là một điều tất yếu quan trọng trong định hướng xuất khẩu được đề ra trong quá trình nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hang tién tới xác định sản phẩm dịch vụ xuất khẩu. - Xuất khẩu là cơ sở để tăng sản xuất trong nước để không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu các nước khác, kích thích đầu tư nâng cao chất lượng chủng loại sản phẩm cho XH. - Xuất khẩu cho phép các quốc gia trên thế giới khai thác triệt để lợi thế so sánh của mình. Đối với nước ta, xuất khẩu hàng hóa còn đóng vai trò quan trọng sau : - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, thu hút ngoại tệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiẹn đại hóa . - Xuất khẩu đóng ghóp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. + xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Ví dụ như sự phát triển cảu các ngành chế biến lương thực xuất khẩu kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ nó, phát triển nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến đó. Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế, kỹ thuật cait tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng a sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đồi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, luôn thích nghi với môi trường luôn luôn biến động. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. - Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện mọi vấn đề của cuộc sống xã hội, mọi người được ngày càng được thoả mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở hai bên cùng có lợi. I. 2. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam. Cây càphê vốn từ lâu được xem như một loại cây Công nghiệp ngắn ngày xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càng cao, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra nước ngoài. Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung : Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì rất cần tới nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho qua trình này. Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất còn chậm phát triển trong nước. Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của khoa học kĩ thuật , áp dụng cơ khí hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất đến các khâu sau thu hoạch, tiêu thụ, thúc đầy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy bơm nước tưới, máy chế biến… đẩy nhanh quá trình chuyển đồi nền kinh té từ nôngnghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp. Xuất khẩu không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết các ván đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải tạo điều kiện sốngcho người dân ghóp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt được tệ nạn xã hội. Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những nước khác. Đó là lợi thế về tự nhiên, vè đất đai, khí hậu, nguồn nước … tận dụng nguồn lao động dồi dào. Vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa, các cảng biển thuận tiện cho viẹc lưu thông đườg thủy, thuận tiện cho việc chuyên chở, giao dịch hàng hóa. Chính vì vậy mà chúng ta cần có những chính sách để khai thác triệt để lợi thế này trong cả quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê, tạo những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu càphê. Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới. + Xuất khẩu cà phê chính là tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâu sắc trên thế giới đúng theo tư tưởng của các học thuyết về lợi thế tuyệt đối cảu Adam Smith và lợi thế so sánh của David Ricardo là khi tham gia thương mại quốc tế, tất cả các nứoc đều có lợi khi tận dụng ưu thế vè phân công lao động quốc tế. + Xuất khẩu cà phê để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức thương mại mà Việt Nam cũng là mọt thành viên tạo khả năng thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cùng những ưu đãi về điền kiện xuât khẩu. II. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam Một trong những mốc quan trọng đánh dấu tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với bạn bè quốc tế là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO vào văm 2006. Sự kiện này có tác động to lớn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nói riêng. Việc gia nhập WTO bao hàm trong đó cả cơ hội lẫn thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam. II. 1 Cơ hội đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam II. 1. 1 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra một không gian lớn tăng hiệu quả kinh doanh Bản chất của việc hình thành các tổ chức khu vực quóc tế và rộng hơn là xu thế khu vực hóa toàn cầu là để giải quyết vấn đề thị trường. Do đó thực chất của một trong những mục tiêu của việc gia nhập WTO giúp cho các doanh nghiệp tham gia xuất khảu của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường. Đồng thời với việc mở rộng không gian thương mại, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên WTO giảm đáng kể giúp doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sự xâm nhập vào các thị trường mới cho sản phẩm của mình, tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này. Đối với các sản phảm sơ chế xuất khẩu sang các nước phát triển sẽ được hưởng thuế thấp hoặc ko chịu thuế, chẳng hạn mặt hàng cà phê nhân của Việt Nam, xuất khẩu sang Mĩ thì mức thuế nhập khẩu mặt hàng này là 0%. Ngoài ra khi tham gia WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi do được miễn trừ khỏi quy định cấm trợ cấp xuất khẩu vì là nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 1000USD/1 người. Đối với mặt hàng cà phê, đây là mặt hàng có lợi thế của Việt Nam. Việt Nam sẽ được hưởng những thành quả nhờ những đàm phán đa phương tại các diễn đàn của WTO về nông nghiệp. Tuy nhiên do là nước đang phát triển, VN ko phải đưa ra các cam kết về giảm trợ cấp xuất khẩu(cá nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm 36% nguồn ngân sách dành cho trợ cấp xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm, các nước đang phát triển nói chung phải cắt giảm 24% trong vòng 10 năm). VN cũng ko phải cắt giảm hỗ trợ trong nước đối với nông dân(các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm 20% mức hõ trợ trong nước trong 6 năm, các nước đang phát triển khác là 13, 3% trong 10 năm). Do đó khi VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ có khả năng mở rộng thị trường không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới. II. 1. 2 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Đến nay ngành nông nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, các dự án này đã ghóp phần khong nhỏ trong sự phát triển của ngành. Thời gian qua đã giúp nâng cao năng lực cho ngành cà phê cả vè vốn đầu tư, thiết bị công nghệ, thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng… nhiều chuyên gia nước ngoài trong chương trình hợp tác GTZ của Đức và dự án ba bên của các tập đoàn nước ngoài thực hiện tại Quảng Trị đã đạt kết quả trong khâu xử lí nước thải. Các dự án nâng cao chất lượng cà phê thông qua ngăn ngừa sự hình thành nấm mốc được thực hiện cũng có một vị trí quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cà phê Việt Nam. Việt Nam tiếp tục tranh thủ được nguồn tài chính tín dụng từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, các định chế tài chính tín dụng quốc tế, các tổ chức và các chính phủ nước ngoài kể cả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA và các nguồn vay khác. II. 1. 3 Tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lí và kinh doanh ghóp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ kinh doanh năng động sáng tạo. Khi mở cửa nền kinh tế các luồng vốn đầu tư KHCN, nguồn nhân lực trong nước có cơ hội giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. Ví dụ trong lĩnh vực Nông Nghiệp, thông qua các dự án với người nước ngoài hoặc do người nước ngoài đầu tư, các đối tác VN không chỉ tiếp nhận KHKT sản xuất mà còn tiếp nhận nhữg kinh nghiệm quản lí tiên tiến, hiện đại. Đội ngũ quản lí, đội ngũ công nhân kỹ thuật được rèn luyện nâng cao năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa và khả năng cạnh tranh của nông sản VN. II. 1. 4 Tạo sức ép vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước Gia nhập WTO, VN phải áp dụng mở cửa thị trường hàng nông sản nhiều hơn, chính sách minh bạch và bình đẳng hơn, các chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông nghiệp không phù hợp với WTO cũng dần bị loại bỏ. Như vậy, các doanh nghiệp VN, nhất là các doanh nghiệp nhà nước không còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước nữa. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận cạnh tranh. Áp lực này buộc các doanh nghiệp VN phải tự vươn lên nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và cảu doanh nghiệp. II. 2 Thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam Hầu hết các tổ chức kinh tế khu vực , các liên kết khu vực đều hoạt động trên nền tảg các nguyên tắc của WTO, tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Do đó có thể nói rằng thách thức đặt ra cho cá doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản là rất lớn. , nhất là xuất phát điểm khi gia nhập WTO của Việt Nam nói chung và Nông Nghiệp Việt Nam nói riêng rất thấp lại thêm những quy định của WTO ngày càng khắt khe hơn. Theo các cam kết đã kí trog hiệp định thương mại Việt-Mĩ đối với mặt hàng cà phê thì Việt Nam phải loại bỏ việc hạn chế nhập khẩu chất chiết suất, tinh chất cà phê tan và phải cho phé thành lập các công ty 100% vốn của Mĩ để kinh doanh nhập khẩu trực tiếp và phân phối tại Việt Nam chất chiết suất và tinh chất cà phe tan… Trên thị trường Mĩ, thuế nhập khẩu cà phê nhân khi có hiệp địh thương mại Việt Mĩ là 0% nên tác động của hiệp định đến việc tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang thị trường này là rất ít. Hơn nữa, do nhu cầu về loại càphê Robusta của thị trường Mĩ là có giới hạn nên tăng trưởng xuất khẩu càphê VN sang Mĩ có khó khăn. Trên thị trường Việt Nam, theo như cam kết, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cà phê VIệt Nam cho các thương gia Mĩ, trước hết là chất chiết suất, tinh chất càphê… sau đó là cà phê nhân. Đến thời điểm đó các công ti ViệtNam sẽ gặp không ít khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với các công ti của Mĩ. Khi gia nhập WTO, chúng ta phải cam kết cắt giảm các loại thuế, mở cửa thị trường và xóa bỏ hỗ trợ cho xuất khẩu theo các hiệp định củ WTO, thong qua iệc làm tăng mức độ cạnh tranh và mở cửa thị trường sẽ làm thay đổi điều kiện kinh doanh ở tất cả các nước thành viên. Hiện nay, ngành càphê Viẹt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường . Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp là do năng suất lao động cao, do đất đai màu mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi. Giá cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những biến động tại Sở giao dịch hàng hóa ở London(UFFE). Mức chênh lệch giữa giá cà phê Việt Nam và giá UFFE khoảng từ 150 USD đến 200USD chủ yếu do dư thừa tạm thời nguồn cung cà phê ở Việt Nam và do chênh lệch giữa giá FOB Việt Nam và giá CIF London. Hơn 90% sản lượng cà phê được xuất khẩu chủ yếu là dưới dạng cà phê nhân, cà phê rang và càphê rang xay chủ yếu tiêu thụ trong nước. Theo biểu cam kết thuế suất hàng nông sản cà phê thì : + Cà phê nhân, thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập là 20% và thuế suất cam kết cắt giảm xuống còn 15%, thời hạn thực hiện là đến năm 2010. Như vậy đối với mặt hàng cà phê nhân thì thực sự ko hề có biến động lớn vì nước ta là nước xuất khẩu chủ lực mặt hàng này. Việc gia tăng nhập khẩu cà phê các loại cào Việt Nam là rất ít, trừ một số loại càphê có chất lượng cao, phục vụ cho khách sạn nhà hàng. + Cà phê thành phẩm bao gồm: cà phê rang chưa xay, cà phê rang đã xay chưa khử và đã khử chất cafein. Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập là 40% và thuế suất cắt giảm xuống còn 30% thời hạn thực hiện năm 2011. Như vậy đối với mặt hàng cà phê đã qua chế biến thì việc cạnh tranh trên thị trường là hết sức gay gắt. Hiện nay, các doanh nghiệp cà phê trong nước cũng đã và đang phải cạh tranh với nhiều doanh nghiệp từ các quốc gia khác nhau trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất khâu cà phê. Ước tính sơ bộ có khoảng gần 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê thuộc mọi thành phần kinh tế. Hầu hết các tập đoàn công ti kinh doanh cà phê lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam và thực hiện kinh doanh qua văn phòng đại diện hoặc công ti con với 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế lớn về vốn và công nghệ nên đầu tư xây dựng những khi chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao hoàn chỉnh và đồng bộ. Chính vì vậy, các công ti liên doanh, công ti 100% vốn nứoc ngoài đang tăng tỉ trọng trong tổng số xuất khẩu và phê của Việt Nam, ước tính hiện nay vào khoảng 15-20% phần lớn là cà phê nhân chất lượng cao có giá trị gia tăng lớn. Trong thời gian tới , tỉ trọng này sẽ tăng lên nhanh do họ có ưu thế vượt trội về vốn trình đọ năng lực quản lí , kiinh nghiệm, thị trường và mạng lưới khách hàng lớn. Lúc đó các doanh nghiệp làm ăn ko hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị giải thể, phá sản hay trở thành đại lí thu mua cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước còn yếu, nhất là trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Đa số các nhà máy chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu hơn nhiều so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ, gần 70% doanh nghiệp thuộc bộ NN và PTNT có vốn dưới 10 tỉ đồng. Khả năng nắm bắt và mở rộng thị trường còn yếu. Mở cửa thị trường sẽ là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh mặt hàng cà phê chế biến của Việt Nam còn thấp do năng suất, chất lượng thấp, thiết bị cà công nghệ chế biến lạc hậu nên giá thành sản phẩm cao… Khi giảm thuế nhập khẩu và bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô thậm chí không còn tồn tại nếu như ngay bây giờ không nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Điều này sẽ làm giảm việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động trong các doanh nghiệp. Mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc nhiều công ti nước ngoài có ưu thế lớn về vốn và công nghệ nên họ đầu tư xây dựng những khu chế biến cà phê nhân xuất khẩu chất lượng cao hoàn chỉnh và đồng bộ như Nestle, Kraft Food, P&G, Tehibo… Hơn nữa họ có ưu thế vượt trội về vốn, trình độ năng lực quản lí, kinh doanh rất tốt, kinh nghiệm thương trường với mạng lưới phân phối rộng khắp. Lúc đó các doanh nghiệp làm ăn ko hiệu quả, không cạnh tranh được sẽ bị phá sản, giải thể hay trở thành đại lí thu mua cho các doanh nghiệp nước ngoài. III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. III. 1 Các nhân tố thuộc về ng