Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN

Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng 2/2007. Phương pháp điều tra bán cấu trúc và điều tra hộ gia đình kết hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình PROBIT) và phương pháp phân tích SWOT được ứng dụng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu GTSX và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động làm cơ sở để nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động của Quận Ô Môn giai đoạn 2000 – 2005. Qua đó đề xuất các chiến lược chuyển dịch lao động hợp lý. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (i) chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế; (ii) mặc dù chất lượng lao động đã có những chuyển biến tích cực như: trình độ học vấn, chuyên môn trong giai đoạn 2000-2005 được nâng lên nhưng không đáng kể, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 76%); (iii) tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về lao động phi nông nghiệp của các ngành; (iv) các yếu tố về trình độ giáo dục, giới tính, tuổi lao động; yếu tố đất đai; mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch lao động, và thu nhập vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra điểm thuận lợi về: Dân số trẻ, khoẻ, dồi giàu; có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền về mặt thủ tục hành chính cho người lao động; có nhiều khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp gần nhà (khu công nghiệp Trà Nóc); và chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, một số khó khăn gặp phải như: trình độ học vấn và tay nghề thấp; chính quyền địa phương chưa có chiến lược đào tạo ngành nghề phù hợp; công tác tuyên truyền giáo dục còn yếu; chưa phát triển mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ kết quả trên các vấn đề quan trọng cần chú tâm cho chuyển dịch lao động quận Ô Môn là: (1) chính quyền đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo nghề; (2) đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc thực tế; (3) hỗ trợ vốn cho người lao động nhằm học nghề và tự tạo việc làm cho chính họ; (4) xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng cho người lao động; (5) Không ngừng nâng cao ý thức và trình độ người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của đô thị hoá.

doc102 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Võ Thanh Dũng LỜI CẢM TẠ Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, đồng thời với sự ủng hộ, hỗ trợ, tham gia rất nhiệt tình của các cơ quan đoàn thể và người dân Quận Ô Môn. Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Sánh, người thầy đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến sĩ Dương Ngọc Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về kinh phí và thời gian để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp Lê Cảnh Dũng, Nguyễn Phú Son, Võ Văn Hà, Trần Đông Hưng, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thu An, Phạm Hải Bửu, Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Bảo Quốc đã hỗ trợ và góp ý trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND TPCT, Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT, lãnh đạo UBDN Quận Ô Môn, cùng các ban ngành, đoàn thể, các cấp của quận đã tạo điều kiện cho đoàn nghiên cứu, cũng như cung cấp thông tin, đóng góp những ý kiến quí báu. Bên cạnh đó đề tài này sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia tích cực của bà con nông dân, do vậy tôi xin chân thành cám ơn bà con nông dân tại hai phường Phước Thới và Trường Lạc Quận Ô Môn. Những thông tin thu được từ các buổi trao đổi nhóm, phỏng vấn cá nhân, kết hợp với các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội,… là những căn cứ rất quan trọng để đánh giá thực trạng lao động, đánh giá tác động của một số chính sách, đề xuất một số giải pháp cho địa bàn nghiên cứu. Học viên thực hiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Qua thời gian hướng dẫn học viên Võ Thanh Dũng thực tập tốt nghiệp, tôi có nhận xét như sau: Về tác phong cá nhân học viên Dũng chuyên cần và chịu khó, nghiêm chỉnh trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi và học hỏi. Quan hệ với địa phương và bà con nông dân vùng nghiên cứu rất tốt. Chấp hành tốt nội quy và qui định học viên thực tập tốt nghiệp của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao về tìm hiểu tác động chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình đô thị hoá. Từ đó rút ra kết luận và kiến nghị mới nhằm đóng góp vào việc phát triển bền vững thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ô Môn nói riêng. Qua tác phong cá nhân và kết quả nghiên cứu thực tập tốt nghiệp, cán bộ hướng dẫn đánh giá sinh viên Võ Thanh Dũng đủ tiêu chuẩn hoàn thành luận văn và tốt nghiệp ra trường. Cần Thơ, ngày 28 tháng 05 năm 2007 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Văn Sánh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Cần Thơ, ngày. ….tháng….. năm 2007 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 GIỚI THIỆU 1 1.1.1 Đặt vấn đề 1 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.4.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 3 1.4.2 Nội dung nghiên cứu 4 1.4.3 Thời gian nghiên cứu 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5 2.1.1 Khái niệm về việc làm 5 2.1.2 Người thất nghiệp 5 2.1.3 Lao động 5 2.1.4 Khu vực kinh tế 7 2.1.5 Đô thị hoá 7 2.1.6 Một số mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8 2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 8 2.2.1 Số liệu thứ cấp 8 2.2.2 Số liệu sơ cấp 10 2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 10 2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả (thực hiện ở mục tiêu 1, 2 & 3) 10 2.3.2 Phương pháp hồi qui tương quan (thực hiện ở mục tiêu 3) 11 2.3.3 Phương pháp phân tích Cross – Tabulation (thực hiện mục tiêu 1, 2 & 3) 11 2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT (thực hiện mục tiêu 4) 12 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 14 3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 14 3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15 3.2.1 Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận 15 3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 15 3.2.3 Nguồn nhân lực 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GTSX) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN 15 4.1.1 Tổng quan về cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I 15 4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực II 15 4.1.3 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực III 15 4.1.4 Chuyển dịch cơ cấu dân số của quận Ô Môn dưới sự tác động của đô thị hoá 15 4.1.5 Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động 15 4.2 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN NĂM 2005 15 4.2.1 Số lượng và chất lượng lao động 15 4.2.2 Thực trạng về việc làm 15 4.2.3 Đánh giá chung 15 4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 4.3.1 Mô hình kinh tế lượng xác định yếu tố chuyển dịch 15 4.3.2 Mô tả biến 15 4.3.3 Kết quả mô hình 15 4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO CƠ HỘI VIỆC LÀM 15 4.4.1 Điểm mạnh, điểm yếu và các cơ hội, đe doạ tác động đến người lao động 15 4.4.2 Một số giải pháp 15 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 15 5.1 KẾT LUẬN 15 5.2 KIẾN NGHỊ 15 5.2.1 Đối với chính quyền 15 5.2.2 Đối với người lao động 15 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 15 PHỤ LỤC 15 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15 Bảng 4.2: GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (Giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.3: Cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động 15 ĐVT: % 15 Bảng 4.5: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.6: Cơ cấu lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.7: GTSX các ngành của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.8: Cơ cấu GTSX của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.9: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.11: Cơ cấu lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.12: GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.14: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX trong khu vực II 15 Bảng 4.15: Lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.16: Cơ cấu lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.17: GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.18: Cơ cấu GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.19: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX 15 Bảng 4.20: Dân số quận Ô Môn chia theo Nông thôn – Thành thị và tỷ lệ đô thị hoá 15 Bảng 4.21: Cơ cấu dân số quận Ô Môn chia theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp 15 Bảng 4.22: GDP/người ở địa bàn quận Ô Môn (theo giá so sánh 1994) 15 Bảng 4.23: Các chỉ tiêu giáo dục giai đoạn 2000-2005 15 Bảng 4.24: Thay đổi trình độ CMKT 15 Bảng 4.25: Cơ cấu dân số nhóm tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15 Bảng 4.26: Cơ cấu lao động trong độ tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005 15 Bảng 4.27: Cơ cấu nghề nghiệp tại hai thời điểm năm 2000 - 2005 15 Bảng 4.28: Cơ cấu trình độ chuyên môn của người lao động 15 Bảng 4.29: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15 Bảng 4.30: Mối quan hệ giũa ngành nghề và trình độ học vấn 15 Bảng 4.31: Tỷ lệ thay đổi nghề nghiệp đối với trình độ chuyên môn 15 Bảng 4.32: Thu nhập theo ngành nghề () 15 Bảng 4.33: Các biến số sử dụng trong mô hình 15 Bảng 4.34: Kết quả mô hình 15 Bảng 4.35: Phân tích SWOT về lao động về việc làm quận Ô Môn 15 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn 15 Hình 4.1: Tỷ trọng lao động 3 khu vực kinh tế trong giai đoạn 2000-2005 15 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm năm 2000-2005 15 Hình 4.3: Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi 15 Hình 4.4: Cơ cấu trình độ học vấn 15 Hình 4.5: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15 Hình 4.6: Cơ cấu tính chất thu nhập 15 Hình 4.7: Tỷ lệ tiếp cận nguồn thông tin khi xin việc 15 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi 15 Phụ lục 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 15 Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ nguồn thu nhập chính giữa năm 2000 và 2005 15 Phụ lục 4: Dân số và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi) chia theo nhóm tuổi 15 Phụ lục 5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhóm tuổi 15 Phụ lục 6: Cơ cấu trình độ học vấn theo cấp và giới tính 15 Phụ lục 7: Tình trạng việc làm 15 Phụ lục 8: cơ cấu lao động theo nhóm tuổi 15 Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và nhóm tuổi 15 Phụ lục 10:Kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn 15 Phụ lục 11: Tính chất thu nhập 15 Phụ lục 12: Lý do thay đổi nghề nghiệp 15 Phụ lục 13: Thuận lợi 15 Phụ lục 14: Khó khăn 15 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN-TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất PRA : Participatory Rural Appraisal TĐ01-05 : Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 TM-DV : Thương mại - Dịch vụ TPCT : Thành phố Cần Thơ UBND : Ủy Ban Nhân Dân TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN”, được thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng 2/2007. Phương pháp điều tra bán cấu trúc và điều tra hộ gia đình kết hợp với thống kê mô tả, phân tích hồi qui tương quan (mô hình PROBIT) và phương pháp phân tích SWOT được ứng dụng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu GTSX và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động làm cơ sở để nhận dạng chuyển dịch cơ cấu lao động của Quận Ô Môn giai đoạn 2000 – 2005. Qua đó đề xuất các chiến lược chuyển dịch lao động hợp lý. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: (i) chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn do chất lượng lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế; (ii) mặc dù chất lượng lao động đã có những chuyển biến tích cực như: trình độ học vấn, chuyên môn trong giai đoạn 2000-2005 được nâng lên nhưng không đáng kể, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 76%); (iii) tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không tương xứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bản thân lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về lao động phi nông nghiệp của các ngành; (iv) các yếu tố về trình độ giáo dục, giới tính, tuổi lao động; yếu tố đất đai; mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch lao động, và thu nhập vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra điểm thuận lợi về: Dân số trẻ, khoẻ, dồi giàu; có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền về mặt thủ tục hành chính cho người lao động; có nhiều khu công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp gần nhà (khu công nghiệp Trà Nóc); và chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Tuy vậy, một số khó khăn gặp phải như: trình độ học vấn và tay nghề thấp; chính quyền địa phương chưa có chiến lược đào tạo ngành nghề phù hợp; công tác tuyên truyền giáo dục còn yếu; chưa phát triển mạnh các ngành tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từ kết quả trên các vấn đề quan trọng cần chú tâm cho chuyển dịch lao động quận Ô Môn là: (1) chính quyền đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo nghề; (2) đưa ra chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc thực tế; (3) hỗ trợ vốn cho người lao động nhằm học nghề và tự tạo việc làm cho chính họ; (4) xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng cho người lao động; (5) Không ngừng nâng cao ý thức và trình độ người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của đô thị hoá. ABSTRACT Research thesis:” The real transferability of labor structure in Cantho city, case study in Omon district, is carried out from August, 2006 to February, 2007. Semi-Structure Survey Method, Household Sample Survey, Descriptive Statistics, Linear Correlation and Regression (PROBIT model) and SWOT Matrix are applied to analyze labor structure’s transferability, economic structure and factors of labor transferability that all are as foundation to identify labor structure's transferability in the period from 2000 to 2005. From this, some strategies are suggested for reasonable labor transferability. Research results show that (i) Labor force’s transferability from Agriculture to Industry and Services has some difficulties because of low quality of labor and without respond of labor demands of economic growth of the city; (ii) even though quality of labor had been increased by improving its educational and skills from 2000 to 2005, this is still limited because a high proportion of unskilled labor (approximately 76%); (iii) Speed of labor transferability is not corresponding to economic structure movement’s velocity in the future, because unadaption of rural labors to industrial labor, and from on - farm labor to off - farm labor; (iv) Some factors of education, gender, age, farm zise, process of industrialization and urbanization, all are influencing to labor transferability, and labor’s income in study area. Research results also find out that young population easy bureaucracy by local government, education improvement, and industrial development zones near by hometown; all are advantages for the labor transferability. However, limitation of low education level, unskill labor, lack of long term training programme to local labor and lack of slightly industrial development; all are disadvantages of the labor transferability in the future. For better labor transferability some suggestion are as follows: (1) government should build, upgrade and invest educational infrastructure as well as increase the number of lecturers and trainers for vocational schools; (2) Designing for labor training programs should be adaptive to labor demands; (3) credit supply to those whose are labor supply to improve their labor skills and rural job creation is needed; (4) establishing of labor’s recruitment information system should be concerned; (5) stimulation and continuing of awareness and skills of labor to adapt to the city urbanization process are emphasized. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 GIỚI THIỆU 1.1.1 Đặt vấn đề Lao động, việc làm là vấn đề đang được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn chiếm phần lớn trong tổng số lao động. Giải quyết sự dư thừa lao động và thiếu việc làm là một trong những yếu tố góp phần cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Chính vì vậy, chính sách tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn là chính sách xã hội cơ bản nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Thành phố Cần Thơ (TPCT) sau khi tách tỉnh đầu năm 2004 và được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, xu thế đô thị hoá là một quá trình tất yếu. Hiện nay TPCT có 4 quận và 4 huyện, đó là các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Thốt Nốt, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh. Đô thị hoá ở TPCT và đặc biệt đối với các quận ngoại thành đang có những bước phát triển, nhất là sau khi thành phố có những quyết tâm phát triển để xứng tầm với thành phố loại I. Tiến trình đô thị hoá có những tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực đời sống đối với cư dân vùng đô thị hoá. Một trong những tác động đó là chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, hoặc lao động trong nông nghiệp cũng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Vấn đề giảm thiểu tình trạng thất nghiệp trong thanh niên khu vực đô thị, tăng tỉ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động thanh niên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thanh niên và nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trẻ nước ta vẫn là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết. 1.1.2 Sự cần thiết nghiên cứu Hiện nay tiến trình đô thị hoá đang diễn ra trên địa bàn TPCT nói chung và quận Ô Môn nói riêng là khá nhanh và mạnh mẽ, đô thị hoá tác động đến đời sống của người nông dân, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động. Từ đó, hình thành và phát triển thị trường lao động ở nông thôn nên tỉ lệ thanh niên làm việc không ổn định ngày càng cao; sự chuyển đổi ngành nghề, nơi làm việc sẽ diễn ra càng nhiều, sẽ tiếp tục có sự phân hoá về học vấn, thu nhập, điều kiện hưởng thụ văn hoá và mức sống trong thanh niên có những thay đổi rõ nét. Một vấn đề lớn cần quan tâm là: các dòng dân di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm ngày càng tăng nhưng với trình độ thấp và không có tay nghề nên kiếm việc làm khó khăn; vấn đề thất nghiệp, sự nghèo túng có tác động tiêu cực đến chất lượng sống ở đô thị và các vùng lân cận,… Do đó, cần phải nắm rõ sự phân hoá các mặt đời sống trong đó có sản xuất nông nghiệp và trình độ lao động, từ đó Nhà nước có những chính sách thích hợp. Trong bối cảnh hiện nay của TPCT nói chung và quận Ô Môn nói riêng, thì việc phân tích hiện trạng, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp hay các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động nói chung và chuyển dịch từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp nói riêng là vấn đề khá cấp bách hiện nay. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào phân tích về vấn đề này trên địa bàn quận Ô Môn, đề tài này được thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đóng góp phát triển 3 khu vực kinh tế trong tiến trình độ thị hoá. Qua đó đề xuất các chính sách phù hợp với đặc điểm của lao động và kinh tế xã hội của địa phương. Chính vì lẻ đó đề tài nghiên cứu “Thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động trong bối cảnh đô thị hoá TP Cần Thơ: trường hợp nghiên cứu quận Ô Môn” được chọn để thực hiện. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng dịch chuyển cơ cấu lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi ngành nghề từ lĩnh vực nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn, TPCT trong bối cảnh đô thị hoá. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động tại quận Ô Môn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa bàn nghiên cứu; Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động và kết quả mang lại của quá trình chuyển dịch lao động; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn giai đoạn 2000-2005; Đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động cho địa bàn nghiên cứu. 1.3 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu Đề tài đặt ra các giả thuyết trong nghiên cứu như sau: Giả thuyết 1: Lao động trong nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển qua công nghiệp và dịch vụ trong bối cảnh đô thị hoá. Giả thuyết 2: Thu nhập người lao động có tương quan với trình độ và tay nghề. Giả thuyết 3: Nhu cầu lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu thực trạng dịch chuyển lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi ngành nghề từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động tại quận Ô Môn. Từ đó đề xuất các chính sách hợp lý để xây dựng và phát triển nguồn lực lao động. Kết quả nghiên cứu nhằm để trả lời những câu hỏi sau: Cấu trúc ngành nghề của người dân trong quận thay đổi như thế nào (2000-2005)? Các yếu tố nào làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp của người lao động trong thời gian qua? Có các trở ngại nào liên quan đến chuyển dịch lao động? Các ch
Tài liệu liên quan